1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Made in china_những kỹ thuật quân sự

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 26/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Made in china_những kỹ thuật quân sự

    Hải quân Trung Quốc muốn làm bá chủ vùng biển châu Á



    Vào thời kỳ hùng mạnh nhất, 600 năm trước, thủy binh Trung Quốc thống trị vùng biển châu Á, tung hoành ngang dọc từ Hoàng Hải tới Java, qua cả Ấn Độ Dương mà không hề vấp phải đối thủ nào. Ngày nay, viên tư lệnh của hạm đội Bắc Hải, thiếu tướng Đinh Nhị Bình, cũng mơ được cưỡi sóng, tiếp bước các tiền nhân.

    Ngồi trên cầu tàu tại cảng miền đông Thanh Đảo, phía trước là một chiếc tàu khu trục có gắn tên lửa, ông Đinh nghĩ tới huyền thoại về đô đốc thái giám Trần Hà thời nhà Minh. Tương truyền, với chiều cao quá khổ 2,13 mét, khi đứng cùng với đám lính dưới quyền, ông Trần trông sừng sững, đầy sức mạnh. Lúc bấy giờ, ông Trần chỉ huy một trong những đội thủy binh oai hùng nhất thế giới, gồm 62 tàu chiến và khoảng 30.000 lính. Dò đường bằng la bàn và tính giờ bằng cách chia vạch trên những que hương trầm, hạm đội đó chinh chiến khắp nơi, từ biển Ảrập cho tới Đông Phi.

    Theo các học giả Trung Hoa, ?oHạm đội Châu báu? của ông Trần chu du vòng quanh thế giới 7 thập kỷ trước khi Colombus khai phá Tân Thế giới. Nhưng chỉ trong vòng 10 năm, một vị hoàng đế mới lên ngôi đã ra chỉ dụ cho Trần phải giải tán đoàn quân. Suốt nửa thiên niên kỷ sau đó, đội thuyền của Trung Quốc chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh hải của mình, ít có những chuyến vượt biển sang nước khác.

    Giờ đây, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang làm hết sức mình để kế thừa di sản đô đốc Trần. Mỗi năm, quân đội nước này chi hàng tỷ USD để đóng tàu mới và mua vũ khí. Không chỉ thế, hải quân đất nước đông dân nhất thế giới này còn đưa tàu ra vùng biển quốc tế để dương oai diễu võ. Hôm 23/9, trong tiếng nhạc khải hoàn, tàu Thanh Đảo và một tàu tiếp tế đã kết thúc hành trình vòng quanh thế giới lần đầu tiên thời hiện đại của hải quân Trung Quốc, với mục đích biểu dương lực lượng và xây dựng mối quan hệ với hải quân các nước. Hơn ai hết, ông Đinh là người vui mừng nhất trước thành công này: ?oDo những yếu tố lịch sử, chúng tôi chưa bao giờ hoàn thành chuyến chu du vòng quanh thế giới. Còn nay, tôi có thể tự hào tuyên bố với các bạn rằng lần đầu tiên, chúng tôi đã kết thúc một sứ mệnh đặc biệt?.

    Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, dù đội tàu tương đối nhỏ nhưng chuyến đi này mang một ý nghĩa hết sức to lớn. Nó gợi nhắc giấc mơ bá chủ và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh châu Á của hải quân Trung Quốc. Viên đô đốc về hưu người Mỹ, cố vấn an ninh về vấn đề Đông Á, Eric McVadon, nhận định: ?oChuyến đi của Thanh Đảo ít nhiều nhằm vào Đài Loan, cũng như là dấu hiệu ngầm cảnh báo Mỹ đừng can thiệp vào cuộc khủng hoảng với Đài Bắc. Hải quân Trung Quốc đang nhắm vào mục tiêu này?. (Từ lâu, Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh không thể chia cắt và đe dọa sẽ có biện pháp cứng rắn, kể cả bằng quân sự, nếu Đài Bắc cố tình theo đuổi mục tiêu độc lập).

    Trong hơn 10 năm qua, hải quân Trung Quốc đã tăng cường hạm đội tàu nổi bằng việc bổ sung hai tàu hạng Sovremenney của Nga cho hạm đội phía Đông, đối diện với Đài Loan. Hai chiếc tàu nữa sẽ được chuyển giao trong nay mai. Theo đánh giá của các nhà phân tích, đáng ngại nhất là số tên lửa chống hạm N-22/Sunburn siêu âm của Trung Quốc. Một báo cáo của Quốc hội Mỹ công bố hồi tháng 7 cho biết, hiện nay, chưa hải quân nước châu Á nào có thể bắn hạ được loại tên lửa này.

