1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mãi mãi tuổi hai mươi

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi iamtottochan81, 20/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    2.12.1971
    Tháng 12 đấy. Mới hôm nào Như Anh viết thư cho mình bắt đầu bằng: Tháng 8 đến rồi, tháng 8 kỳ diệu với bao điều hứa hẹn, nhưng lại là tháng của chia ly? Giờ đã 4 tháng đi qua?
    Thời gian trôi không bao giờ ngoảnh lại. Dĩ vãng dầy lên, nhưng tương lai thì vẫn còn vô tận. Dẫu sao cuộc sống của mình cũng bị dồn lại mỏng hơn, ngắn hơn và sự hối tiếc cũng nhiều hơn.
    Mấy hôm nay chờ công tác, suốt ngày chỉ leo đồi, vào nhà dân chơi và chia tay. Buồn lắm. Trưa nay Ngôn đi rồi, các bạn cũng đi nhiều, còn mình vẫn nằm dài? Tiểu đội đi non nửa, chỉ còn 7 người, phải dồn nhà ở cho tập trung.
    Nếu cuộc đời nhàn rỗi thế này mãi thì buồn nhỉ, từ hôm đến đây, chỉ đi lấy gạo có một lần, còn thì toàn chơi bời. ?oNhàn cư vi bất thiện?, tụi quỉ đem AK lên đồi đì đọp suốt ngày, không hiểu chúng nó lấy đan ở đâu. Tiếng súng dội vào vách đá, nghe ì ầm rất lâu - Mặt trận còn xa lắm?
    Mùa đông chưa về đến đây. Mình yêu cái chuyển tiếp giữa hai mùa này, xốn xang trong lòng nhiều kỷ niệm. Cây sầu đông chưa mở ra những mối sầu cho mình an ủi. Chùm quả chín vàng lấm tấm trên tà áo xanh của bầu trời, nhắc mình nhớ về cái ngõ hẹp vào nhà. Ao cô Tơ còn mọc trên làn nước chùm hoa lau cho tụi con trai đánh trận hay không? Mấy cây hồng bì, cây nhãn bên sân hàng xóm có còn hay không, ngày trước, đấy là nơi tụi trẻ bán hàng và bày trò đám cưới; Cái dù vàng che cô dâu, chú rể, giờ tơi tả khắp bốn phương.
    [​IMG]
    Kỷ niệm càng dâng lên và trào ra như nước mắt. Sáng lạnh nhiều sương, và gió táp, cây trên đồi chắc là buốt lắm, nằm nghĩ về những người thân yêu mà se thắt con tim.
    Chưa bao giờ mình xa nhà lâu như thế này, chưa bao giờ nhớ cha me, anh em và bè bạn như bây giờ,? Giá như có phép màu, trở lại 1 ngày của thời thơ ấu, có đủ mọi người thân yêu,? Chao ôi, ngày đó? vĩnh viễn mất rồi.
    Bọn nó trốn về nhiều, có lẽ vì không chịu được cái cảnh nhớ nhung đáng sợ này. Từ đây ra đường 18 chỉ có một khoảng đồng. Ở xa này, nhìn ô tô, xe đạp lăn từ tốn qua các thân cây mà muốn chạy vù xuống đó. Rồi Hà Nội, gia đình, đường Nguyễn Ái Quốc và phố Nguyễn Du? Bao nhiêu điều hứa hẹn còn bỏ dở, bản nhạc dừng lại ở âm da diết nhất? Như Anh, giữ ngón tay yêu dấu ấy ở phím đàn và đừng buông ra, đừng buông, nghe thấy không, Như Anh, đừng mỏi mệt?
    Không ai muốn cuộc đời mình phải buồn bã cả. Nhưng rất ít người trên đời này đạt được điều mình mong muốn. Mất mát nhiều, nhưng cố gắng làm sao cho mình khỏi thất vọng, khỏi mất nghị lực luôn hun cháy lòng mình. Đó mới là điều quan trọng.
    Hôm qua, nhận được thư Phong. Nó sắp đi chiến trường và viết cho mình cảm xúc của ?ongười lính trước giờ ra trận?. Phong chín chắn và điềm tĩnh, tự tin. Vậy mà cũng chưa vững vàng gì cho lắm. Có điều gì hơi bàng hoàng, hơi ?otừ biệt? một chút. Và âm hưởng của lá thư khiến mình muốn ôm choàng lấy nó, giữ nó lại bên mình, thằng bé còn non trẻ qua?
    Phong viết: ?oMình rất biết ơn T., biết ơn các bạn bè thân thiết của mình. Những người bạn sống say sưa, yêu đời và luôn tiến về phía trước. Nhưng những cái mà mình đã thu lượm được, những điều mà các bạn đem đến cho mình chưa đủ để mình tin rằng sẽ đem đến một kết quả tốt đẹp.
    (?) Dẫu sao, đây cũng là những phút cuối cùng. Bận rộn quá, mình cũng không kịp đảo về thăm nhà nữa. Mình tiếc rằng thời gian qua, bọn mình liên lạc với nhau chưa thường xuyên lắm, T. biết hơi ít về cuộc sống của mình? Rồi ngày mai, chưa biết ra sao, chỉ chắc chắn (trong cuộc chiến đấu này, tang tóc và đau thương sẽ đến với con người)? (Câu trong ngoặc bằng Nga văn).
    Chiến tranh, đương nhiên là như thế. Nhân ra điều đó là dĩ nhiên thôi. Nhưng mình nghĩ, đâu là cái chủ yếu mình phải nhìn nhận. Có lẽ đó là cái tự hào về vị trí mũi nhọn của mình, về trách nhiệm lớn lao của mình trước lịch sử và dân tộc.
    Thư cho Phong, mình viết: ? ?oCòn nhớ không Phong, dạo lớp 10, Phong đọc trước lớp bài ?oĐường chúng ta đi? khiến hai đứa mình cảm động. Ở cái cành ổi đã nhẵn bóng vết tay mình, Phong với mình ao ước được sống những giờ phút như thế. Giờ phút Phong bảo con người với đất nước là một và người lính trở thành con người lý tưởng của thời đại. Cái giờ phút mà Phong viết thư cho mình??
    Mình gửi cùng lá thư là những đoạn ?oĐường chúng ta đi? học thuộc từ hồi đi học. Phong có nhận được không, qua Trường Sơn, qua dốc Bà Định, dốc Nguyễn Chí Thanh, qua chặng đường Quyết Thắng. Và trong bom đạn, Phong có trả lời câu hỏi mà cuộc sống đã đặt ra?
    Hồi còn đi học, một nhận định còn chưa được cách mạng là ?oNgười đi thì nhiều. Và người đến thì ít?. Hãy suy nghĩ trên khía cạnh trừu tượng. Chẳng lẽ chính mình và Phong luôn ao ước được sống như vậy, nhưng ở những giờ phút đó, thì suy nghĩ cá nhân lại trấn áp hết cả hay sao? Và chẳng lẽ chính Phong lại là người mà mình không tán thành cách sống và suy nghĩ thế?
    Thường khi, do tác động tích cực của văn học và sách báo tuyên truyền, người ta có suy nghĩ và cảm xúc tiến bộ, khá mãnh liệt đằng khác. Nhưng ít ai kiểm tra mình xem tình cảm và suy nghĩ đó có thật là bản chất của mình hay không. Có thật nó bắt nguồn rễ sâu xa từ tận cùng cảm nghĩ, từ đáy lòng mình? Có ai tự kiểm tra mình, tự kiểm tra cảm xúc và suy nghĩ của mình, xem bản thân mình có lấy những rung cảm tốt đẹp đó làm quan niệm sống, chứ không phải làm một thứ đồ trang sức rủng roẻng?
    Có lẽ chưa mấy ai, bởi vậy mới ít ngưòi.. Dù sao, Phong cũng là một tâm hồn đáng quí, một người lính đáng tin cậy. Cầu mong cho bạn lớn lên trong cuộc chiến đấu đang chờ đợi, đang dữ dội.
    Sắp hết năm rồi, năm 1971, cái năm đầu tiên xa cách, cái tuổi quân đầu tiên? Mình đã hết cái buổi đầu bỡ ngỡ làm quen với cuộc đời bộ đội. Mặc dù vẫn chỉ là binh nhì, nhưng mình đã là ?olính cựu?. Lại sắp một đợt tuyển quân. Thế mà, hình như mình còn trẻ con lắm. Vẫn lang thang trên đồi, xuống dốc, vẫn đá cầu?
    Các anh lý 3 đi Phòng không - Không quân, một số khác đi Pháo binh và một số có lẽ vào Tên lửa. Sáng qua, họ lên xe rồi, và vào giờ này, 10h20 sáng, họ đã đến nơi. Ở Bắc Giang hay ở Kiến An? Đâu mà chẳng đất nước mình?
