1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Mái nhà hình tròn" để anh em tập giữ giớibàn luận về giới và sám hối-Am thất online

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 17/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    vô thường j đâu ạ !
    cháu chỉ thấy chia bùn bùn
    vì cảnh giới của bác chẳng thể cao lên đc tí tẹo nào nữa mất thoai
    khi mà. cái quý giá nhất của bác , thì............. bác đem bán cho đồng nát mất òy !
    bán suy nghĩ của bác cho "bà đồng nát phật" òy !
    kiếp này của bác chỉ đi buôn đồng nát thoai !
    khổ thân bác óa đy ^))^ thoai ^^!
    cứ thế này, đến lúc về đất, tiến cảnh của bác chẳng đc bao nhiu !
  2. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    quớ troài ơi là troài
    .......
    mình xin ngưỡng mộ những ng như bạn ạ
    sao ko vào đọc topic này sớm hơn nhỉ....
    đã lắm..ơ hơ
  3. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    HỰ!!!!
    wei....
    công đaọ thiên lý tuần quàn
    Quan Công đâu rồi
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Sám hối xong nhưng lâu lâu rồi không để ý là lại quên ngay thoai
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Hehe, cái quý nhất là gì vậy rarach? Bạn nói mình phải làm gì bây giờ?
  6. Phongca79