    Dưới lòng biển sâu, Trung Quốc cũng nâng cấp hạm đội tàu ngầm, vốn gồm 50-60 chiếc mà đa phần đều đã lỗi thời và gây tiếng động rất lớn khi hoạt động. Mới đây, quân đội vừa tăng cường 4 chiếc tàu ngầm tấn công hạng Kilo chạy bằng năng lượng điện và dầu diesel. Khi chạy, loại tàu này hầu như không gây ra tiếng động. Trung Quốc đang đặt thêm 8 chiếc nữa. Theo tạp chí quốc phòng Jane số tháng 8, cuối năm nay, Bắc Kinh cũng sẽ mua khoảng 40 máy bay chiến đấu Su-30MKK của Nga, được trang bị hệ thống radar tiên tiến có thể khai hỏa các tên lửa không đối đất chống tàu chiến. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc còn đang tích trữ nhiều loại ngư lôi chống tàu ngầm.

    Theo các nhà phân tích, sự cải tiến và nâng cấp của hải quân Trung Quốc còn nhằm phục vụ cho những lợi ích bên ngoài eo biển Đài Loan, trong đó có những mục tiêu an ninh dài hạn của họ, bảo đảm cho sự phát triển liên tục của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên, cố vấn McVadon cho rằng nếu Bắc Kinh muốn trở thành bá chủ hải quân trong khu vực, họ phải tung ra một lực lượng đủ sức ganh đua được với hạm đội của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, được trang bị vũ khí công nghệ tiên tiến hơn hẳn. Mà điều đó thì đâu có dễ thực hiện trong một sớm, một chiều.



    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  2. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Hồ sơ về các loại tàu ngầm của Trung Quốc
    Sau 3 thập kỷ gắn bó với loại tàu ngầm hạng Romeo và Ming đã lỗi thời, hải quân Trung Quốc đang dần hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của mình, bằng cách đưa vào SSK hạng Kilo của Nga và SSG hạng Song nội địa. Ngoài ra, nước này còn tìm cách phát triển các thế hệ tiếp theo của tàu ngầm hạng Han SSN và Xia SSBN.

    Tàu Han 402 SSN.
    Đây là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này. Hiện Trung Quốc có 5 chiếc.
    Han 404 SSN (loại 091/09 I, trọng lượng nước rẽ khi lặn là 5.500 tấn) được đưa vào sử dụng đầu những năm 90. Hai chiếc đầu tiên (401 và 402) gặp trục trặc trong khâu tỏa nhiệt. Vấn đề này về sau đã được giải quyết. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 90, chúng hoạt động không được hiệu quả. Từ chiếc 403 trở đi, thân tàu được mở rộng thêm 8 m ở phần thăng bằng phía đuôi. Ngoài ra, nó còn mang thêm một loại ngư lôi điều khiển bằng dây dẫn mới. Nó có khả năng phóng các tên lửa chống tàu YJ-8 SSM từ ống phóng ngư lôi 533 mm.
    Hồi tháng 10/1994, ngoài bờ biển CHDCND Triều Tiên, máy bay USN S-3B ASW thuộc nhóm tàu sân bay Kitty Hawk đã lần theo một chiếc tàu ngầm hạng Han. Trung Quốc phải phái 2 máy bay chiến đấu chặn chiếc phi cơ này.
    Gần đây, các tàu hạng Han đã được sơn đen (màu phổ biến ở hải quân các nước) thay cho màu xanh lam trước kia. Loại tàu hạng Han được nâng cấp tiếp theo là 093/09 III (trọng lượng của khối nước bị chiếm chỗ khi lặn là 8.000 tấn, tương tự như tàu ngầm hạng Victor III của Nga cuối những năm 70). Người ta cho rằng chiếc đầu tiên đã được hạ thủy cuối năm 2000. Dự kiến Trung Quốc sẽ có 6-8 chiếc 093 SSN như vậy.