    Chính trị viên Các hỏi mình thích đi đâu. Mình chỉ thích bộ binh, đánh nhau thế mới khoái và ít bị phụ thuộc vào máy móc. Vả lại, đi bộ binh, gần dân hơn, biết nhiều điều thú vị hơn.
    Hôm mới đến đây thấy trên đỉnh đồi có con ngựa đá bị chôn ngập ngang cổ, cái lưng bị cắt ngang, to như con voi Bách Thảo, bon trẻ con bảo: Đấy là ngựa Thánh Gióng, còn cả cây gậy to ném dưới chân đồi. Cái gậy to thật, bằng đá và chôn sâu dưới đất, mình ôm không xuể. Phía trước mõm ngựa có hai tảng đá lớn, người dân bảo: Đấy là gan ngựa vì con ngựa bị giết! Mình ngạc nhiên hết sức, chẳng lẽ đây là núi Sóc Sơn, nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay thẳng lên trời? Vô lý lắm, và vì sao con ngựa lại bị giết?
    Con ngựa đá vẫn nằm ở đấy, góc một nương sắn và lạnh lùng nhìn khách qua đường. Không ai hiểu về sự tích con ngựa đó, nguồn gốc của nó và câu chuyện nhuốm màu thần bí như ngọn gió vô hình.
  2. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    3.12.1971
    Vẫn như hôm qua, ngủ và chơi bời lêu lổng. Chán ngán lắm rồi, bắt đầu đi lùng trong xóm.
    Hết mía lại sắn. Sắn ăn chóng no, chóng chán. Ở đây chỉ có thế. Và nếu chán thì chịu. Dân đi làm đồng hết cả rồi, chẳng có ai ở nhà mà nói chuyện. Quanh quẩn với cái sân phơi rơm rạ, với cái vại chỉ 2 gánh nước là đầy. Ngủ chán rồi lại thức, lại nóng ruột.
    Ở đây xa bưu điện và chờ hòm thư mới nên thư đi cũng không mà thư đến cũng không - Trống rỗng đến phát sợ và lo lắng cũng kinh khủng. Mọi cái đều thăm thẳm như bầu trời nhứng tháng này.
    Lại thêm 3 người nữa ?otút? về Hà Nội. Họ không chịu nổi tình trạng nằm đợi ghê sợ này.
    Hôm qua Thịnh trốn về cùng bọn anh Châu, được ở Hà Nội 3 tiếng. Họ đến ga Hàng Cỏ lúc 2h30 chiều, được nghỉ đến 11 giờ đêm, sau đó lên tàu quân sự đi Thanh Hóa. Mình nhờ anh Hùng đến nhà Trí cho Trí biết tình hình vì không kịp viết thư, nhưng anh Hùng không kịp đến. Anh Châu không biết có đến kịp hay không! Mà cũng rất khó gặp, Trí học buổi chiều.
    Lê Như Thanh và Đỗ Thành xin mãi cũng được về. Thanh nó khoái lắm và vanh vách kể cho mình cuộc sống đang phát triển của Thủ đô. Nó không dám đến trường vì sợ xúc động. Khỉ thật, Thanh mà cũng dễ liên tưởng như vậy nhỉ!
    Thanh bảo, không dám kể tình hình thật của đơn vị cho gia đình, vì nó sợ gia đình không yên tâm. Toàn bốc phét nào là tập ít, ăn khỏe, sướng, vui? rồi triển vọng binh, quân chủng cao xa? Kể ra Thanh cũng không muốn nuôi ảo tưởng cho gia đình, nhưng biết làm sao được, ngay cả mình ở mức độ nào đó cũng phải làm như vậy.
    Còn Thành thì khác. Anh ta tưởng bà mẹ ?obôn? lắm. Thế là kể ráo. Bà ngồi yên lặng nghe đứa con trai nhỏ của mình thủ thỉ. Suốt bữa cơm, bà không nói không rằng. Và khi con đi, bà òa lên khóc, đứng chắn ở cửa nhất định giữ nó ở nhà.
    Thế đấy, mẹ mình chắc là không thế. Mẹ mình chưa khóc bao giờ trong những lần tiễn con đi. Mình nhớ lại câu thơ của Trần Vàng Sao, đại ý: Bao nhiêu nước mắt mẹ thấm vào vạt áo, để đường con đi không bị ướt? Mẹ mình dũng cảm lắm, biết hy sinh lắm.
    Mình xa Hà Nội, xa phố xá, con người, kỷ niệm? thế cũng mấy tháng rồi. Quen dần với rừng âm u của Yên Thế, những lần vào sâu trong rừng lấy gỗ. Nghìn âm thanh, vạn âm thanh? Nhưng không chút âm thanh nào giống những bờ đường bình yên của thành phố. Hôm đi xem triển lãm Vân Hồ, nhìn người, nhìn cảnh Hà Nội, thấy phong thái bình tĩnh, tự tin quá, những hàng cây vô tư lự, những vòng xe lăn. Bọn mình túm tụm dưới gốc bàng bên vỉa hè và ao ước ngày trở lại Thủ đô. Những đứa con trai, con gái của Hà Nội đi xa vẫn hướng về quả tim Tổ quốc như thế đó.
    Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế. Hà Nội, với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ, dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây? Là những kỷ niệm thấm mát tâm hồn?
    Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong đêm hương mùa hè, của đêm mùa thu? Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì? Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu? Thương Như Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả. Tội nghiệp Như Anh, cứ phải buồn mãi, buồn dai dẳng? Sao không vui với bạn bè mỉm cười. Mùa xuân? đâu rồi? Đêm gần nhau nhất lại là đêm chia tay. Hạnh phúc thả những đốm sáng bay lơ lửng trên trời. Vũ trụ bao la quá, mà tay Như Anh nhỏ nhắn chừng nào?
    [​IMG]
    Bao nhiêu đêm nằm mơ, mình trở lại buổi tối cuối cùng, khi Như Anh dừng xe ở đằng sau và đặt nhẹ bàn tay lên vai trái. Mình ngoảnh lại? thế rồi không còn mơ được gì nữa, cứ trượt theo những đường cong mềm mại? Mai, ta xa nhau rồi, vậy mà có ai nói được với ai điều gì đâu, cứ mặc làn gió thơm mùi đồng nội vuốt ve mái tóc?
    Mới đó, mà ta xa nhau thật là kinh khủng. Có lẽ nào tất cả chỉ là như thế. Có lẽ nào tất cả chỉ là như thế và vĩnh viễn cũng chỉ là như thế. Có lẽ nào đó là tột cùng hạnh phúc? Còn sau này chỉ là đau khổ và mòn mỏi, hối tiếc?
    Phải chi đừng gặp Như Anh, thì bây giờ đỡ phải hối hận biết bao. Dẫu có phải mất đi những tháng năm đẹp đẽ ấy cho Như Anh bình yên và hạnh phúc.
    Tội lỗi đó, không bao giờ mình có thể tự tha thứ cho được. Càng nghĩ nhiều, càng thấy mông lung và thương Như Anh, thương cả mình nữa. Trái tim ơi, vỡ ra và đừng bao giờ rung nữa. Cho ta thảnh thơi, cho Như Anh hạnh phúc? Buồn lắm, cuộc sống riêng của mình. Càng nghĩ càng buồn, nhất là trong những ngày này.
    Bao giờ mình mới thoát khỏi sự chờ đợi đáng ghét như hôm nay? Đi chiến đấu chắc say sưa và hào hứng hơn chăng?
    Thông bảo minh đi hỏa lực bộ binh. Mình thích lắm. Nhanh nhanh mà đi B chứ không thì hết địch đến nơi. Nghe phong thanh trên Bộ lấy lính lái xe tăng, tụi nó thích lắm. Thích gì cái con rùa thép ấy, chỉ oai ở ngoài này thôi chứ khó mà được vào trong ấy.
    Đại đội trưởng Châu mới về, trẻ măng, 24 tuổi. Anh là biệt động của Quảng Ngãi. Nghe kể dạo tổng tiến công mà tiếc đứt ruột. Dạo ấy mình lớp 8 nhỉ, còn nhỏ quá.
    Anh Châu vào bộ đội 7 năm rồi, năm 69 ra Bắc. Anh có đôi mắt tuyệt nhất của người con trai. Đẹp lạ lùng, vừa sắc, vừa sâu xa, vừa trong và hơi bỡ ngỡ. Khuôn mặt nhỏ nhắn, cái miệng thật hiền.
    Vậy mà anh ấy đã từng đóng sỹ quan biệt động nguỵ trong thành phố. Nghe anh kể chuyện thú vị chừng nào. Anh nghe nhiều va nói ít, nói nhỏ nhẹ và thân tình.
  3. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    4.12.1971

