1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Mái nhà hình tròn" để anh em tập giữ giớibàn luận về giới và sám hối-Am thất online

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 17/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Sở dĩ ngày nay chúng con sám hối, chính vì từ vô thỉ nhẫn lại, còn ở địa vị phàm phu bất cứ sang hèn, tội lỗi không lường: hoặc do ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoại cảnh mê hoặc sinh lòng nhiễm trước.
    Như thế cho đến mười điều ác nghiệp, tám vạn bốn ngàn trần lao. Những tội lỗi ấy tuy nhiều vô lượng, nhưng không ngoài ba điều: phiền não, nghiệp chướng, quả báo. Ba ác pháp này là pháp chướng ngại thánh đạo, ngăn trở quả báo tốt đẹp nhân thiên. Thế nên kinh gọi là ba chướng, vì vậy Chư Phật, Bồ Tát dạy làm những pháp phương tiện sám hối trừ diệt. Ba chướng ấy diệt thì sáu căn mười ác, cho đến tám vạn bốn ngàn trần lao thảy đều thanh tịnh.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vừa qua có một số ý kiến về trưởng lão Thích Thông Lạc và giới luật.
    Chúng ta nên bình tĩnh suy xét lại.Một số ý kiến của trưởng lão là rất đáng lưu ý:
    Theo tôi; tạng luật nikaya là một trong những tạng cổ nhất và đáng tin cậy;nhưng cũng có những phần ước lệ tượng trưng như phần tỳ kheo nhóm lục sư ;sự vi phạm liên tục các giới luật của "lục quần" này có phần nào khiên cưỡng.
    Quả thật nếu tu sĩ thực hành được đúng như "giới kinh" phạm võng (hay kinh sa môn quả) thì cũng có nghĩa là giữ được tất cả các giới trong patimokkha.
    Sống hạnh độc cư thì lục căn được phòng hộ cẩn mật.
    Những điều này là chính xác.

  3. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin sám hối hôm qua tôi đã không kiểm soát mình để cho mình hành dâm ở chỗ không kín đáo, may mà không ai trông thấy. Nhưng tôi vẫn ghi nhớ để rút kinh nghiệm.
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Củng cố niềm tin: Alahán có còn "chấp pháp"(sở tri chướng) không?
    Câu trả lời là hoàn toàn không.Trên thực tế "chấp pháp" đã được loại trừ từ quả vị Nhập Lưu. Nói Alahán còn sở tri chướng hay kiến lậu chẳng khác nào nói Alahán vẫn còn các lậu hoặc;kiến thủ;tà kiến tùy miên. Mà bậc Alahán đã liễu tri tất cả các thủ.Do vậy các bạn có thể đặt trọn niềm tin vào vị Alahán.
    Hãy xem quả vị Nhập Lưu của ngài Sariputta:
    (Trích Luật Tạng-Đại Phẩm)
    ...Khi ấy, du sĩ Sārīputta đã nói với đại đức Assaji điều này:
    - Thưa đại đức, hãy là vậy đi.
    Xin nói ít hoặc nhiều,
    giảng ý nghĩa cho tôi.
    Tôi chỉ cần ý nghĩa
    nói nhiều từ làm chi?
    [65] Khi ấy, đại đức Assaji đã nói với du sĩ Sārīputta lời dạy này thuộc về Giáo Pháp:
    Pháp sanh lên do nhân
    Như Lai giảng nhân ấy,
    nhân diệt thời Pháp diệt
    đại sa-môn nói vậy.
    [66] Sau đó, khi đã nghe được lời dạy này thuộc về Giáo Pháp thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến du sĩ Sārīputta: ?oĐiều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.?
    Như vậy nói rằng bậc Alahán chấp pháp hay là coi pháp có tự ngã;thường hằng... là hoàn toàn sai. Từ nhất quả Nhập Lưu cho đến tứ quả Alahán đều không có chấp pháp. Chúng ta có thể tuyệt đối tin tưởng các Tăng đạt quả vị từ Nhập Lưu đến Alahán.
    Các giới cấm thủ là một khía cạch của chấp pháp đã được hoàn toàn đoạt diệt ở quả vị Nhập Lưu.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    "Đáp án":
    1)
    -Luật tạng có 3 phần:Suttavibhanga, Khandhaka, và Parivāra
    -Theo truyền thống đang được áp dụng ở Tích Lan và Miến Điện, Suttavibhanga được phân làm hai: Pārājikapāti và Pācittiyapāti.
