1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạn đàm so sánh giữa Kim Dung và Cổ Long.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Dragonswordman, 27/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Votamlaonhan

    Votamlaonhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Các bác à !
    Tại hạ mới vào cốc thấy sôi nổi luận đàm baèn chen vô chốn thị phi.
    Ý kiến tui thì cả 2 đều hay tuy nhiên nét đặc sắc của Kim Dung vẫn hơn. Dù khôngnói rõ nhưng những nhân vật trong KD có thể được xem là kinh điển trong tiểu thuyết võ hiệp
    Chào các bác
  2. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Một chuyện lão phu cảm thấy rất kỳ thú là họ hai vị tiên singh khi hợp lại thành hai chữ Kim Cổ,ý thành Kim vô nhân,cổ vô giả,vô cùng ý vị. Kim lão nhân gia ý tứ là mở,phàm ai cũng thấy,dù là hậu sinh hay tiền bối đều thấy rất có ý nghĩa,nhưng muốn hiểu Cổ gia nhất định phải là kẻ lăn lộn trường đời,từng đau khổ vì tình,từng say trong nỗi tuyệt vọng không bút nào tả siết.Về Kim gia,lão phu thật không dám nói nhiều,nhưng lão phu có phần đồng cảm với Cổ gia,chỉ có ai đã từng trải đêm trường thanh vắng trong nỗi cô đơn tận cùng mới có thể viết nên nhưng dòng miêu tả nỗi đau của Lý Tầm Hoan,ai là kẻ từng rứt ruột tuyệt tình mới có thể viết nên đoạn Tiểu Phi chĩa kiếm vào Lâm Tiên Nhi sâu sắc mà cô đọng đến thế.Tiêc thay,Khi Cổ gia về thiên cổ,lão phu còn là đứa trẻ vô tri,hận không có dịp kính tiên sinh một ly tỏ lòng đồng đạo.
  3. doraemon

    doraemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Đây la? 2 bộ na?o ấy nhi? ??? Bộ đâ?u hi?nh như la? "Đại mạc phi ưng" ?? Chậc .. bo? bê vof công lâu quá rô?i
  4. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Luận về chữ tình,Kim đại hiệp mang cái tình man mác,dấu ấn của một mối tình đẹp thủa trẻ thơ,còn Cổ gia,có lẽ ngay từ mối tình đầu đã nếm mùi đau khổ,thế nên chữ tình của Cổ gia cay đắng lạ.Nhân vật của Cổ gia nổi tiếng nhất là Lý Tầm Hoan và đau khổ nhất cũng là Lý Tầm Hoan .Đao có thể "bất lệ phát" nhưng tình thì vĩnh viễn đau đớn trong thất bại,hình ảnh bậc trượng phu,trong đau khổ tột cùng vẫn giữ được bản chất hào hùng mới đẹp làm sao,đẹp làm sao.
  5. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Nói đến chữ Tình trong tác phẩm thì quả thật là cả Kim gia và Cổ gia không ai chịu kém. Chữ Tình của Kim Dung bộc phát mạnh mẽ hơn, lãng mạn hơn. Đẹp thì đẹp như tranh (Quách TỈnh - Hoàng Dung, Đoàn Dự si tình với Vương Ngữ Yên) nhưng đau thì dữ dội điên cuồng chứ cũng chẳng phải man mác đơn thuần. Nỗi đau tình chi phối hành động nhân vật làm cho người đọc cũng phải vật vã theo. Đó là Tiêu Phong ngộ sát A Châu, Là Lý Mạc Sầu điên cuồng đến thay đổi cả tâm tính vì tình, Là Dương Qua lao đầu xuống vực đi theo Tiểu Long Nữ... là Du Thản Chi chiu móc con mắt của mình ra cho A Tử...
    Trong khi đó thì chữ Tình của Cổ Long lại càng đau đớn và cay đắng nhưng nó không phát ra ngoài. Nó gặm nhấm con người ta từng miếng, từng miếng, càng đọc càng thấy chua xót cho dù nỗi đau ấy chẳng bao giờ được nói thành lời. Cảnh chàng Lý Thám Hoa âm thầm đứng bên ngoài phòng hoa chúc của người yêu suốt đêm đến nhiễm tật hàn không thể chữa khỏi hay A Phi cút cút cam tâm nghe theo lời người yêu đến biến thành cái bóng của chính mình rồi phát hiện ra mình là thằng ngốc bị lợi dụng... Truyện và đời của Cổ Long gắn chặt với nhau - khổ vì tình, càng yêu càng cay đắng.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Lại bàn về chuyện chính tà trong tiểu thuyết kiếp hiệp của hai đại gia Kim Cổ.
    Theo tôi cả hai người đêu có cách nhìn về cuộc đời như nhau. Đại ý là không có con người lý tưởng tuyệt đối, chỉ có anh hùng của cuộc sống. Lệnh Hồ Xung là một anh hùng như thế, một người mang tinh thần hiệp sĩ như thế nhưng xử sự lại rất người.
