1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Mái nhà hình tròn" để anh em tập giữ giớibàn luận về giới và sám hối-Am thất online

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 17/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mindful

    mindful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Các bạn quan tâm tới thiền định thì có thể xem ở đây http://thienviennguyenthuy.wordpress.com/
    Cảm ơn chia sẻ của Mr_kinhhoang
    Hồi đầu tớ cũng áy náy mãi về chuyện chay mặn. Nhưng may quá sau này mới hiểu ra, rằng ăn gì không quan trọng, quan trọng là ăn với tâm như thế nào (có tham, có sân, có si không). Đối tượng không quan trọng, quan trọng là cái tâm hay biết đằng sau đối tượng.
    Có một cách thiền mình thấy rất hiệu quả với bản thân. Đó là trước khi ngồi thiền, ta thực hành thiền nằm khoảng 10 - 15 phút. Nằm thoả mái, thư giãn, ý thức cảm giác toàn thần. Để hơi thở tự nhiên hiện rõ. Để tâm trên đỉnh đầu, hay biết các cảm giác và căng thẳng. Nếu có căng thẳng thì thư giãn ra. Rà lần lượt thư giãn mặt, má, cổ, vai, ngực, tay, bụng, chân ... Cứ thấy căng thẳng ở đâu thì dừng lại tại đó và quan sát, thả lỏng nó ra. Hầu hết các căng thẳng trên thân đều là biểu hiện của sự bất an trong tâm (phần nhiều là vô thức), nên nếu ta thư giãn thân thì đã giảm được rất nhiều stress và bất an thô trong tâm rồi...
    Cả cái này mình cũng thấy hay nữa
    Thái Độ Chân Chánh Trong Khi Hành Thiền
    1. Hành thiền là hiểu biết và quan sát một cách thư giãn
    thoải mái, bất cứ gì đang xảy diễn -- dầu tốt hay xấu.
    2. Hành thiền là quan sát và nhẫn nại chờ đợi với chú
    niệm va? hiểu biết. Thiền không phải là cố gắng
    chứng nghiệm những điều mà ta đã nghe giảng dạy
    hay đọc trong sách.
    3. Chỉ quan tâm đến giây phút hiện tại. Không nên để
    tâm lạc mất trong quá khứ. Chớ vọng móng để tâm
    bay nhảy hoang dại trong tương lai.
    4. Khi hành thiền, cả thân lẫn tâm đều phải thư giãn
    (relax), thoải mái.
    5. Nếu cả thân và tâm đều mệt mỏi tức là ta đang có vấn
    đề trong pháp hành. Hãy xem xét lại pháp hành của
    ta.
    6. Sao ta lại cố gắng tập trung tâm quá sức khi hành
    thiền?
    Ta có đang mong muốn điều gì không?
    Ta có đang trông đợi điều gì xảy ra không?
    Ta có đang muốn điều gì chấm dứt không?
    Hãy tự hỏi, xem ta có những thái độ nầy hay không?
    7. Hành thiền nên giữ tâm thư giãn và an lạc. Không
    thể thực hành với tâm căng thẳng.
    8. Khi hành thiền không nên cố ép mình tập trung tâm
    quá độ, cũng không nên tự bó buộc kềm chế quá.
    9. Không nên tưởng tượng tạo nên điều gì, cũng chớ
    nên loại bỏ những gì đang xảy diễn. Chỉ quan sát và
    hay biết.
    10. Cố tạo nên điều gì là Tham. Loại bỏ những gì đang
    xảy ra là Sân. Không hiểu biết nếu điều gì đang xảy
    diễn hay ngưng xảy diễn là Si.
    11. Chỉ đến mức mà cái tâm quan sát của ta không còn
    tham, sân hay lo âu ta mới thật sự hành thiền.
    12. Không nên trông mong chờ đợi điều gì, không vọng
    móng, mong cầu điều gì, chớ nên lo âu, bởi vì khi có
    những thái độ nầy trong tâm, rất khó mà hành thiền
    tốt đẹp.
    13. Không nên cố gắng làm cho sự vật trở thành như ý
    mình muốn. Nên cố gắng hay biết những gì xảy diễn
    đúng như nó là vậy.
    14. Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy tư? Hay
    đang chú niệm?
    15. Tâm ta hiện giờ ở đâu? Bên trong thân hay ở ngoài?
    16. Tâm quan sát của ta có đang hay biết đúng thâm sâu
    không? Hay chỉ hay biết thoáng qua trên bề mặt?