    Sớm mai bọn lính xe tăng đi rồi. Lăng, N.Thanh, Thành đều đi cả. Mình vẫn chỉ theo tin vỉa hè là đi Đ.K.Z cùng Minh và Thìn. Bọn nó sợ lắm vì phải mang vác nặng. Khoản đó mình cũng hơi chờn, gù lưng và lùn đi nhiều. Chậc, có sao. Phiền cái gì chứ cái đó thì thông qua dễ thôi.
    Thìn sợ chết nhỉ, anh ta chỉ thích đi xe tăng, vừa được ở ngoài này, vừa có vỏ thép dày che đỡ. Chán ghê với nó. Không biết bao giờ mới mở mắt ra được. Như vậy, chỉ còn khoảng 27 người chưa phân công đi đâu cả. Cán bộ khung về hết rồi. Vừa nãy, chính trị viên C đến thay ô.Các. Bộ đội về nhà nhiều quá, chỉ còn lèo tèo vài người. Buồn chết đi được.
    Dưỡng rủ mình ?otút? về nhà. Nó có lắm lý do thế. Theo anh ta thì đây thực sự là cơ hội hiếm có. Dũng cũng náo nức và muốn về ngay.
    Nói chung, trong cuộc sống, nhiều lúc tình thế đặt cho mình những thử thách dữ dội trong chốc lát và âm ỉ lâu dài. Mình không muốn về nhà theo kiểu đó. Nơm nớp và tự lương tâm mình.
    Mà nào xa nhà có lâu la gì, mới 2 tháng thôi chứ mấy. Tất nhiên, ai mà chẳng nhớ. Vấn đề không đơn giản như mấy cha tưởng tượng. Mình cũng muốn về mang thêm mấy cuốn sách đọc. Dạo đi đem ít sách quá, cứ sợ nặng và mất mát. Đành vậy thôi, mất cũng chịu chứ kiểu sống vắng sách thế này thì buồn lắm. Chao ôi, càng đi càng tiếc những ngày ở trường, bao nhiêu sách mà chịu chết, không nuốt chửng được để bây giờ nhai lại. Giá quân đội có tủ sách lưu động, luân phiên cho lính đọc thì khoái lắm. Mặt trận cũng xa, mà hậu phương dường như không phải ở đây.
    Nghe tụi về Hà Nội kể, thì ở nhà chuẩn bị một đợt tuyển quân khá lớn. các trường đại học lại tiếp tục lấy. Nhưng có điều đáng buồn là một số sinh viên không muốn nhập ngũ lắm. Sợ chết? Ham địa vị?
    Kể ra, mình có mơ ước gì cao xa đâu. Bọn nó cứ nghĩ rằng mình muốn thành nhà văn, nhà thơ nào đó. Không đâu, mình chỉ muốn sống trong nỗi lo toan của dân tộc?
    Chân bước trên rơm thơm, khó ai định liệu được mình còn ao ước cuộc sống nào hơn thế nữa. Mặc dù hạnh phúc ấy mỏng manh như chính số người nhận ra cảm xúc ấy là hạnh phúc của cuộc đời.
    Thỉnh thoảng mình cũng hay ao ước trở lại cuộc sống trẻ thơ. Muốn trở lại đứa lên ba, cho một bàn tay êm dịu xoa đầu âu yếm. Muốn trở về mọt giọt mưa nhỏ từ mái rạ vạch thành đường sáng bên cửa sổ? Muốn gặp cây chanh tím trong gió bấc? Kỷ niệm trong lành quá khiến ta muốn đầm mình trong dĩ vãng, ta muốn quay về tô đậm cho những gì tốt đẹp và xoa dịu những vết thương còn rỉ máu?
    ?oNgười ta không sống bằng kỷ niệm?? Chỉ nên để kỷ niệm thoáng qua, đánh thức trong ý nghĩ lòng ham muốn sống say sưa ở hôm nay và xây dựng toà lâu đài kỳ vĩ cho hôm mai?
    Song đã mấy ai thế. Dẫu hôm qua sống thờ ơ và bình thản, thời gian trôi, khoác lên quá khứ tấm long bào, khiến nó trở nên rực rỡ. Con người vẫn bị đánh lừa và thương tiếc những gì đã mất đi.
    Phải, thời gian trôi, không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ người ta còn có. Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở. (Có con ruồi vừa đi dọc trang giấy này?).
    Những người hay sống trong vị mật của quá khứ thường hoang mang trước bước ngoặt của cuộc đời.
    Người ta không nhận ra, việc từ bỏ con đường thẳng trước mặt, rẽ về bên trái, bên phải hay lùi lại một chặng, tìm con đường khác là tránh một rặng Chômôlungma quanh năm tuyết phủ? Người ta chỉ muốn, mãi mãi sống trong êm đềm, có dạo chơi, có mặt hồ lăn tăn, đủ nước chó con thuyền trôi nổi? Muốn nhắm nghiền mắt lại, để tận hưởng cái thi vị điên cuồng và quên đi màu máu đỏ?
    Trong cuộc đời này, đâu đã hết bất công. Xã hội ta đâu hết những kẻ dựa vào quyền thế, muốn dành một chỗ yên lành trong cuộc sống. Ta khinh bỉ, nguyền rủa và suốt đời sẽ đập tan tành cái mưu đồ đen tối ấy. Cho ngày mai, chỉ còn những tâm hồn trong như ngọc, dẫu không tròn và nhẵn nhụi như xưa.
    Mấy hôm nay, mình nghe lải nhải mấy chàng nghiện ngập rên rỉ: ?oĐời là giấc mơ?? Là giấc mơ, nên cuộc đời thoảng qua như một bóng mây mờ, u ám. Không âm hưởng, không hương vị. Một đám mây tơi tả, không tâm hồn; Đám mây rách như giấc mơ đen, như cuộc đời của những người đòi hưởng thụ.
    Đời là lao động và ước mơ. Mình nhớ câu thơ:
    ?o?Lao động đuổi theo mơ ước
    Năm lại tiếp năm
    Cuộc sống tăng lên tốc độ vạn lần?.

