1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạn đàm so sánh giữa Kim Dung và Cổ Long.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Dragonswordman, 27/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kim Cổ nhị vị lão nhân gia kể ra cũng có nhiều điểm tương đồng, chỉ khác biệt về cách thể hiện mà thôi.
    VD như về phương diện võ công, nhị vị cũng đều đề cập tới cảnh giới "vô chiêu thắng hữu chiêu". Kim tiên sinh thì đưa ra Lệnh Hồ lãng tử cùng tuyệt kỹ Độc Cô Cửu Kiếm. Cổ lão gia thì trong Huyết sử võ lâm, đoạn Đông Quách Cao chỉ điểm cho Du Bội Ngọc, cũng có nhắc tới ý này, trong đó bức tranh lão vẽ kô có hình dạng núi, nhưng lão lại thấy núi, bởi vì lão vẽ cái thần của núi. Điều này đã giúp Du Bội Ngọc tỉnh ngộ, đưa võ thuật của chàng lên 1 tầm cao mới, giúp chàng tránh để kẻ thù nhận dạng. Rõ ràng về khoản này thì Kim tiên sinh cao tay hơn Cổ lão gia một bậc.
    Về vấn đề sinh tử, Kim tiên sinh cũng từng xây dựng hình ảnh Lệnh Hồ lãng tử với tuyệt ngôn "Bậc quân tử muốn giết đệ tử thì đệ tử cũng đành dùng phương pháp tiểu nhân hạ lưu để đối phó chứ làm sao". Cổ lão gia cũng hay nhắc đến ý này, nhưng quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, chết chóc hơn. Đọc tác phẩm của Cổ lão gia, chúng ta hầu như bắt gặp ý chí "kẻ sống sót là kẻ chiến thắng", chỉ cần giữ được mạng sống thì kô còn gì phải lo. Dĩ nhiên, cả hai vị lão nhân gia đều chưa bao giờ để nhân vật chính của mình vì cái sống mà đánh mất bản sắc. Âu cũng là cái hay của nhị vị, và giữ cho tác phẩm có được một tinh thần nhân văn nhất định.
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    So sánh giữa Kim gia và Cổ gia thì tôi vẫn cho rằng Kim hơn một bậc.
    Cả hai khi viết đều có cái nhìn về nhân sinh như nhau về đời về đạo, tuy nhiên Cổ long thì quyết liệt và trần trụi hơn. Trong khi Kim Dung càng viết thì càng tà, những nhân vật của ông chuyển hướng từ lý tưởng sang nửa chính nửa tà và cuối cùng thì bộ Lộc Đỉnh Kí ta chẳng thấy đâu là chánh nữa. Nhân vật Vi Tiểu Bảo không những tà mà còn quá tà nữa là đằng khác.
    Về võ công tuy đường lối khác nhau nhưng mỗi người có cái hay riêng. Cổ Long đã từng nói viết về võ công đâu có một tiêu chuẩn nào đánh giá là chính tông, và nếu quả thật đã có những võ công đwợc xem là chính tông thì ông cũng lập nên một phái chính tông khác.
    Nhưng điểm mà Cổ long thua kém Kim Dung nhiều nhất là cac tác phẩm của ông không hề có một cột mốc lịch sử, thời gian, hoàn cảnh của mỗi tác phẩm đều mơ hồ không rõ.Trong khi tiểu thuyết của Kim Dung ta thấy bàng bạc hư thực thực hư, bảo đúng hì cũng không đúng nhwng bảo sai với lịch sử thì chưa chắc là sai hoàn toàn.
    honghoavi
  3. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Té ra cứ không có cột mốc lịch sử trong tác phẩm thì gọi là kém, he he...
  4. doraemon

    doraemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là tà thế nào là chính ? Tà thì làm sao mà chính thì làm sao ?
    Hị hị các vị bằng hữu thử so sánh "Lộc đỉnh ký" với "Giang hồ thập ác" xem nào, tại hạ xem 2 bộ bí kíp này có nhiều điểm tương đồng thú vị
  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chào Vi huynh, lại gặp cố nhân đây!
    Trước tiên đây là ý kiến của tôi, nên Vi huynh có ý kiến khác thì post lên cho bà con xem. Thế nhé!
