1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ma pháp toàn tập

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi tauhoanhapma, 09/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tamthuc2000

    tamthuc2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2011
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3

    Tauhoanhapma viết rất đúng hiện nay là thời mạt pháp, pháp tu luyện phải phù hợp với từng thời kỳ, học cổ nhưng phải biết thích ứng với hiện tại. mong bạn tiếp tục post bài hướng dẫn.[r24)]
    Với lại tôi thấy bạn viết trí khôn tâm càn là quá hay, quá cân bằng. Vì đạo không chỉ dừng ở tu luyện mà cần áp dụng trong đời sống, trong thực tiển và trong hành động.[r32)]​
  2. simbaaa

    simbaaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    1
    Xin mời bác tauhoanhapma viết tiếp :-w
  3. tamthuc2000

    tamthuc2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2011
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Tôi cảm nhận bài viết của tauhoanhapma như kích thích những suy nghĩ hiện thời của mình, tôi không hiểu sâu lắm chuyên môn về kinh dịch nhưng như hiểu ra một điều gì đó. Đúng là con đường tu luyện giải thoát không dễ dàng. Trong một bài hát nào đó của TCS có đoạn....Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người....nghe sao rất buồn. Thế kỹ 21 này con người rất thông minh, mà theo sự tiến hóa thì loài người luôn phát triển. Tôi luôn tin những "Siêu nhân - anh hùng" của thời hiện đại vẫn có, chẳng qua ta chưa đủ duyên để gặp để học và xu hướng tiến hóa là tất yếu. Đọc qua những bài viết của bạn tôi thấy thích vì nó chứa đựng một cái gì rất "cá tính - đặc biệt". Phương pháp luyện "tà" đạo này tôi chưa biết, nếu biết mình có luyện được không?!. Tôi quan tâm nhiều về nhận thức hơn. Tôi cứ nhớ mãi câu nói của một nữ văn sĩ nỗi tiếng........... trong tác phẩm "...........bí thuật đen" là..........hởi các Adam, ngươi muốn là gì cũng được, là Thánh, là Chúa, là Phật, là người, là quỹ là gì cũng được, nhưng một khi lựa chọn ngươi phải đi đến cùng trên con đường mình đã chọn và phải chấp nhận trả giá đúng nhất những gì mình lựa chọn.....(đại khái là ý như vậy). Tôi cảm nhận hiện nay có nhiều người rất thông minh, hiểu biết và nhận ra tâm linh nhưng giữa nhận thức và hành động còn xa lắm. Phải chăng chưa đến lúc?!....vì nhiều nhiều lí do khác. Tôi nghĩ chắc còn thiếu "cái cá tính" trong con người của họ và của tôi. Cảm ơn bạn vì những bài viết đặc biệt @}
  4. thanhnienquocnoi

    thanhnienquocnoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2010
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    2
    Khi tôi mới tập Thiền, có một người trẻ tuổi hỏi tôi:

    Anh ơi: Theo Kinh Thánh, khi ngày tận thế đến, Thiên Chúa sẽ phán xét con người ... Vạy thì kẻ phạm trọng tội bị đem vào hoả Ngục và ai quản lý hoả ngục này .... Có phải khi đó Thiên Chúa đã bàn giao linh hồn đó cho SaTan không? và như vậy saTan tồn tại song hành cùng Thiên Chúa phải không ? ....

