1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạc Can-Tấm ván phóng dao

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 10/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mạc Can-Tấm ván phóng dao

    Tấm ván phóng dao - sức sống của giá trị nhân văn cổ điển
    Văn Giá

    Thú thật, đã lâu lâu tôi không đọc tiểu thuyết. Do bận cũng có, do lười cũng có. Tiểu thuyết là một loại ?ohàng nặng?, cần phải có tâm huyết, thời gian, sức khoẻ, lại phải tương đối thư nhàn, không quá bấn bíu với miếng cơm manh áo... mới có thể đọc cho tử tế được. Mới đây, nhân đợt có công chuyện dài ngày ở mấy tỉnh miền Tây Nam Bộ, tôi được một người bạn là cô giáo dạy văn trường chuyên phổ thông trung học tặng cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao (1), kèm theo một lời khích lệ: ?oCuốn này đọc được đấy!?. Ban đầu tôi chỉ nghĩ thôi thì ít nhất cũng có cái để đọc cho đỡ buồn lòng những đêm xa nhà xa cửa. Nhưng thật bất ngờ, sau khoảng chừng mươi trang đầu, tôi bị cuốn hút ngay lập tức.

    Những mảnh ký ức u buồn

    Câu chuyện về cơ bản được trần thuật từ một nhân vật xưng ?otôi? - người kể chuyện. Gọi là kể chuyện, nhưng câu chuyện không dựa trên một cốt truyện rõ ràng. Nếu bảo kể lại rất khó. Chỉ có thể đại loại thế này: Nhân vật ông Ba đứng ra kể về cuộc đời, số kiếp của ông cùng những người trong gia đình - một gánh xiếc rong hành nghề ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ những năm tạm chiếm. Trong chương trình biểu diễn của gánh xiếc này có một tiết mục được coi là hấp dẫn nhất, là linh hồn của các đêm diễn (nên cũng trở thành quan trọng nhất trong việc câu khách, bán vé, mưu sinh) - màn phóng dao của ba vai diễn: Tôi - người đứng sau tấm ván có nhiệm vụ giữ tấm ván cho vững, cô em gái còn nhỏ tuổi đứng áp lưng vào mặt trước của tấm ván, và người anh trai cả trong vai phóng dao cầm 12 lưỡi dao sáng loáng phóng trực diện lần lượt cắm xung quanh khuôn mặt người em gái. Sau nhiều đêm thành công, có một đêm, do người phóng dao bị phân tâm, cô em gái đã bị nạn. Cũng từ đêm kinh hoàng đó cô gái trở thành một phế nhân mang triệu chứng bệnh tâm thần, gánh xiếc cũng tan vỡ, gia đình ly tán, mỗi người một số phận đau buồn theo những cách khác nhau... Nhưng đây không phải là một truyện kể, mà là một tiểu thuyết, được viết bằng kỹ thuật, nghệ thuật của tiểu thuyết. Toàn bộ câu chuyện và các nhân vật tham gia vào câu chuyện được trình bày như một quá trình, sự sống cứ thế mở ra sống động trong từng vi mạch. Hiệu quả là: Tác phẩm vần vụ những suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, nghiền ngẫm về số kiếp con người. Tất cả đã hoà kết, cộng hưởng lại, tạo cho tác phẩm một ám ảnh, một ba động lớn.

    Viết tiểu thuyết này, tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu hồi ức. Từ thời gian hiện tại, nhân vật tôi - ông Ba nay đã già cả, độc thân, làm nghề bán dạo các con rối bằng vải tự làm - kể lại câu chuyện của những ngày cả gia đình hành nghề xiếc rong. Thỉnh thoảng ông đến thăm bà em (trước kia là cô đào đứng trước tấm ván) cũng đã già, sống độc thân, sau lần bị nạn có một bộ óc trẻ con và gần như đánh mất ý niệm về thời gian, cả hai cùng ngồi vẩn vơ lúc quên lúc nhớ chắp nối những mẩu quá khứ u buồn. Ông già đã để cho ký ức lúc chập chờn bảng lảng khói sương, lúc chói gắt dữ dội đi về xen ngang thì hiện tại. Chất liệu hồi ức được biểu đạt ở đây không hiện ra theo cách trình tự mà được đảo lộn, xáo trộn; không nặng về kể tả, mà nặng về tâm trạng, suy tư, chiêm nghiệm, cật vấn. Đây là một dạng truyện viết theo cách của một hồi ức tự nghiệm. Tính chất cảm thương và u buồn bao trùm, đè nặng lên từng câu chữ.