    Bài thơ ấy thầy giáo làm trong một năm đón giao thừa khi mình còn nhỏ. Ai ngờ lại có ngày, có lúc rung lên ở đây, xua cho mình khỏi làn khí độc.
    Cảm ơn tất cả những mái trường đã ôm ấp lấy ta. Cảm ơn ngọn đèn dầu theo ta đi suốt những năm đánh Mỹ. Cảm ơn cuộc đời.
    ?oTương lai không hứa trước điều gì may mắn cả?? Như Anh không hiểu có còn nhớ câu đó hay không. Riêng mình, mình luôn ghi nhớ. Ngày mai ra trận, dễ một đi không trở lại lắm. Đôi khi, đứng trước cái chết người ta dám nhìn thẳng mặt, nhưng ở xa mà ngó thì chưa chắc đâu, còn suy tính thiệt hơn. Vả lại, ngày mai có biết bao điều thay đổi, hay có, dở có?
    Mình nhớ, dạo họp bên Xuân Đỉnh, ghi được một câu của đồng chí Lê Duẩn: ?oThanh niên phải tắm mình trong ánh hào quang rực rỡ của tương lai?.
    Như vậy đấy, tương lai đang rộng cửa cho mọi người, rực rỡ biết bao và đẹp đẽ biết bao. Song, con đường tới ngày mai tươi sáng ấy đâu có dễ dàng, giản dị. Và có baoa nhiêu người nằm xuống trong đêm mà không được nhìn một chút ánh sáng của cuộc đời. Chỉ là viễn cảnh. Nhưng viễn cảnh có thực của ngày mai.
    Mình đã yên tâm dần với cuộc đời cống hiến này. Có thể tự hào một chút chứ nhỉ. Song, vấn đề là phải tự nâng cao trình độ để cống hiến được nhiều và đẹp đẽ hơn.
  4. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    7.12.1971
    õ?oõ?Ư Không ai phút này cỏÊm thỏƠy cô 'ặĂn
    Nhặng da diỏt vỏôn gỏằÊi vỏằ Hà NỏằTi!
    Phỏằ' nhỏằ se se 'ang mạa gió nỏằ.i.
    Có chút gơ xúc 'ỏằTng mÊi theo 'iõ?Ưõ?