    Nó giống câu hỏi đặt ra ở đầu đề của Bac Tấu Hoả NHập Ma.
  5. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Tôi cũng định đưa ra theo mạch từ đầu đến cuối Tà Pháp toàn tập, nhưng xét thấy đây vốn là giáo trình truyền miệng, những thứ có được trong tay chỉ là các khẩu truyền cô đọng mà thầy tôi để lại, nó chẳng ngắn, chẳng dài, trong khoảng 4 trang A4, nhưng để diễn ra thì cần một mào đầu khá công phu (cũng do ngồi nghe thầy tôi giảng giải theo cách giảng của tầng lớp “tu tập bình dân”), nhiều khái niệm có đưa ra đây cũng phải biến đổi cho mọi người dễ liên thông với các khái niệm ở các bộ môn khác. Tôi cũng chả phải thuộc dòng nghiên cứu quá nhiều kinh sách để viết được hay như các bạn trên diễn đàn, có một chút thực hành trong điều kiện sống tại chốn đô thị, thỉnh thoảng nổi hứng thì xin vợ con cho vào nhập thất một tuần hoặc một tháng rồi lại trở lại cuộc sống, tự thấy nếu chỉ tu thì lên núi cũng được, cái chữ “hành” nó kéo tôi lại ở chốn Hà Thành này. Cũng chả làm gì được cho ai điều gì ra hồn nhưng nhìn lại thì vài người mà tôi nhận làm đệ tử đến nay có người đã vượt qua cả tôi. Còn lại tôi hơn học trò tôi ở mấy mớ kinh nghiệm lâu năm, đành phải công nhận một điều Hậu sinh khả úy.
    Ngẫm lại thì thấy có thể tôi cũng không phải là người quá có duyên với tu tập, nhưng lại là người được giao một nhiệm vụ dẫn đường cho những người muốn tu tập khác, nhìn lại những gì đã xảy ra, thấy có một bàn tay vô hình dắt mình làm theo những điều mà đấng tạo hóa muốn, thấy cũng không nhất thiết phải cầu thành tựu nữa làm gì, xét về thành tựu trong đào tạo tôi cũng đã đạt được rồi, và chắc tôi sẽ dừng chân lại để cố làm tròn cái vai người dẫn đường ngắn gọn của mình cho những ai có duyên, có điều gì hay mà mình biết đem lên đây chia sẻ 1 vài phần, những cái nào quá khó nói hoặc không nên lộ vì nguy hiểm thì đành giữ lại không nói chứ tuyệt nhiên không dám nói lái đi để người đọc hiểu nhầm. Đến đoạn nào mà người đọc thấy bài viết không theo mạch logic, đó là do tôi cắt đi các đoạn không nên nói, người ấy có thể hỏi riêng, tùy theo điều kiện tôi có thể gợi ý.
    Nhân đây tôi cũng xin tiết lộ, nick Tauhoanhapma của tôi không phải do tôi làm, là do tôi nhờ làm hộ, cũng chỉ có 2 topic là do chính tôi đặt tay viết “cho vui”: 1 topic về âm thanh ma quái, 1 topic về ảo cảnh. Còn lại không phải là của tôi. Hai Topic đó viết cho Box hồi thấy box có nhiều người mới, viết xem ngộ tính họ thế nào. Vì lý do này có lẽ những người tham gia đọc bài viết của tôi thấy một sự thiếu mạch lạc về ý tưởng trong các Topic sau, cũng là nguyên nhân này. Cho nên cái mà tôi muốn người đọc các bài viết của tôi trong nội bộ Topic này nên gắng nhớ, Hài kịch lớn nhất của đời người là trông gà hóa cuốc. Đừng tự kéo mình vào một ám thị về một cái tên để đánh mất đi những giá trị ẩn giấu đằng sau đó mang lại.
    Luận 1: Mối tương quan giữa thế giới vô hình và hữu hình – Càn và khôn
    Đàm 1: Ảo cảnh
    Trước đây, khi thiền định sâu, tôi có những vấn đề thắc mắc về việc tồn tại ảo cảnh và cách vượt qua nó một cách tinh tế hơn. Tại sao tôi đưa ra vấn đề này tại đây, tại vì trong rất nhiều phương pháp đưa ra muốn để cho nhất quán với toàn bộ tư tưởng của phương pháp, người ta thường quy kết cho ảo cảnh có một dạng duy nhất, chứ không trùng trùng điệp điệp như trong thực tế.
