1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MẶC CẢM

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dadt4k7, 08/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    MẶC CẢM

    cho tôi hỏi có bao nhiêu loại mặc cảm và nó cản trở như thế nào tới sự tiếp xúc xã hội cũng như sự phát triển của một cá nhân nào đó.làm sao để hạn chế nó.những người như thế nào thì dễ bị mặc cảm
  2. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    một chút về mặc cảm ơ dip
    http://blog.360.yahoo.com/blog-hjT7racnbq4Je9xTkSI8IslW?p=698
  3. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    phải nói rằng hiểu biết của bạn thuộc hàng cao thủ đấy đấy Danna ạ,blog của bạn rất hay.cảm ơn bạn.mong tiếp tục nhận dược sự giúp đỡ.
  4. viphubt

    viphubt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2007
    Bài viết:
    1.184
    Đã được thích:
    0
    3 điều ta phải loại ra khỏi cuộc sống nếu muốn thành công:" mặc cảm, sợ hãi, tự ái"
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Có rất nhiều loại mặc cảm đại loại về những gì mình không có:
    1.Sức khỏe tôi không tốt
    2.Nhà tôi không giàu hay tôi nghèo
    3.Tôi quá già hay quá trẻ
    4.Ngoại hình tôi không đẹp
    5.Tôi không thông minh
    6.Tôi không năng động
    7.Tôi giao tiếp kém
    8.Tôi không được lành lặn như người thường
    9.Tôi không được quan tâm
    10.Nghị lực tôi kém; tôi không mạnh mẽ
    Nhìn chung đã là con người không ai hoàn thiện hoặc hoàn ác;luôn có ưu có nhược.Tuy nhiên mặc cảm là một trạng thái tâm lý thổi phồng cái đặc điểm của mình về hướng tiêu cực dẫn đến bi kịch tinh thần.Mặc cảm ngăn con người ta vui sống ; khỏe mạnh và tự tín.
    I)Với nhược điểm của chúng ta nên tìm cách:
    A)Khắc phục nếu có thể
    B)Chuyển hóa nó thành ưu điểm
    C)Bỏ qua phớt lờ nó đi nếu nó không quan trọng và là khuyết điểm không thể khắc phục
    II)Với ưu điểm chúng ta nên:
    A)Duy trì
    B)Phát huy.
    B)Nếu không thể duy trì được thì nên phớt lờ để tập trung vào phát huy các ưu điểm khác
  6. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0