    Để đạt được hiệu quả này, về mặt kiến trúc, tác giả tiến hành phân mảnh, nghĩa là triển khai trần thuật theo cách liên tục các mảnh liền kề, không kết dính bề mặt có tính nhân quả, mà kết nối bề sâu có tính suy tưởng. Chúng là những mảnh sự kiện, mảnh suy tư, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ, mảnh hiện tại, mảnh giấc mơ, mảnh khung cảnh? được sắp đặt bên cạnh nhau và luân phiên theo cách không đều nhau trên bề mặt văn bản truyện. Sự phân mảnh này khác với kỹ thuật montage (lắp ghép) của tiểu thuyết cuối 19 phương Tây và 1930-1945 ở ta, lắp ghép các trường đoạn miêu tả nhằm phá vỡ trật tự tuyến tính của thời gian cốt truyện mang tính truyện kể. Thủ pháp phân mảnh ngày hôm nay dấn thêm một bước nữa: Đập vỡ các trường đoạn miêu tả cho nhỏ vụn hơn, linh hoạt hơn, sắp xếp phóng túng hơn, và sự miêu tả cũng giản lược hơn. Nó không có tham vọng dung chứa mọi thứ, ?obiết tuốt? mọi thứ như tiểu thuyết truyền thống - một cách tự sự tất dẫn tới dung lượng lớn, thậm chí đồ sộ, và kèm theo nó là sự nhiều lời. Nó hướng tới sự cô đúc, ít lời, sự tối giản. Chính thủ pháp phân mảnh này đã tạo ra nhiều khoảng trống trần thuật nhằm khơi gợi, kích thích sự tưởng tượng ở người đọc. Thủ pháp này phù hợp với một khuynh hướng tiểu thuyết mới xuất hiện gần đây được gọi là tiểu thuyết ngắn (2). Nó được Mạc Can sử dụng như một thủ pháp chính, quán xuyến từ đầu đến cuối rất linh hoạt và hiệu quả. Một ví dụ: Tuy câu chuyện chủ yếu được kể bởi nhân vật ?otôi? - ông Ba với những mảnh vụn ký ức có vẻ như hỗn độn hiện về, nhưng có lúc nhân vật này lại được đẩy ra thành nhân vật ở ngôi thứ ba thể hiện bằng những mảnh vụn hiện tại, miêu tả hai anh em ông khi đã về già, sống trong cảnh tàn tật, cô độc. Nhân vật, nhờ vậy, lúc được nhìn cận cảnh, trực diện, lúc lại được đẩy ra xa trên một bối cảnh rộng của hồi ức có tính bao quát; lúc trí nhớ bám vào tình tiết, sự kiện, khi thì lại đào vào cõi suy tư, tâm trạng, cảm xúc. Nhịp điệu tự sự có khi nhanh chậm tùy chỗ, khi lướt qua, lược bỏ, khi dừng lại chậm rãi, kỹ lưỡng. Qua đó, người đọc vẫn thấy được khá rõ đời sống nhân vật và bóng dáng thời cuộc trong các chiều kích cần thiết.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Một ý vị triết học cùng với chất thơ lan toả
    Sự chuyển đổi linh hoạt trong cách thức trần thuật như đã nói ở trên góp phần đắc lực cho việc đào sâu vào cõi nội tâm nhân vật, gọi lên mặt giấy những vỉa tâm hồn sâu khuất, bí ẩn rất đỗi bất ngờ, lắm khi bất ngờ đến độ kinh ngạc. Cõi tâm hồn âm u, bí mật và vô cùng vô tận của con người đã được lật lên từng lớp. Hai tình thế kinh khủng của sự sống được nhà văn lựa chọn miêu tả: 1 - Sự tùy thuộc lẫn nhau và rất mong manh của ba số phận trong màn phóng dao vô cùng nguy hiểm, bất trắc; 2 - Cả ba số phận này trước sự cổ vũ vô tâm và cuồng nhiệt của khán giả hàng đêm diễn. Bao nhiêu suy tư đau đớn, rỉ máu bật lên từ những lần cô em thoát chết: Liệu đến lúc nào có sự phân tâm ở người phóng dao không? Tại sao thằng em và cô em lại thụ động và nhẫn nại tham dự vào cái trò diễn chết người này? Liệu có phải hiếu sát là một đặc tính phổ biến của giống người? Tình anh em máu mủ có ý nghĩa gì ở đây không? Có phải khán giả cũng có tâm lý hiếu sát? hay vô tâm? hay nông nổi, ngu muội, bầy đàn? hay cuộc sống không có niềm vui nào khác?... Vô vàn những câu hỏi cật vấn đắng đót, nhức nhối hiện lên. Con người phải trả lời cho được những câu hỏi này. Hoặc nếu không trả lời cho được thì bản thân nỗ lực trả lời, cái ý muốn cần phải trả lời đã là một cố gắng cảm động, tự nó có ý nghĩa hướng thiện. Ý nghĩa đạo đức, nhân tính bật lên từ đó. Chúng mang giá trị cứu rỗi.
    Đi theo con đường cật vấn, suy tư không khoan nhượng về sự sống trong các chiều kích của nó, tất yếu tác phẩm mang ý vị triết học. Chất triết lý có cơ hội bộc lộ. Không phải cứ ấn vào miệng nhân vật hoặc tuỳ tiện trữ tình ngoại đề hàng lô các câu triết lý mà có được tính triết lý. Nó toả ra từ những suy nghiệm đau buồn, từ cách nghĩ, cách tưởng tượng, từ những câu nói có vẻ ngẩn ngơ của người tàn tật tâm hồn, từ những dày vò, tra vấn đời sống một cách ráo riết, từ đáy sâu tinh thần nhân vật... Một ví dụ, nhân vật ?otôi? nhớ lại cái đêm diễn mà đứa em gái bị trúng dao, lúc đang đứng sau tấm ván, trong tay anh ta cũng có một con dao tình cờ giắt sau tấm ván, anh ta tự nhiên nảy ra một ý muốn sát nhân, rồi nghĩ ngợi miên man: ?oAnh cứ thử cầm một con dao dọc giấy hay là dùng xẻ dưa, đừng dối mình rằng anh đã không giết chúng, có người đùa với nhau bằng vật bén nhọn sau đó giết chết người, cũng đừng nói là vô tình, lúc đó một thoáng anh có manh nha ý tưởng bạo hành, một phản xạ có điều kiện, liên tưởng nầy dẫn tới hình ảnh anh tôi với những lưỡi dao trên tay? (tr.147). Đọc tới đây khiến tôi liên tưởng tới Đốt của những kiệt tác Tội ác và sự trừng phạt, Anh em nhà Caramazov... Sự phân tích tâm lý như trên và ở một vài chỗ khác nữa trong Tấm ván phóng dao đã ít nhiều mang phẩm tính của Đốt.
