1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Mái nhà hình tròn" để anh em tập giữ giớibàn luận về giới và sám hối-Am thất online

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 17/02/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đấy là ý của Zelda; còn mình nghĩ ly dục ở đây là ly ngũ dục luôn; tức là sắc thanh hương vị xúc ;bất kể xa gần thô tế liệt thắng quá khứ hiện tại vị lai
    Đúng là tứ thánh định có khác; ko phải đơn giản mà ...vào.Cảm ơn bạn đã góp ý.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    4. Phân tích về giới luật của Ðức Phật.
    Ðâu là lý lẽ căn bản của giới luật Tam Tịnh Nhục của Ðức Phật về việc ăn thịt? Không thể cho là bàn tay của người tiêu thụ loại "thịt nghiệp trơ" là hoàn toàn tinh khiết, đặc biệt nếu như ta ra chợ mua thứ thịt đó như trường hợp của hầu hết những người tiêu thụ. Chính vì luật thị trường cho thấy là nếu không có cầu thì cũng không có cung [7]. Vấn đề ở đây là mức độ can dự vào hành vi sát sinh nếu là thịt thuộc bất kỳ loại nào được tiêu thụ (ngoại trừ khi con vật bị được giết một cách vô tình, hoặc con vật chết một cách tự nhiên.) Chúng ta có thể xác định được nhiều mức độ can dự của người tiêu thụ với hành vi sát sinh:
    1. Mức độ trực tiếp nhất là khi người tiêu thụ trực tiếp giết con vật để lấy thịt sử dụng.
    2. Mức độ can dự thứ hai là khi người làm công của ai đó dưới quyền trực tiếp của người tiêu thụ được yêu cầu thực hiện việc sát sinh đó. Các chi tiết khác nhau về mức độ can dự này là: khi người tiêu thụ dùng bữa với món thịt do người bạn gửi tặng hay một người trong gia đình lần lượt hoặc trực tiếp sát sinh hoặc tạo cớ cho con vật trực tiếp bị giết. Cả hai mức độ can dự nêu trên đều nằm ngoài phạm vi Tam Tịnh Nhục của Ðức Phật và đều bị nghiêm cấm đối với cộng đồng Phật tử.
    3. Mức độ can dự thứ ba là khi người tiêu thụ mua thịt ở chợ. Hình như đức Phật đã xem mức độ này là phù hợp với luật Tam Tịnh Nhục của Ngài, và mức độ này được xem như "nghiệp trơ" hay "nghiệp trung tính". Những lý do thừa nhận mức độ dính líu thứ ba này với hành động sát sinh đã không được trực tiếp bàn đến trong Thánh điển. Cho nên, các lý do đó chỉ được phỏng đoán từ vị thế của đức Phật nói chung. Đó là lý lẽ chúng tôi hy vọng sẽ được trình bày trong chương này.
    Trước hết, tương quan nơi mức độ can dự này trong việc sát sinh đối với giới luật đầu tiên trong Phật giáo (kiềm chế không được sát sinh) phải được khai triển. Nghiệp gắn liền với những hành vi lựa chọn tuyệt đối. Thực vậy, người đồ tể chỉ giết súc vật đề bán thịt mà thôi, nếu như người tiêu thụ không mua thịt, chắc hẳn người đó đã không giết mổ. Nhưng để thực hiện được điều đó, người đồ tể đã thực hiện một sự lựa chọn tuyệt đối. Không có cưởng bách nào đối với người đó để trở thành đồ tể, cũng như người làm nghề nướng bánh hay ngưòi sản xuất chân nến. Nếu không có người cung cấp và bán thịt thì người tiêu thụ, nếu như họ muốn tiếp tục sử dụng thịt, sẽ buộc phải tự mình là chuyện sát sanh, như vậy họ phải gánh chịu trách nhiệm nghiệp chướng. Chính vì thiếu sự thúc bách về phía người tiêu thụ, đã thực sự giải thoát người tiêu thụ thịt khỏi toàn bộ trách nhiệm nghiệp chướng về hành vi sát sanh, khiến cho người này có thể mua thịt ngay tại chợ. Thế nên Ðức Phật đã chủ trương một cách hợp lý cả giới luật đầu tiên của Phật giáo và giới luật Tam Tịnh Nhục về việc ăn thịt để cả hai không dẫn đến xung khắc.