    17. Không nên hành thiền với tâm mong cầu hay vọng
    móng điều gì. Kết quả sẽ chỉ làm cho ta kiệt sức vô
    ích.
    18. Ta phải chấp nhận và quan sát cả hai -- những kinh
    nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu. Phải chăng ta
    chỉ muốn những kinh nghiệm thích thú, dễ chịu?
    Phải chăng những kinh nghiệm khó chịu, dầu nhỏ nhoi cách mấy ta cũng không muốn? Điều ấy có hợp
    lý chăng? Phải chăng đó là đường lối của Giáo Pháp
    (Dhamma)?
    19. Ta nên xem xét tỉ mỉ coi mình đang có thái độ nào
    trong khi hành thiền. Một cái tâm thanh thản nhẹ
    nhàng và tự do sẽ giúp ta hành thiền tốt. Ta có đang
    hành thiền với thái độ chân chánh không?
    20. Không nên cảm nghe bận rộn phiền toái với tâm suy
    tư. Ta hành thiền không phải để ngăn ngừa suy nghĩ
    mà trái lại để nhận thức và hay biết tâm suy tư mỗi
    khi nó phát sanh.
    21. Không nên loại bỏ đối tượng nào ta nghĩ đến. Hãy
    hay biết những ô nhiễm phát sanh cùng với nó và
    quan sát các ô nhiễm ấy.
    22. Ta để ý đến điều gì, đối tượng ấy của tâm không quan
    trọng, cái tâm quan sát đang hoạt động phía sau đó
    mới thật sự quan trọng. Nếu ta quan sát với thái độ
    chân chánh, đối tượng nào của tâm ấy cũng là đối
    tượng đúng.
    23. Chỉ khi nào ta có đức tin (saddhā, tín) mới có sự cố
    gắng, tinh tấn (viriya, tấn), tâm chú niệm (sati, niệm)
    sẽ liên tục, tâm sẽ an định vững chắc (samādhi. định)
    và ta bắt đầu hiểu biết tận tường sự vật. Khi ta hiểu
    biết sự vật đúng như sự vật là vậy (paññā, tuệ), đức
    tin tăng trưởng càng mạnh mẽ.
    Được mindful sửa chữa / chuyển vào 09:41 ngày 05/04/2009
  2. thang2010

    thang2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ . Bạn mindful đem con bỏ chợ à ? Tớ hỏi câu trên bạn trả lời cho tớ đi nhé .
  3. mindful

    mindful Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Uh xin lỗi tớ quên. Bạn hỏi về thiền Tứ Niệm Xứ à.
    Thiền Tứ Niệm Xứ hay còn gọi là Thiền Quán, Thiền Minh Sát, Thiền Tuệ, Thiền Vipassana, cũng có khi gọi là Thiền Chánh Niệm là một phương pháp thiền được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khám phá cách đây hơn 2500 năm. Hiện nay nó vẫn đang đựa duy trì và tiếp nối cẩn trọng từ thế hệ này sang thế hệ khác ở các quốc gia Nam Á như Thái Lan, Miến Điện. (Bạn có thể lên google search Vipassana, hoặc Insight Me***ation, hoặc Mindful - Chánh niệm ...)
    Mục đích của Thiền Minh Sát là chứng ngộ tứ thánh đế, chấm dứt vô minh, chứng đạt Niết Bàn, và các Thánh Quả, chấm dứt sanh hồi sinh tử ngay trong kiếp hiện tại.
    Giới thiệu Kinh Ðại Niệm Xứ
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap042.htm
    "...
    Kinh Ðại Niệm Xứ được thuyết tại xứ Kuru, một xứ gần New Delhi, Ấn Ðộ ngày nay. Lúc kinh được thuyết ra, có rất nhiều cư sĩ nghe và hành theo. Theo chú giải thì dân chúng trong Xứ Kuru tinh tấn thực hành Tứ Niệm Xứ. Khi gặp nhau họ thường hỏi: Trong bốn pháp chánh niệm của Tứ Niệm Xứ, bạn thực hành pháp nào? Nếu người được hỏi trả lời không, thì dân xứ đó sẽ khiển trách và bắt đầu dạy họ cách hành thiền. Nhưng nếu họ trả lời rằng họ đã quán sát thân, quán sát thọ... như thế này, thế này... thì họ sẽ được mọi người khen ngợi: "Lành thay! Lành thay! Ðời sống bạn thật nhiều phúc lạc, thật giá trị. Bạn đã sử dụng tốt đẹp kiếp sống làm người của mình. Chính vì những người như bạn mà Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian này". Như vậy, khi dùng chữ Bhikkhu không có nghĩa là Ðức Phật không nói đến những người không phải là tu sĩ. Bất kỳ ai chấp nhận và thực hành những lời dạy của Ðức Phật đều được gọi là Bhikkhu. Bởi vậy, khi Ðức Phật nói: "Này các thầy tỳ khưu" thì phải được hiểu là cả tăng, ni và người tại gia cư sĩ đều được nói đến.