    Các phương pháp hiện đại thường đưa ảo cảnh về 1 trong 2 dạng: Gán cho ảo cảnh một hình dạng đã biết hoặc quán tưởng cho ảo cảnh là huyễn, bỏ qua vấn đề tồn tại ảo cảnh bằng việc coi như nó không đáng để quan tâm. Một số phương pháp cho rằng ma có bóng không có hình, thần phật có hình nhưng không có bóng cũng là cách phân loại ảo cảnh.
    Thực tế có thật vậy không? Cũng không hẳn thế. Việc giao kết tâm linh với ảo cảnh ở cấp độ cao và vi tế hơn làm người luyện tập sẽ gặp phải các dạng thức trùng trùng điệp điệp của âm và dương biến hóa thành dạng linh ảnh. “Khí hữu thần” là khái niệm được đưa ra dựa trên việc phán đoán độ linh động cấp cao của dạng khí vi tế. Nó có những năng lực thao tác nhất định vào tâm thức tu tập của người nhập định sâu và có năng lực của thiền định. Khi chấp nhận khí tồn tại nghĩa là đã chấp nhận Khí hữu thần tồn tại, khí hữu thần là sản phẩm tương tác giữa khí nhìn ở mức độ ngoài cuộc của con người, nhưng con người dùng đầu óc để tư duy cho nên gán thêm mặt tư duy cho khí. Vì thế nó hữu thần.
    Khí hữu thần phân âm dương, thiện ác. Không phải khí hữu thần ác là ma, khí hữu thần tốt là tiên, là phật. Mọi thứ khí tồn tại trong thực tại không đơn giản như thế, với góc nhìn phân tốt xấu có vẻ đi vào ngõ cụt sau rất nhiều năm nó được đưa ra làm tiêu trí đánh giá thần, phật (dạng hóa thân)
    Thực tế, các dạng khí hữu thần dương có xu hướng tạo cảm giác tốt và an lành thường được gán về hình tướng tốt của một vị thần, một vị phật. Đạo Phật cho rằng Phật là vượt ngoài các quy luật của âm dương ngũ hành. Thực tế chưa hẳn vậy. Đức Phật Thích Ca cũng không hề nhắc đến âm dương ngũ hành, mà đưa ra hệ thống lý luận của ngài phù hợp với tôn giáo chính của người Ấn Độ thời bấy giờ. Nhưng khi đạo Phật du nhập sang Trung Quốc, thì nó được gán thêm vào phần âm dương ngũ hành của đạo Lão.
    Cái sai lầm về nhận thức của con người là gán thái cực vào tâm. Vạn pháp xuất phát từ tâm, và vạn pháp cũng từ thái cực sinh ra. Thực tế thái cực là một khái niệm vượt ra ngoài tâm. Nếu người học đạo không chấp nhận thái cực là tâm thì người đó sẽ phải thay đổi toàn bộ cấu trúc của các học thuật hướng dẫn việc luyện tập từ tư tưởng nền. Không có gì chứng minh được là quan điểm nào đúng hay quan điểm nào sai. Rất may nếu người tập không bị dính chặt quá nhiều vào 1 tư tưởng nào thì bản thân họ cũng đỡ bị ràng buộc bởi các quy ước, bao gồm cả các quy ước về học thuật. Đó vẫn là một điều tốt.
    Khi tiếp xúc với Khí hữu thần, qua **** kính của người tu hành cõi trần tục nhìn nhận, bị vướng vào việc định danh thành một tên gọi cụ thể. Việc vướng đó có thể là chủ động hoặc bị động. Người vướng chủ động là nhận thức rõ điều này, và quy ước gọi tên theo từng vị như một cách để phân biệt các dạng khí hữu thần khác nhau: Ví dụ như Quán Âm, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân,... Người bị động là nhất nhất cho rằng đó đúng là linh hồn của vị này vị nọ giáng trần, hé lộ cho người tu hành biết đường đi... Rốt lại đến lúc trình bày hoặc giao tiếp vẫn phải gọi định danh như thế.
    Vấn đề thứ 2 khi tiếp xúc với khí hữu thần, khả năng chuyển đổi âm dương của các dạng khí cao cấp rất mạnh, liên tục gặp một vị xưng là thần phật, nhưng thực chất không phải thế, dạng khí này có đầy đủ năng lực của khí đối lập với nó (thần, phật) vì thế không thể gọi nó là ma. Làm sao ma có đủ sức mạnh tâm linh đến thế được. Quay về phương án phân loại của các môn hiện nay thì thấy không thể dùng các tiêu trí như các phương pháp đưa ra để phán đoán được.