    Tàu Xia sau khi được phủ hạng sơn mới màu đen.
    Đây là tàu ngầm lắp tên lửa đạn đạo và sử dụng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc có duy nhất 1 chiếc.
    Tàu ngầm hạng Xia SSBN (loại 092/09 II, trọng lượng nước bị chiếm chỗ khi lặn là 6.500 tấn) gần đây mới ra khơi trở lại sau 3 năm tu sửa. Giờ đây, nó có hạng sơn mới màu đen, một thiết bị định vị bằng âm thanh lắp ở phần trước thân (giống như tàu Song SSG), một gian được thiết kế lại để chứa những ống phóng tên lửa dài hơn, hệ thống kiểm soát đã qua nâng cấp để phóng các tên lửa SLBM loại mới. Nếu như ban đầu, tàu này được trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (CSS-N-3) (tầm bắn 1.700 km, sử dụng hệ thống chỉ dẫn nhờ quán tính và mang một đầu đạn hạn nhân nặng 1,25 tấn) thì giờ đây nó mang 12 tên lửa JL-2 SLBM (CSS-NX-4, tầm bắn 8.000 km). Từ nhiều năm nay, hải quân Trung Quốc chỉ có một chiếc Xia 406. Mặc dù có tin đồn là họ đã lắp thêm chiếc thứ hai, nhưng thông tin này chưa được xác nhận. Điều này cho thấy thiết kế tàu ngầm có vấn đề, nên người ta không đưa nó vào sản xuất hàng loạt.
    Bù vào khiếm khuyết đó, Xia là một nơi thử tên lửa lý tưởng, nhất là từ sau vụ phóng thành công tên lửa JL-1 năm 1988. Mẫu thiết kế mới là loại 094/09 IV (trọng lượng nước bị chiếm chỗ khi lặn: 12.000 tấn). Chiếc đầu tiên thuộc loại này đã được hạ thủy năm 2002. Dự kiến sẽ có tổng cộng 3-4 tàu 094 được sản xuất, mỗi chiếc trang bị 16 tên lửa JL-2 SLBM.

    Tàu ngầm hạng Kilo.
    Tàu ngầm động cơ diesel, Trung Quốc hiện có 4 chiếc và chuẩn bị mua thêm 8 chiếc.
    Mặc dù đội tàu hạng Kilo của Trung Quốc hãy còn thua xa Nga, đây là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển tàu ngầm truyền thống của hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm này có thể mang tới 18 ngư lôi TEST-71, TEST-96 hay 53-65 điều khiển bằng dây dẫn, khi bắn sẽ sử dụng 6 ống phóng. Chiếc thứ 3 và thứ 4 (366 và 367) thuộc dự án 636 là một trong những loại tàu ngầm truyền thống chạy êm nhất thế giới.
    Tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên được chuyển về Trung Quốc hồi tháng 11/1997, còn chiếc thứ hai cuối năm 1998. Hiện cả 4 tàu ngầm hạng Kilo đều ở căn cứ Xiangshan thuộc Hạm đội Hoa Đông.
    Hai tàu ngầm đầu tiên - loại 877EKM (364, 365) - có gặp một số trục trặc về máy móc (ắc quy và máy phát điện bị hỏng hóc) do thủy thủ thiếu kinh nghiệm, nên không được sử dụng trong mấy tháng. Theo thông tin mới nhất thì Trung Quốc đã đặt mua của Nga thêm 8 chiếc 636, được trang bị tên lửa Club có tầm bắn 300 km. Đây được coi là biện pháp nhằm đối phó với việc Đài Loan đặt mua 8 tàu ngầm động cơ diesel của Mỹ.

    Tàu ngầm Song 039.
    Tàu ngầm mới nội địa hạng SSG (loại 039, trọng lượng nước rẽ khi lặn 2.250 tấn) hạ thủy hồi tháng 5/1994, nhưng đến năm 1998 mới được trang bị vũ khí.
    Mặc dù vẫn giữ lại tháp chỉ huy có bậc thang giống như tàu ngầm loại cũ (hạng Ming/Romeo), đây là bước tiến lớn so với tàu ngầm hạng Ming. Nó hoạt động tốt hơn về mặt thủy động lực học, các thiết bị định vị bằng âm thanh (sonar) hình trụ lắp ở phần trước tàu, và nó sử dụng động cơ diesel MTU 12V 493 của Đức. Nhờ một chân vịt 7 cánh không đối xứng, tàu ngầm hạng Song chạy êm hơn nhiều so với đàn anh của nó. Người ta từng suy đoán là tàu ngầm này có thể được sử dụng để phóng tên lửa YJ-8/C-801 và ngư lôi điều khiển bằng dây dẫn (có lẽ là Yu-6/Mk-48) từ ống phóng ngư lôi 533 mm.
    Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc đã bỏ ý định phát triển tàu ngầm loại 039, sau khi con tàu đầu tiên gặp một loạt rắc rối trầm trọng. Họ tìm đến một loại tàu cải tiến gọi là 039A. Chiếc đầu tiên (321) đã qua thử nghiệm trên biển và được đưa vào sử dụng hồi cuối năm 2001. Ở đây, người ta giữ lại bộ thăng bằng truyền thống của tàu, nhưng loại bỏ tháp chỉ huy có bậc thang. 039A có thể được trang bị hệ thống AIP (một hệ thống giúp tàu ngầm chìm sâu trong nước và không bị phát hiện trong một khoảng thời gian dài), từng qua thử nghiệm trên một con tàu hạng Ming SS.
    Nhưng việc Bắc Kinh đặt hàng tới 8 chiếc hạng Kilo của Nga cho thấy hải quân Trung Quốc có thể đã bỏ kế hoạch phát triển tàu hạng Song và tìm đến một mẫu thiết kế hoàn toàn mới.

