1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạch chuông đố vui ?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi namhp1605, 11/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. namhp1605

    namhp1605 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mạch chuông đố vui ?

    Có huynh đệ nào biết mạch chuông đố vui (chỉ cho phép người đầu tiên bấm chuông có tín hiệu)
    mạch có 4 chuông cho 4 đội tham gia thi.

    Không biết ở Nhật Tảo có bán không nhỉ ? Giá cả như thế nào.
    Còn không có thì phải lắp ráp nhưng mình không biết mạch như thế nào ?

    Rất mong các huynh đệ giúp mình với. Mình đang rất cần !
  2. baphicr

    baphicr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Tui là dân ruộng. Tui đoán cái này cũng không có chi khó, lấy 4 cái rờ le, cho nó khoá liên động lẫn nhau, 4 công tắc nối vô 4 cuộn coil là xong.
    Xanh kia thăm thẳm từng trên
    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
  3. namhp1605

    namhp1605 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bác baphicr ơi, em không phải là dân chuyên nên bác có thể nói rõ một chút được không ?
    Khóa liên động là như thế nào hả bác ? Bác thông cảm cho máy đứa cháu nhà quê dùm.
    Bác có thể cho biết chi tiết những linh kiện cần mua được không ?
  4. baphicr

    baphicr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Cách dùng rơ le là cách rất cổ điển, bây giờ người t dùng PLC, mạch điện tử vv... Vì bạn đã hỏi tui xin trả lời.
    Bạn dùng một cái rơle, nối nguồn vào cuộn coil của rơle 1 qua công tắc chuông số 1. Các tiếp điểm phụ thường đóng của rơle 1 được mắc nối tiếp với cuộn coil của rơle 2,3,4. Tương tự, cuộn coil rơle 1 cũng phải mắc nối tiếp với tiếp điểm phụ thường đóng của rơle 2, 3, 4. Như vậy, khi 1 trong các rơle đóng thì các rơle kia không đóng đuwọc do mạch đã bị ngắt (các tiếp điểm trường đóng chuyển qua trạng thái hở)
    Đó là tui đoán như vậy, các bác kỹ sư điện chắc là có cách hay hơn.
    Xanh kia thăm thẳm từng trên
    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
  5. namhp1605

    namhp1605 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bác baphicr ơi ! Không biết bác có xạo con cháu không mà sao làm hoài theo ý bác mà không được.
    "Các tiếp điểm phụ thường đóng của rơle 1 được mắc nối tiếp với cuộn coil của rơle 2,3,4"
    Mắc nối tiếp với cuộn coil của Rơle 2, 3, 4, là như thế nào ?
    Có phải là như thế này không: tiếp điểm thường đóng của R1 nối với coil R2, tiếp điểm thường đóng của R2 nối với coil của R3, ...
    Cách này cũng không được.
    Nếu mắc nối tiếp coil 2, 3, 4 và R1 hình như cũng không được. Chỉ có tác dụng với 2 rơ le mà thôi, còn 3 trở lên thì bó tay !
    Bác baphicr có thể chi tiết tường tận cho con cháu được nhờ đi bác baphicr ơi !
  6. lamvn

    lamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    1
    Bạn namhp1605 ơi theo mình nghĩ thì khi nối n cuộn coil với nhau cần điện áp đặt vào mạch phải bằng n lần điện áp danh định của mỗi role thì chúng mới hút được. Tuy nhiên mình hiểu theo cách của bạn baphicr là có m mạch chuông thì rơle của bạn cũng cần phải có tối thiểu m-1 cặp tiếp điểm. Nếu có 4 mạch chuông thì rơle của bạn phải ít nhất 3 cặp tiếp điểm, mổi cặp tiếp điểm gồm 1 cái thường hở và 1 cái thường đóng (tiếp điểm phụ). Như vậy tiếp điểm thường đóng số 1 của rơle 1 nối với coil rơle 2, tiếp điểm thường đóng số 2 của rơle 1 nối với coil rơle 3, tiếp điểm thường đóng số 3 của rơle 1 nối với coil rơle 4, tương tự các rơle khác cũng đấu như vậy (Tiếp điểm thường đóng số 1 của rơle 2 nối với coil rơle 1, tiếp điểm thường đóng số 2 của rơle 2 nối với coil rơle 3, tiếp điểm thường đóng số 3 của rơle 2 nối với coil rơle 4. Tiếp điểm thường đóng số 1 của rơle 3 nối với coil rơle 1, tiếp điểm thường đóng số 2 của rơle 3 nối với coil rơle 2, tiếp điểm thường đóng số 3 của rơle 3 nối với coil rơle 4. Tiếp điểm thường đóng số 1 của rơle 4 nối với coil rơle 1, tiếp điểm thường đóng số 2 của rơle 4 nối với coil rơle 2, tiếp điểm thường đóng số 3 của rơle 4 nối với coil rơle 3). Nếu mỗi rơle có thêm một cặp tiếp điểm thứ tư nữa thì bạn dùng cái thường hở của cặp này để đấu vào chuông đèn, còn không thì dùng một trong 3 cặp tiếp điểm còn lại của mổi rơle để đấu vào chuông đèn nhưng cần chú ý đến điện áp.
    Không biết có phải vậy không ?
  7. baphicr

    baphicr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, vậy là bạn đã có 4 cái rơle, 4 cái nút ấn và 4 cái chuông. Xét mạch dưới đây:
    Giả sử khi bạn ấn nút PB2 trước, rơle R2 đóng làm chuông B2 reng, đồng thời. rơle R2 cũng ngắt các tiếp điểm thường đóng mắc nối tiếp giữa các nút ấn PB1, 3, 4 và rơle 1, 3, 4 làm vô hiệu hoá các nút nhấn này.
    Đây là mạch đơn giản nhất do một người chuyên làm ruộng tự nghĩ ra khi xem TV. Chắc chắn rằng có người đã nghĩ ra trước, và có những người khác đã có cách làm khác.
    Xanh kia thăm thẳm từng trên
    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
    Được baphicr sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 16/06/2003

Chia sẻ trang này