1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạn đàm so sánh giữa Kim Dung và Cổ Long.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Dragonswordman, 27/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Mạn đàm so sánh giữa Kim Dung và Cổ Long.

    Lão phu lâu ngày trở về cốc,cảnh sắc con người vẫn như xưa,không khỏi có phần cảm khái.Tự thẹn vì trót đa mang thế sự mà rời khỏi chốn thanh nhàn đã lâu,không được cùng các vị huynh đệ đàm đạo,xin lấy chủ đề này mà tạ lỗi cùng mọi người vậy.
    Võ hiệp chi trung môn phái như rừng,nhân tài như như lá,mênh mang không kể xiết.Nào Ngoạ Long Sinh,Độc Cô Hồng...v.v,bút múa lời tuôn vô vàn cao luận.tuy nhiên,võ lâm có Thái Sơn,Bắc Đẩu là Thiếu Lâm và Võ Đang thì Võ hiệp lâm cũng có Thái Sơn Bắc Đẩu.Đó chính là Kim Dung và Cổ Long.Thiết nghĩ mói về thân thế sự nghiệp của hai vị danh hiệp tiền bối này thì chúng huynh đệ đã thừa thông hiểu hơn lão phu nhiều.Điều hôm nay lão phu muốn bàn là,xét như vậy,trong hai vị ai là Thiếu Lâm,ai là Võ Đang.
    Văn Kim Dung chắc chắn trầm ổn,căn cơ vững vàng,lấy cảm hứng từ ngàn năm lịch sử Trung Hoa,bút pháp vừ là tinh hoa Bát Cổ văn của nho giáo vừa có cái tinh tuý của bút pháp cổ điển Pháp.Kiến thức của ông bát ngát tinh thâm,đủ cả lịch sử,khoa học,y học,võ học,thiết ngĩ quả là tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả.Kim Dung càng tinh thuần thấu triệt được võ hiệp chi đạo lại càng thấu triệt được Phật pháp và nhân sinh,trong tác phẩm của ông,nhân vật chí tôn vô thượng lại không phải các bậc anh hùng hào kiệt mà là vị tăng nhân coi sóc Tàng Kinh Các trên Thiếu Lâm Tự.Kết cục của Kim Dung thật viên mãn,đều như các vị đại đức sau tháng năm dài tu luyện trong bể khổ đắc đạo thành bồ tát.Bắt đầu từ Vương Trùng Dương,phong thái như tiên song đa đoan thế sự,nhắm mắt vẫn còn cực nhọc tinh thần,kế đến là Quách Tỉnh,suốt đời vì đại nghĩa dân tộc mà bôn ba,đến lúc chết mới thoả ước nguyện hy sinh vì nước,đến Dương Qua,mang mối tình trai gái quy ẩn thâm sơn,Trương Vô Kỵ không cần giang sơn,chỉ cần kẻ lông mày cho vợ,Lệnh Hồ Xung tấu khúc tiếu ngạo giang hồ.Đến mức đó quả giống căn tu của bậc La hán,thoát khỏi hồng trần tiêu diêu cõi Niết Bàn.Nhưng sau đó,Kim Dung lại thức ngộ và nhập thế,đó là một Tiêu Phong xả thân mang lại hoà bình cho hai nước Tống Liêu,một Vi Tiểu Bảo gian hoạt nhưng nghĩa khí,đó mới thực sự là chân chính bồ tát hoá thân.Có Tiêu Phong là để sả thân cho chúng sinh thì cũng có Vi Tiểu Bảo để răn dạy chúng sinh.Xét đến thế quả Kim Dung là Thiếu Lâm Tự của võ hiệp lâm vậy.
    Cổ Long bình sinh tướng mạo tầm thường,chịu nhiều đau khổ trên đường đời,truyện của ông thường ngấm ngầm ẩn dấu vị chua chát của nhân sinh.Một Lý Tầm Hoan lấy rượu tiêu sầu,một Lục Tiểu Phụng phóng đãng,một Trầm Lãng giống quỷ thần,một Sở Lưu Hương phân vân vô quyết.Thế giới võ hiệp của Cổ Long mờ mờ ảo ảo như thế giới của Bồ Tùng Linh.Đọc Cổ Long,ta thường mất cái khái niệm thời gian,là đêm hay ngày đều như chìm trong màn sương lãng đãng.Cổ Long coi trọng trí tuệ của cá nhân,nhập thế mà thoát thế,nhân vật của Cổ Long ngay từ đầu đã mang đậm chất " đại hiền ẩn tại thị",ai ai cũng khác thường,ngông nghênh coi thế nhân là chốn ở tạm,xác phàm là túi da gửi hồn chờ ngày thoát thế.Thoát thế mà không tài nào thoát tục,vòng luẩn quẩ của nhân sinh cứ quanh quất trói chặt chân tay.Tiêu biểu là Lý Tầm Hoan đã quy ẩn còn phải trở về đối phó với Lâm Tiên Nhi và Thượng Quan Kim Hồng,một Sơ Lưu Hương chết rồi phải sống dậy trong Ngọ Dạ Lan Hoa,Ma giáo giáo chủ đã thoát khỏi giang hồ vẫn còn nuôi chí tạo ra Ma Đao Đinh Bằng.Than ôi,sự giải thoát của các nhân vật trong thế giới Cổ Long thật giống tiên quá mà cũng thật chua xót quá.Đạo lý trong truyện Cổ Long thật gần gũi với cách lý giải nhân sinh trong cái đạo của Lão Trang,lấy cái vô vi để khởi đầu và cũng là kết thúc.Xét thế,quả Cổ Long chính là Võ Đang trong võ hiệp lâm vậy.
    Một vài ngu kiến,mong tứ phương anh hùng chỉ giáo.
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Vị lão huynh này thật là...
    lão huynh mong tìm người tri âm nhưng hình như thiên hạ dưng dưng đấy lão huynh ạ !
    Thế mới hiểu tại sao ngày xưa cụ Nguyễn Du đã thốt lên lời cay đắng.
    "Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"
    Thôi thì chuc huynh vui cái vui của rượu một bình, áo một manh...
    honghoavi
  3. vanthesubieu

    vanthesubieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Bằng hửu honghoavi lâu nay vẫn đấm ngực than "thiên hạ hà nhân.." nay đã gặp được tri kỹ rồi,mừng cho huynh đài!
    Dragonswordman xin cứ tiếp tục bình loạn tiếp về hai đại gia trên,hoan nghênh ông bạn trùng nhập Kiếm hiệp Cốc!
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Xin thú thật với lão huynh tiểu đệ đây không thích đọc Cổ Long cho lắm mặt dù trong võ lâm thì Cổ Long xứng đáng đứng vào hàng đệ nhị đệ tam cao thủ (chỉ thua minh chủ võ lâm Kim lão tiên sinh mà thôi)
    Tiểu đệ đọc CL ít không nhiều, nhưng lại được cái may là đọc được những bộ hay nhất nên cũng biết chút chút mà bàn luận. Theo tiểu đệ được biết CL mất hơi bị sớm nhưng ông để lại trên 60 tác phẩm khác nhau. Trong đó có nhiều tác phẩm và nhân vật xuất sắc khiến người ta nhớ mãi không thôi như Lý Tầm Hoang, Sở Lưu Hương, A Phi?
    Tiểu đệ không thích đọc CL bởi một phần giọng văn của ông ?onặng? quá khi đọc hơi ?omệt óc?. Đây là một nét đặc sắc nhất của CL, đây cũng là điểm mà nhiều người thích đọc CL vì nó khác với KD và những tác giả cổ điển khác. Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy, KD ưa viết câu dài, hơi văn hoa, nhiều cỗ lại đâm ra tối nghĩa. Giảng giải chi li nhưng đôi chỗ lại hơi rườm. CL ngược lại cách viết ngắn gọn, sắc và cực kỳgai góc. Mỗi câu mỗi chữ đều buộc người đọc phải dụng tâm suy ngẫm, đạo lý trong truyện đã được CL cô đọng lại và hết sức xúc tích. Có người nói CL bị ảnh hưởng Tây phương với cách dẫn truyện và hành văn gãy gọn. Quả thật CL rất phóng khoáng đối với những nhân vật của mình (điểm này tiểu đệ sẽ bàn sau) những nhân vật đã không còn giữ được chữ hiệp theo đúng nghĩa truyền thống, ngay cả những chiêu võ công trong tiểu thuýêt CL cũng trái ngược hẳn với KD. Có thể nói rằng CL đã hà hơi thở thời đạivào những nhân vật của mình. Hãy xem 3 nhân vật rất nổi tiếng trong tiểu thuyết của CL là Kinh Vô Mệnh, A Phi và Tiểu Lý Phi đao. Khi tả về cõ công của Lý Tầm Hoang chỉ có một câu ta cần nhớ Tiểu Lý Phi Đao không bao giờ trật. Chưa từng có môjt người nào có diễm phúc trông thấy được Lý Tầm Hoang phóng đao ra sao? Vì sao vì những người thấy được đều đã quy tiên, hay như Kinh Vô Mệnh một chiêu, một mạng. Không dài lời. Khi tả về các cuộc quyết đấu ta thấy nhiều lắm là vài chiêu đã phân thắng bại, người thắng kẻ thua tự biết, (rất cao ngạo). Hiển nhiên điểm này CL có cái hay riêng trái ngược với KD. Mỗi chiêu mỗi thức của KD đều có nguồn gốc đều có sự biến hoá, đánh vào đâu, đặc đỉêm?v?v?
    Còn tiếp
    honghoavi
  5. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    Ko phải là dưng dưng nhưng vấn đề về Kim Dung, về Cổ Long đã được bàn nát trong cái Kiếm Hiệp Cốc này rồi quý bằng hữu ạ. Quý bằng hữu nên lật lại thời gian, ôn lại lịch sử, nhâm nhi ky kỹ cái Kiếm Hiệp Cốc đồ sẽ ngộ ra ít nhiều. Còn kiểu trích thơ của Nguyễn Du để xách mé nhau thì tốt nhất là quý bằng hữu đừng có dùng, còn tại sao thì quý bằng hữu tự hiểu ...
    Chắc vài hôm nữa sẽ ghép lại .
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Vậy à?
    honghoavi
  7. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Em Hoa hồng héo dạo này có vẻ ra dáng thanh cao ẩn sĩ nhỉ!
    Cưng nên nhớ, trước khi ngửa mặt lên trời mà than "Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như", Nguyễn Du hạ bút viết rằng "Phong vận kỳ oan ngã tự cư". Cưng pee một bãi ra nền nhà rồi soi gương lên đó, xem cái mặt mình có xứng với bốn chữ "phong vận kỳ oan" không mà cũng học đòi Nam Hải điếu đồ!
    Còn nếu cưng thích nghĩ theo cái kiểu "Cả đời đục riêng một mình ta trong, cả đời say riêng một mình ta tỉnh", thì tốt nhất nên học Khuất Nguyên, nhảy mịa nó xuống sông Tô Lịch đi, đừng thò đầu vào đây hoà mình với lũ phàm phu tục tử đếch biết đánh vần hai chữ "tri âm" như bọn anh nữa!
  8. vanthesubieu

