1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Mái nhà hình tròn" để anh em tập giữ giớibàn luận về giới và sám hối-Am thất online

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 17/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    ...
    11) -- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo cần được trả lời như sau : "Này chư Hiền, khi tâm thụ động (linam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời? Nhưng, này chư Hiền, trong khi tâm dao động (uddhatam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.
    12) Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này, ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.
    I. Phi Thời
    13)-- Trong khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Khi tâm thụ động, này các Tỷ-kheo, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.
    14) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ ướt, phân bò ướt, củi ướt, để ngọn lửa ấy giữa mưa, gió và rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa nhỏ ấy không?
    -- Thưa không, bạch Thế Tôn.
    -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập khinh an giác chi, không phải thời là tu tập định giác chi, không phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, khi tâm thụ động, thật khó làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.
    II. Phải Thời
    15) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.
    16) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn đốt lên một ngọn lửa nhỏ, người ấy ném vào đấy cỏ khô, phân bò khô, củi khô, dùng miệng thổi, không có rắc bụi lên trên; người ấy có thể nhen đỏ ngọn lửa ấy không?
    -- Thưa có, bạch Thế Tôn.
    -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm thụ động, trong khi ấy, phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, khi tâm thụ động, thật dễ làm tâm phát khởi nhờ những pháp này.
    III. Không Phải Thời
    17) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tâm dao động, thật khó được tịnh chỉ do những pháp ấy.
    18) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ khô, phân bò khô và củi khô, lấy miệng thổi, và không rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt đống lửa lớn ấy không?
    -- Thưa không, bạch Thế Tôn.
    -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, không phải thời là tu tập trạch pháp giác chi, không phải thời là tu tập tinh tấn giác chi, không phải thời là tu tập hỷ giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật không dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp ấy.
    IV. Phải Thời
    19) -- Và này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động thật dễ được tịnh chỉ nhờ những pháp này.
    20) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người muốn dập tắt một đống lửa lớn. Ở đây, người ấy ném vào cỏ ướt, ném vào phân bò ướt, ném vào củi ướt, để giữa gió và mưa, và rắc bụi lên trên. Người ấy có thể dập tắt ngọn lửa lớn ấy không?
    -- Thưa có, bạch Thế Tôn.
    -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi tâm dao động, trong khi ấy, phải thời là tu tập khinh an giác chi, phải thời là tu tập định giác chi, phải thời là tu tập xả giác chi. Vì sao? Vì rằng, tâm dao động, thật dễ được tịnh chỉ nhờ các pháp này.
    21) Nhưng đối với niệm, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lợi ích trong mọi trường hợp
  2. thinhchuong

    thinhchuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Tôi thật lấy làm vui mừng vì biết được các bạn có tâm thanh tịnh như thế. Tuy ở nhà nhưng các bạn đã có ý thức tự tổ chức thọ Bát quan trai giới. Thật là đáng quý.
    mrking_hoang: Chúc bạn thực hiện một ngày thọ bát quan trai thành công.
    vithuymylove: Bạn hiểu nhầm về thọ bát quan trai rồi.
    chon_ten_lan_thu_3: Hãy cố gắng lên bạn.
    Được thinhchuong sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 31/03/2009
  3. thinhchuong

    thinhchuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Rất là biết ơn bài kinh của bạn lemd. Bạn đã cho tôi đã học hỏi được nhiều điều từ bài kinh này.
    -Khi tâm ta đang thụ động lười biếng thì việc tu tập thiền định là không hợp thời. Khi đó tu tập phân biệt các pháp sẽ là hợp thời. Như là quán sát tâm: tâm ta đang thụ động, vì sao? làm thế nào để thoát khỏi nó?
    -Khi tâm ta đang dao động thì việc tu tập phân biệt các pháp sẽ là không hợp thời, mà hợp thời sẽ là tu tập thiền định. Như là ngồi thiền làm lắng đọng cái tâm đang xao động để cho nó định tĩnh lại.
    Có 2 điều tôi rút tỉa được từ bài kinh này. Xin tỏ bày cùng các bạn.
  4. mindful

    mindful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ làm quen với.
    Có ai ở đây thích tu thiền Tứ Niệm Xứ của Đức Phật không?
  5. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Ồ, hôm nay vào đây mới biết bác đang thọ Bát quan trai giới. Tôi cũng thọ cùng bác nhé. Nhưng đi lại, làm việc có thọ được Bát quan trai giới không bác Mrking_hoang? Mà tôi lại đang dùng máy tính đây nữa. Tắt đi vậy.
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Xin chân thành cảm ơn bác, một bài kinh dài đã được rút gọn xuống thật đơn giản
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Mấy lão dở ngwời hết việc hay sao mà rủ nhau đi giữ giới làm gì .Thích làm Bát giới ta dạy cho .Ăn nhiều ngủ nhiều chơi gái gú nhiều vào . Ha ha
  8. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Tớ có hiểu gì đâu mà bạn bảo tớ nhhầm? Trời ạ, à quên, Phật ạ!
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    V. Phẩm Ngày Trai Giới
    (I) (41) Các Trai Giới
    1. Như vầy tôi nghe:
    Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì tại Jetanava, khu vườn ông Anàthapindika, ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", - "Bạch Thế Tôn"
    Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:
    2. - Này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn?
    3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành trai giới ". Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu.
    4. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ hai được thành tựu.
    5. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu.
    6. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.
    7. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngàytrai giới ". Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu.
    8. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phí thời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phí thời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ sáu được thành tựu.
    9. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu.
    10. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu.
    Này các Tỷ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần được thực hành như vậy, thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn.
  10. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua làm việc định bật nhạc lên nghe, nhưng nhớ ra là ngày bát quan nên thôi. Tối cũng không vào mạng... vì bị mất điện
    Ăn vặt thì không có gì để ăn vặt, vì cũng hết tiền như bác vithuymylove.
    Được một ngày thọ Bát quan trai giới rất là lợi ích. Dù vẫn còn làm việc, nhưng tâm lắng đọng hơn.
    Bác mrking_hoang và bác chon_ten_lan_thu_3 có gặp trở ngại và gặt hái được gì không?

Chia sẻ trang này