    -Truyền thống Thái Lan thì phân chia theo nội dung.Và Luật Tạng của tỳ kheo Indicanda là theo truyền thống Thái Lan.
    2)-Người thỉnh cầu Đức Phật ban hành giới luật là ngài Sariputta.
    -Sariputta thỉnh cầu Đức Phật ban hành giới luật là vì muốn Phạm hạnh và Giáo Pháp được tồn tại lâu dài;các tỳ kheo có sự thống nhất;liên kết và đoàn kết.
    -Đức Phật từ chối; ngài nói rằng chưa đến thời; vì chưa có ai phạm lỗi cả; đặt ra luật khi mọi người chưa phạm lỗi là điều không tự nhiên và không cần thiết. Lưu ý rằng Đức Phật không tán thành giới cấm thủ và sự giáo điều chấp trước.
    3)Một số Phạm hạnh dưới thời các Đức Phật không tồn tại lâu dài vì không có giới bổn liên kết họ lại và ngược lại.
    Ví dụ về các bông hoa không được buộc vào nhau và đặt trên mặt đất;gió sẽ thổi tan tác các bông hoa mỗi bông một nơi.
    4)Người đầu tiên là nguyên nhân để Đức Phật chế định luật được coi là không phạm tội (thể hiện lòng từ bi của Đức Phật)
    5)Tội đại vọng ngữ liên quan đến việc khoác lác về các pháp thượng nhân.
    Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự thực chứng về Quả, sự dứt bỏ phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng.
    Thiền: là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
    Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.[3]
    Định: là vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định.
    Sự chứng đạt: là sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện.
    Trí tuệ: là tam Minh.
    Sự tu tập về Đạo: là tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo.
    Sự thực chứng về Quả: là sự thực chứng quả vị Nhập Lưu, sự thực chứng quả vị Nhất Lai, sự thực chứng quả vị Bất Lai, sự thực chứng quả vị A-la-hán.
    Sự dứt bỏ phiền não: là sự dứt bỏ tham ái, sự dứt bỏ sân, sự dứt bỏ si.
    Sự không còn bị che lấp của tâm: nghĩa là tâm không còn bị che lấp bởi tham ái, tâm không còn bị che lấp bởi sân, tâm không còn bị che lấp bởi si.
    Sự thỏa thích ở nơi thanh vắng: là sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với sơ thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với nhị thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tam thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tứ thiền.
    Còn tội tiểu vọng ngữ liên quan đến việc "vọng ngữ" các vấn đề khác.
    (còn tiếp)
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    (Tiếp)
    5)Người vi phạm đầu tiên là các vị tỳ kheo ở bờ sông Vaggumudā ;khoe khoang phép thượng nhân không có để được cúng dường(vì lý do bao tử)
    6)Có mười lý do Phật chế giới luật:
    1.Nhiếp thủ ư tăng
    2.Linh tăng hoan hỷ
    3.Linh tăng an lạc
    4.Linh vị tín giả tín
    5.Dĩ tín giả linh tăng trưởng
    6.Nan điều giả linh điều thuận
    7.Tàm quý giả đắc an lạc
    8.Đoạn hiện tại hữu lậu
    9.Đoạn vị lai hữu lậu
    10.Linh chánh pháp trường cửu trú
    7)-Vị đắc quả Alahán lúc bảy tuổi là ngài Dabba Mallaputta.
    -Ngài hay bị hai tỳ kheo nhóm "Lục Sư" là Mettiya và Bhummajaka gây rối; vu khống ngài phạm tội parajika, là nguyên nhân để Đức Phật chế định 2 điều tăng tàn.(...Điều Tăng tàng (Sa.ghādisesa) thứ tám: Cáo tội pārājika không có nguyên cớ Điều Tăng tàng (Sa.ghādisesa) thứ chín: Cáo tội pārājika từ nguyên nhân nhỏ nhặt)
    8)-Người chia rẽ hội chúng lần đầu tiên là tỳ-kheo Devadatta
    -5 sự việc Devadatta đề nghị Đức Phật ban hành vào giới luật (và bị Đức Phật từ chối) là:
    Các tỳ khưu nên là các vị sống ở rừng cho đến trọn đời; vị nào cư ngụ trong làng thì vị ấy phạm tội.