    Bỏng Viỏằ?t nhỏằ?, ỏằô, Bỏng Viỏằ?t, trong mỏằTt õ?oMạa xuÂn xa Hà NỏằTiõ?. Nhặng bÂy giỏằ lỏĂi 'ang là mạa 'ông. Lỏẵ ra, 'ang lỏĂnh. Vỏưy mà chặa. Nfm nay rât muỏằTn nên rât dỏằ. Không biỏt bao giỏằ mỏằ>i nhặ Trặỏằng Phặỏằ>cõ?Ư õ?oMÊi hôm nay mỏằ>i thỏằc 'ông vỏằõ?õ?Ư
    CuỏằTc 'ỏằi bỏằT 'ỏằTi xoay nhặ chong chóng. BÂy giỏằ thơ rỏằ'i mạ rỏằ"i, không biỏt ra sao nỏằa. LỏĂi nỏm 'Ây nghe luỏằạ tre vỏãn mơnh trong gió mỏĂnh, nhỏằng khỏâu súng nỏm thỏưt im ỏằY cuỏằ'i giặỏằng. GiÂy phút này thỏằc cô 'ặĂn, thỏưt lỏằ loi. Lỏằ loi trên cĂi nỏằn Âm thanh cỏằĐa ngày trỏằY gió.
    MÊi sỏằ>m nay, bỏằn lưnh tfng mỏằ>i 'i. Lfng 'i rỏằ"i, lúc 5 giỏằ sĂng. Bỏằn mơnh mỏằ?t còn nỏm ngỏằĐ, nó không gỏằi và 'ỏằf lỏĂi mỏÊnh giỏƠy nhỏằ. Chia tay, giỏÊn dỏằ chút nào 'ỏn 3 thĂng qua, 'ỏn nhỏằng ngày 'ỏĐu bỏằT 'ỏằTi. Đêm nay rât 'Ây và chỏc là khó ngỏằĐ. Mỏằ-i ngặỏằi mỏằTt thỏ giỏằ>i trong 'êmõ?Ư
    Hôm 5.12, 'ặỏằÊc vỏằ qua Hà NỏằTi mỏƠy tiỏng 'ỏằ"ng hỏằ", mỏằ>i cỏÊm thỏƠy hỏt hỏĂnh phúc 'ặĂn sặĂ mà ngày thặỏằng không 'ỏằf ẵ.
    Xe dỏằông lỏĂi ỏằY bỏn Nỏằâa, mơnh vỏằTi 'ỏn luôn nhà cĂc bỏĂn, 'ỏn trặỏằngõ?Ư
    Phỏằ' Nguyỏằ.n Du, phỏằ' Bà Triỏằ?u, ngôi nhà 72 và 57, cỏằưa vỏôn 'óng và mÊi 'óng.
    Nhơn rà hặĂn con 'ặỏằng dỏôn vào nhà. CÂy nhÊn. " cỏằưa hơnh bĂt giĂc 'ỏằu. Hành lang, mĂi ngóiõ?Ư
    Không có ai cỏÊõ?Ư
    Hà NỏằTi thỏưt rỏằ"i, chỏằâ không phỏÊi giỏƠc mặĂ, không phỏÊi là ỏÊo tặỏằYngõ?Ư
    Nhặngõ?Ư
    Hỏằ lỏằ>n quĂ, lỏằ>n nhanh quĂ. Không gỏãp bỏĂn trai mà chỏằ? toàn bỏĂn gĂi. Xe xuỏằ'ng dỏằ'c, và qua khúc 'ặỏằng ngoỏãt, 'i chỏưm lỏĂi cho hỏằ vặỏằÊt lên.
    Xa lỏĂ, xa lỏĂõ?Ư mà không xa vỏằi. Hỏằ thay 'ỏằ.i nhiỏằu quĂ, mơnh thay 'ỏằ.i nhiỏằu quĂ. Không muỏằ'n gỏằi nỏằa rỏằ"i, ôi, cĂi màu trỏng vô tặ và yên ỏằ.n ỏƠy!
    Không muỏằ'n gỏãp con ngặòi. BỏằYi con ngặỏằi ỏƠy không phỏÊi là ngặỏằi muỏằ'n gỏãp. Chỏằ? muỏằ'n tơm vỏt chÂn ngặỏằi yêu dỏƠu trên vỏằ?a hă và dặỏằ>i gỏằ'c cÂy.
    Nhỏằng ngặỏằi 'i 'ặỏằng kia, có ai giỏằ'ng mơnh hay không, 'i tơm ngày qua trên nhỏằng nỏằo 'ặỏằng và ô cỏằưa ThỏằĐ 'ô? Có ai phỏÊi kơm giỏằ lòng mơnh, và có ai cô 'ỏằTc nhặ mơnh hay không?
    Trặỏằng Tỏằ.ng hỏằÊp nhặ hỏạp hặĂn hôm qua, ưt gỏãp ngặỏằi quen thuỏằTc. Dỏằông lỏĂi dặỏằ>i chÂn cỏĐu thang, bại ngại và buỏằ"n vô hỏĂnõ?Ư TỏƠt cỏÊ nhặ vỏằƠt 'ỏằâng dỏưy! VỏằƠt ào ra, ôi, kỏằã niỏằ?mõ?Ư Và 'ỏưm 'à là bóng dĂng Nhặ Anh, hôm qua, hôm qua, 'ỏằâng gà cỏằưa thỏưt nhỏạõ?Ư
    VỏằƠt ào ra, nhặ cỏằưa sông, thỏằi sinh viên say mê, hỏằ" hỏằYiõ?Ư Giỏưt mơnh, sỏằ lên vai Ăo, cỏằ. Ăo. CuỏằTc sỏằ'ng vỏôn nhặ xặa, ỏằ"n ào, nghỏằc, ngày 30.5, chia tay Nhặ Anhõ?Ư õ?oHỏÊi có biỏt tỏĂi sao mơnh chia tay vỏằ>i HỏÊi ỏằY 'Ây không? ỏằz gỏằ'c cÂy thỏằâ 3 này, mơnh 'Ê chia tay vỏằ>i bỏĂn thÂn yêu nhỏƠt cỏằĐa mơnhõ?Ưõ? - Chỏằ- ỏƠy, cĂi miỏu nhỏằ, ngÊ tặ, Vfn Miỏuõ?Ư
    LỏĂi 'i trên 'ặỏằng Nguyỏằ.n Ái Quỏằ'c. Thú vỏằn lên nhiỏằu. TặỏằYng chỏằông có thỏằf che chỏằY cho cỏÊ gia 'ơnh.
    Bỏằ' mỏạ yỏu 'i nhiỏằu, gỏĐy 'i nhiỏằu. Nhà cỏằưa bỏằ bỏằTn lỏm. Bao nhiêu 'iỏằu phỏằâc tỏĂp giày vò bỏằ' mỏạ mơnh. Không thanh thỏÊn nhặ mỏằi ngặỏằi, không sung sặỏằ>ng và nhàn hỏĂ nhặ bỏằ' mỏạ ngặỏằi. Vơ sao? Vơ sao?
    CÂu hỏằi trỏÊ lỏằi dỏằ. và khó. Song ta biỏt cĂch trỏÊ lỏằi.
    CĂi ô tô lfn bĂnh qua cỏĐu Long Biên. LỏĂi xa Hà NỏằTi. Sông Hỏằ"ng ặĂi, sông Hỏằ"ngõ?Ư
    õ?oBă nỏằâa phặĂi trên cĂt bÊi sông Hỏằ"ng
    NặĂi tuỏằ.i nhỏằ ta 'i cÂu cĂ
    Nhỏằng chiỏc xà lan ngày ỏƠy nông nỏằ.i quĂ
    Nay trỏ** tânh ngặỏằÊc sông chỏằY 'Ă chỏằa cỏĐuõ?Ưõ?