    Thứ nhất: Khí hữu thần có tác động mạnh đến cơ thể người tu tập cấp độ cao (cấp độ thấp không đủ nhạy cảm để cảm nhận). Vì sự tác động thực tế rõ ràng vào cơ thể như thế, không thể cho nó là huyễn được, nó là thực tồn.
    Thứ 2: Khí hữu thần cấp cao không dễ mà phán đoán nó là dương hay âm, vì thế quan điểm về thần, phật, ma trong tình huống này là bất khả. Cách khôn khéo khi dạy cho đại trà là “gặp thần chém thần, gặp phật chém phật”, tức là có cùng một cách xử sự khi gặp khí hữu hình. Việc làm này tránh cho người tập gặp những tình huống bị lừa phỉnh, nhưng cũng làm hạn chế họ gặp những cơ duyên rất tốt cho việc tu hành. Cho nên nó chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cho đại trà.
    Cách giải quyết vấn đề này thế nào? Theo pháp Tà mà tôi đưa ra (sắp tới đây), việc công nhận Khí hữu thần tồn tại là điều bắt buộc, và các phương pháp giao tiếp với khí hữu thần để tăng nhanh tiến trình tu luyện là điều sẽ được hướng dẫn một cách cẩn thận. Người ta sẽ không quan tâm liệu nó có phải là ảo cảnh, hay là thật cảnh nữa, người ta quan tâm đến việc nó có lợi ích gì cho mình trong thời điểm tu tập đó không. Lấy cái lợi để tu, loại cái bất lợi ảnh hưởng đến mình, bỏ qua những lo lắng về việc ảo giác hay chân giác, đó là cách mà Tà pháp nhìn nhận.
    Việc xác định lợi ích phụ thuộc vào ngôi vị mà người luyện đang ngự... Nếu như thế hào nhị của quẻ càn là lộ diện, gặp gỡ, thì cứ gặp, hãy yên tâm là có hào nhị của quẻ khôn trí tuệ giữ lại, dù giao kết thế nào cũng không làm cho bản thể bị lôi kéo bởi các dạng khí hữu thần, vì thế người tập giữ được sự chủ động tương đối trong trùng trùng điệp điệp ảo giác của tâm thức và các dạng tồn tại thực tồn. Nó khá giống như “Gặp thần chém thần, gặp phật chém phật” và cả “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Sự khác nhau chỉ là thời điểm, lúc nào thì chém, lúc nào thì theo, theo vì lý do gì, chém cần có nguyên cớ, không làm một việc vô bổ chỉ để thử sức hoặc khoe về năng lực.
    ....
    Một vấn đề thú vị về góc nhìn của Đan điền và luyện đan có thể đưa ra, là khi tiên thiên chuyển sang hậu thiên, trục càn không không còn đối xứng, ly khảm vẫn đối đầu nhau, và thái cực của Ly khảm là kho chứa đan còn được gọi là đan điền. Việc tìm ra vị trí đích thực của Đan điền cũng giống như tìm ra được nơi càn khôn hội ngộ. Thực tế không đơn giản nó là vị trí đan điền như mọi người biết. Ngay cả “đan” được nói đến cũng là một dạng vật chất kết tinh tồn tại có tính chất âm dương không rõ rệt, nó có thể biến hóa tùy thuộc nhu cầu sử dụng của người luyện đan, vì thế nó rất quý và có nhiều tác dụng.
    [FONT=&quot]Tuy nhiên nếu sử dụng trục ly khảm làm định hướng của tu tập, sẽ vướng vào sai lầm cơ bản là ly khảm không giữ được trạng thái nguyên bản của âm dương, vì thế nếu người luyện tập sa đà vào việc luyện đan khi chưa lộ xuất vùng thái cực, đương nhiên họ sẽ tạo ra một thái cực ảo có tính chất quy ước, nó cũng có thể tạo ra một dạng thức đan mới, nhưng nó lại đã bị phân âm dương theo đúng cơ địa người tập. Sự phân âm dương đó làm cho những tác dụng quan trọng nhất của đan bị mất... Người tập có thể khỏe lên nhưng chỉ là một vài biểu hiện của sức khỏe vật lý, tinh thần cấp độ thô mà thôi.[/FONT]
  6. tamthuc2000