    Phongca79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    "-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có người đàn tín hộ trì hơn con?"
    "-- Ðại vương, có một thị trấn tên là Vebhalinga. Tại đấy có thợ gốm tên là Ghatikara. Người ấy là đàn tín hộ trì của Ta, một đàn tín hộ trì tối thượng. Ðại vương, Ðại vương có nghĩ như sau: "Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không nhận lời mời của ta an cư mùa mưa ở Baranasi", do vậy, Ðại vương cảm thấy thất vọng, ưu phiền. Nhưng thợ gốm Ghatikara không có như vậy, và không sợ như vậy. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ rượu men, rượu nấu. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara thành tựu lòng tin bất thối chuyển đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, thành tựu các giới được bậc Thánh ái lạc. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara không có nghi ngờ đối với Khổ, không có nghi ngờ đối với Khổ tập, không có nghi ngờ đối với Khổ diệt, không có nghi ngờ đối với Con Ðường đưa đến khổ diệt. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara, ăn một ngày một bữa, sống Phạm hạnh, có giới hạnh, theo thiện pháp. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara từ bỏ ngọc và vàng, không có vàng và bạc. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara không có tự tay đào đất hay đào với cái cuốc. Vị này vui lòng làm thành ghè bát với đất lấy từ bờ đê bị sập xuống hay do chuột và chó đào lên, và nói như sau: "Ở đây, nếu ai muốn, hãy bỏ vào từng nhúm các loại gạo có vỏ, từng nhúm các loại đậu que (mugga), từng nhúm các loại đậu hột (kalaya), và có thể lấy cái gì mình muốn". Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara nuôi dưỡng cha mẹ già và mù lòa. Này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn từ chỗ ấy, không phải trở lui đời này nữa.
    "Một thời, này Ðại vương, Ta ở tại thị trấn Vabhalinga. Rồi này Ðại vương, Ta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến cha mẹ của thợ gốm Ghatikara, sau khi đến nói với cha mẹ thợ gốm Ghatikara như sau:
    "-- Người thợ làm đồ gốm đi đâu?"
    "-- Bạch Thế Tôn, người đàn tín hộ trì cho Thế Tôn đã đi khỏi và có dặn như sau: Hãy lấy cháo từ nơi nồi, hãy lấy đồ ăn từ nơi chảo mà dùng".
    "Rồi Ta, này Ðại vương, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi. Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến, nói với cha mẹ như sau:
    "-- Ai đã lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi?"
    "-- Này con, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi lấy cháo từ nơi nồi, lấy đồ ăn từ nơi chảo, ăn xong, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi đi".
    "Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: "Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy". Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần (không rời khỏi) cha mẹ (người thợ gốm).
    "Một thời, này Ðại Vương. Ta trú ở thị trấn Vebhalinga, lúc bấy giờ, các cốc bị mưa dột, rồi Ta, này Ðại vương, gọi các Tỷ-kheo:
    "-- Hãy đi, này các Tỷ-kheo, và xem tại nhà của thợ gốm Ghatikara có cỏ hay không?
    "Khi được nghe nói vậy, này Ðại vương, các Tỷ-kheo bạch với Ta:
    "-- Bạch Thế Tôn, tại nhà của thợ gốm Ghatikara không có cỏ, nhưng nhà người ấy có mái cỏ".
    "-- Này các Tỷ-kheo, hãy đi và rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara.
    "Rồi này Ðại vương, các Tỷ-kheo ấy rút cỏ từ ngôi nhà thợ gốm Ghatikara. Này Ðại vương, cha mẹ thợ gốm Ghatikara nói với các Tỷ-kheo ấy:
    "-- Quý vị là ai lại rút cỏ ngôi nhà?"
    "-- Này Ðại tỷ, ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột".
    "-- Hãy lấy đi, chư Hiền giả! Hãy lấy đi, chư Hiền giả!"
    "Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara đi đến cha mẹ, sau khi đến thưa với cha mẹ như sau:
    "-- Những ai đã rút cỏ khỏi ngôi nhà?"
    "-- Này Con, các Tỷ-kheo có nói: Ngôi nhà của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bị mưa dột".
    "Rồi này Ðại vương, thợ gốm Ghatikara suy nghĩ như sau: "Thật là lợi ích cho ta, thật là khéo lợi ích cho ta đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng ta như vậy".
    "Rồi này Ðại vương, cho đến nửa tháng, hỷ lạc không rời khỏi thợ gốm Ghatikara, hay cho đến một tuần, (không rời khỏi) cha mẹ thợ gốm. Rồi suốt cả ba tháng trời, ngôi nhà đứng lấy bầu trời làm mái, nhưng không có mưa rơi vào. Và như vậy, này Ðại vương, là người thợ gốm Ghatikara.
    "-- Lợi ích thay, bạch Thế Tôn, cho thợ gốm Ghatikara; thật khéo lợi ích thay, bạch Thế Tôn cho thợ gốm Ghatikara, đã được Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tin tưởng!"
    Rồi này Ananda, Kiki, vua xứ Kasi, cho người đưa đến thợ gốm Ghatikara, khoảng năm trăm xe gạo có vỏ, gạo vàng khô và các món đồ ăn. Rồi này Ananda, những người nhà vua cử đi đến thợ gốm Ghatikara và nói:
    "-- Này Tôn giả, năm trăm xe gạo có vỏ, gạo vàng khô và các món đồ ăn này, do Kiki, vua xứ Kasi, gởi đến cho Tôn giả, mong Tôn giả hãy nhận lấy".
    "-- Nhà vua rất nhiều phận sự, rất nhiều việc cần phải làm. Thật là vừa đủ cho tôi, được nhà vua nghĩ đến như thế này".
    -- Này Ananda, rất có thể Ông suy nghĩ như sau: "Lúc bây giờ, thanh niên Jotipala có thể là một người khác". Nhưng này Ananda, chớ có nghĩ như vậy. Lúc bấy giờ, Ta chính là thanh niên Jotipala.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung81.htm
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    vì lười và hơi ngô ngố
    tôn ngộ không 1 đã bị lừa ^))^
    nên.............thắp nến học kim cô kinh ^^!
    tôn ngộ không 2 thì quay về hoa quả sơn thủ dâm ^^!
    tôn ngộ không 3 thì nhảy tùm vào bùn, oánh nhau với quái vật , thậm chí oánh nhau với cái bóng của mình mà thành chánh quả.
    mà tôn ngộ không thì rất Lém ! ko biết Lém hay ở cấp độ nào ( 1 or 2,3 )
    rarach ko thích tôn ngộ không nhiều lắm,
    mà thích chàng hiệp sĩ quý tộc sứ mantra Đôn-kihôtê. oánh nhau với cối xay gió và đàn cừu ^^!
    một kẻ điên - ko tự lượng sức mình , nhưng lại thích mạo hiểm (*_^)--(^_*)
  8. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    Chợt hai thầy trò thấy có ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng; Đôn Kihôtê bèn nói với giám mã:
    - Vận may dun dủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn. Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh có trông thấy mấy chục tên khổng lồ hung tợn kia không? Để ta xông ra kết liễu đời chúng; với những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ trở nên giàu sang phú quý. Đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất là phụng sự Chúa đấy.
    - Những tên khổng lồ nào cơ? Xantrô Panxa hỏi.
    - Những tên mà anh nhìn thấy ở trước mặt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm.
    - Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là khổng lồ chỉ là những cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió chúng sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong.
    - Quả là anh chẳng hiểu gì về những chuyện phiêu lưu mạo hiểm cả. Đó chính là những tên khổng lồ. Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch.
    Nói rồi, Đôn Kihôtê thúc con Rôxinantê xông lên, chẳng thèm để ý đến giám mã Xantrô Panxa đang hết lời khuyên bảo chàng rằng đó là những cối xay gió chứ không phải khổng lồ đâu mà đánh. Trong bụng đinh ninh phía trước có những tên khổng lồ, Đôn Kihôtê chẳng những không chú ý đến lời can của Xantrô, mà khi đã tới gần những cối xay, chàng cũng chẳng buồn quan sát. Chàng thét lớn:
    - Lũ súc sinh kia, không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ, một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây.
    Vừa hay lúc này có một cơn gió nhẹ làm quay những cánh quạt. Thấy vậy, Đôn Kihôtê nói tiếp:
    - Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Briarêô([1]) đi nữa, các ngươi cũng sẽ phải đền tội.
    Rồi vừa cầu cứu nàng Đulxinêa xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này, Đôn Kihôtê lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rôxinantê phi thẳng tới chiếc cối xay gần nhất. Đúng lúc chàng đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay, gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất. Xantrô Panxa vội thúc lừa tới cứu thì thấy chủ nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng. .....
    (http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=367899&mpage=1)
  9. matcuoi6807

    matcuoi6807 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin sám hối, tôi xin gột rửa ,tôi xin kham nhẫn,....
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    rarach bị hâm à?
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung14.htm
    ...
    Lúc ấy, có người Sakka tên Mahànàma đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Mahànàma, dòng họ Sakka bạch Thế Tôn:
    -- Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: "Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm". Bạch Thế Tôn, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: "Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm". Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú. Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: "Pháp nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?"
    -- Này Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahànàma, vì pháp ấy trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ hưởng các dục vọng.
    Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.
    Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối
    ...

Chia sẻ trang này