    Luận chứng thuyết phục nhất về giới luật của Ðức Phật chính là toàn bộ sự hiện hữu của cõi Ta-bà đều có dính líu đến sát sanh, bằng cách nầy hay cách khác. Như sẽ được trình bày ở phần kế tiếp, việc cung cấp thực phẩm cho người ăn chay cũng có can dự đến việc tiêu diệt sự sống, đôi khi còn sâu rộng hơn cả việc cung cấp các sản phẩm có chứa thịt. Một thực tế phủ phàng là cả người ăn chay lẫn người ăn thịt - từ ngay chính sự hiện diện của họ trong cõi Ta-bà này - đều tạo ra sự giết hại những dạng sinh vật khác nhau. Thực vậy, ta không thể nào sinh tồn mà không gây tàn phá cho sự sống (như các vị tu sĩ Kỳ-na giáo đã nhận thức được).
    Ðiều căn bản nhất nơi giáo lý của Ðức Phật chính là toàn bộ sự hiện hữu luân hồi đều dính líu đến một vài hình thức giết hại. Ðó chính là khía cạnh của đau khổ (dukkha), một thực tế luôn luôn tồn tại khắp nơi. Thay vì phải cố gắng vô vọng để kết thúc mọi hình thức sát sanh, và biến thế giới trở nên hoàn hảo theo kiểu đó, Ðức Phật đã tạo ra một lối thoát khỏi cõi Ta-bà và mọi khiếm khuyết của nó. Ðiều này bao gồm sự xa lánh những hình thức thô sơ của tội lỗi, kể cả việc tránh sử dụng "thịt nghiệp tác", cùng với việc phát triển những yếu tố khác của Bát Chánh Ðạo.
    Ðức Phật còn nhấn mạnh đến những khiếm khuyết luân lý nghiêm trọng hơn là việc ăn thịt. Một bài kinh điển hình về vấn đề này là kinh Àmagandha trong Kinh Tập, một trong các quyển kinh nguyên sơ nhất của bộ Thánh điển Pàli. Trong bài kinh này, một nhân vật Bà-la-môn ăn chay trường khuyết danh đã đối diện với Ðức Phật, và ông ta tuyên bố những tội ác về việc sử dụng thịt và cá. Danh từ "àmagandha" theo nghĩa đen có nghĩa là mùi hôi thối của thịt cá, và cũng được dùng để ám chỉ sự ô uế. Trong khi trả lời ông ta, Ðức Phật đã thốt ra một số vần thơ liệt kê ra sự ô uế thực sự đang hủy hoại tư cách đạo đức, chứ không phải là việc ăn thịt cá. Ở phần cuối của mỗi đoạn kinh, Ngài đều thốt ra cùng một điệp khúc: "... đấy chính là thứ mùi hôi thối tạo hủy hoại, chứ không phải chỉ là việc sử dụng thịt mà thôi." ("esàmagandho ni hi mamsabhojanam").
    Cách tiếp cận vấn đề của Ðức Phật được minh chức nơi học thuyết Darwin. Ông Darwin cho rằng muôn loài vạn vật đều xung đột liên tục với nhau và chỉ có loài nào mạnh nhất mới tồn tại được. Theo học thuyết này thì sự sống còn của bất kỳ một chủng loại nào đều gây ra sự hủy hoại cho bất kỳ chủng loại nào khác đang tranh dành lấy cùng một không gian sinh học có giới hạn. Sự sống còn và sự sinh sôi nảy nở của nhân loại cần thiết phải dính líu đến sự hủy diệt của vô số sinh vật khác, bất kể chế độ ăn uống của nhân loại có tên là ăn chay hay ăn mặn.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    5. Những luận chứng về ăn chay
    Kế đến, chúng ta phải xem xét đến ý nghĩa đạo đức và những tác động khác của chủ nghĩa ăn rau đậu. Có nhiều luận chứng được đưa ra về vấn đề ăn chay, trong số đó những luận chứng sau đây cần phải cứu xét: luận chứng đạo đức, sinh học, sinh thái, và văn hóa - xã hội.