    tamthuc2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2011
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Lên mạng thấy bạn tauhoanhapma (topic này) viết bài dài và công phu (rất mừng), kiến thức tu luyện có vẻ rất khoa học. Đọc qua chưa hiểu nhiều (để ngâm cứu sau) mới dám học hỏi thêm.

    Thôi tạm chia sẻ cảm nhận cá nhân lúc trước khi đọc bài bạn thanhnienquocnoi vậy.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

    Tôi có xem bộ phim “Phật Tổ vô thiên” của thời hiện đại, tự hiểu ý như đã có Phật Tổ thì tất có Phật Tổ vô thiên như cặp dương - âm trong kinh dịch vậy. Tôi chỉ hiểu nghĩa “bóng” giống như tác giả muốn nhắn nhũ người học đạo càng lên cao thử thách tất yếu (thế lực ngược lại) càng lớn thêm. Điều quan trọng ta phải biết dung hòa trong tâm thức (chính - tà) trong từng giai đoạn tu luyện (không chấp), xem là điều bình thường và không ngừng nổ lực vượt qua để phát triển như là [ trong chính có tà và trong tà có chính].

    Nghĩa đen như bạn thanhnienquocnoi nhắc đến, không dám bàn luận vì đó là những không gian ta chưa đến được.

    Tôi thích những người “cá tính” ngoài xã hội (người hành động) và đặc biệt là có “cá tính” trong nhận thức (có lẽ vì tôi thiếu điều này). Tôi chỉ hiều những dạng người này nếu họ đi đến cùng những điều do họ chọn, chấp nhận trả giá. Họ sẽ học được những bài học lớn và sâu sắc cùng sự phát triển mạnh mẽ. cũng giống như trong đạo Phật có câu “buông dao đồ tể lập tức thành Phật”.
  7. simbaaa

    simbaaa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    1
    Kính mời bác tauhoanhapma viết tiếp :-w
  8. tamthuc2000

    tamthuc2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2011
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    3
    Tôi tập thiền, thái cực quyền nên cảm nhận về khí cũng tương đối, có những lúc cơ thể nhẹ nhàng, cảm thấy không gian xung quanh như sáng lên. Thú thật tôi chưa thấy được ảo cảnh nhưng tin tưởng nó sẽ xuất hiện trong tương lai và đó là điều tất yếu theo sự phát triển(khi nâng cấp bản thể về thể chất và năng lượng), đành tìm hiểu dần qua nhận thức, có điều gì không đúng bạn THNM điều chỉnh giúp.

    Tôi hiểu khí là năng lượng tự nhiên, nhưng khí hữu thần thì có sự tương tác với suy nghĩ của con người nên có tính chủ quan. Rất may tôi có tính ngưỡng nhưng không theo một tôn giáo nào cả thì sẽ ít bị ảnh hưởng trong tư tưởng nếu có gặp ảo cảnh trong thiền định?

    Xin tò mò hỏi trước, tôi nghĩ nếu thấy được ảo cảnh (Phật, Chúa , ma.....) nếu không muốn bị lôi cuốn đi (mất tự chủ) lúc đang thiền thì rất khó.

    Bài THNM viết:

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Việc xác định lợi ích phụ thuộc vào ngôi vị mà người luyện đang ngự... Nếu như thế hào nhị của quẻ càn là lộ diện, gặp gỡ, thì cứ gặp, hãy yên tâm là có hào nhị của quẻ khôn trí tuệ giữ lại, dù giao kết thế nào cũng không làm cho bản thể bị lôi kéo bởi các dạng khí hữu thần, vì thế người tập giữ được sự chủ động tương đối trong trùng trùng điệp điệp ảo giác của tâm thức và các dạng tồn tại thực tồn. Nó khá giống như “Gặp thần chém thần, gặp phật chém phật” và cả “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Sự khác nhau chỉ là thời điểm, lúc nào thì chém, lúc nào thì theo, theo vì lý do gì, chém cần có nguyên cớ, không làm một việc vô bổ chỉ để thử sức hoặc khoe về năng lực.

    Bạn giải thích rõ hơn được không@-) (kiến thức kinh dịch của tôi còn kém).

    Hiện tại tôi nghĩ vấn đề ảo cảnh này chỉ giải quyết dễ hơn dựa vào công phu tu tâm của hành giả.

