1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạch giao tiep với line điện thoại

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi hoduhu, 10/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoduhu

    hoduhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Mạch giao tiep với line điện thoại

    - Co bac nao co mach giao tiep voi line dien thoai trong bo tinh cuoc dien thoai khong ? xin cho toi biet voi !, toi dang co mot mach nhung mach nay co bien ap cong kenh lam !

    - Con nua de tinh cuoc thi ta dua vao tin hieu dao cuc, nhung de hien thi so goi den thi phai dua vao tin hieu gi neu nhu da dang ky voi buu dien ? mong bac nao biet chi giup cho !
  2. phamducnam

    phamducnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hi hodudu !
    Mach giao tiếp điện thoại trong bộ tính cước thực ra rất đơn giản và cũng không cồng kềnh như bạn nói đâu. Biến áp sử dụng trong mạch giao tiếp này là biến áp cách ly 1:1 trở kháng vào là 600 Ohm. Các biến áp này có kích thước rất nhỏ (chỉ cỡ 3cmx3cm). Mạch bao gồm bộ phát hiện trạng thái thuê bao, mạch thu tín hiệu DTMF và một bộ điều khiển trung tâm.
    Để nhận được tín hiệu đảo cực cũng như Caller ID thì phải đăng ký với bưu điện. Tín hiệu Caller ID được truyền trên đường dây điện thoại đến thuê bao ngay trước hồi chuông thứ nhất. Có hai loại tín hiệu Caller ID :
    + Tín hiệu ở dạng FSK theo chuẩn V.23.
    + Truyền tín hiệu ở dạng DTMF.
    Hiện nay ở nước ta đang sử dụng dạng truyền tín hiệu ở dạng DTMF. Do đó bạn có thể sử dụng ngay bộ nhận DTMF của mạch tính cước để nhận tín hiệu Caller ID.
    Bạn có thể tham khảo tài liệu về Caller ID ở các địa chỉ sau :
    http://www.epanorama.net/documents/telecom/cid_bellcore.html
    http://www.adventinstruments.com/resources/giart/giSTD3a.htm
    Được phamducnam sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 12/08/2003
  3. hoduhu

    hoduhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hi phamducnam !
    Cám ơn bạn rất nhiều với những thông tin trên, tôi sẽ thực hiện xem sao. Nhưng tôi vẫn cảm thấy nó hơi cồng kềnh thế nào ấy, vì tôi làm đến 8 Line. Không biết bạn có mạch phát hiện trạng thái thuê bao mà không dùng biến áp không ? vì tôi thấy ở các bộ tính cước mà người ta bán không thấy dùng biến áp nào hết và nó 2 lớp cũng khó vẽ lại. Thân ái !
  4. phamducnam

    phamducnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Trước tiên mình xin lỗi vì có sự nhầm lẫn ở bài trước. Caller ID sử dụng DTMF hay FSK là phụ thuộc vào loại tổng đài đang sử dụng, chẳng hạn như tổng đài EWSD của Siemens sử dụng phương thức DTMF trong khi tổng đài E10 của Alcatel lại sử dụng FSK. Do đó bộ Caller ID của bạn cần phải trang bị cả hai chức năng thì mới có thể sử dụng trên mạng PSTN hiện tại được.
    Còn về bộ tính cước 8 thuê bao của bạn, tôi không biết schema của nó như thế nào, nhưng mạch phát hiện trạng thái thuê bao thì không phải dùng biến áp do nó chỉ phát hiện dòng DC trên line điện thoại và chỉ dùng Opto Coupler để cách ly với mạch bên trong. Biến áp chỉ được dùng để cách ly line điện thoại với bộ thu DTMF. Nếu bạn không muốn sử dụng biến áp trong trường hợp này thì có thể sử dụng cấu hình vi sai của MT8870 để thu tín hiệu DTMF. Tuy nhiên sự cách ly về điện sẽ không tốt và mạch của bạn sẽ dễ bị nhiễu hơn so với khi sử dụng biến áp cách ly.
    Thân ái.

Chia sẻ trang này