    Cho đến trọn đời là các vị khất thực; vị nào hoan hỷ sự thỉnh mời thì vị ấy phạm tội.
    Cho đến trọn đời là các vị mặc y (may bằng) vải bị quăng bỏ, vị nào hoan hỷ y của gia chủ thì vị ấy phạm tội
    Cho đến trọn đời là các vị sống ở gốc cây; vị nào đi đến mái che thì vị ấy phạm tội.
    Cho đến trọn đời không ăn cá thịt; vị nào ăn cá thịt thì vị ấy phạm tội
    Devadatta chính là nguyên nhân để Đức Phật chế định điều tăng tàn thứ 10 và 11.
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Sự khác nhau giữa giới luật và luật pháp.Tỳ khưu Tâm Hạnh
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbpha586.htm
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tặng các bạn một số tục ngữ Việt Nam về quả báo;thiện ác;nhân quả.
    Ao sâu tốt cá_độc dạ khốn thân.
    Ở tinh gặp ma;ở quỷ gặp quái_gian tà gặp nhau.
    Sống tham_chết thối
    Sinh sự,sự sinh
    Quan cả vạ to
    Bỏ ác làm thiện đáng khen;bỏ thiện làm ác đáng đem tử hình
    Gieo gió gặt bão (hay gieo gió gặp bão;gây gió chịu bão...)
    Dẫu xây chín bức phù đồ;không bằng làm phúc cứu cho một người (Phù-đồ; âm hán việt của Buddho: vị Phật (số ít))
    Nằm ngửa nhổ ngược
    Phụ vợ;không gặp vợ
    Vui một đêm thành tiên_phiền một đêm thành cú
    Ở ăn chẳng lành;cầu kinh phải tội
    Tham thì thâm;giầu đâm đầu vào lưới.
    Cháy nhà ra mặt chuột
    Mình thấy không có gì gần gũi Đạo Phật chân chính bằng tục ngữ ca dao Việt Nam.
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    http://dantri.com.vn/c20/s20-326093/chum-anh-doi-bong-100-mai-dau-nhan-thin.htm
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    X. Phẩm Nam Cư Sĩ
    (I) (91) Người Hưởng Dục
    1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàhapindika. Rồi nam cư sĩ Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Anàthapindika đang ngồi một bên:
    2. - Này Gia chủ, có mười hạng người hưởng dục này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là mười?
    3. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản chi pháp với sức mạnh, vị ấy không tự mình được an lạc, hân hoan, không có chia xẻ, không làm các công đức.
    4. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, không có chia xẻ, không làm các công đức.
    5. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức.
    6. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh, vị ấy không tự mình được an lạc, hân hoan, không có chia xẻ, không làm các công đức.
    7. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, nhưng không chia xẻ, không làm các công đức.
    8. Ở đây, này Gia Chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp với sức mạnh và không với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, có chia xẻ, có làm các công đức.
    9. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy không tự mình được an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức.
    10. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tải sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy tự mình được an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức.
    11. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức. Và vị này hưởng thụ các tài sản ấy với tâm tham trước, đắm say, mê loạn, không thấy sự nguy hại, không với trí tuệ xuất ly.
    12. Ở đây, này Gia chủ, có hạng người hưởng dục, tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp không với sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức. Và vị này hưởng thụ các tài sản ấy, không với tâm tham trước, không đắm say, không mê loạn, thấy sự nguy hại, với trí tuệ xuất ly.
    13. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Này Gia chủ, vị hưởng dục này do ba điều bị quở trách: "Tầm cầu tài sản phi pháp, dùng sức mạnh là điều thứ nhất, bị khiển trách; không tự mình an lạc, hân hoan là điều thứ hai, bị khiển trách; không chia xẻ, không làm công đức là điều thứ ba, bị khiển trách.
    Này Gia chủ, vị hưởng dục này có ba điều bị quở trách.
    14. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản phi pháp, dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Này Gia chủ, vị hưởng dục này có hai điều bị quở trách, và một điều được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh do điều thứ nhất này, bị quở trách. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do một điều này được tán thán. Vị ấy không san sẻ, không làm các công đức, do điều thứ hai này, bị chỉ trích.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều này bị chỉ trích, và một điều này được tán thán.