    Tôi tò mò hỏi thêm, bạn THNM, môn phái và sư phụ là người Tàu?. Vẫn biết tri thức, tâm linh là nhân loại nhưng luôn có sự luân chuyển, nhưng ai cũng có tâm linh gần gũi của mình (dân tộc, dòng họ...) thì dễ tiếp thu hơn. Mọi người ở đời đều tu cả (bằng trãi nghiệm cuộc sống) chứ có phải chỉ trong chùa, trong nhà thờ......
    Chuc Canh Duong thích bài này.
  9. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Ảo cảnh không phải là cái để vượt qua như những gì người ta nói
    Ảo cảnh phát sinh trong lúc thiền định bình thường hoặc không thiền định là dạng ảo cảnh bệnh lý, người tập phải được chữa bệnh chứ không phải học cách vượt qua
    Ảo cảnh phát sinh khi con người nhập thất tu luyện trong 1 thời gian dài, tiếp cận đến các tầng sâu của tâm thức, các hình ảnh đã xảy ra hoặc lưu lại bắt đầu chạy như 1 cuốn phim, đứt đoạn nhưng rất thực tế như xem phim vậy. Dạng ảo cảnh này mới là cái mà người tu tập cần vượt qua. Sử dụng Ma pháp đúng cách đều có thể giải quyết cả 2 trường hợp này.
    Khí hữu thần, nó không phải là ảo cảnh, nó không phải là cái cần vượt qua, nó là đối tượng để giao tiếp, là công cụ để sử dụng trong tâm linh
    Người ta chỉ luyện tập để cái tâm vượt qua sự bám chấp vào hình tướng của sự vật, nhưng trí thì vẫn phải tỉnh táo phân biệt sự vật.

    Đúng như tamthuc2000 nói, nếu là tâm linh dân tộc thì dễ tiếp thu hơn, dễ đi vào lòng người hơn là tâm linh bên ngoài. Thật ra phân tích sâu thêm thì phần rung cảm từ tâm linh dân tộc nếu muốn đi sâu hơn vào các tầng thức bí mật của tâm thức cũng cần có nhân duyên được gieo từ nhiều kiếp trước, cũng không có gì đảm bảo là tôi hoặc bạn từng là công dân của Trung Quốc hay của Pháp, thậm chí từ 1 thế giới khác. Điều đó có nghĩa là trong tận sâu trong a lại đa thức cũng đã lưu giữ các hình tượng tâm linh ở nhiều trường phái khác nhau rồi, và thực ra tôi đã học được 1 cách rất bình thường, không quá khó khăn như bạn vẫn nghĩ đâu.
    Cũng chính vì sự lưu trữ ký ức này mà dù bạn không theo tôn giáo nào cũng không có nghĩa là bạn không bị vướng vào khí hữu thần. Bạn chỉ có thể đảm bảo được các hành động bạn làm trong kiếp này là bạn có thể nhận thức được 1 cách có chừng mực, còn các kiếp trước thì chả ai kiểm soát được. Nên nhìn khí hữu thần như một đặc ân của tạo hóa đã ban cho con người, nó là sự hòa trộn rất sáng tạo của tâm thức và sự vật thực tế, chúng ta nên tận dụng đặc ân này thay vì sợ hãi nó.