    Kém hơn là kém hơn ở chổ sau.
    Bất kì một đứa con tinh thần nào cũng phản ánh chính bản thân người viết ra nó dù cho người ta có giỏi che dấu đến đâu thì người đọc vẫn có thể phát hiện ra điều đó. Ngay cả những bài viết nhỏ nhỏ trên diễn đàn cũng vậy đều thể hiện tâm tư nguyện vọng của người viết. Người xưa có câu "Hữu tâm vô tướng tướng tự tâm sinh" là vậy
    Đối với trường hợp Cổ Long rõ ràng ông khiếm khuyết về mặt sử học nên ông (dù ông không cố ý) né tránh viết về các đề tài có dính dáng đến lịch sử. Bởi vì ông không thể viết về cái mà mình mơ hồ, mình chưa nắm rõ.
    Trường hợp Kim Dung tự nhiên (cái này khả dĩ ý hội bất khả dĩ ngôn truyền) ta cảm nhận được một con người sâu sắc thông hiểu về lịch sử nhân văn, có một tầm mức lý luận nhất định. Cho nên tôi mới nói Cổ Long còn thua sút Kim Dung một chút là vì vậy.
    honghoavi
  6. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Trung Phong huynh nói rất hữu lý,lão phu so sánh Cổ gia với Võ Đang có phần gượng ép,bất quá là vì Cổ gia xuất hiện sau Kim gia,muốn không bị Kim gia đè bẹp ắt phải dùng một con đường khác mà đi,tự mình lập nên trường phái riêng kể cũng là bậc kiệt hiệt.Trong võ hiệp lâm,có thể nói đúng là Kim gia cao tuyệt vô thượng,nhưng so sánh với ông trên một số phương diện cũng chỉ còn Cổ gia mà thôi.Đó là lý do đầu tiên mà lão phu ví Cổ gia như Võ Đang,lý do thứ hai là giọng văn của Cổ Long mười phần chua chát,coi đời gió bụi như một giấc mơ cay đắng,nhân vật của Cổ Long rất thực mà rất hư vô,luyện phi đao thì thiên hạ vô số,nhưng dùng phi đao như binh khí độc môn thì cũng chỉ có Lý Tầm Hoan mà thôi.Chính vì thế Cổ gia có hơi hướm của Đạo gia,ông có vẻ thích cái chất lãng tử của đạo Trang tử,chính tà không cần biết,ai đụng vào ta thì ta trả lại,ai vui cùng ta thì ta vui.Vài ý thô thiển,huynh đệ đừng cười.
  7. ttk40

    ttk40 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Thấy các cao thủ dùng văn để đánh giá truyện, người tôi cũng xin có chút ý kiến nhỏ như con thỏ thế này:
     
    Con người thì có lúc này lúc khác vì vậy mà truyện cũng không thể làm vừa lòng mọi người được. Tôi không giám nhận xét về con người, một là Cổ Long, một là Kim Dung, nhưng khi đọc truyện của hai người tôi lại liên tưởng đến sự khác biệt trong âm nhạc. Cụ thể là sự khác biệt giữa nhạc Trịnh Công Sơn và Văn Cao.
     
    Thế thôi, nói nhiều quá chỉ sợ quá nhiều người cười, hêhê...!
  8. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0

    Kính ông anh Hoahongvi
    Về vấn đề "Cả hai khi viết đều có cái nhìn về nhân sinh như nhau về đời về đạo, tuy nhiên Cổ long thì quyết liệt và trần trụi hơn. " ông anh viết quá súc tích, tôi không hiểu mấy, đại khái thế nào là "như nhau về cái nhìn đời và đạo", thế nào là "quyết liệt" và "trần trụi", mong ông anh kiến giải rõ ràng hơn.
    Còn vấn đề "Trong khi Kim Dung càng viết thì càng tà, những nhân vật của ông chuyển hướng từ lý tưởng sang nửa chính nửa tà và cuối cùng thì bộ Lộc Đỉnh Kí ta chẳng thấy đâu là chánh nữa. Nhân vật Vi Tiểu Bảo không những tà mà còn quá tà nữa là đằng khác. " thì thưa anh, tôi e là anh đã diễn giải không đúng ý đồ của tác giả rồi.