    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  3. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Hải quân Trung Quốc đã đưa vào trang bị chiếc tàu ngầm lớp Sun thứ 2 sau nhiều năm thử nghiệm. Tàu do nhà máy đóng tàu U- khan thiết kế, chế tạo. Đây là tàu ngầm chiến đấu có lượng giãn nước khi nổi 1700 tấn và khi lặn là 2250 tấn, sử dụng động cơ đi- ê- den loại 16V396SE, tổng công suất 6.092 mã lực, tốc độ hành trình dưới ngầm tối đa 22 hải lý/giờ. Tàu trang bị tên lửa YJ- 82 cải tiến từ tên lửa C-801 và 6 thuỷ lôi 53 mm cùng thuỷ thủ đoàn gồm 60 người.
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  4. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa A100 của Trung Quốc

    A100 là hệ thống tên lửa do Viện nghiên cứu tên lửa đẩy Trung Quốc
    nghiên cứu, chế tạo, tương đương với hệ thống tên lửa BM-30 của Nga. Hệ thống tên lửa có khả năng tác chiến ở trận địa đã định trước và chưa định trước. Hệ thống A100 dùng để tấn công các mục tiêu có chiều sâu chiến lược và chiến thuật như xe tăng, xe bọc thép, máy bay trực thăng, các phương tiện đổ bộ các tàu chiến gần bờ, hệ thống chỉ huy, ra-đa, hệ thống thông tin... So với hệ thống tên lửa M-270 của Mỹ và BM-30 của Nga thì A100 không thua kém về độ chính xác, uy lực, thậm chí A100 còn chiếm ưu thế về tầm bắn. Hệ thống này mỗi lần có thể phóng từ 80 đến 120 quả tên lửa tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi 2 km vuông.
    Hệ thống A100 bao gồm tên lửa, giàn phóng, xe phóng, xe chỉ huy, xe chuyên chở tên lửa. Tên lửa dài 7,3m, đường kính 0,3m, trọng lượng khi cất cánh là 840 kg, trọng lượng khi phát nổ là 235 kg, bán kính sát thương tới 150 mét. Tên lửa sử dụng hệ thống kiểm soát, dẫn đường đơn giản giống như BM-30 của Nga và có chế độ điều chỉnh sai lệch tầm hướng ngang khi đang bay.
    Giàn phóng của A100 có 10 ống phóng, chia thành 2 lớp liên kết với nhau. Giàn phóng có thể phóng từ 10 đến 20 quả tên lửa. Trên giàn phóng có lắp đặt hệ thống phân tích tự động, hệ thống khoá an toàn và hệ thống đánh chặn.
    Xe phóng của A100 là loại xe gầm thấp 08 bánh, trọng lượng 21 tấn, khi có trang bị là 22 tấn, tốc độ lớn nhất khi vận tải các trang thiết bị là 650 km/giờ, hành trình mỗi lần tiếp dầu là 650 km, có thể quay đầu ở bán kính 15m, độ leo dốc là 57%, lội nước ở độ sâu 1,1m, cơ động ở mọi địa hình.
    Trên xe có trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống định hướng tự động con quay, nó có thể tự lựa chọn vị trí phóng, sử dụng hệ thống máy tính và thiết bị truyền cảm trong quá trình ngắm bắn. Hệ thống kiểm soát trên không của nó có thể tự kiểm tra và lập trình trong vòng 90 giây. Trên xe còn trang bị cả hệ thống thông tin, hệ thống đo dự báo thời tiết ở tầm không gian thấp, hệ thống kiểm soát hoả lực ?onhất thể hoá?.
    Xe chỉ huy có gầm thấp, loại 6 bánh, được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, thiết bị thông tin, hệ thống định vị GPS, máy phát điện và điều hoà nhiệt độ. Loại xe này sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến truyền tải bằng số liệu và cả bằng lời nói để đảm bảo thông tin liên lạc và chỉ huy hiệp đồng tác chiến giữa các bộ phận của hệ thống A.100.
    Xe chuyên chở tên lửa sử dụn loại xe gầm thấp 8 bánh và có tính năng cơ động như xe phóng. Trên xe có lắp thêm 2 hệ thống phóng có thể phóng 10 quả tên lửa. Quá trình thao tác tiếp đạn rất đơn giản, nhanh gọn chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút.