    Mặc cảm...
    đây là nguồn của bài viết:http://www2.thanhnien.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=91785
    Không ít người lớn chúng ta đôi lúc vẫn nhớ về nỗi buồn âm thầm nào đó, đeo đẳng rất lâu trong thế giới tuổi thơ hồn nhiên trong sáng: về hoàn cảnh xuất thân, về ngoại hình, dị tật bẩm sinh, khả năng học tập... Những nỗi buồn đó thường được gọi bằng cái tên: mặc cảm. "Bệnh" mặc cảm phát sinh từ cảm giác mất sự tự tin vào bản thân mình do ám ảnh bởi một khiếm khuyết nào đó của bản thân. Khi một đứa trẻ có những suy nghĩ mặc cảm, nó sẽ bị ám ảnh, day dứt không yên.
    Có thể nói, chính người lớn và những gì xung quanh trẻ đã tạo cho chúng nỗi ám ảnh này. Cũng có khi những mặc cảm của trẻ hết sức buồn cười. Một cô bé học lớp 3 về nhà nói với mẹ: "Mẹ ơi, có thay mũi được không? Con ghét cái mũi của mình quá !". Do có lần không thuộc bài, cô giáo đã véo mũi cô bé: "Về nhà học lại bài đi, mũi tẹt !". Từ đó, cô bé ngày ngày
    ngắm chiếc mũi mình trong gương và càng thấy cái mũi mình... xấu xí kinh khủng (!). Tương tự, một cậu bé thường xuyên dùng 2 sợi dây thun buộc ngón chân cái và các ngón khác bên cạnh nhau với hy vọng chúng mọc sát vào nhau hơn, để khỏi bị bạn bè chế giễu là đồ... chân tòe!
    Một tư vấn viên Trường H.T.T kể rằng, T., một học sinh lớp 5 thường ngồi một mình, nhìn một chỗ trong sân trường, khi các bạn trong lớp chơi đùa. Qua các bạn cùng lớp, cô tư vấn mới biết các bạn trong lớp không thích chơi với T. vì biết T. nói dối nhà mình giàu, lại có mẹ làm bác sĩ. Thực tế, em là con nhà nghèo, mất cha, mẹ lại chuyên cờ bạc...
    Mặc cảm về việc thua kém bạn bè hiện đang là một vấn đề của trẻ thơ trong xã hội hiện đại. Nhiều cha mẹ "điên đầu" trước những câu đại loại như: "Tại sao bố không là giám đốc như bố thằng X. bạn con ?", "Sao nhà mình có mỗi một cái xe cũ rích?". Có một gia đình kinh tế bình thường, cố lo cho con vào một trường học chất lượng cao. Nhập trường một thời gian, cô bé bỗng sinh chứng buồn bã, âu sầu, học hành sa sút. Thì ra, cô bị một nhóm bạn trong lớp tuyên bố không chơi chung vì không phải là con nhà quan chức, không được đưa đến trường bằng xe hơi như bạn bè... Chuyện đó khiến cô bé có sự so sánh về thân phận và sinh buồn tủi.
    Cách đối xử bất công của cha mẹ với con trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ nảy sinh bệnh mặc cảm. Một phụ nữ 32 tuổi, hiện là giáo viên cấp II của một trường trung học tại Q.Gò Vấp tâm sự, ngày nhỏ chị luôn bị mẹ mắng nhiếc, thậm chí đánh đập, trong khi lại luôn yêu chiều cậu em trai. "Khi ấy, tôi cứ băn khoăn nghĩ rằng, hoặc mình không phải con của mẹ hoặc là vì mình xấu xí nên bị mẹ ghét bỏ như vậy".