    Tác giả mà tôi nói đây, tức là ông Trần Mặc, mà chắc là anh có biết. Ông ta cho rằng, "KD càng viết càng tà", nhưng đó là "xem bên ngoài", và "có vẻ như" (Xem bên ngoài thì có vẻ như càng viết càng tà - TM).
    Ông TM chỉ "xem bề ngoài", rồi dẫn chứng sự biến chuyển tính cách nhân vật từ Trần Gia Lạc, Dương Qua ... cho đến Vi Tiểu Bảo mà không đả động gì đến "cái bên trong" của vấn đề.
    Thực chất, theo tôi, tư tưởng triết lý trong chưởng KD là tư tưởng tam nguyên của triết thuyết Đông phương, theo đó, ông cho rằng không thể có sự phân biệt tuyệt đối giữa âm và dương, giữa thiện và ác, giữa chính và tà. Trong mỗi một thực thể, luôn luôn tồn tại hai thái cực đối nhau. Chúng mâu thuẫn xung đột, nhưng cũng nương tựa, bổ túc và dung hoà lẫn nhau. Nếu một mặt bị triệt tiêu, mặt kia cũng không thể tồn tại. Trên hai lẽ Âm Dương ấy, một lực lượng vô hình thứ 3, chi phối và điều hoà hai cực, làm cho hai cực không thể tách rời, mà luôn có xu hướng chuyển hoá để thực thể luôn đạt trạng thái cân bằng, không bị xô đẩy, thái quá. "Lực lượng thứ 3 ấy, gọi là "Đạo".
    Đã cho rằng trong tà có chính, trong thiện bao hàm ác, không có gì là thuần âm hay thuần dương, thì không thể nói rằng, các nhân vật của KD chuyển từ "lý tưởng" (Dương, thiện, hiệp, chính) sang nửa tà nửa chính" rồi sang "tà hẳn" (Âm, tà, phi hiệp) được. (Như thế có khác gì coi KD phân biệt rạch ròi các khái niệm "tà", "chính", thưa anh?). Theo thiển ý của tôi, các nhân vật của ông ta luôn luôn phải đối mặt với sự xung đột nội tâm giữa chính và tà, giữa thiện và ác. Từ Trần Gia Lạc, Dương Qua, cho đến Vi Tiểu Bảo cũng thế. Có điều, về sau, tư tưởng này của KD càng ngày càng được thể hiện rõ nét hơn mà thôi. Trần Mặc nói "càng ngày càng tà" là ở ý này vậy.
    Đặc biệt, ông anh cho rằng, ở Vi Tiểu Bảo "không còn nhìn thấy chính ở đâu nữa" là chưa nhìn thấy chỗ tuyệt diệu trong tác phẩm vậy. Sự đối lập, xung đột thường trực giữa thiện và ác, chính và tà trong con người Vi Tiểu Bảo, sự dung hoà hai thái cực này trong con người y bằng "Đạo", khiến cho họ Vi sống sót dưới tay Khang Hy, và sống sót đến ngày hôm nay với chúng ta...
    Về vấn đề "Nhưng điểm mà Cổ long thua kém Kim Dung nhiều nhất là cac tác phẩm của ông không hề có một cột mốc lịch sử, thời gian, hoàn cảnh của mỗi tác phẩm đều mơ hồ không rõ" thì tôi cũng có cùng thắc mắc với Vi huynh đệ. Cứ cho là Cổ Long không thể có kiến thức lịch sử như KD được, khiến cho"cac tác phẩm của ông không hề có một cột mốc lịch sử, thời gian, hoàn cảnh của mỗi tác phẩm đều mơ hồ không rõ", nhưng không vì thế mà đánh giá là CL thua sút KD "nhiều nhất ở điểm đó". Điểm quan trọng khiến CL không theo được KD, có lẽ nhiều người đã nói tới, tôi chẳng nói lại thêm dài, nhưng nhất định, khiếm khuyết về kiến thức lịch sử không phải là yếu tố để ngày nay nhiều kẻ đặt KD cao hơn CL đâu.
    (Ở đoạn này, Trần Mặc cũng không thấy nói đại để vì thế mà CL kém hẳn KD, anh Hoahongvi nhỉ? )
    Lâu quá không vào đây, phần vì sợ anh Bô anh Phong, anh Tử anh Khỉ, phần thấy KHC vắng lăng tiêu điều quá. Hu, hu
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    So Kim Dung với Cổ Long, nên so về binh khí, đấy là cái rất đáng so và cũng rất độc đáo.