    ..."
    Đoạn sau tớ copy trong cuốn Thực hành Thiền Minh Sát của ngài Mahasi.
    "... Thực hành Thiền Minh Sát là cố gắng thấu hiểu rõ ràng và chính xác bản chất của những hiện tượng tâm-vật-lý đang diễn tiến bên trong chính bản thân mình. Hiện tượng vật lý là những sự vật hay những gì quanh mình mà ta cảm nhận rõ ràng. Toàn thể châu thân của mình mà ta cảm nhận rõ ràng hợp thành một nhóm những tính chất vật lý (rùpa, sắc, hay phần vật chất). Hiện tượng tâm linh là những sinh hoạt của tâm, hay sự hay biết (nàma, danh, hay phần tinh thần). Ta cảm nhận rõ ràng những danh-sắc nầy mỗi khi thấy, nghe, hửi, nếm, sờ đụng, hoặc nghĩ đến. Phải giác tỉnh hay biết nó bằng cách quan sát và ghi nhận, "thấy, thấy", "nghe, nghe", "hửi mùi, hửi mùi", "nếm vị, nếm vị", "sờ đụng, sờ đụng" hoặc "suy tư, suy tư".
    Mỗi khi thấy, nghe, hửi, nếm, sờ đụng, hoặc suy nghĩ phải ghi nhận những sự việc nầy. Nhưng vào giai đoạn sơ cơ trong pháp hành ta không thể ghi nhận đầy đủ tất cả những sự việc xảy ra. Do đó, nên bắt đầu ghi nhận những gì phát hiện hiển nhiên và dễ cảm nhận.
    Khi thở thì bụng phồng lên và xẹp xuống. Ðó là cử động hiển nhiên. Ðó là tính chất vật lý gọi là vàyodhàtu nguyên tố di động trong vật chất [1], thường được gọi là nguyên tố gió.
    Nên bắt đầu ghi nhận di động ấy, tâm chăm chú theo dõi quan sát bụng. Ta sẽ thấy bụng phồng lên khi thở vô và xẹp xuống khi thở ra. Trạng thái phồng lên phải được ghi nhận thầm, "phồng, phồng", và di động xẹp xuống, "xẹp, xẹp". Trong trường hợp không thấy rõ ràng trong tâm cái bụng phồng lên và xẹp xuống bằng cách ghi nhận thầm thì hành giả có thể dùng hai bàn tay đặt lên bụng. Không nên sửa đổi lối thở, cứ thở tự nhiên như thường. Không nên thở chậm lại hay mau lên. Cũng không nên thở mạnh hay yếu hơn. Bởi vì khi thay đổi lối thở như vậy thì hành giả sẽ chóng mệt. Cứ thở đều đặn như thường và ghi nhận trạng thái phồng lên và xẹp xuống của cái bụng -- ghi nhận thầm chà không nói ra lời.
    Trong pháp hành Thiền Minh Sát (Vipassanà), bất luận danh từ nào mà ta nói lên, hay tên nào mà ta gọi đến, cũng không thành vấn đề. Vấn đề thật sự là hay biết hoặc cảm nhận. Ta phải ghi nhận cái bụng phồng lên khi nó mài bắt đầu nổi lên, và liên tục theo dõi di động của bụng cho đến khi nó không còn phồng lên nữa, cũng rõ ràng giống như ta nhìn thấy và theo dõi cử động phồng lên bằng mắt. Khi bụng xẹp xuống cũng vậy, ghi nhận di động của bụng từ đầu đến cuối. Phải ghi nhận như thế nào mà sự hay biết của ta và sự di động của bụng đồng thời phát hiện cùng một lúc. Cử động và tâm hay biết phải trùng hợp vài nhau giống như chọi viên đá vào tường. Ðá và tường chạm nhau cùng một lúc. Cùng thế ấy, hành giả ghi nhận cử động xẹp xuống của bụng..."