    Xét theo quan điểm tôn giáo thì luận chứng đạo đức là quan trọng nhất và sẽ được đề cập đến đầu tiên. Nhiều người ăn chay rất thích thú dùng cơ sở đạo đức cao. Họ cho là khẩu phần ăn của họ không liên quan gì đến sát sinh và gây đau khổ cho thú vật, hoặc cho dù nếu có liên quan đi chăng nữa thì nếu họ chấp nhận chế độ không ăn chay thì mức độ gây đau khổ cho súc vật và sát sinh sẽ còn lớn hơn. Tuy nhiên, một thực tế đơn giản là nền nông nghiệp thương mại, vốn là căn bản cho khẩu phần ăn chay, sẽ không thể thực thi được nếu không có sự hủy diệt sự sống. Ngay cả chỉ một hành động cày đất thôi thì cũng đã hủy hoại cuộc sống của nhiều côn trùng sống trong đất, nhưng hình thức sát sinh chính yếu lại xuất hiện từ nhu cầu bảo vệ mùa màng và vụ thu hoạch khỏi côn trùng, dã thú và một số thú vật phá hoại khác. Chúng ta chỉ cần ngẫm nghĩ đến việc giết hại toàn bộ các loài heo rừng, thỏ rừng, kăng-ga-ru v.v... cho mục đích này. Các loại thuốc độc, cạm bẫy, và những bệnh dịch cho chính con người gây ra đã tạo ra những sự hủy diệt chết chóc tàn bạo và khủng khiếp. Những con ốc sên, châu chấu, các con giòi, cào cào, và nhiều côn trùng khác đã bị hủy diệt bằng các chất thuốc trừ sâu cực mạnh, và con số phải lên đến hàng triệu. Ngay cả số chuột bị tiêu diệt để bảo vệ những kho chứa ngũ cốc khỏi bị chúng phá hoại thì còn lớn hơn con số đoàn gia súc bị giết mổ để phục vụ cho những người sử dụng thịt. Thật thế, có thể tranh luận là con số thú vật và côn trùng bị giết hại để làm ra một bữa ăn trung bình cho người ăn chay còn lớn hơn con số súc vật bị giết để làm ra một bữa ăn cho người ăn thịt với cùng một giá trị dinh dưỡng. Nếu quả đúng như thế, sự chấp nhận khẩu phần ăn chay thực sự có thể gia tăng số sinh vật bị giết trong quy trình sản xuất thực phẩm.
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng không rõ là sát sinh thì nghiệp quả như thế nào nhưng mà đúng là càng ngày thấy ăn thịt càng ngấy nhất là ăn thịt nhiều và thấy người nặng nề chướng ngại.
    Sáng nay vội đi làm từ chối không ăn bát bún do bố ra ngòai quán mua về, nghĩ lại thấy cũng ........ Thôi, chuyện qua rồi kệ vậy thôi, biết thế đề về sau
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    danielwesber2004: mình xin cúng dường bạn đóa hoa http://farm4.static.flickr.com/3046/3038326760_5549fab3de_o.jpg
    danielwesber2004:
    nguyen thuan: cam on ban nhieu
    danielwesber2004: mình đang nghiên cứu một chút về giới luật của phật giáo tương quan với pháp luật và đạo đức xã hội
    danielwesber2004: thấy có nhiều điểm khá thú vị
    nguyen thuan: ban co the chia xe duoc khogn
    danielwesber2004: dưới góc độ một người cư sĩ mà nói thì việc tuân thủ các giới luật của tu sĩ cho được như họ là rất khó
    danielwesber2004: nhưng mình thấy là các hình thức về lễ bố tát hay tụng đọc giới bổn và tự tứ
    danielwesber2004: nếu được hình thức hóa một cách nào đó
    danielwesber2004: thì vẫn có thể nhập thế và phát huy tác dụng cho người tại gia rất tốt
    danielwesber2004: giảm thiểu phạm pháp và các vi phạm đạo đức
    nguyen thuan: ben nay trong hoc vien Phat Tu tai gia cung doc gioi vao ngay bo tat
    nguyen thuan: nguoi pghat tu quy y tam bao
    nguyen thuan: co mac them y mau nau
    nguyen thuan: tu si thi mau vang
    danielwesber2004: ra là vậy
    danielwesber2004: à mình muốn hỏi thăm chút; bạn thọ giới từ những năm đầu có khúc mắc nhiều ko
    danielwesber2004: các vị thầy có ưu ái quan tâm ko
    nguyen thuan: noi chung minh duoc uu ai rat nhieu
    danielwesber2004: ảnh của bạn hình như bị lỗi đó
    nguyen thuan has canceled the invitation to start photo sharing.