    15. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, san sẻ và làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, do một điều bị chỉ trích, do hai điều được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản một cách phi pháp và dùng sức mạnh, do một điều này, bị chỉ trích. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ hai này được tán thán.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều này bị chỉ trích, và hai điều này được tán thán.
    16. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh, vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều được tán thán, có ba điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp không dùng sức mạnh, do một điều này được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này bị chỉ trích. Vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này bị chỉ trích. Vị ấy không chia xẻ, không làm các công đức, do điều thứ ba này bị chỉ trích.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều này được tán thán, và ba điều này bị chỉ trích.
    17. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, không chia sẻ và không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều được tán thán, và hai điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này bị chỉ trích. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này được tán thán. Vị ấy không san sẻ, không làm các công đức, do điều thứ hai này bị chỉ trích.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều này được tán thán, và hai điều này bị chỉ trích.
    18. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh. Sau khi, tầm cầu tài sản đúng pháp và phi pháp, dùng sức mạnh và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều được tán thán, và một điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy tầm cầu tài sản phi pháp và dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, bị chỉ trích. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều này được tán thán, và một điều này bị chỉ trích.
    19. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ và không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều được tán thán, và hai điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều này được tán thán. Vị ấy không tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ nhất này, bị chỉ trích. Vị ấy không chia xẻ, không làm các công đức, do điều thứ hai này, bị chỉ trích.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có một điều này được tán thán, và hai điều này bị chỉ trích.
    20. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, không chia xẻ, không làm các công đức. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều được tán thán, và một điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này được tán thán. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy không chia xẻ, không làm các công đức, do điều thứ nhất này, bị chỉ trích.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có hai điều này được tán thán, và một điều này bị chỉ trích.
    21. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức. Và người ấy thọ hưởng các tài sản ấy tham đắm, đắm say, mê loạn, không thấy sự nguy hại, không có xuất ly với trí tuệ. Người hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều được tán thán, và một điều bị chỉ trích. Vị ấy tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, được tán thán. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán. Vị ấy thọ hưởng các tài sản ấy tham đắm, đắm say, mê loạn, không thấy sự nguy hại, không có xuất ly với trí tuệ, do một điều này bị chỉ trích.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có ba điều này được tán thán, và một điều này bị chỉ trích.
    22. Tại đây, này Gia chủ, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức. Người ấy hưởng thọ các tài sản ấy, không có tham đắm, không có đắm say, không có mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có bốn điều được tán thán. Vị ấy tầm cầu đúng pháp và không dùng sức mạnh, do điều thứ nhất này, được tán thán. Vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, do điều thứ hai này, được tán thán. Vị ấy chia xẻ và làm các công đức, do điều thứ ba này, được tán thán. Vị ấy thọ hưởng các tài sản ấy, không tham đắm, không có đắm say, không có mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ, do điều thứ tư này, được tán thán.
    Vị hưởng dục này, này Gia chủ, có bốn điều này được tán thán.
    Này Gia chủ, mười hạng người hưởng dục này có mặt, hiện hữu ở đời.
    23. Trong mười hạng người hưởng dục này, này Gia chủ, người hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sức mạnh, Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp, không dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ, làm các công đức, hưởng thọ các tài sản ấy, không tham đắm, không đắm say, không mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Trong mười hạng người hưởng dục này, hạng người này là tối thượng, là tối thắng, là thượng thủ, là vô thượng, là tối tôn.
    Ví như, này Gia chủ, từ con bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có tinh túy của thục tô, đề hồ, tinh túy thục tô được xem như tối thượng ở đây. Cũng vậy, này Gia chủ, trong mười hạng người hưởng dục này, vị hưởng dục này, tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng sức mạnh. Sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp và không dùng dùng sức mạnh, vị ấy tự mình an lạc, hân hoan, chia xẻ và làm các công đức, thọ hưởng các tài sản ấy, không tham đắm, không đắm say, không mê loạn, thấy được sự nguy hại, có xuất ly với trí tuệ. Trong mười hạng người hưởng dục này, hạng người này là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và tối tôn.

Chia sẻ trang này