    Nguồn : http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-ngan/thienminhsat-vn.htm
    Còn đây là cuốn Minh Sát Tu Tập của bà Ajahn Neab
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-minhsat-tt/mstt-00.htm
    a) Gì là Niết Bàn?
    Niết Bàn là thực tại tối hậu, hay thực tánh pháp (sabhāva). Niết Bàn là đối tượng của sát-na tâm đạo ngắn ngủi, tiêu diệt phiền não và chấm dứt khổ. Khổ chính là "chúng ta" -- một tập hợp gồm Năm Uẩn -- hay rút gọn lại là Danh-Sắc. Khổ Ðế thực sự hiện hữu, nhưng thường thì chúng ta không thấy được điều ấy, vì vậy mà "chúng ta" phải tồn tại trong thời gian vô cùng tận (luân hồi) -- trừ phi thấy rõ nó (giác ngộ) và chấm dứt nó (giải thoát).
    b) Niết Bàn ở đâu?
    Niết Bàn không phải là một cõi, nên Niết Bàn không ở đâu cả. Không một ai, dù người ấy có quyền năng siêu nhiên cũng không thể nói được Niết Bàn ở đâu. Niết Bàn không phải ở trên trời. Niết Bàn cũng giống như gió (nếu có thể so sánh), bạn chỉ biết có gió nhờ tác dụng mát mẻ của nó. Niết Bàn là đối tượng của sát-na tâm rất đặc biệt, khi hành giả hành thiền minh sát và trí tuệ phát sanh, tâm vị ấy lúc này trở nên thanh tịnh. Ðây gọi là sát-na đạo và quả của đạo. Hai sát-na này đều có Niết Bàn là đối tượng (tức là vào giai đoạn Tuệ thứ 14 và 15 trong 16 Tuệ minh sát).
    Niết Bàn không phải là tâm mà là đối tượng của tâm. Khi tuệ minh sát mạnh, tâm của phàm nhân chuyển thành tâm bậc Thánh. Sự chuyển hóa này được gọi là sát-na đạo. Theo liền sau nó là sát-na quả. Cả hai đều lấy Niết Bàn làm đối tượng. Khi nhân sanh khổ bị diệt thì khổ (quả) cũng bị diệt bởi sát-na đạo đặc biệt của đạo ấy (tức một trong bốn đạo: Tu-đà-hoàn đạo, Tư-đà-hàm đạo, A-na-hàm đạo, và A-la-hán đạo). Có 10 kiết sử ngăn không cho chúng ta giác ngộ hoàn toàn. Ðó là: 1. Thân kiến; 2. Hoài nghi lời dạy của Ðức Phật; 3.Giới cấm thủ; 4. Dục ái; 5. Sân; 6. Sắc ái; 7. Vô sắc ái [3]; 8. Ngã mạn; 9. Trạo cử; 10.Vô minh.
    Như vậy, ở Sơ đạo (Tu-đà-hoàn đạo), sát-na Nhập Lưu đạo này tẩy trừ ba kiết sử đầu; ở Nhị đạo, sát-na Nhất Lai đạo làm suy yếu hai kiết sử kế; ở Tam đạo, sát-na Bất Lai đạo tẩy trừ hai kiết sử đã bị làm suy yếu đó; và ở Tứ đạo, sát-na A-la-hán đạo tẩy trừ năm kiết sử còn lại.
    c) Làm thế nào để thấy được Niết Bàn?
    Ðể thấy Niết Bàn, bạn phải hành Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) đúng cách. Việc thực hành Tứ Niệm Xứ một cách đúng đắn là con đường độc nhất đưa đến Giác Ngộ. Ðức Phật dạy: "Này các tỳ kheo, đây là con đường độc nhất nhằm thanh tịnh hóa chúng sanh".
    Satipaṭṭhāna là pháp đầu tiên và cũng là nền tảng của 37 Pháp Trợ Bồ Ðề (Giác Ngộ) -- Pháp dẫn đến sự chứng ngộ Tứ Thánh Ðế, như Ðức Phật đã chứng. Khi tâm được thanh tịnh, thoát khỏi mọi phiền não, bạn sẽ tự mình biết rõ điều này, không cần ai khác, chỉ bởi vì Niết Bàn là thực tánh phải được tự chứng. (Paccattaf Ve***abbo Viññūhi - Bậc trí tự mình trực nhận).