    Một ký ức u buồn của một số kiếp u buồn (vừa dị tật vừa tàn tật cả thể chất lẫn tâm hồn) tất yếu đẻ ra những suy nghiệm có tính triết lý. Ý vị triết học không thể được sinh ra từ sự hớn hở tự mãn hoặc từ những hứng khởi dễ dãi, nó chỉ có thể được sinh ra từ máu và những nỗi thống khổ của kiếp người. Tấm ván phóng dao chính là một thể nghiệm đau đớn như thế.
    Cũng lại thấy có hai mạch trần thuật song song: Mạch tự sự hướng tới các sự kiện, biến cố, tuy ít thôi nhưng lắm khi cũng khá dữ dội; và mạch biểu hiện trôi theo những xúc cảm tâm hồn thật u buồn và hư ảo của nhân vật. Hai mạch này đan trộn, hoà huyết trong nhau. Mạch thứ nhất phần nhiều trở thành nguyên cớ cho mạch thứ hai xuất lộ. Mạch thứ hai thăng hoa, trôi dạt, miên man. Đó là chất thơ của tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. Những tưởng tượng, liên tưởng, những mộng mơ, xúc cảm của nhân vật trước mây trời sông nước phương Nam có mùa mưa sùng sũng, có những đêm trăng sao ẩm ướt con đường, có những miệt vườn, kênh rạch, tiếng xe thổ mộ nhẫn nại trong khuya... Những phận người muôn mặt với thổ âm, từ vị riêng, những tập tục sinh hoạt riêng. Tất cả đã làm nên một diễn ngôn mang đầy phong vị phương Nam, hồn riêng Nam Bộ. Âm vọng văn hoá truyền đời của thuỷ thổ mạch nguồn Nam Bộ bàng bạc, quyến luyến tấm lòng người đọc. ?oNhững chuyến xe khởi hành trong đêm cô quạnh và lãng mạn, thường Phương ngồi trên mui xe, với chú Bê và tôi, xe lướt qua những cánh đồng, gió bật tung mái tóc của chị, chị có gáy thon và trắng ngần, sau đó gió dịu dàng trìu mến buông thả mái tóc Phương dài xuống lưng (...). Chúng tôi tới núi Ba Thê đứng nơi cửa sông, nhìn qua một cánh đồng ngút ngàn, tới vùng Năm Căn mà trước kia thời khai hoang chỉ có năm căn nhà, rồi ngược về Cái Nước, một chợ nhỏ hoang vu, lộng gió? (tr. 105-106). Những mẩu văn đằm thắm chất thơ như thế điểm xuyết suốt các trang hồi ức. Nhờ vậy, sự miêu tả về hiện thực của cuộc mưu sinh, của chiến tranh, của bạo lực... được làm dịu lại, đỡ bị chói gắt, nhường chỗ cho tâm trạng hiển hiện, giữ vai trò điều hoà. Toàn bộ tiểu thuyết dịu dàng một chất thơ u buồn hướng về số kiếp tàn lụi của dăm bảy phận người. Nên nó phả vào lòng ta một niềm thương cảm rưng rưng. Đọc tiểu thuyết của Mạc Can thấy thương vô kể!...
    Sự trở lại của các giá trị nhân văn cổ điển
    Tác phẩm kết thúc rất thê thảm. Hầu hết các nhân vật đi vào tàn lụi, hoặc tâm thần, cô độc, hoặc biệt vô tăm tích, hoặc tù tội, hoặc chết sớm. Tất cả đều bị những thế lực hữu hình vô hình nào đó tàn phá không thương tiếc. Lắm khi con người bị xoáy vào cơn lốc của sự Huỷ Diệt tàn bạo, tức đồng nghĩa với sự hoành hành của Thần Chết. Và khi đó, mỗi lúc lâm vào tâm trạng tuyệt vọng, những tưởng chết là một giải pháp tối ưu. Thế nhưng, hoá ra không phải như vậy, cho dù sống một đời sống bi thảm nhất thì vẫn ?okhông có gì sung sướng cho bằng khi được sống trên trần gian, dù cho có người đang sống từ bỏ nó, chết là một nỗi buồn nặng ký lắm? (tr. 197). Nhân vật bà Tư về già (gọi là già nhưng cũng chỉ sấp tuổi quãng 40) sống ở một nơi gần bãi tha ma, toàn trò chuyện với người âm, một mình lủi thủi, không còn một ai thân thích, chỉ trừ ông Ba - ông anh thỉnh thoảng ghé thăm, với một chút xíu săn sóc vụng về. Cuộc sống tưởng như cận kề với cõi chết. Thế nhưng hai con người này vẫn không chấp nhận cái giá lạnh của tử thần, vẫn nương tựa vào nhau để sống, cả hai vẫn cố nhoi lên, vực mình lên về phía vầng sáng hoài niệm để sống. Trong những tia hồi quang quá khứ, đáng kể nhất vẫn là Phương, chị Phương, mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng của ?otôi? thời trẻ. Phương là một vầng sáng thánh thiện nhất, thần tiên nhất giữa một đời sống ô hợp, đầy tính vụ lợi và bạo lực. Phương là một người duy nhất, ngược hẳn với đám đông, không thích màn phóng dao, lần nào cũng ?okhông cầm nổi xúc động? mỗi khi chứng kiến. Bởi cô nhìn ba con người ấy không phải như những diễn viên, mà như những phận người. Nên