    nguồn "thanhnien.com.vn"
  7. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Text
    Ảnh: uvsystems.co.uk.
    Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy tội lỗi thúc đẩy con người tắm gội để làm sạch mình, một hiện tượng được gọi là "hiệu ứng Macbeth", theo tên nữ sát thủ Lady Macbeth trong vở kịch của Shakespeare, người luôn cố gắng rửa tay để làm sạch những vệt máu tưởng tượng.
    Những nghi lễ tắm gội để làm sạch linh hồn là một phần cốt yếu của các tôn giáo trên thế giới. Giờ đây các nhà khoa học phát hiện thấy những nghi lễ ấy dường như có cơ sở tâm lý.
    Ngạc nhiên hơn, họ cũng nhận ra việc tắm rửa sạch sẽ giúp con người xoá được mặc cảm tội lỗi của mình.
    "Tắm và rửa tay là việc hằng ngày, nhưng giờ đây chúng tôi tìm thấy những thói quen cơ bản đó thực sự có ảnh hưởng tâm lý", nhà nghiên cứu hành vi Katie Liljenquist tại Đại học Northwestern ở Chicago. Mỹ, nói.
    Liljenquist và cộng sự trước tiên hỏi các sinh viên tình nguyện nhớ lại những hành động nhân ái hoặc vô đạo đức của họ trong quá khứ. Người tình nguyện có xu hướng dịch mảnh ghép từ "W--H" thành "wash" (tức là rửa) và "S--P" thành "soap" (tức là xà phòng) nếu họ đang nghĩ về một hành vi không tốt, và chọn cái khăn tay vô trùng thay cho chiếc bút chì làm quà tặng.
    Các nhà nghiên cứu cũng yêu cầu những tình nguyện viên sao chép bằng tay một câu truyện ngắn được người khác viết về việc giúp đỡ hay phá hoại một đồng nghiệp.
    Họ nhận thấy các sinh viên copy câu chuyện vô đạo đức có xu hướng chọn những sản phẩm làm sạch (như kem đánh răng hay bột giặt) là đáng giá hơn những sản phẩm không có tính làm sạch (như pin và quầy bán kẹo) trong một bài tập khác mà họ ngỡ là một nghiên cứu thị trường không có liên quan.
    Trong phần cuối của thí nghiệm, nhóm nghiên cứu yêu cầu các sinh viên trước hết nhớ lại một hành vi vô đạo đức và sau đó được lựa chọn một trong hai khả năng: hoặc rửa tay hoặc không. Khi các sinh viên này được hỏi liệu họ có tình nguyện tham gia một nghiên cứu khác mà không đòi thù lao, nhằm giúp một cựu sinh viên đang tuyệt vọng, 74% những người không rửa tay chấp thuận giúp đỡ, trong khi chỉ có 41% những người đã có cơ hội rửa tay làm việc đó.
    Điều này chứng tỏ những tình nguyện viên chưa có cơ hội rửa tay cảm thấy có nhu cầu "gột rửa lương tâm".
    Liljenquist cho rằng các nghiên cứu tiếp theo sẽ cho chúng ta biết liệu việc sống trong một môi trường rất sạch có thúc đẩy những hành vi đạo đức hơn hay lại tạo động lực cho những hành vi vô nhân đạo.
    T. An (theo LiveScience)
  8. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0


