1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Mái nhà hình tròn" để anh em tập giữ giớibàn luận về giới và sám hối-Am thất online

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 17/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Bài kinh chỉ đến đấy thôi là hết
    Tôi thấy thực tế chẳng hạn, nếu một người ngại một việc gì đó, người đó có thể suy nghĩ, mình có thể sẽ phải chịu những hậu quả này, hậu quả khác, khi suy nghĩ như thế, người đó sẽ thoát khỏi lười biếng. Hoặc suy nghĩ như vậy, quan sát như vậy, người đó có thể có quyết tâm, có nỗ lực, như vậy cũng thoát khỏi lười biếng. Hoặc đang ngại làm một việc gì đó, bỗng nhiên có chuyện làm người đó vui, ví dụ được nghe một câu chuyện cười, hoặc gặp điều gì vui vẻ, tâm cũng ngay lập tức thoát khỏi lười biếng. Việc làm trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng đối với tâm có các pháp đó
    Còn trong trường hợp có việc gì khiến tâm dao động, như lo sợ, hối hận, bực tức, căng thẳng chẳng hạn. Khi đó thì việc thư giãn, ngồi thiền hoặc ví dụ bỏ đi chỗ khác yên tĩnh cũng giúp tâm trở lại thăng bằng dễ dàng hơn
  2. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    xin thầy Kinh hoàng copy cho một bản kinh kim cương để con tụng, nam mô a di đà phật.
  3. alat1977

    alat1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Luyện công phu gì vậy mrking_hoang ? Thiền nguyên thuỷ à
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi hi
    Đây là đường link
    Bản Kinh Kim Cương
    Rất là dễ tụng
    http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/010-kimcuong.htm
  5. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Có những sự lười biếng không phải chỉ trong một thời điểm mà nó ăn sâu vào trong tính cách. Lúc đấy thì những cách của bác có tác dụng hay không thì cần phải xem xét lại.
  6. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nhờ bác copy cho đường link bài đó.
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Năm ngày qua thật vô cùng hạnh phúc; lại cũng vừa cam go quyết liệt của nội tâm.
    Nam mô Tôn giả Talaputa_ bậc Alahán
    Cuộc đời không gì đẹp hơn trên chiến trường chống cái ác.
    Dù rằng đời ta thích hoa hồng nhưng tham sân si; vô minh và ái dục buộc ta ôm cây súng!
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đây này bạn này;nó nằm trong bộ kinh tương ưng;bộ kinh này rất quan trọng với tu tập;không kém gì kinh trung bộ.Bạn có điều kiện thì hãy đọc;theo tôi nó còn quan trọng hơn các bộ luận kia.
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-46b.htm
    53.III. Lửa (Tạp 27,3, Ðại 2, 191c) (S.v,112)
    Hoặc link này: http://thuvienhoasen.org/tu5-46b.htm (nếu quen dùng thư viện hoa sen)
    (phần sau các món ăn của giác chi ấy)
    Bài kinh "thất giác chi" này còn có tác dụng khiến cho người bệnh được thuyên giảm cơn bệnh về thân; vì nó làm cho người nghe cảm giác sung mãn.
    Phần tương ưng giác chi này giảng rộng dần; chi tiết dần... về các giác chi đó.
  9. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng bác đã nhập thất có kết quả.
    Tôi rất thích câu này của bác:
    Dù rằng đời ta thích hoa hồng nhưng tham sân si; vô minh và ái dục buộc ta ôm cây súng!
  10. bancuathapdac

    bancuathapdac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã tìm cho đường link. Cuối cùng đã đọc được toàn bộ bài đó. Đây là câu cuối của bài kinh mà bác lemd đã gửi:
    Nhưng đối với niệm, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lợi ích trong mọi trường hợp.
    Nó có đúng một câu nên tôi thấy dường như là đang dang dở. Nhưng không phải. Sau khi xem xét lại, tôi mới thấy ra ý nghĩa của nó.
    Bài kinh nói về thời điểm dùng pháp nào để đối trị tâm nào (dao động hay lười biếng) là thích hợp. Với tâm lười biếng thì tu tập các pháp trạch pháp, tinh tấn, hỷ là hợp thời. Với tâm dao động thì tu tập các pháp thiền định, khinh an, xả là hợp thời. Dùng ngược lại sẽ không thích hợp, khó đem lại lợi ích.
    Nhưng đối với niệm pháp thì luôn luôn là hợp thời, dù tâm đang ở trong bất cứ tình trạng nào, lười biếng hay dao động.

Chia sẻ trang này