cố mới thấy ?ochạnh lòng? trước ?ovẻ hốc hác đến tội nghiệp? của người phóng dao, mới cảm thấy ?ocô nhỏ? đứng trước tấm ván chắc là ?ohằng đêm cô khóc thầm? (tr. 103 - 104)... Phương chính là hiện thân của đức từ tâm, lòng thương xót con người. Vâng, được sống khác hẳn với không được sống, tức đồng nghĩa với sự chết. Nhưng nó cũng khác với phải sống, hiểu như một thái độ chấp nhận, hoặc cao hơn, đương đầu với cuộc đời để khẳng định sự tồn tại của mình. Được sống hàm nghĩa một ân huệ. Phải là người đã trải qua những giây phút mong manh nhất của mạng sống, đã từng bị đem tính mạng của mình ra đùa cợt, thách đố Thần Chết hằng đêm, phải nghĩ ngợi nhiều lắm về cái chết như bà Tư mới có đủ thẩm quyền nói điều này. Được sống đã là hạnh phúc. Đây là một cấp độ tư tưởng của tác phẩm. Nhưng không dừng ở đó. Vẫn biết hướng về sự sống, khẳng định sự sống là một động lực lớn của nhân loại cắt nghĩa vì sao loài người vẫn bám chặt vào mặt đất này. Nhưng điều gì để cho con người muốn được sống? Có phải do sợ chết không, hay là lý do nào khác? Câu trả lời của tác phẩm chính là lòng biết thương người, là cái phẩm tính biết mủi lòng trước những khổ đau, rủi ro của con người, là cái cảm giác không nỡ không muốn nhìn người khác rơi vào nguy cơ lâm nạn. Như vậy, cho dù ngay trong những hoàn cảnh bi thảm nhất, con người vẫn tha thiết được sống trên cõi thế này chính là nhờ vào một niềm tin thiêng liêng và bất tử rằng tình thương nơi con người không bao giờ bị mất. Đây mới là chỗ đến cao nhất của tư tưởng tác phẩm, là cốt lõi của tư tưởng tác phẩm. Và là một thông điệp nhân văn sâu sắc mà tác phẩm muốn gửi đến người đọc hôm nay.
    Tôi vẫn cứ nghĩ rằng cuộc sống càng tiến về phía hiện đại, mức sống ngày càng cao thì đáng buồn thay, chất lượng nhân văn của cuộc sống ngày càng suy giảm. Con người hôm nay trở nên thực dụng hơn, sòng phẳng hơn, thô bạo và lãnh lẽo hơn. Tình trạng vô cảm trước nỗi đau, nỗi thiệt thòi, mất mát của con người là có thật, và đã đến lúc trầm trọng. Cuốn sách này, bằng một cách tự nhiên nhất đã đánh thức trái tim người đọc lòng xót thương đối với những kiếp người bất hạnh. Đó là những ông Ba, bà Tư, ông Hai, những kép diễn như ông Trần, những Phương, Tùng, Điệp... Đặc biệt nhất là ông Ba (nhân vật chính) và bà Tư - những con người bị chính nghề nghiệp tàn phá (gánh nặng mưu sinh và thói vô tình của người đời). Hai con người ấy cả đời cố thu nhỏ mình lại đến mức không thể nhỏ hơn được nữa (hiểu theo nghĩa thân hình và cả với nghĩa tâm lý thúc thủ, sợ hãi), ấy thế mà vẫn bị thôn tính, tàn huỷ. Thế nhưng ở họ, tấm lòng biết quý giá sự sống, thương xót con người thì không gì có thể huỷ diệt được. Nó trường cửu. Nó cần có mặt trên mặt đất này. Nhờ có nó, cuộc đời sẽ bớt giá lạnh hơn, sẽ trở nên ấm áp hơn, đỡ cô độc hơn, con người tha thiết với sự sống hơn.
    Tôi nghĩ rằng có những nhà tiểu thuyết cùng với sự đột phá liên tục của kỹ thuật tự sự, đã viết bằng sự phẫn nộ của một quả tim thông minh như Tạ Duy Anh, hoặc bằng một sự mơ mộng trí tuệ như Nguyễn Bình Phương... Nhưng cũng lại có cách viết với một sự giản dị thông suốt, trực diện, chân cảm như bút pháp Mạc Can, và cũng đã đạt được hiệu quả nghệ thuật không ngờ. Dường như anh không quan tâm lắm về kỹ thuật, ấy thế mà lại có kỹ thuật - thứ kỹ thuật do nội dung chín mà nó tự nứt, tự thúc ra, góp thành mầm sống nghệ thuật. Do vậy, tác phẩm này đã tụ được một vài hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, gây ám ảnh và mang tính khái quát cao như cơn mưa, tấm ván, bàn tay vô thức luôn viết chữ, lưỡi câu, trò phóng dao... Và nhất là con cá (máu và mắt cá) trở đi trở lại với nhiều biểu hiện rất biến ảo thuộc về hình dáng và tính nết của nó. Hình ảnh sau cùng này cộng hưởng với trường liên tưởng văn hoá nơi tiếp nhận (Lạnh tanh máu cá, Khác máu tanh lòng, Như mắt cá ươn?) gợi lên cả một miền suy tưởng sâu xa về cõi người. Một tác phẩm hay phải đạt được một vài biểu tượng nghệ thuật có khả năng phát sáng như thế.
    Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của nền văn học Việt Nam: Trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện lòng xót thương đau đớn đối với con người và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân cách con người - những giá trị nhân văn cổ điển vĩnh hằng. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn chương dân tộc đã có từ xa xưa, qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, qua Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao và rất nhiều nhà nghệ sĩ tên tuổi khác. Trong một bối cảnh xã hội có nhiều rạn nứt và đổ vỡ như xã hội hiện đại hôm nay, chỉ có các giá trị nhân văn cổ điển mới có khả năng cứu vãn thế giới. Các giá trị nhân văn cổ điển lành tính sẽ xoa dịu, sẽ hàn rịt lại những tổn thương tinh thần to lớn của con người hiện đại. Tôi tin tưởng điều đó. Thành công của Tấm ván phóng dao chẳng phải là một minh chứng đầy sức thuyết phục đó sao! Tác phẩm làm ấm lòng những người kỳ vọng vào nền tiểu thuyết Việt Nam hôm nay.
    Cần Thơ, 8/2004 - Hà Nội 9/2004
  3. blue_spy

    blue_spy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    1
    hi`, tác phẩm này cũng đã được nghe giới thiệu nhiều nhưng vẫn chưa có cơ hội được đọc qua
    mà sao đợi mãi không post bài lên đi
    có người chờ nè
  4. yeudautantheo

    yeudautantheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cuốn này rất nên đó, tớ cũng đã đọc một lần và còn muốn đọc lại. Có một câu ám ảnh tớ mãi (không biết tớ có nhớ chính xác không): "Cuộc đời không phải là một chuỗi cười thật sự vui. Xâu chuỗi có hạt xấu, hạt tốt, hạt cười, hạt khóc, hạt hạnh phúc, hạt vô hạnh. Nó là xâu chuỗi vô thường"
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ai có file mềm Tấm ván phóng dao thì post lên đây hoặc gửi lên thư viện của Tom Gud nhé. Cám ơn. Tớ đọc sách mà ko có thời gian type.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    DANH HÀI - NHÀ VĂN MẠC CAN
    Phỏng vấn "Tấm ván phóng dao"
    VĂN BẢY
    Trước khi đọc tiểu thuyết "Tấm ván phóng dao" (NXB Hội nhà văn, 2004) và một số truyện ngắn khác được in gần đây, người ta chỉ biết đến Mạc Can như một danh hài với các màn ảo thuật làm trò cho thiếu nhi. Dù nghệ sĩ này biết trên 1.200 trò ảo thuật lớn nhỏ, diễn rất nhiều kịch và phim, viết nhiều kịch bản và truyện ngắn?
    "Tôi yêu mến làm sao những con người sống chung quanh..."
    Trong danh sách trao giải thưởng "Cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004" do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vừa được công bố, ?oTấm ván phóng dao? của Mạc Can là 1 trong 4 tiểu thuyết đoạt giải A. Bây giờ, Mạc Can lại nổi tiếng là một nhà tiểu thuyết với bút pháp sinh động, nhiều suy tư triết lý. Báo chí vây quanh, đến mức ông ?okhông còn gì? để trả lời; cho nên tiếp chuyện với tôi lần này, ông cứ đùn đẩy mãi, cuối cùng ông nói, đọc tiểu thuyết rồi, nhân vật ?otôi? cũng như tôi ngoài đời, ông thấy chỗ nào khớp thì lấy ý vậy. Do quen thân, với cũng đôi lần phỏng vấn - lại không muốn cover bài cũ, tự nhiên tôi thấy ý này thật thú vị và quả thật, có nhiều đoạn khớp ý đến không ngờ. Chúng ta sẽ có một bài phỏng vấn với những đoạn khớp nguyên văn tiểu thuyết "Tấm ván phóng dao", tất nhiên đã có sự đọc lại của chính người được phỏng vấn.
    - Câu đầu tiên, được biết ông sinh ra trên gánh hát giang hồ, thông tin này chính xác không?
    Mạc Can: Tôi sinh ra trên một dòng sông, mái nhà của gia đình tôi là mui một chiếc ghe nhỏ. Cha tôi một người hát rong, sống lưu linh lưu địa, ông có tánh hào phóng vô lo, lại khá nóng nảy. Nói như ông nội tôi thì? nếu trong lu của cha tôi chiều nay còn chút gạo, ngày mai hẵng tính, gạo chợ nước sông, trên bến dưới thuyền, cá mắm tôm cua vùng lục tỉnh Nam bộ bên cạnh con người. Còn Mẹ tôi là một người đàn bà bình dân, vui tánh, bà không biết một chữ cái, đổi lại nhiều trí tưởng tượng, bà hay kể về tôi: Thằng nầy ngộ lắm, mới đẻ ra, chút xíu nó đã cười rồi, chắc mụ bà móc miệng nó dạy nó làm hề? ("Tấm ván phóng dao", tr.12)
    - Lúc nhỏ, ông là người thế nào?
    M.C: Thời thơ ấu của tôi, của anh em tôi cứ vậy, chầm chậm trôi theo những dòng sông vui buồn, trong cơ khổ đói khát, với hoàn cảnh riêng biệt không giống ai. Vì vậy mà tôi trở nên ít nói, có khi nhiều ngày liền tôi không nói một tiếng, làm cho cha tôi, nhứt là mẹ tôi cứ tưởng rằng tôi bị ai đó cắt mất lưỡi. Tôi chỉ thầm nói trong cái đầu nhỏ của tôi hai chữ ?otại sao? rồi cúi đầu nhẫn nhục, chịu đựng, bởi không ít người nhìn chúng tôi với đôi mắt chê trách, khinh miệt bầy xướng ca vô loài, mặc dù chúng tôi có ca hát chi đâu? (tr.26)
    - Lông bông đây đó, nghe nói ông chỉ được đi học có 2-3 năm, sao ông viết văn linh hoạt như thế?