    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  5. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Một số kiểu máy bay bia của Trung Quốc

    Máy bay bia kiểu S-45: có dáng ngoài tương đương với máy bay thật, điều khiển linh hoạt, có thể mô phỏng động tác chiến thuật của các máy bay chiến đấu, thực hiện các động tác bay kỹ thuật đặc biệt với mức độ khó khác nhau. Đây là sản phẩm cải tiến từ máy bay bia kiểu I, đáp ứng được nhu cầu huấn luyện trong thời kỳ mới của quân đội Trung Quốc.
    Máy bay kiểu S-45 dài 2,1 mét, sải cánh 1,6 mét, khối lượng cất cánh cực đại 15kg, tốc độ bay lớn nhất 45 m/s, trần bay tối đa 1000m, thời gian bay liên tục 1giờ, phương thức cất cánh bằng đạn phóng hoặc đường băng ngắn, thu hồi bằng dù hoặc lăn bánh ở cự ly ngắn.
    Máy bay bia kiểu S- 70 là kiểu cải tiến của máy bay bia kiểu II, dùng để huấn luyện bắn bia và ra-đa bắt mục tiêu... cho các hệ pháo phòng không, tên lửa tầm trung và tầng thấp. Máy bay bia kiểu S-70 ứng dụng công nghệ đạo hàng GPS; tính năng ưu việt; thao tác đơn giản; có khả năng bay theo độ cao và đường bay đã định; bay ở tầng không cực thấp; có thể bay theo điều khiển hành trình và trở về theo vệt đường bay phóng đi; có các biện pháp an toàn như tự động mở dù khi mất độ cao, tự động bay trở về khi mất điều khiển.
    Máy bay bia Kiểu S- 80: Đây là loại máy bay bia trên hạm kiểu HQ, áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến như: dẫn dường GPS, nhiều loại thiết bị cảm biến, điều khiển tự động... giá thành tương đối hạ, thao tác sử dụng thuận tiện, an toàn và tin cậy. Toàn máy bay áp dụng kỹ thuật kín nước nên nó có thể hạ cánh theo kiểu lướt hay hạ bằng dù trên biển. Dựa vào các chương trình huấn luyện khác nhau, nó có thể thực hiện bay sát mặt biển ở tầng không cực thấp, có thể mô phỏng nhiều hoạt động tác chiến tập kích hạm tàu bằng nhiều loại tên lửa. Sau khi lắp thêm thiết bị giảm xóc bằng đệm khí, có thể dùng máy bay này để huấn luyện cho các đối tượng khác nhau.

    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  6. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Những hệ pháo phản lực của Trung Quốc