    Qua cỏằưa kưnh mỏằ bỏằƠi, ta bỏằ'i rỏằ'i chào dòng sông 'ỏằ và nhỏâm 'ỏằc vỏĐn thặĂ Lặu Quang Vâ. Thỏ là lỏĂi xa Hà NỏằTi, lỏĂi xa ThỏằĐ 'ô và biỏt 'ỏn bao giỏằ?
    TỏĂm biỏằ?t ngôi nhà, tỏĂm biỏằ?t con ngặỏằi, 'ặỏằng phỏằ' và nhỏằng dòng cÂy xanh chỏÊy trên vỏằ?a hă thành phỏằ'. TỏĂm biỏằ?t 'ôi mỏt 'en ỏằY chÂn trỏằi.
    Đỏằ lỏm, nhặng câng muỏằ'n Nhặ Anh vặỏằÊt qua 'ặỏằÊc cĂi khỏằĐng khiỏp cỏằĐa thỏằi gian và xa cĂch.
    VỏÊ lỏĂi, Nhặ Anh còn phỏÊi hỏằc. Bfn khofn quĂ, Nhặ Anh hỏằc hành ra sao, có giỏằi hay chỏằ? nhàng nhàng. Dỏôu thỏ nào, câng ỏÊnh hặỏằYng. Kinh nghiỏằ?m cỏằĐa bỏÊn thÂn mơnh nfm qua 'ỏƠy. Viỏt thặ, mỏƠt ưt thỏằi gian thôi, còn lo lỏng và nhỏằ> nhung, mong 'ỏằÊi mỏằ>i chi phỏằ'i nhiỏằu
    NgỏƠm nghâ lỏĂi, thỏƠy kỏt quỏÊ cỏằĐa Nhặ Anh cuỏằ'i lỏằ>p 10 không bỏng nhỏằng nfm trặỏằ>c. Có lỏẵ tỏĂi mơnh thôi. Sao mơnh vô duyên thỏ và có chút gơ dÊ man. Vơ cĂ nhÂn mơnh mà làm cỏÊ Nhặ Anh câng khỏằ.. Có lúc nào Nhặ Anh tỏằ trĂch mơnh hay không?
    Không có thặ mơnh, chỏc Nhặ Anh sỏẵ nghâ ngỏằÊi, buỏằ"n phiỏằn và nghi ngỏằ. Biỏt làm sao, Nhặ Anh làm quen nhâ, 'ỏằông vỏằTi trĂch, ta vỏôn dành trỏằn vỏạn trĂi tim mơnh cho Nhặ Anh. Không có gơ thay 'ỏằ.i cỏÊ, dỏôu ỏằY nặĂi ỏƠy, có nhiỏằu thay 'ỏằ.i. Tỏằô nay, ta mÊi nhặ hôm qua, mÊi nhỏằ> thặặĂng và gơn giỏằ hơnh ỏÊnh trong sĂng cỏằĐa Nhặ Anh trong tÂm hỏằ"n. Không còn ai có thỏằf bỏng 'ặỏằÊc mỏằTt phỏĐn nhỏằ nhỏằng 'iỏằu 'ỏạp 'ỏẵ mà ta tơm thỏƠy ỏằY Nhặ Anh.
  5. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    8.12.1971
    Cho tới hôm nay thì còn 3 đứa: Thìn, Đ. Minh và mình. Sợ quá, có ảm giác bị bỏ rơi. Cảm giác thôi, nhưng rõ ràng không tốt. Một nhóm sáng nay đido Bộ điều động đến các binh chủng khác. Còn tụi mình, sư đoàn cứ giữ, cũng chẳng sao cả. Đâu mà chẳng bộ đội *****!
    Nhưng không khỏi xuýt xoa, tụi nó ?osang? quá. Mang danh lính của Bộ, ?ooai? ghê!
    Mình vẫn chưa đi đâu cả. Mà tình trạng ăn đợi nằm chờ thế này thì ngán lắm. Suốt ngày chỉ ra lại vào, thở ngắn than dài. Chim sẻ, chim sẻ, con chim không đi tránh rét nhỉ, về đậu đầy trên luỹ tre trước ngõ và kêu ríu rít suốt ngày. Nghe rối cả ruột.
    Đường 18 vắng hơn cả đường phố vắng nhất của Hà Nội. Mình đi với Thìn, nghênh ngang giữa lòng đường, thấy cây chạy đén thật xa, cuối con đường. Chỗ ấy mờ mịt và thật mông lung.
    Con đường, đưa anh đi đâu? Con đường đưa anh về đâu?
    Có quán hàng nhỏ mấp mé đường. Ờ, cũng một cuộc đời, chứ sao? Buồn, chán, bạn nhỉ?
    Rất lạ, mùa đông vẫn có nhiều cò trắng. Con cò trắng vỗ cánh trên khoảng đồng mênh mông, vừa cày vỡ. Màu xanh của mạ non, mà trắng sáng của nước, màu đất phù sa nữa? Nom lạ lắm. Sao mình lại ở đây, lai đứng đây? Chờ gì? Đợi gì?
    Không muốn nói một lời nào, khi tụi trẻ đeo cặp sách tới trường. Biết thời gian trôi đi mà chịu chết! Ba năm? sáu năm?
    Đêm qua, nghe phổ biến, tình hình có nhiều biến chuyển có lợi cho ta. Còn lâu mình mới được đi chiến đấu. Phải học tập và rèn luyện nhiều. Vả lại, sinh viên họ cũng chưa chịu cho đi chiến trường ngay. Lại càng thêm chán.
    Bọn đi xe tăng lại càng ngán. Phải học từ 3-7 năm trên Tam Đảo. Khi đó, chắc hết Mỹ rồi còn gì? Còn đánh đấm gì nữa.
    Phải tỉnh bơ đi mới được, càng nghĩ, càng cảm thấy phiền lòng.
    Hôm nay, đọc được bài thơ hay, một nhà thơ trẻ Liên Xô, có nhiều tứ sáng tạo, táo bạo?

    ?oCon đường thường đi thẳng đứng
    Nhưng có người lại thích bay nghiêng??