    Được mindful sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 05/04/2009
  4. thinhchuong

    thinhchuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2009
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bác lemd. mrking_hoang thấy có bài kinh nào có giá trị trong tu tập đưa lên đây cho anh em học hỏi .
  5. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua ăn nói đã có lời sân hận. Tự mình sám hối.
    Được chon_ten_lan_thu_3 sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 08/04/2009
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Em cũng thế; các bác đồng đạo cho em xin lỗi nha; xin lỗi cả người bị nói lời độc ác nữa.
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Giới luật công khai hay truyền một cách bí mật?
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap041.htm
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 20:17 ngày 08/04/2009
  8. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Hì hì, vậy mong bác chia sẻ những ý còn thiếu hoặc giải thích rõ ràng cho
    Cảm ơn nha
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Phải ly dục hoàn toàn mới có thể chứng được sơ thiền. Có thể vd thế này, vd bạn có việc gì đó muốn làm cho ngày mai, thì bạn không thể ngồi yên được, bạn luôn nghĩ đến công việc đó, đó là ý muốn giải quyết công việc đó. Vậy còn ý muốn, dục, thì làm sao tâm có thể yên được? Có thể tập thói quen giải quyết công việc gì thì rõ ràng dứt điểm, khi làm việc gì thì tập trung vào làm việc đó, hoàn thành các công việc tốt đẹp để tâm có thể yên tâm hành thiền
    Tránh hiểu nhầm là người tu thì vẫn còn ham muốn, thực ra ham muốn là vô thường, nghĩa là dù người thường cũng có lúc không có ham muốn. Vd bạn đói thì ngồi yên khó chịu, bạn muốn ăn, nhưng khi ăn no rồi thì ham muốn ăn chấm dứt. Tuy nhiên nó chỉ tạm thời chấm dứt, khi có đủ điều kiện, cơ thể đói, bạn sẽ lại muốn ăn trở lại. Cũng vậy, ly dục tức là không còn dục nữa thì bạn mới có thể chứng sơ thiền, nhưng khi quay trở lại cuộc sống thì dục sẽ xuất hiện trở lại. Cũng giống như lúc ngủ say chẳng hạn, bạn không có lòng tham, nhưng khi thức dậy lòng tham sẽ quay trở lại
    5 pháp ngăn cản sơ thiền là
    Dục tham (lòng tham dục, ý muốn)
    Sân (tức giận)
    Hôn trầm, thuỵ miên (buồn ngủ, dã dượi, chán nản, lười biếng)
    Trạo cử, hối quá (hối tiếc, ăn năn, lo lắng, sợ hãi, dao động)
    Nghi ngờ (không biết như thế nào, mình có đúng không, sai, liệu có đạt đến không,..)
    Vì vậy để có thể hành thiền tốt cần các điều kiện phụ trợ. Vd đừng gây những điều có thể làm mình về sau có cảm giác hối tiếc, đừng lười biếng, tránh tiếp xúc nhiều để có thể nảy sinh lòng tham hoặc tức giận..
    Giới -> định -> tuệ.
    Để ly hoàn toàn ham muốn trong lúc hành thiền, nên để tâm trên cơ thể, quan sát hơi thở vào hơi thở ra. Hơi thở dần trở nên rất nhẹ nhàng, tâm trở nên rất nhạy cảm, nếu không tập trung thì sẽ không thể nhận biết được. Giống như khi tập trung làm một công việc gì, thời gian trôi qua rất nhanh. Như vậy trong lúc đó làm sao có thể có ham muốn về chuyện khác được?
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 10:48 ngày 09/04/2009
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 09/04/2009
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Chánh kiến dẫn đầu các pháp. Giống như một hạt cam được trồng xuống, cái gì nó lấy lên từ đất trở thành vị ngọt. Người có chánh kiến các thiện pháp sẽ kéo theo và được phát triển
    Tà kiến dẫn đầu các pháp. Một hạt chánh trồng xuống, cái gì nó lấy lên từ đất sẽ có vị chua. Tà kiến sẽ làm các bất thiện pháp tăng trưởng
    Cái gì tạo ra chánh kiến? Như lý tác ý làm chánh kiến phát sinh
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 09/04/2009

Chia sẻ trang này