    Các vấn đề khác bạn hỏi, tôi sẽ từ từ làm sáng tỏ qua các bài viết tiếp theo...
    Chuc Canh Duong thích bài này.
  10. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Trước khi nhập vào các bài tập cao hơn, hãy bắt đầu bằng bài tập cơ bản, tất nhiên, cơ bản luôn là nền tảng của mọi công pháp cao cấp.
    Bài tập về khai nhãn
    Hãy mua năm loại đá tự nhiên với năm màu khác nhau, tiếc là tôi không thể mang mẫu lên đây được cho các bạn.
    Nếu là năm loại đá quý càng tốt, vì khả năng phát màu sắc của nó khá tốt so với các loại đá có màu tương tự. Hôm nào có dịp tôi sẽ up lên cho các bạn xem năm loại đá tôi dùng để bắt đầu bài tập đầu tiên như thế nào.
    Đá theo 5 màu ngũ hành: Đỏ, xanh lá, đen, vàng, trắng. Mỗi viên to bằng 1 viên tẩy hoặc nhỏ hơn một chút
    Mỗi loại đá đều phát ra một dạng khí cảm khác nhau, dùng tay có thể cảm nhận được sự khác biệt. Các bạn đặt đá vào trong lòng bàn tay, ngồi thiền và ghi nhận lại cảm nhận. Bạn nào muốn đối chứng xem cảm giác mình thật hay giả thì gửi thư cho tôi.
    Đặt viên đá trước mặt, cách tầm 1m. Ngồi thiền 1 cách thư giãn nhất, đừng chú ý đến gì cả. Lúc nào bạn lóe lên một màu sắc gì, ghi nhận một cách trung thực.
    Mở mắt ra xem màu sắc có đúng màu với viên đã không. Nếu không đúng thì ngồi tập lại
    Có thể nhờ bạn bè giúp thay đổi ngẫu nhiên các viên đá.
    Luyện tập sau một thời gian (dài ngắn tùy căn cơ) các bạn sẽ nhìn được màu sắc khí của từng sự vật một cách rõ ràng hơn.
    Đó là cửa ải đầu tiên cần vượt qua nếu muốn giao tiếp với thế giới vô hình.

    Các điều cần chú ý trong lúc tập:
    1. Đừng cố gắng nhìn xem đó là màu gì, khi bạn cố thì bạn sẽ bị sai
    2. Hãy tin vào hình ảnh ngay đầu tiên đập vào óc mình, hoặc lúc mình thư giãn nhất.
    3. Hãy tập trung thực với chính mình, đừng nghĩ bạn có thể đơn giản làm ngay được, hoặc đặt cho mình một giới hạn thời gian của việc thành công.

    Bài tập này vô hại, và nó dùng ở phương pháp nào cũng được, vì thế dù bạn không theo Ma Pháp của tôi thì nếu thích vẫn có thể tập...
    Tôi mất một tháng để có thể đoán đúng 70% màu sắc của vật trong khi nhắm mắt. 100% đúng khi thiền định sâu.
    Có nhiều cách để khai nhãn, nhưng đây có vẻ là cách thực dụng, và nó cũng giúp bạn biết thực sự bạn có năng khiếu với tâm linh hay không. Nếu tập mãi mà chưa thấy thì bạn theo dòng đốn ngộ. Vừa tập thấy ngay thì bạn có cơ địa tốt và có nhân duyên tích tụ từ nhiều kiếp. Tập mà lên dần dần thì bạn theo dòng tiệm ngộ.

    Trước khi tập, tốt nhất nên tắm rửa sạch sẽ, thắp 1 nén nhang, ngồi ngẫm lại những gì mình chưa làm được, hoặc làm sai trong quá khứ, cầu xin Trời Phật gia hộ nhân duyên tu tập, đừng quên cảm ơn sau khi tán thán.

    Sử dụng các dạng nguồn phát sóng alpha để hỗ trợ quá trình thiền của bạn. Khi cơ thể bạn trong trạng thái thiền định vô thức, nó sẽ phát sóng alpha. Còn khi bạn thức não sẽ phát sóng Beta, khi bạn ngủ là Theta. Giúp cho não phát sóng alpha trong điều kiện thiền chưa nhập sâu bằng cách nghe thêm các bản nhạc kích thích sóng alpha hoặc các file âm thanh phát sóng alpha. Bạn có thể dễ dàng tìm được các file này ở trên mạng.

    Uống 1/10 chén rượu loại chén uống trà (rượu gạo, nấu thủ công), nó sẽ hỗ trợ bạn tăng lưu lượng khí vận động trong cơ thể, và giảm bớt sự tác động của các cơ quan cảm giác. Đừng uống nhiều hơn là không thiền được đâu.

    Ngoài ra khi học 1 thầy 1 trò, có thể được thầy điểm huyệt phong tỏa cơ quan cảm giác lại, rất dễ để đi vào thiền định. Điểm yếu là bạn cần có cơ bản về võ thuật để việc điểm huyệt đạt hiệu quả mong muốn, và phải luôn thiền dưới sự quan sát của người thầy. Cách này hầu như không thể làm cho mọi người.
    Chuc Canh Duong thích bài này.

Chia sẻ trang này