    vanthesubieu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/12/2003
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Trong Sử ký Tư Mã Thiên bộ Hạ và Đại việt Sử ký Toàn thư bộ Thiên lẫn Hoàng lê nhất thống chí đều có chép "Khuất Nguyên uống rượu say,ngửa mặt lên trời than "Cả đời đục,riêng ta trong..." rồi ôm trăng nhảy xuống sông Tiền đường,may gặp Thuý Kiều cứu sống,cảm tạ về tô cháo hành nên kết làm vợ chồng..."(Trang 4,chương 3)
    Sau này Nam Cao lấy cảm hứng từ câu chuyện thương tâm này nên viết ra pho "Vũ Đại ma công",một vị khác là Yên Sỹ Phi Lý Thuần VTSB cũng có một pho "Kim Cổ Kỳ...Khôi" gì đó,nghe nói là sắp sửa gây nên một trận phong ba khác trong Kiếm hiệp Cốc.
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    To Vi huynh!
    Trời Vi huynh cũng bác cổ thông kim, tiểu đệ xin kính một chung.
    Nhưng tiểu đệ chẳng dại gì như Khuất Nguyên tự vẫn cho uổng phí một đời Vi huynh ạ!
    Đời say cả chỉ mình ta tỉnh thì cớ sao ta chẳng mượn rượu nửa say nửa tỉnh, vui một bữa, góp vài câu. Vậy chẳng sướng lắm sau!
    Đời đục cả chỉ mình ta trong vậy sao chẳng giơ tay cất chân, quậy nước, quặng bùn cho đục lại thêm đục. Vậy chẳng hay lắm sao!
    Nhưng đó chỉ là tiểu đệ đùa cho vui! Chứ thật ra đệ xin khẳng định chưa và chẳng bao giờ đệ tự ví mình trong hơn ai cả. Vì chuyện đục trong này còn phải xét lại Vi huynh ạ!
    To mod!
    Biết rằng đây là topic mạn đàm về CL và KD nhưng nếu chẳng nói ra thì tôi cứ ấm ức chuyện khoá nick.
    Thật ra chuyện khoá nick là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng chúng ta làm gì cũng phải kể đến cái lý. Nếu chỉ khoá nick mà không làm cho người tâm phục thì kể cũng thừa. Tôi có thể tạo ra hàng chục nick khác kiểu như Tôn Hành Giả, Giả Hành Tôn, Hành Tôn Giả?
    Vậy xin cho tôi hỏi tại sao mod lại khoá nick tôi quy tôi là spam. Các mod có thể đọc lại các bài viết của tôi trong KHC. Có các bạn trong KHC làm chứng xem có bài nào tôi spam không?
    Mong các mod có câu trả lời thoả đáng.

    honghoavi
  10. Cid

    Cid Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2001
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép các mod trả lời cho honghoavi cư sĩ: Phàm những bài chỉ có một vài dòng thế này đều có thể gọi là spam.
    Chắc honghoavi thường nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Phật pháp trong truyện Kim Dung mà không chú ý đến những thứ thuộc về quan trường. Trong truyện Kim Dung, không phải không có những kế hiểm của bọn quan quân. Tại sao Trương Vô Kỵ lại phải bỏ đi? Chu Nguyên Chương có phải vì việc công mà dùng kế với Vô Kỵ hay không? Chắc honghoavi đã hiểu thế nào là dùng việc công mà thoả lòng riêng. Trong truyện Cổ Long, dường như đen trắng, thị phi trong quan trường chỉ là điểm xuyết. nhưng khi Tây Môn và Diệp Cô quyết đấu, cũng có cái chuyện mưu kế quan trường đằng sau. Kim Dung có cái cách miêu tả của Kim Dung, Cổ Long có cái cách nói của Cổ Long, về chuyện quan trường trong tác phẩm của hai người, quả thực không dám nói ai hơn ai.

Chia sẻ trang này