    Trung Quốc hiện có trong trang bị nhiều kiểu loại hệ thống pháo phản lực bắn loạt được sản xuất từ Liên Xô (trước đây) và mua của một số nước khác. Đặc biệt, Trung Quốc đã tự nghiên cứu phát triển và chế tạo một số hệ thống pháo phản lực bắn loạt có tính năng cao, tầm bắn xa, điển hình là giàn pháo 122 mm kiểu 90A, A-100, các loại pháo sử dụng đạn rốc két 320 mm WS-l, Angel...
    Pháo phản lực bắn loạt kiểu 90A là một trong những thế hệ vũ khí phát triển sớm nhất của trúng Quốc; đến nay, chúng đã qua nhiều lần cải tiến, do vậy tầm bắn đã được cải thiện. Hệ thống này phát triển dựa theo mẫu pháo phản lực bắn loạt 22 mm Grad của Nga và có những tính năng tương đương. Pháo sử dụng hệ thống thao tác ngắm bắn và nạp đạn tự động, bắn được nhiều loại đạn rốc-két, tầm bắn xa nhất đạt tới 40 km, độ tin cậy chiến đấu cao. Pháo lắp trên xe phóng kiểu 6x6 bánh, có khả năng hành quân đạt tốc độ cao nhất tới 85 km/h, dự trữ hành trình 700 km, vượt được chướng ngại nước sâu tởi 0,7 mét. Hệ thống pháo có 40 nòng, cơ số mang theo 80 quả rốc-két, thời gian nạp đạn không quá 3 phút. Biên chế một tiểu đoàn pháo 90A gồm có 1 xe chỉ huy, 3 đài quan sát phía trước, 1 xe bảo dưỡng sửa chữa, 3 đại đội pháo với mỗi đại đội có 1 xe chỉ huy, 6 xe bệ phóng và 6 xe vận chuyển và nạp đạn. Pháo có hệ thống hiển thị bên trong xe để kíp lái có thể giám sát trạng thái vũ khí. Hình dáng bên ngoài và kết cấu của pháo thích hợp, dễ nguỵ trang và công tác bảo đảm hậu cần đơn giản.
    Pháo phản lực bắn loạt A-100 là mẫu phát triển mới nhất của Trung Quốc. Theo các chuyên gia quân sự, A-100 có tính năng không thua kém các hệ thống pháo cùng loại của Nga và Mỹ. Pháo A-100 thíết kế bệ phóng gồm 10 ống phóng, chia làm 2 lớp trên dưới liên kết với nhau, đặt trên xe gầm thấp loại 8x8 bánh, trọng lượng 21 tấn, tốc độ hành quân trên đường nhựa đạt 60 km/h, dự trữ hành trình 650 km. Hệ thống pháo A-100 được trang bị nhiều loại khí tài tiên tiến như hệ thống định vị vệ tinh GPS, hệ thống định hướng tự động kiểu con quay, hệ thống máy tính, thông tin liên lạc, khí tài dự báo khí tượng, thời tiết... A-100 có khả năng leo dốc 57%, lội qua khu vực nước sâu 1,1 mét và cơ động tốt trên mọi điều kiện địa hình. Đồng bộ hệ thống A-100 có xe chỉ huy, xe tiếp đạn, xe bảo đảm kỹ thuật và máy phát điện dự phòng. Hệ thống có thể phóng từ 80 đến 120 quả tên lửa, tiêu diệt mục tiêu diện với phạm vi 2 ki-lô mét vuông./

    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  7. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Xe trở tên lửa ĐôngPhong-5.DF-5A là loại ICBMduy nhất của Trung Quốc có thể bắn tới Mỹ
    Trung Quốc thử nghiệm tên lửa phá hệ thống phòng thủ
    Đây là loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Nó được trang bị phương tiện phân phối mục tiêu độc lập (MIRV), nghĩa là một tên lửa với hệ thống này có thể phóng đồng thời vài đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu khác nhau.
    Tờ Yomiuri Shimbin của Nhật Bản đăng tin cuộc phóng thử loại vũ khí mới trên của Trung Quốc đã thất bại khi tên lửa Đông Phong-31 (DF-31) tầm xa 8.000 km nổ tung giữa chừng hồi tháng trước. Dù sao, kỹ thuật tiên tiến này cũng sẽ tăng cường sức mạnh của hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và tên lửa bắn từ tàu ngầm của Bắc Kinh.
    Sự kiện trên diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972, tiến hành xây dựng Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD).
    Theo các chuyên gia quân sự của Lầu Năm Góc, khả năng của MIRV có thể cho phép các tên lửa Trung Quốc vượt qua được lá chắn của Mỹ, mà hiện tại chỉ được thiết kế để đánh chặn các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.
    Tên lửa mang một đầu đạn hạt nhân
    Hiện nay, ICBM của Bắc Kinh chỉ mang được một đầu đạn hạt nhân. Trong một bản báo cáo của CIA hồi tháng 12 vừa qua, Trung Quốc có 20 hầm chứa tên lửa hạt nhân CSS-4 (DF-5A), với tầm oanh tạc 15.000 km, luôn sẵn sàng hoạt động. Cơ quan này còn dự đoán cường quốc châu Á này sẽ nâng số lượng ICBM từ 75 đến 100 trước năm 2015.
    Ngoài ra, Trung Quốc còn có 3 loại tên lửa chiến lược di động mới, được bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ giữa những năm 80. Đó là tên lửa tự hành mặt đất DF-31, phiên bản nâng cấp của DF-31 và tên lửa phóng từ tàu ngầm JL-2. Tất cả đều có thể được đưa vào hoạt động trong vòng 10 năm tới.
    "Không có căn cứ"
    Tuy nhiên, theo Bắc Kinh, bản báo cáo trên của CIA hoàn toàn ?okhông có cơ sở?. Ngược lại, CIA khẳng định Trung Quốc đang có chương trình mở rộng hệ thống tên lửa đạn đạo.
    Giới phân tích Mỹ cho rằng Trung Quốc coi ICBM là vũ khí chủ chốt để đánh bại bất cứ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ. Các nhà hoạch định quân sự của Lầu Năm Góc yêu cầu phải có lá chắn, đề phòng bị các nước mà Washington cho là "nguy hiểm" như Iran và CHDCND Triều Tiên tấn công bằng tên lửa. Họ nhận định nếu Bắc Kinh có thêm các tên lửa được gắn MIRV thì hệ thống phòng thủ của Mỹ sẽ không còn hiệu quả, một khi bị Trung Quốc tấn công.
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  8. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0