    Nên soi gương để học cách yêu bản thân.Khám phá ra những ưu điểm của cơ thể và biết cách biểu lộ chúng một cách duyên dáng, bạn sẽ tự tin và đẹp hơn trong mắt mọi người. Những mách nước dưới đây sẽ phần nào giúp bạn tìm ra giải pháp xóa bỏ mặc cảm về ngoại hình.
    Ngắm mình trong gương
    Nếu bạn không được tự tin về cơ thể và làn da, hãy dành nhiều thời gian đứng trước gương để tìm ra ưu điểm của mình.
    Có bao giờ bạn tự hỏi: Vì sao cứ phải "giam" mình trong một kiểu trang phục, một loại vải, một kích cỡ? Hãy tạo ra sự đột phá trong cách ăn mặc để cải thiện vóc dáng nhé!
    Khai thác ưu điểm
    Bạn được mọi người yêu quý vì cái nết chứ không phải bởi cái đẹp. Vì thế, đừng tỏ ra thiếu tự tin vì những khiếm khuyết trên cơ thể.
    Cố gắng gìn giữ và bồi đắp những mối quan hệ bạn đang có. Hãy làm sao cho mọi người ngày càng yêu bạn hơn.
    Suy nghĩ tích cực
    Sao không liệt kê ra giấy những điều bạn cảm thấy tự hào về bản thân, dù là nhỏ nhặt nhất? Chẳng hạn: Bạn tự hào về đôi mắt "biết nói", đôi bàn tay thon, cái nốt ruồi duyên... của mình.
    Dán bảng liệt kê trước gương nơi bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày. Bạn sẽ khám phá ra rằng mình cũng có khá nhiều ưu điểm đấy chứ!
    Ăn mặc theo sở thích
    Đừng quên rằng những mẫu trang phục trên tạp chí nhiều khi chỉ để tạo cảm hứng cho người xem. Vì thế, bạn chỉ nên chọn những chi tiết yêu thích rồi kết hợp chúng theo phong cách riêng của mình.
    Giày cao gót sẽ góp phần đem lại vẻ gợi cảm cho bạn. Nó giúp đôi chân trông thon dài, săn chắc và dáng đi yểu điệu hơn.
    Đắm mình trong hương thơm
    Thoa xà phòng thơm khắp cơ thể, tập trung vào những vùng da nhạy cảm và massage nhẹ nhàng. Bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại từ những đường cong đáng yêu của mình.
    Hãy tận hưởng cảm giác thích thú khi cơ thể được vuốt ve, yêu chiều. Đừng để ai làm phiền trong khi bạn đang tắm nhé!
    Nâng cao nhu cầu làm đẹp
    Đua đòi chưng diện là thói quen không tốt, nhưng có thể giúp bạn nâng cao nhu cầu làm đẹp cho bản thân.
    Bạn nên tham khảo cách ăn mặc của người khác để rút kinh nghiệm cho mình. Thấy đẹp thì học hỏi và ngược lại. Sự chọn lọc tinh tế sẽ nâng cao giá trị của bạn đấy!
    Tìm hiểu nghệ thuật
    Bạn có cho rằng mình hiểu được hết ý nghĩa của từ "vẻ đẹp"? Hãy tiếp cận lĩnh vực nghệ thuật để nâng cao nhận thức thẩm mỹ của mình.
    Có thể chiêm ngưỡng những bức họa phụ nữ thời phục hưng, bạn sẽ nhận ra giá trị của vẻ đẹp tùy theo từng thời kỳ và từng nền văn hóa.
  9. dadt4k7