    "Mỗi đêm lại đứng ngoài sau tấm ván phóng dao... Chỉ cần lệch một chút thôi, thì chuyện sẽ khác hẳn"
    M.C: Tôi hay đọc, bất cứ cái gì có chữ là tôi đọc. Một hôm tôi nhìn thấy trong miếng giấy báo gói xôi, tấm hình của người đàn ông mà mọi người chào, rồi trong đêm, tôi nằm chiêm bao tôi biến thành ông ta với bộ râu ?o*** mũi?. (tr.118)
    - Nhưng bù lại, hẳn ông cũng bắt gặp những con người thú vị?
    M.C: Tôi yêu mến làm sao những con người sống chung quanh, tôi thèm muốn được vô tư như họ, nhưng không thể, đáng lý tôi là một người vui tánh, nhưng cũng không thể, vì tôi sinh ra khá buồn phiền và có một số phận khác hẳn. (tr.134)
    - Tại sao thế?
    M.C: Tôi đa nghi, luôn chẳng bằng lòng, không hề có chuyện tôi bất mãn gì, tôi chỉ bất mãn với tôi, khắc kỷ hợm hĩnh, tôi ẩn núp ngoài sau tấm ván đã quen với bóng tối, tôi khó có thể bình yên, dù cho tôi ở bên người. Và dù tôi có sống một mình trên đảo hoang, tôi vẫn bất mãn, vì sao lại phải có thêm cái bóng của mình? Cô độc chính là sản nghiệp của tôi, số vốn kỳ lạ nầy làm tôi thật khó lòng xoay trở. (tr.135)
    - Đứng sau "Tấm ván phóng dao" hàng đêm, cả khi em gái ruột bị dao sát thương chết. Ông nghĩ gì khi viết chuyện đó thành cuốn tiểu thuyết?
    M.C: Từ lâu tôi không muốn, tôi không thích, cứ mỗi đêm lại đứng ngoài sau "Tấm ván phóng dao", cái tấm thớt tanh tưởi, hay là tấm ván hòm nầy, nhưng tôi khó thoát ra được, nó đã là xiềng xích quen thuộc, đầy ắp điều kiện chằng chịt, liên quan dây mơ rễ má với nhau. (tr.148)? Chỉ cần lệch một chút thôi, thì chuyện sẽ khác hẳn, như tôi đã hết sức chứng minh, một con người, không cách nào tránh khỏi một vài lần vô ý, phân tâm. (tr.177)
    - Nhìn lại cuộc đời với nhiều giông tố, cuộc diễn không một vai chính, tài năng không một danh phận, hạnh phúc không một suyên số? phải chăng quá bi ai?
    M.C: Tôi nhận ra một cách thản nhiên và? muộn màng. Tôi đã không chọn mà có một cuộc đời bất trắc và khổ ải cho mình, tuy nhiên điều đó thú vị thật, số vốn này quá lớn mà lại ít ai có! Ông tôi, Cha Mẹ tôi, anh em tôi, nào đã chọn, tất cả đều trong thế bị động. (tr.188)
    Văn Bảy
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    4 tác phẩm đoạt giải A Cuộc thi tiểu thuyết lần II
    Sáng nay, Hội nhà văn VN đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi tiểu thuyết lần II (2002-2004) và phát động Cuộc thi tiểu thuyết lần III (2005-2008). Các tác phẩm ''Bến đò xưa lặng lẽ'' (Xuân Đức), ''Dòng sông Mía'' (Đào Thắng), ''Rừng thiêng nước trong'' (Trần Văn Tuấn) và ''Tấm ván phóng dao'' (Mạc Can) đoạt giải A.
    Trong số 20 cuốn tiểu thuyết lọt vào vòng chung khảo, Ban giám khảo cũng chọn ra được 5 giải B, gồm: An lạc dưới trời (Nguyễn Xuân Hưng), Cánh đồng lưu lạc (Hoàng Đình Quang), Ngụ cư (Thùy Dương), Ma nữ (Nguyễn Khắc Phục), Tìm trong nỗi nhớ (Lê Ngọc Mai). Ngoài ra, còn có 5 tác giả nhận được tặng thưởng của Ban tổ chức.
    Nhà văn Mạc Can đoạt giải A với tiểu thuyết
    Nhà văn Mạc Can đoạt giải A với tiểu thuyết "Tấm ván phóng dao".
    Đoạt giải thưởng trong cuộc thi này là những tên tuổi không quá nổi tiếng nhưng cũng không còn xa lạ gì với độc giả, chỉ có Mạc Can, Nguyễn Xuân Hưng, Lê Ngọc Mai... là những cái tên khá mới. Giải A với Tấm ván phóng dao, một cuốn tiểu thuyết khá nổi đình nổi đám trên báo chí và trong làng văn từ trước khi giải thưởng được công bố, "cây bút trẻ" Mạc Can khá "đắt sô" khi được đông đảo báo chí và truyền hình "hỏi thăm". Mộc mạc và hồn nhiên, ông tâm sự: "Tôi là một diễn viên hài bình thường mới chập chững bước vào nghề văn nên nhận được giải thưởng này là một điều bất ngờ đối với tôi. Tôi đang đứng đây, tay tôi cầm hoa và bằng khen của Ban tổ chức, điều này là sự thật, nhưng tôi cứ ngỡ như chiêm bao". Ông cho biết thêm: "Sắp tới tôi dự định viết một cuốn tiểu thuyết có tên gọi là Phóng viên mồ côi. Đó là một câu chuyện về về cuộc sống và những gian nan nghề nghiệp của những phóng viên không thuộc biên chế một tòa soạn nào cả, họ như là những phóng viên mồ côi".
    Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Hội nhà văn VN, ông Hữu Thỉnh cho rằng một trong những hạn chế của đời sống văn học hiện nay là khâu phát hành, quảng bá tác phẩm. Trong đó, biểu hiện dễ thấy là những khó khăn trong việc lưu thông sách và các ấn phẩm văn hóa giữa hai miền. Ông nói: "Trong khi các loại hàng hóa vật chất lưu thông rất nhanh giữa hai miền Bắc Nam thì những sản phẩm văn hóa tinh thần dường như lại ách tắc".
    Việc phát động cuộc thi tiểu thuyết lần III không nằm ngoài mục đích hướng tới những tác phẩm hay, phù hợp với yêu cầu thời đại và đáp ứng được sự mong đợi của độc giả. Cũng theo nhà thơ Hữu Thỉnh, điều quan trọng nhất để có được những tác phẩm hay trong điều kiện hiện nay là việc đảm bảo quyền tự do sáng tạo cho nhà văn. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ này, Hội nhà văn sẽ nhận được một khoản hỗ trợ trị giá 7 tỷ đồng từ Liên hiệp các Hội nghệ sĩ nhằm thực hiện Dự án đầu tư chiều sâu cho các hoạt động sáng tác, trong đó đặc biệt tập trung vào thể loại tiểu thuyết, một thể loại vẫn được đánh giá là "trụ cột" của nền văn học.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    4 tác phẩm đạt giải thưởng Văn học - nghệ thuật TP HCM
    Sáng nay, tại hội trường UBND thành phố, lễ trao tặng "Giải thưởng văn học - nghệ thuật TP HCM lần IV 2003-2004" đã diễn ra. 4 tác phẩm đoạt giải gồm các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc. Ngoài ra, có 7 tác phẩm mỹ thuật, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, sân khấu được tặng thưởng.
    Các tác phẩm được giải gồm: Tấm ván phóng dao (tiểu thuyết, nghệ sĩ - nhà văn Mạc Can), Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút (tượng, nhà điêu khắc Nguyễn Hải), Quê hương đất nước (giao hưởng số 8, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam), Khu du lịch Bến Thành non nước (kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất).
    Các tác phẩm được tặng thưởng là Sài Gòn ba mũi giáp công (tranh sơn dầu, họa sĩ Phạm Đỗ Đồng), Mùa len trâu (phim truyện, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh), Người từ hai cuộc chiến bước ra (phim tài liệu, biên kịch: Nhất Mai, đạo diễn: Mai Bằng), Sự ân hận muộn màng (kịch múa, biên đạo: Việt Cường - Kim Quy), Góp tay vì công lý (ảnh nghệ thuật, tác giả Hoàng Thạch Vân), Hãy yêu nhau đi (kịch nói, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn Hùng Lâm), Trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn (kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu).
    Nghệ sĩ - nhà văn Mạc Can là người tạo ra bất ngờ lớn khi tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của ông vừa nhận được giải A cuộc thi tiểu thuyết trị giá 15 triệu đồng của Hội nhà văn Việt Nam, và lần này ông "rinh" tiếp phần thưởng 20 triệu đồng của UBND TP HCM. Tại buổi lễ, ông tâm sự: "Trong văn chương tôi còn phải học hỏi rất nhiều, đôi khi bạn bè có góp ý là viết còn "ngô nghê", câu chữ lung tung. Nhưng tôi đến với văn chương bằng tình chân thật, niềm đam mê cháy bỏng từ thuở nhỏ của mình. Và bây giờ tình yêu ấy đã được đáp lại. Còn gì vui hơn!...".
    Giải thưởng văn học - nghệ thuật TP HCM được trao tặng 2 năm một lần cho các tác phẩm (của các cá nhân - tập thể văn nghệ sĩ) công bố trong vòng 2 năm trước khi xét giải, tính từ ngày 1/11 năm thứ 2 của kỳ chấm giải trước đến hết ngày 30/10 năm thứ 2 của kỳ chấm giải hiện tại. Giải có 2 mức giá trị: 35 triệu đồng cho tác phẩm điện ảnh, sân khấu, múa; 20 triệu đồng cho tác phẩm văn học, mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, nhiếp ảnh. Về những tác phẩm được tặng thưởng, 17,5 triệu đồng nếu là tác phẩm điện ảnh, sân khấu, múa; 10 triệu đồng cho tác phẩm văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, nhiếp ảnh.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    ?oÔng hề già ?" cây bút trẻ? Mạc Can
    16-10-2005 09:48:08 GMT +7
    Lên sân khấu từ 8 tuổi, năm nay Mạc Can đã tròn 60, ông vẫn lên sân khấu và lên màn ảnh. Mạc Can bảo ông luôn đóng vai hề. Nhỏ là hề con. Lớn hơn thành hề vừa vừa. Bây giờ là hề già. Rồi một ngày đẹp trời, hề già Mạc Can "ẵm" luôn một lúc hai giải văn chương, một của Hội Nhà văn Việt Nam, một của TPHCM, gây xôn xao dư luận.
    . Anh định làm gì với 35 triệu này?
    - Tôi sẽ bỏ ra một mớ để vui với anh em. Anh em thương mình, bây giờ có tiền cũng phải biết điều với anh em. Sau đó tôi sẽ gói số tiền còn lại. Để chi? Bây giờ tôi già rồi, kiếm tiền khó khăn, vả lại tôi cũng muốn ngồi viết hai cuốn sách nữa. Nếu không có tiền làm sao tôi có cái lận lưng để viết.