    Theo đánh giá của Bộ quốc phòng Mỹ, tuy có những tiến bộ đáng kể trong quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang, nhưng Trung Quốc vẫn vấp phải những vấn đề khó khăn khi tiến hành một chiến dịch phong tỏa đường biển, tác chiến giành ưu thế trên không và tiến công bằng tên lửa thông thường. Mặc dù lớn nhất thế giới, nhưng quân đội Trung Quốc đang thiếu công nghệ và sự hỗ trợ hậu cần để điều và duy trì các lực lượng thông thường ở nước ngoài. Mặt khác, tuy có lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng Trung Quốc vẫn là nước có kho hạt nhân kém hiện đại nhất trong 5 cường quốc hạt nhân. Chính vì thế, học thuyết của Trung Quốc tập trung vào ?oduy trì khả năng răn đen hạt nhân tối thiểu tức khả năng tiến công trả đũa vào một số mục tiêu không có giá trị lớn về mặt quân sự sau khi bị đối phương tiến công hạt nhân.
    Những phát triển mới về khả năng quân sự Trung Quốc bao gồm triển khai học thuyết đánh phủ đầu vào bất ngờ trong giai đoạn đầu của một chiến dịch quân sự; những tiến bộ trong công tác huấn luyện và hợp đồng tác chiến; sự gia tăng số lượng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM). Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch mua và biên chế máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư (như Su-30 và Su-27) vào các đơn vị chiến đấu; mua tàu khu trục lớp Sovremenny mang tên lửa có hệ thống dẫn đường hiện đại và tàu ngầm chạy bằng động cơ đi-ê-zen lớp Kilo do Nga chế tạo. Trung Quốc cũng đang sản xuất tàu ngầm lớp Song chạy bằng động cơ đi-ê-zen trang bị tên lửa hành trình chống hạm YJ-82; tiến hành những cải cách về hệ thống chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, máy tính và tình báo (C4I) và khả năng tình báo, giám sát, trinh sát.
    Trung Quốc đã bố trí tất cả 350 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) ở một tỉnh gần Đài Loan và sẽ tiếp tục triển khai thêm 50 tên lửa mỗi năm, sẽ thau thế tất cả 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa CSS-4 cũ hơn (hay Đông Phong 5) bằng các tên lửa cải tiến CSS-4 Mod 2 có tầm bắn xa hơn; việc triển khai sẽ được tiến hành vào giữa thập niên này. Ngoài ra, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa 3 tầng nhiên liệu đẩy thể rắn (ICBM) D3-31, phóng từ tàu ngầm, có tầm bắn dự kiến 8000 km.
    Tuy chưa công khai tuyên bố một ?ochiến lược lớn? nhưng Trung Quốc đã bộc lộ tương đối rõ mục tiêu quân sự của họ. Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc (xuất bản tháng 10-2000) nêu rõ chính sách và những ưu tiên cải cách quân đội Trung Quốc trong 5 tháng tới, thể hiện sự lo ngại của Trung Quốc trước liên minh Mỹ-Nhật đang ngày càng được củng cố, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và những lo ngại về kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc cho rằng những nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ thách thức độ tin cậy kh năng đánh phủ đầu hạt nhân của Trung Quốc và cuối cùng hệ thống này sẽ được mở rộng để bảo vệ Đài Loan, làm giảm giá trị gây áp lực của tên lửa đạn đạo chiến trường thông thường của Trung Quốc được bố trí đối diện với Đài Loan.
    Mục đích của chiến lược lớn của Trung Quốc là phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia, khai thác ưu thế tối đa của c cấu sức mạnh chiến lược hiện có để bo vện nền độc lập của đất nước và giúp Trung Quốc có thể tạo ra động lực trong những nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc gia.
    Đối với Trung Quốc, Mỹ là một thách thức lâu dài quan trọng, chủ yếu bởi vì Mỹ đang tìm cách duy trì địa vị chiến lược thống soái bằng cách kiềm chế sự phát triển sức mạnh của Trung Quốc, cuối cùng phân chia và ?ophương Tây hóa? Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn không cho Nga một lần nữa lại trở thành một cường quốc quân sự.
    Do Trung Quốc coi Mỹ là đối thủ cạnh tranh và kẻ thù tiềm tàng của họ, cho nên các nhà hoạch định chiến lược quân sự Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ và hết sức quan tâm đến những động lực của tư duy quân sự. Các chiến lược gia Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng chiến lược quân sự của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh (1991). Trung Quốc cũng đã nghiên cứu kỹ hoạt động quân sự của Mỹ ở Bô-xnia-Héc-xe-gô-vi-na và đi đến kết luận rằng có thể gây trở ngại cho các hoạt động trinh sát và hệ thống tấn công chính xác của Mỹ bằng những biện pháp chống trinh sát hiệu quả và rất đơn giản như ngụy trang, ẩn náu, nghi binh đơn giản, phân tán lực lượng và thường xuyên di chuyển lực lượng. Ngay sau chiến dịch Cô-xô-vô, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tập trung sử dụng các cơ sở dưới mặt đất, hệ thống thông tin liên lạc viễn thông và các kho quân nhu được ngụy trang một cách kỹ lưỡng.
    Về cuộc chiến tranh ở cấp chiến dịch, Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của tác chiến bất ngờ và đánh phủ đầu trong các cuộc xung đột khu vực nhằm mục đích khắc phục những ưu thế về công nghệ mà một số siêu cường (Mỹ) có được trong tác chiến.
    Chiến đấu với một kẻ thù ưu thế mạnh hơn về công nghệ luôn ám ảnh các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc. Để giành được chiến thắng, Trung Quốc khẳng định họ phải tiến hành một dạng tác chiến có thể làm tê liệt khả năng tiến hành chiến dịch bằng công nghệ cao của đối phương, bao gồm cả việc gây trở ngại và trì hoãn chiến dịch quân sự của đối phương ngay khi bắt đầu, xác định dạng và vị trí của những vũ khí công nghệ cao của đối phương.
    Trung Quốc nhận thức rõ sự cần thiết phải làm chủ không gian vũ trụ; mục tiêu tấn công chủ yếu của quân đội Trung Quốc (yếu hơn Mỹ về mặt công nghệ) là hệ thống thông tin liên lạc và trinh sát mặt đất của Mỹ. Trung Quốc cho rằng làm chủ không gian vũ trụ là điều kiện cần thiết để giành chiến thắng về quân sự.
    Trong giai đoạn đầu của một chiến dịch quân sự, Trung Quốc quyết tâm tạo nên một sân chơi bình đẳng về lĩnh vực công nghệ nhằm nâng cao khả năng tác chiến. Do vậy, trọng tâm của lý luận tác chiến của quân đội Trung Quốc là:
    - Phá hủy hệ thống chỉ huy của đối phương;
    - Làm tê liệt hệ thống thông tin của đối phương;
    - Phá hủy hệ thống vũ khí tiên tiến nhất của đối phương;
    - Làm ngưng trệ hệ thống hậu cần của đối phương;
    - Cắt đứt các mối liên kết quan trọng trong hệ thống chiến dịch của đối phương (phá vỡ các mối quan hệ hiệp đồng nhờ ưu thế về công nghệ).