  6. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    13.12.1971
    Buổi trưa?
    Nằm mà không ngủ được. Hơi mệt mỏi, mắt cứ díu lại. Đã lơ mơ một lúc, chợt choàng dậy. Có lẽ bởi tiếng kẽo kẹt của cái võng?
    Bao nhiêu buổi, bao nhiêu giờ khắc tỉnh dậy như thế rồi? Mỗi lần tỉnh dậy, giật mình và cảm thấy bàng hoàng? Thạc ư? Thạc mà như thế ư?
    Hôm nay thì nhớ Châu. Thật lạ, dạo ở trường, suốt 3 năm cấm có thèm nhìn mặt nó. Thế mà bây giờ lại nhớ. Nhớ và cảm thấy lo lắng vô cùng.
    Mình đã và sẽ làm gì? Cho mãi tới bây giờ vẫn chưa ra hồn vía gì cả. Các bạn bè của mình, phút này ở đâu, đang nghĩ gì và đang làm gì? Cuộc đời của họ thật thẳng băng và dễ dàng đạt tới mục đích. Riêng mình thì sao lắm khó khăn thế! Chẳng thể nào hết được nỗi buồn. ?oNỗi buồn như râu tóc. Cạo hết rồi lại mọc?. Có lẽ nào như thế. Nhưng sự thể là như thế vậy.
    Toàn ngủ thật vô tư. Giờ này có lẽ nhiều người vô tư như thế. Và có ai như mình hay không? Ngày tháng trôi đi nhanh quá, mà bản thân mình vẫn quanh quẩn trong cái thất vọng, trong chờ đợi và mong ước hão huyền.
    Hai hôm nay, nhận công tác mới. Nghe Đạt nói thì máy vô tuyến 2W nặng 20kg, liên lạc trong R=25km. Thú vị nhưng đi chiến đấu dễ bị phát hiện lắm. Sáng qua học chính trị về tình hình và nhiệm vụ mới. Lại thảo luận 13 giờ nữa. Ngồi tiếc đứt cả ruột, giá cho về nhà đọc sách lại khoan khoái hơn và có chất lượng hơn.
    Ngồi họp mà cứ nơm nớp cái áo phơi ở nhà. Lạy chúa, đừng ?omọc cánh?. Cũng không hiểu sao dân hay lính nữa. Toàn mất tiệt cả ba lô rồi.
    Tội nghiệp, dân ở đây cũng khổ. Nheo nhóc đến thế thì cũng hiếm. Nhà nào nhà ấy vách hở lung tung. Tụi trẻ bẩn thỉu và mãi tối mịt mới ăn cơm chiều.
    Bà cụ sống trong ngôi nhà mình ở mới khổ. Con trai bỏ vợ đi bộ đội, để cho bà nuôi đứa cháu lên 6 tuổi. Bà già lắm rồi, buổi sáng cặm cụi làm bánh sắn mang bán. Đứa cháu gái lần hồi nhặt lá mít về gói bánh. Cái lá nào cũng đầy bụi. Nhà cửa trống hoang trống huếch, có ít gộc tre để đun cũng bị lấy cắp dần. Sao có kẻ vô lương tâm đến thế!
    Cuộc sống của đất nước còn lam lũ lắm. Đầu tắt mặt tối mà nào có đủ miếng ăn. Rồi mất cắp. Rồi đánh chửi nhau. Rồi thiên tai, địch họa. Cơm độn ngô rồi còn độn sắn. Vậy mà những chiếc lá tre kia vẫn dịu dàng, vẫn đưa ta vào cõi êm ả của tâm hồn. Thật lạ biết bao!
  7. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    14.12.1971
    Tâm hồn con người thật kỳ lạ. Hay đúng hơn, tâm hồn mình thật kỳ lạ. Sao có người lại ?ovỉa hè? như thế được!
    Tự dưng mình lại nhớ K.Tâm - Bây giờ chắc Tâm nó học được nhiều rồi. Và chắc cũng có nhiều thay đổi. Cuộc sống có khi nào ngừng lại, nhất là với tuổi trẻ. Nhanh quá, mới hôm nào đi học, mới hôm nào ngồi trong cái lớp mái rạ, bây giờ đã ở đây. Rồi ngày mai nữa, sẽ ra sao?
    Thực ra Tâm cũng là bạn tốt và hiếm có. Rất ít người con gái khiến người ta vừa mến vừa phải kính trọng. Thầy Đản đã nói với mình như vậy khi nhắc đến Tâm. Nhớ bạn - Nhớ trường? Các học trò của Yên Hòa B giờ mỗi người mỗi ngả. Và phút này, ai buồn, ai vui?
    Riêng mình, nao nao nhớ - Hơi buồn một chút - Mà lạ thật, nhớ ai mình cũng chỉ nhớ nét cười của họ. Ai cũng có điệu cười thoải mái và dễ dàng.
    Lâm bây giờ ở thành phố quái quỉ nào rồi nhỉ? Rồi ?ochị? Phương, ?oChâu Phương Đùng?? Ôi, tụi nó? Nhớ làm quái gì nhỉ? Xấu hổ không kìa, đừng vớ vẩn nữa.
    Đọc lại ?oThép đã tôi?? - Đêm qua dừng lại đúng ở công viên Thương Mại - Paven và Tônhia sắp vĩnh biệt nhau rồi. ?oAnh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác?.
    ?oEm có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng??
    Và sau cùng, Paven không nói nữa.
    Cuộc đời, tất nhiên sẽ là như thế. Nhìn mớ tóc bồng màu hạt dẻ của Tônhia, Paven thấy ái ngại vô hạn anh chưa hết tình yêu người bạn thời thơ ấu, nhưng bây giờ, Paven ?okhông còn là cậu bé Pavơlusa ngày ấy nữa??
    Anh không yêu một lần. Tình yêu đầy thi vị của buổi thiếu thời chỉ mới là ?onhập môn? thôi sao?
    Thật đáng buồn. Nhưng sao hai người chia tay nhau chóng vánh đến như vậy? Chỉ mấy ngày thôi.
    Có nhiều lúc mình thấy chán những ?otrò đời? như thế. Hồi mới đọc Axtơrốpski, rất thú vị với tình bạn Paven và Tônhia. Nhưng bây giờ thấy nó cũng bình thường và có chút gì hơi mòn, cũ. Không lẽ mình đã già cỗi đến như vậy?
    Vả lại, đọc nhiều lần nên cũng mất nhiều hứng thú. Mình thấy ngòi bút của Axtơrốpski và A. Đức có gì giống nhau trong khía cạnh biểu hiện tình cảm. Bôrít Pôlêvôi riêng biệt hơn, và độc đáo hơn chăng.
    Mêrétxép và Paven? Những người đầy nghị lực và có thể nói được họ đã đi tới mục đích của đời mình!
    Đôi lúc, mình có cảm giác tội lỗi rằng mình đi bộ đội là tạm thời thôi . Hình như xa nhà chỉ vài ngày và không lâu nữa lại trở về Hà Nội. Lại tàu dừa và cái chợ ồn ào, buổi sớm, buổi chiều gặp bố mẹ và các em.
    Chỉ thoáng một tí cảm giác về ngày ra trận. Mình sẽ làm những gì trong những ngày không bình thường ấy? Thật ghê sợ khi phải vĩnh viễn xa gia đình.
    Kể ra, bây giờ mà chết thì thật đáng tiếc. Những ngày còn bé, những lúc đi học chẳng bao giờ phải phiền toái đến chuyện đó cả, chỉ miên man với tương lai anh sẽ làm gì và sống ra sao. Nhưng bây giờ, những ý nghĩ đó mọc ra.
    Khó gì đâu - cái chết - chỉ một viên đạn lạc hay một hơi bom. Sự thật bi đát đó không trừ một ai cả.
    (?)
  8. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    17.12
    Mưa đêm. Cũng không còn biết mưa đông hay mưa xuân nữa. Năm nay rét muộn và rét không dữ lắm. Rét sơ sơ rồi lại ấm dần lên. Con người và thiên nhiên.
    18.12.1971

    Tụi tre đi cổ động. Không thấy thầy giáo nào cả, chỉ toàn cô giáo. Những cánh chim đỏ bay trong gió chiều.
    Mình ngạc nhiên khi nhìn con đường mòn lên đồi đá. Màu tím, màu lam và mờ mờ sương. Bầu trời giống như tấm phông trên sân khấu. Mọi cái đều chỉ như làm băng giấy, nếu như bọn trẻ không đánh trống hò reo trên đó.
    Nhiều lúc mình ngạc nhiên và không thể nào tin được những đứa trẻ rất ngây thơ và nghịch ngợm kia lại có lúc cao lớn bằng mình - Lại mọc râu và chống gậy và cũng khó mà tin rằng mình cũng có những phút giây như thế - Moi cái trôi nhanh.
    Mai là 19.12 rồi, ngày toàn quốc kháng chiến. Năm ngoái, buổi chiều như thế này, mình đang trên gác 4 nghe thầy giáo giảng. Năm nay, đứng trên đồi và nghe cuộc đời mở mắt. Thật không thể nào định liệu được ra sao nữa - 18.12.1971 thì thế? 18.12.1972 sẽ ra sao? Lúc đó có còn được ngồi mà viết thảnh thơi như bây giờ không?
    Mọi cái đều không lường trước được. Paven khi nghe bản nhạc ?Ơ này! Quả táo? rạo rực đến nhảy lên mà khiêu vũ. Anh cũng không ngờ đó là lần khiêu vũ cuối cùng của cuộc đời mình.
    3 giờ sáng. Trời mưa nên tỉnh giấc. Cơn mưa rất lạ, ít hạt và lốc đốc trên mái ngói. Mình cứ nghĩ đến cái gì đó đang nảy mầm. Thôi được, đồng ý gọi cơn mưa này là mưa xuân.
    (?)
    Lúc nãy hơi mưa mát mát, bây giờ lạnh. Hôm nay viết thế thôi. Lũy tre vẫn vặn mình không ngớt, cái lũy tre thân thuộc mà P. ao ước? Không nhớ cụ thể dáng người P. được. Mọi cái đều thấp thoáng mờ ảo - Lúc này, P. làm gì nhỉ, lúc này, lúc này?