    . Anh cảm thấy mình trở thành nhà văn từ khi nào?
    - Cho tới bây giờ tôi cũng chưa cảm thấy gì là nhà văn gì hết. Anh em đùa gọi là "cây bút trẻ". Tôi rất hài lòng với cách gọi này. "Nhà văn" lớn quá, tôi không kham nổi.
    . Không dám nhận là nhà văn, nhưng tác phẩm "Tấm ván phóng dao" của anh đã được trao hai giải thưởng. Anh nghĩ thế nào khi được giải?
    - Tôi nghĩ cuốn sách của tôi được giải thưởng trong thời điểm chờ những cuốn sách hay hơn. Thành thật mà nói, cái chữ của tôi không đủ, nên tôi chỉ có câu chuyện để thuyết phục người đọc.
    . Anh viết bằng tay hay vi tính?
    - Tôi viết bằng máy vi tính. Đó là cái máy tính xách tay cũ do ông chủ Công ty Kiến Vàng cho mượn để làm việc cho ông ấy. Tôi viết truyện tranh cho họ. Cuộc vi hành của Kiến Tí Nị đến nay đã được 40 tập. Bọn trẻ con rất thích. Dự kiến, tôi sẽ viết khoảng 60 tập.
    . Thời khóa biểu một ngày của anh thế nào?
    - Lộn xộn lắm. Không tuần tự công việc gì cả. Đang ngồi, ai kêu đi làm thì đi. Ban đêm rảnh thì viết truyện chơi. Toàn là chuyện chơi, không có chuyện thiệt.
    . Với anh, chuyện gì mới thật?
    - Câu này tôi không trả lời nổi, phải mượn lời của người khác: "Ông Can viết ngô nghê. Ông ấy viết như đùa, không cố ý chuyện gì. Cái chữ cũng không cố ý làm ra cái văn. Nhưng đọc lần hồi rồi khám phá ra trong đó có chuyện, trong đó có văn?.
    . Lúc rảnh anh làm gì?
    - Ngồi thù lù, nhiều khi cả tiếng đồng hồ. Không có việc làm tôi sợ lắm.
    . Suốt đời làm hề, có lúc nào anh khóc không?
    - Tôi buồn bẩm sinh. Buồn muốn chết mà không biết vì sao. Mỗi lần buồn quá, tôi thường đi kiếm đĩa cà ri thật cay, ăn vào cho hết buồn. Cái này tôi nói thiệt, không phải đùa. Ăn ngon thấy khuây khỏa. Tôi không uống rượu vì rượu vào, buồn còn đậm hơn. Cũng có cái kỳ, cái mặt tôi mà càng buồn thì khi ra sân khấu người ta càng cười. Cứ nhúc nhích một cái là người ta cười.
    . Gia đình anh bây giờ ra sao?
    - Tôi có một con gái, đã ra riêng. Tôi cũng được vợ tôi cho phép ra riêng. Bà ấy bảo "ông cực quá rồi, bây giờ tôi cho ông rong chơi". Cho nên tôi khá tự do. Tôi làm hề muốn mòn người, cũng đến lúc phải nghỉ ngơi vì già rồi. Giễu vẫn còn được nhưng cái thanh sắc không còn. May mà lúc này qua phim tôi lại đắt hàng.
    . Trong nhà anh hiện nay, tài sản quý nhất là cái gì?
    - Có gì đâu. Tài sản quan trọng nhất của tôi hiện nay là cái xe Honda hai bánh cũ không giống ai, có cái gạc-ba-ga to bành ky, loại xe để người ta chở hàng: Trong nhà có cái TV nội địa nhỏ xíu, người ta thấy hình thì mình cũng thấy. Nhưng cái hình trong tivi của tôi nó thường chạy lên chạy xuống rất vui. Muốn cho nó khỏi chạy, tôi phải lấy cái muỗng chèn vào cái nút. Cái muỗng rớt, thì cái hình cũng nhảy. Còn nó không có cái hình nữa thì tôi nằm ngủ.
  10. nguoiyeusach

    nguoiyeusach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Tấm ván phóng dao
    Nxb Hội Nhà Văn (Mạc Can)
    Ngày xuất bản:
    Số trang: 203
    Kích thước: 15,4x20,5 cm
    Trọng lượng: 200(gr)
    Hình thức bìa: Mềm
    Số lần xem: 1
    Giá bìa: 25 000
    Giá bán: 25 000


    Giới thiệu về nội dung:
    Mạc Can, nghệ sĩ của sân khấu xiếc và hài kịch đã viết văn, truyện ngắn. Bây giờ là tiểu thuyết Tấm Ván Phóng Dao.
    Mạc Can sử dụng có hiệu quả thủ pháp gián sách. Mọi sự kiện, mọi biến động của đời sống bên ngoài vừa được tái hiện trực tiếp lập tức được dẩy ra xa, đưa qua màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại trong đó những đường đô thị rung rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con người được dịp trào ra ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc được xóa mờ đi, nhường chỗ cho những chiêm nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. nhiều trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nổi buồn thấm thía của kiếp làm người ...
    Xin giới thiệu cùng các bạn.
    Bạn có thể tìm mua bất kỳ sách nào tại
    www.saharavn.com
    Phục vụ trực tuyến rất chuyên nghiệp, tha hồ hỏi trực tuyến, có thể yêu cầu người phụ trách trực tuyến tìm bất kỳ cuốn sách nào mà bạn cần.

Chia sẻ trang này