    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  9. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc: Đông Phong-21 có thể chọc thủng NMD

    Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" ngày 9/2 đưa tin mới đây Trung Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 lắp nhiều loại đầu đạn khác nhau nhằm đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang triển khai. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử thành công tên lửa Đông Phong-21 mang 6 đến 7 đầu đạn thế hệ mới có khả năng tự nhắm vào mục tiêu. Vụ thử có ý nghĩa quan trọng về kỹ thuật tạo ra khả năng chọc thủng hệ thống Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ.
    Đây là vụ thử tên lửa Đông Phong-21 gần đây nhất sau lần thử hồi tháng 7 năm ngoái đối với loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường với tầm bắn 1.800 km này.
    Số liệu của Trung tâm tình báo không quân Mỹ năm 1997 cho biết, Trung Quốc hiện có khoảng 50 tên lửa Đông Phong-21 được bố trí tại các căn cứ quân sự khác nhau trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, trong đó một số căn cứ gần biên giới với Bắc Triều Tiên, Việt Nam và khu vực đối diện với Đài Loan.
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.
  10. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tên lửa hải đối hải chiến thuật C-701 của Trung Quốc

    -dài:2,5m
    -đường kính:18cm
    -nặng 100kg
    -tốc độ :Mach 0,8
    -độ bắn: 15km
    -điều khiển bằng màn hình
    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.

Chia sẻ trang này