    20.12

    Ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Mặt trận của mình chứ còn của ai nữa. Mai, là giải phóng quân rồi chứ tưởng à. Cũng không ngờ như bao chuyện không ngờ khác. Hôm nay, tât cả mọi người đều phải đeo quân hàm, chờ đón 22.12 mà.
    Đi ra đi vào đều gặp mà đỏ, đều gặp những ngôi sao?
    Gần làm xong nhà bếp. Sắp quen với rui, với mè rồi. Cái đục, cái chàng, cưa? Buồn cười nhỉ, ai lại lấy những cái tên ấy.
    21.12

    Anh con trai nhà bên sắp đi bộ đội. Sớm mai sẽ đi thì phải. Bạn bè đến chơi đồng và chắc là bồn chồn lắm. Chà, có gì mà phải tiễn. Tôi là lính cũ rồi, đi bộ đội bình thường thôi - giản dị mà lên đường và khiêm nhường khi trở lại.

    22.12

    Ngày thành lập quân đội. Được nghỉ cả ngày. Hùng rủ mình đi Phố Mới chơi. Có hơi thở của Tết rồi. Quân đội mình 27 tuổi. Vậy thì 22-12-74 sẽ tròn 30 tuổi. Lúc ấy, mình sẽ ra sao?
    Buổi chiều định rủ Năm đi Phả Lại. Mình thật yêu dòng sông - Vừa hùng vĩ vừa êm dịu.
    Mấy tân binh được người quen đi tiễn có vẻ sung sướng lắm. ?oKhi đi thì vui, khi nghĩ lại bùi ngùi?? Nhưng chỉ đi được đến Đông Du là ?ogục? hết. Khóc không trừ một ai. Hôm mình đi, nào có khác gì. Buồn cười nhỉ.

  9. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    5. 23/12.71
    Bắt đầu mở P.105. Máy bay Liên Xô kiểu 1954. Không có gì phức tạp cả. Hai đài đáy liên lạc rất đẹp với nhau, còn đài trưởng mạng chịu chết! Anh Lộc hẹn liên lạc từ 21 giờ đến 21 giờ 30.
    Mình cảm thấy trong liên lạc vô tuyến, sự tôn trọng kỷ luật là điều rất quan trọng. Dải tần xê xích là hỏng ngay, ồn và rất khó bắt được liên lạc với đài bạn.
    Bên Ưu tiên 2 có vẻ đông đúc hơn mình. Họ nói ồn ào vào trong máy và rất thú vị, đến nỗi hát tướng lên. Bài gì không nhớ, hình như một bài có ?ohoa đào? thì phải, dĩ nhiên là ?oướt nhèm??
    Mải tìm sóng, mãi không thấy 1825 - Mò sang nhà mấy gã đã lăn quay ra ngủ, thật tệ. Nhưng máy vẫn bắt được sóng của một đài lạ - Côlycốp chỉ phát sóng ra 5km. Đài kia hỏi: Anh đã mượn được xe chưa?
    Đồng hồ chỉ 22 giờ kém vài phút thôi. Con nhà thông tin có mặt suốt đêm ngày.
    Hôm nay Năm ốm rồi. Vạ vật mãi, chịu sao nổi. Không ăn uống được gì cả. Li bì suốt. Sơn từ máy 4950 goi Năm ríu rít. Nhưng nó nhức đầu quá, không thể trả lời được.
    Mình bị đau tai, do liên hợp nghe, nói ép vào. Nghe nói đi vô tuyến có 2 thứ bệnh: Viêm họng và đau tai.
  10. iamtottochan81

    iamtottochan81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    6.24/12.71


    Gấp cuốn sách vào và suy nghĩ về Paven. Những trang cuối của tiểu thuyết để lại cho mình nhiều chấn động mạnh hơn cả. Mình chú ý nhiều đến bức ảnh Paven ngồi như một ông già, nhưng sôi sục ngọn lửa sống. Lúc ấy ở bên bờ biển và ánh nắng đã nhạt dần?
    Cái gì nấp đằng sau con người ấy? Cái gì làm nên nghị lực phi thường và dễ hiểu của Paven? Thật dễ hiểu.
    Sao Paven có niềm khao khát trở về đội ngũ như thế. Cuộc sống dồn anh vào góc tường và cánh tay thần chết đã lần đến cổ anh. Nhưng anh vùng ra, vùng ra và trở về với ánh sáng mặt trời. Kiêu hãnh thay, người cộng sản Xô viết ấy.
    Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ hồng quân.
    Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời mình cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng.
    Hôm nay, lần đầu tiên trong đời, mình cảm thấy hổ thẹn với mọi người, hổ thẹn với Paven, Pavơlusa thân yêu - Mình chưa phải là một Đảng viên!
    Buổi chiều, đang họp, anh Lộc gọi ra sân và hỏi mình có giấy cảm tình Đảng không. Lúc đó, chỉ hơi thoáng qua một ý nghĩ còn mờ nhạt. Sao mình tới giờ vẫn chưa thấy gần gũi với Đảng của Bác Hồ? Anh Lộc bỏ đi khi mình lắc đầu. Mình như có lỗi gì đó, cái lỗi rất lớn mà bấy lâu mình không biết.
    Đảng viên. Một người Đảng viên. Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là người con của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% cuộc sống của Paven.
    Còn lý lịch nữa. Lý lịch phải trong sạch, mình không biết có sao không - Dù sao, đó chỉ là điểm rất nhỏ - Cái cơ bản là mình có thật sự sống và làm việc như một Đảng viên chân chính hay không?
    Sao trước kia, mình không hề lúc nào nghĩ đến điều đó cả? Có phải vì mình thấy Đảng quá cao siêu và mình không thể nào với tới? Có phải vì mình kém nghị lực chiến đấu; kém tinh thần vươn lên và cam chịu sống cuộc đời riêng biệt, tẻ nhạt với những rung động êm đềm? Có phải vì mình thấy trước được những trở ngại không thể nào vượt qua được mà cảm thấy phiền lòng? Cảm thấy nhụt dần hứng thú hoạt động tập thể mà tuổi nhỏ rất nhiệt tình tham gia.
    Anh Thỏa hỏi mình trước kia có tham gia công tác Đoàn gì không? Mình lắc đầu, đoàn viên thường thôi - Dĩ nhiên có nhiều lý do, nhưng một phần do sự lười công tác.
    Mình đổ đốn như vậy nữa đấy. Đổ đốn đến như thế nữa!
    (?)

Chia sẻ trang này