    dadt4k7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0

    9 mặc cảm cần vượt qua
    Tự tin cũng là một nét duyên (manchester).
    Nhiều người tự cho rằng mình nói chuyện không có duyên nên mọi cuộc gặp gỡ đều... tê liệt, nhất là khi đối diện với "người ấy". Nên biết rằng ý tứ trong nết ăn ở, biết chia sẻ là các yếu tố làm nên duyên. Tự tin cũng cho bạn một nửa nét duyên rồi đấy.
    Lòng tự ti không chỉ mang đến cảm giác khổ sở mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của mỗi người. Hãy bước ra khỏi vỏ ốc đi bạn ơi!
    Cuộc sống có ti tỉ những chuyện kiểu như: Vì mặc cảm tôi, đã để tình yêu tuột mất; vì không tự tin, tôi đã đánh mất cơ hội thăng tiến... Dưới đây là những kiểu tự ti mà nhiều người hay mắc phải. Để khắc phục, bạn hãy dũng cảm nhìn vào nó:
    Mặc cảm về hình thức: Phụ nữ thường khổ sở với cảm giác này hơn nam giới. Vài sợi tóc bạc, dăm ba nếp nhăn, làn da đầy mụn, răng xấu... đều khiến họ điên đầu.
    Khắc phục: Đến nha khoa khắc phục men răng. Ghé mỹ viện để chăm sóc da. Khéo hơn, bạn có thể che khiếm khuyết về ngoại hình bằng mỹ phẩm và thời trang. Chớ quên câu "Người đẹp vì lụa".
    Mặc cảm về trình độ: Không được học hành, chẳng có "bằng đỏ" lận lưng, nhiều người có "cục" tự ti rất to. Trong cơ quan, dù bị đối xử bất công, họ cũng không dám đấu tranh. Nghe "mác" cử nhân, thạc sĩ... họ im như thóc, vã mồ hôi.
    Khắc phục: Bằng cấp không là thước đo giá trị con người. Câu nói "Thợ hay hơn thầy dở" nhắc bạn luôn phấn đấu.
    Mặc cảm về địa vị: Bạn chỉ là một kỹ sư quèn, một nhân viên tầm thường. Bạn sống giữa những người một bước lên xe, hai bước có người thưa gửi.
    Khắc phục: Hãy rèn luyện chuyên môn cho thật giỏi, cống hiến hết mình cho công ty, rồi bạn sẽ được cấp trên đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến.
    Công việc quá thấp kém như phu xe, lao công, tạp vụ: Không thiếu người khi được hỏi làm nghề gì, họ thường né tránh câu trả lời.
    Khắc phục: Chẳng ai cấm bạn phấn đấu để có một công việc tốt hơn hiện tại. Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu và cố gắng phấn đấu hết mình để đi được đến đích đó.
    Mặc cảm về xuất thân: Bạn sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bạn sống trong một "xóm nước đen" hay là người tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp, gia đình nghèo khó?
    Khắc phục: Không ai chọn nơi mình sinh ra. Nghèo khó nhưng sống lương thiện, làm ăn chăm chỉ vẫn được nhiều người yêu mến.
    Mặc cảm về sở thích: Bạn không "tiêu hóa" nổi nhạc cổ điển, chỉ thích nghe nhạc sến. Bạn "amateur" về các trường phái tranh, chỉ thích tranh Đông Hồ giấy đỏ...
    Khắc phục: Sở thích của mỗi người khác nhau. Điều quan trọng là bạn thấy vui với sở thích ấy. Ngoài ra, đọc sách là cách để nâng cao nhận thức, gu thẩm mỹ.
    Mặc cảm về khiếu thẩm mỹ: Chỉ cần một ai đó chê bai món đồ mà bạn vừa tậu được, cảm giác hưng phấn tan biến. Bạn có thể vứt bỏ hết để sắm lại những thứ "có thẩm mỹ".
    Khắc phục: Khi có ai đó chê, bạn hãy nói họ liệt kê cụ thể những cái xấu để rút kinh nghiệm.
    Mặc cảm về thu nhập: Sợ nói thật hoặc tìm cách nói quá mức lương để người khác "nể".
    Khắc phục: Đừng nghĩ rằng thu nhập cao ngất ngưởng thì giá trị của bạn sẽ tăng lên. Cách tốt nhất là nói đúng sự thật hoặc từ chối câu trả lời thiếu tế nhị ấy.
  10. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    MẶC CẢM VÀ HÀNH VI TỰ SÁT
    NGUỒN:http://nt-foundation.com/index.php?option=com_content&task=view&id=279&Itemid=303
    Trong một ca trị liệu :