    Có hai điểm đáng chú ý, thứ nhất binh khí của Kim Dung truyền thống và chính đạo, còn binh khí của Cổ Long thì mới mẻ và quỷ dị. Binh khí của Kim Dung thường chỉ là đao và kiếm, đạo có thêm phất trần, tăng có thêm thiền trượng, thư sinh có bút phán quan, thuỷ tặc có nga mi thích, điều là cái đa dạng trong khuôn mẫu.
    Nhưng Cổ Long thì khác, binh khí của Cổ Long đã vượt khỏi quan niệm về binh khí thông thường: Thanh ma thủ của Thanh Ma Y Khốc, Ly biệt câu "lấy tàn bổ tàn, lấy khuyết bổ khuyết" của Dương Tranh, Khổng Tước linh của Khổng Tước sơn trang. Ngay Linh Tê nhất chỉ của Lục Tiểu Phụng cũng có thể coi là một loại vũ khí khắc chế vũ khí độc đáo khác thường.
    Thứ hai, Kim Dung là vương đạo, binh khí lấy kiếm làm chủ, Độc Cô cửu kiếm của Độc Cô Cầu Bại, Lục mạch thần kiếm của Đại Lý Đoàn thị có thể nói xưng vương trong tiểu thuyết Kim Dung, còn những Hồ gia đao pháp, Phu thê đao pháp đều là loại hạng hai.
    Cổ Long là bá đạo, binh khí lấy đao làm chủ, tuy rằng vẫn có những nhân vật kiếm pháp siêu quần tuyệt tục như Tạ Hiểu Phong, Tây Môn Xuy Tuyết, nhưng cái bá đạo kinh hồn đoạt phách trong đao của Lý Tầm Hoan "lệ hư bất phát", của Phó Hồng Tuyết, của Tiêu Thập Nhất Lang, của Đinh Bằng nhất phách phân thân vẫn là dòng chảy lớn nhất của Cổ Long...
    Nói thêm về bối cảnh của Cổ Long...
    Môi trường trong truyện Cổ Long rất thường là một nơi hoang vu tuyệt địa. Người giang hồ trong con mắt ông vốn dĩ tàn nhẫn vô tình, bởi vậy bối cảnh câu chuyện càng cần tàn nhẫn vô tình hơn, hai sự vô tình tương hội để tôn vinh cái chí tình đầy cao quý. Cái nền đẹp nhất dành cho những giọt máu của tình bằng hữu chính là cát vàng đại mạc. Nơi đây ghi dấu những giao tình không tiền khoáng hậu của Bốc Ưng và Tiểu Phuơng, của Diệp Khai và Phó Hồng Tuyết, của Trầm Lãng và Kim Vô Vọng, của Lục Tiểu Phụng và Tây Môn Xuy Tuyết...
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bác viết đều đúng cả nhưng tôi viết cũng không sai, có điều là tôi không phân tích rõ.
    Về việc tôi nói Cổ Long thua sút KD nhiều lắm thì tôi xin nhận là mình hơi quá tay. Bài ở dưới tôi có đính chính, Cổ Long thua KD một chút thôi.
    Và đó cũng chỉ là ý riêng của tôi thôi, nên bác không đồng ý cũng là chuyện bình thưòng.
    về chuyện "trần trụi" thì có ai cũng biết Cl viết phóng túng cai đắng và chua chát hơn KD nhiều lắm. Và ai đọc cũng lờ mờ nhận ra cả, nên tôi không phân tích thêm nữa.
    Về đạo, theo tôi cái đạo ở đây là sống sao cho nhìn lên không thẹn với trời xanh, ngó xuống không thẹn với lương tâm và với con người. Đó là cách nhìn đời của LHX, LTH....
    Tôi có đọc Trần Mặc, nhưng ý kiến tôi phát biểu là của tôi. Nếu bạc có cách hiểu khác cách giải thích khác thì tôi sẵn sàng tiếp nhận để làm giàu thêm kiến thức của mình.
    chúc bác luôn vui vẻ.
    honghoavi

Chia sẻ trang này