    nguyen thuan: chac bi loi nen khong tang lai ban duoc
    danielwesber2004: ko sao mình nói chuyện là vui rồi mà
    nguyen thuan: hen dip khac
    danielwesber2004: lúc đầu mình đọc luật tạng
    danielwesber2004: thấy nó dài quá
    nguyen thuan: bay gio minh chuan bi vao thu vien doc sach roi
    nguyen thuan: hen khi khac noi nhieu hon nhang
    danielwesber2004: à vâng vậy bạn đọc sách nhé
    nguyen thuan: neu doc ky luat tang cua Phat Giao
    nguyen thuan: tuy la mot ban van co cach day hon 2500 nam
    nguyen thuan: nhung tinh than tu bi va tri tue no ham chua rat cu the trong sinh oat cua nguoi tu sy
    nguyen thuan: chuc an lac
    danielwesber2004: vâng cảm ơn
    nguyen thuan: ngay cuoi tuan co nhieu niem vui
  6. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Vâng, xin được chia sẻ những gì mình hiểu và liên hệ khi đọc bài kinh này.
    Trong cuộc sống, nếu chúng ta làm một việc nào đấy không đúng thời điểm thì sẽ không được việc. Còn khi làm đúng thời điểm thì việc đấy được thuận lợi. Cũng như vậy, trong việc tu tập có những pháp hành trái thời điểm thì ta sẽ gặp phải những trở ngại, có những pháp hành thực hành đúng thời điểm sẽ đem lại nhiều lợi lạc.
    Trong bài kinh này, Đức Phật đang nói cho chúng đệ tử về việc tu tập pháp nào là phải thời và pháp nào là trái thời, khi tâm đang trong trạng thái thụ động hoặc dao động.
    Và sau đây là những pháp hành không đúng thời:
    Khi tâm thụ động thì không phải thời điểm để tu tập các pháp: khinh an, định, từ bỏ. Vì những pháp này khó có thể làm làm cho tâm phát khởi, hoạt bát. Ví dụ khi ta đang lười, nhưng ta muốn không lười nữa thì ta không thể thiền định để hết lười, mà thậm chí còn ngược lại.
    Khi tâm ta đang dao động thì không phải thời điểm tu tập các pháp: trạch pháp, tinh tấn, hỷ. Vì những pháp này khó làm cho tâm bớt dao động, an tĩnh. Ví dụ như khi đang hồi hộp trước sự việc nào đó, ta muốn không còn hồi hộp nữa, mà ta lại sử dụng cách thức cố gắng quyết tâm nén sự hồi hộp xuống thì cũng khó mà hết được.
    Còn đây là những pháp hành đúng thời:
    Khi tâm ta đang thụ động sẽ là thời điểm thích hợp để tu tập các pháp: trạch pháp, tinh tấn, hỷ. Vì những pháp này dễ làm cho tâm phát khởi, hoạt bát. Ví dụ như khi ta đang lười, ta quán chiếu tìm xem cái lười có nguyên nhân từ đâu để từ đó tìm ra cách thích hợp để thoát khỏi sự lười biếng đó.
    Khi tâm ta đang dao động sẽ là thời điểm thích hợp để tu tập các pháp: khinh an, thiền định, từ bỏ. Vì những pháp này dễ làm cho tâm bớt dao động, an tĩnh. Ví dụ như khi đang hồi hộp trước sự việc nào đó, để không còn hồi hộp nữa, ta hít thở sâu và chú ý vào hơi thở hay từ bỏ suy nghĩ về vấn đề đó thì ta sẽ bớt hồi hộp và tâm sẽ được định tĩnh trở lại.
    Nhờ bác copy nốt đoạn cuối, bài kinh như là đang thiếu mất đoạn hay.
    Được bancuathapdac sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 12/04/2009
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]
    Học giả Phật giáo vĩ đại I. B. Horner; một trong những niềm tự hào của nữ giới.
  8. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Trông bà cũng rất đẹp. bác Kinh Hoàng có thể giới thiệu thêm về thân thế và sự nghiệp của bà không?
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đóng của am thất 5 ngày để gia tăng công phu!
  10. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    hi, thật may mắn khi đc biết diễn đàn này. cảm ơn Tieu_Long, Kinh Hoàng, Chi Ki, Sư Muội . ^)^
    @ Kinh Hoàng, mình sẽ mò theo dấu chân của bạn. hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp nhau.

Chia sẻ trang này