    Có một câu hỏi lớn đã và đang cuốn hút hầu hết các nhà nghiên cứu về tự sát ở tuổi vị thành niên là ý nghĩ nào đã dẫn thân chủ đến hành vi tự sát? Trong không ít trường hợp, câu trả lời đó là một mặc cảm tội lỗi đã từng dày vò thân chủ, khiến cho thân chủ khó có thể thoát ra khỏi cách lựa chọn bi thảm này.

    Mặc cảm tội lỗi có thể gắn với những lỗi lầm thực tế mà thân chủ gây ra. Đó là trường hợp của những em đã từng có một quá trình tương đối lâu dài biểu hiện những hành vi lệch chuẩn như hay bỏ học, trốn học, chơi bời lêu lổng, nghiện ngập... cho đến một ngày nào đó lương tâm chợt thức tỉnh, thân chủ nhận ra mình đã "trượt chân" quá xa, tội lỗi đã quá nặng nề so với lòng mong đợi của bố mẹ, từ đó dẫn đến ý nghĩ chán sống. Loại mặc cảm tội lỗi này thường được thể hiện bằng những lời sám hối muộn màng trong những thông điệp cuối cùng của những thân chủ tự sát. chẳng hạn như em V (ở Hà Nội, năm 2001), sau một thời gian dài nghiện ma túy đã kết thúc cuộc đời bằng tự thiêu, với những dòng tuyệt mệnh để lại cho bố mẹ như: "... Con là đứa con bất hiếu. Vì con mà cả nhà ta phải nghèo đói. Con phải ra đi để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Xin bố mẹ hãy tha lỗi cho con..."; em P (ở Quảng Ninh, năm 2005) trước khi thắt cổ đã để lại một bức thư tuyệt mệnh cho bố mẹ, trong đó em tự nhận mình là "đứa con hư hỏng"... 1
    Khác với trường hợp trên, mặc cảm tội lỗi cũng có thể đến với những em vốn rất chăm ngoan và chưa hề có một quá trình vi phạm lỗi lầm gì, chỉ trừ lần đầu tiên trong đời bị thất bại trên con đường học hành. Chúng ta còn nhớ thông điệp cuối cùng rất bất ngờ và bí ẩn của em H (học sinh trường chuyên ở Nam Định, năm 2005), khi em chia tay mẹ bằng một câu chào qua điện thoại rất ngắn gọn và thân thương: "Mẹ ơi, con đi đây", để rồi 15 phút sau đó, mẹ em phải đau đớn rụng rời trước sự ra đi vĩnh viễn của em 2. Điều đáng nói là trong trường hợp này, dù không một ai kết tội em thi trượt nhưng em vẫn cảm thấy có một tội lỗi thật nặng nề khi không đáp lại được lòng mong đợi của bố mẹ em và những người thân. Phải chăng những kỳ vọng thường ngày của bố mẹ cùng những mong muốn thường trực của các em "con sẽ học giỏi để làm vui lòng bố mẹ", "con sẽ thi đỗ cho bố mẹ ngẩng cao đầu với mọi người"... cũng là những yếu tố để dẫn các em đến mặc cảm tội lỗi khi ước nguyện không thành?
    Một loại mặc cảm tội lỗi khác cũng khá phổ biến là mặc cảm tội lỗi gắn với sự mất mát người thân trong gia đình. Đó có thể là trường hợp của những em được bố mẹ hoặc người thân cứu sống sau một tai nạn khủng khiếp nào đó, trong khi chính người đã cứu các em lại không thể thoát khỏi bàn tay của tử thần. Những em này thường mang trong mình nỗi đau khổ kèm theo mặc cảm tội lỗi là vì mình mà người thân đã mất. Cách đây 5 năm, chúng tôi đã gặp một thiếu niên rất hung bạo, ngỗ ngược và đã từng có ý định tự sát. Lúc đầu có nhiều người đưa ra giả thuyết về nguyên nhân của những hành vi này là do bố mất đi, không có ai quan tâm giáo dục, hay do công việc của người mẹ quá bận rộn, không còn đủ thời gian quan tâm đến con... Thế nhưng, sau nhiều buổi trực tiếp làm việc với em, chúng tôi mới được biết nguyên nhân sâu xa của vấn đề là đã nhiều năm rồi mà em vẫn chưa bao giờ quên được hình ảnh cuối cùng của bố đã liều mình cứu em trong một vụ cháy nhà khủng khiếp... Từ đó, em tự kết tội mình đã gây ra cái chết của bố, khiến em cảm thấy lo hãi, bất an và nảy sinh ý muốn kết liễu đời mình...
    Lần theo cách nghĩ này, chúng ta có thể tìm thấy một loại mặc cảm tội lỗi hoàn toàn mang tính chất tưởng tượng, suy diễn ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn như có em thấy rất đau khổ, ân hận sau khi bà qua đời chỉ vì một lý do đơn giản là ngày trước đó, khi bà sai đi mua một chiếc bánh mỳ, em đã quên không mua và em luôn tin rằng chính vì lỗi lầm đó mà bà ra đi không bao giờ trở lại...
    Tóm lại, có nhiều cách nghĩ và cách cảm nhận khác nhau về những lỗi lầm thực tế hoặc tưởng tượng có thể dẫn thân chủ đến mặc cảm tội lỗi. Do vậy, cần dự báo được những khả năng xuất hiện mặc cảm tội lỗi và phát hiện sớm những biểu hiện của nó để kịp thời giúp các em thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Trước tình huống này, sự nhạy cảm và tinh tế của các bậc cha mẹ, thái độ bình tĩnh, tôn trọng các em, những cuộc đối thoại cởi mở chân thành giữa cha mẹ với con cái đã trở thành những nguyên tắc ứng xử cần thiết trong gia đình. Tuy nhiên, điều này vẫn không thay thế được công việc của các nhà chuyên môn, bởi lẽ để giải mặc cảm tội lỗi cho các em, cần phải có thời gian, phải có một không gian lâm sàng đảm bảo được bí mật cho thân chủ. Và điều quan trọng hơn là phải có các nhà tâm lý lâm sàng làm chủ được kỹ năng giúp thân chủ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực và tìm lại niềm vui sống.
    Nguyễn Minh Đức
    (Nhà Tâm lý lâm sàng)


    Được tudieude sửa chữa / chuyển vào 16:26 ngày 05/02/2008

Chia sẻ trang này