    Nếu bậc quân tử mà giết mình thì dù dùng thủ đọan đê hèn đi nữa thì cũng phải bảo toàn mạng sống chứ sao... Đó là điểm chung của hai người. Cho nên cuộc sống là chánh tà lẫn lộn, biết lấy gì phân định chánh tà.
    Tuy nhiên nếu xét quan điểm thì Cổ Kim hai người khác nhau xa lắm. Cũng một cái nhìn như vậy nhưng đọc Cổ Long ta thấy có cái gì chua chát, oán hận cuộc đời, nhân vật của ông đôi ác quá đôi khi quá tàn nhẫn. Có thể nói Cổ Long như một kẻ mộng du giữa cuộc đời. Có lẽ cuộc sống của ông trước khi nổi tiếng chắc cũng bị nhiều cay đắng, nhiều uẩn khúc lắm.
    Ngược lại Kim Dung thì lại có cái nhìn bao dung hơn đối với cuộc đời. Tuy cũng đưa ra cách nhìn cuộc sống là thiện ác lẫn lộn chánh tà bất phân nhưng ông chấp nhận nó như là một thực tế.
    Chánh tà của KD không chỉ là chánh tà trong hành động của nhân vật mà còn là chánh tà trong lòng độc giả, hai khái niệm hánh tà này đang xen lẫn nhau, có khi chúng trùng nhau có khi chúng lại trái ngược nhau hoàn toàn. Đọc TNGH trong lòng độc giả, NDD là chánh, LHX là chánh. Chánh này là cái chánh mà KD không hề nói ra nhưng giữa KD và độc giả ngầm hiểu nhau ngầm cảm thông nhau. Dư Thượng Hải, Tả Lãnh Thiền tuy có những hành động tàn ác nhưng lại được mệnh danh là chánh phái, chánh này là chánh của các nhân vật nhưng trong tận thẩm sâu ta và KD đều đồng ý rằng đó là tà, là ác.
    Người xưa có câu: " Kẻ tiểu nhân thì trách người mà không trách mình, bậc trung nhân trách mình mà không trách người còn bậc chính nhân quân tử chẳng trách mình mà chẳng trách người". Kể tiểu nhân thì chẳng cần bàn. Bậc chính nhân quân tử có đạo đức biết rằng chẳng phải lỗi mình vậy thì lỗi người nhưng do tấm lòng bao dung mà chẳng trách tội người.
    Đọc KIm Dung ta thấy nhân vật của ông cũng phân làm 3 dạng.
    Lúc đầu nhân vật của Kim gia là chánh chánh trừ tà. Ông quá khắc khe, ông không chấp nhận cái ác tồn tại. Cho đến khi tuổi tác đã lớn hơn chăng? Công phu tu tập cũng đã dày hơn chăng?Ông đã chấp nhận cuộc đời với đầy đủ thiện ác, chánh tà. Nhân vật điển hình trong giai đọan này là Lệnh Hồ Xung, suốt toàn bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ ta chẳng thấy Lệnh Hồ Xung trách một ai. LHX chưa hề trách cứ Nhạc Bất Quần, cũng như chưa hề trách cứ Nhạn Linh San ruồng bỏ mình. Chỉ một mực trách mình. Đến khi ông sắp sửa gác bút, tác phẩm cuối cùng của ông Lộc Đỉnh Kí có lẽ KD đã đạt được hỏa hầu thành tựu được tuyệt đỉnh võ công. Ông đã đưa ra một nhân vật Vi Tiểu Bảo phản hiệp tà từ trong trứng nước. Ông đã đi vào đường tà chăng? Không ông không đi vào đường tà mà ông đã có cái nhìn bao dung hơn với cuộc đời, ông chấp nhận cuộc đời nó là như vậy, có kẻ thiện tất nhiên phải có kẻ ác, có một Kiều Phong chính khí lẫm lẫm, nhân nghĩa hơn người thì cuộc đời cũng có những kẻ như Vi Tiểu Bảo, mạt hạng, vô sỉ, láu cá đến thế là cùng.... Và có lẽ ông cũng nhận ra được chính mình và ... dừng bút đó cũng là một cái hay của Kim gia chăng. Biết mình là ai và biết mình đang đứng đâu...
    honghoavi
  7. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Kim gia có một Vi tiểu Bảo thì Cổ gia có một Vương Lân Hoa,và hơn nữa,có một Đinh Hỷ.Có thể Vương Lân Hoa không phải là nhân vật chính,Đinh Hỷ không phải kẻ nổi danh thiên hạ như Vi tiểu Bảo,nhưng cái đạo bên trong lại giống như nhau.Ai cũng vị chữ dục trong tâm mà hành động,ai cũng lấy chữ nghĩa làm cái đức tối thiểu trong lòng.Nhưng cái mà Kim gia không có mà Cổ gia có là một Yến tam Thập,một kiếm khách áo trắng,hiến dâng đời mình cho võ đạo,không màng thế sự,không màng nhân gian,coi cõi thế như nơi ở tạm để tìm ra chân lý trong võ đạo.Kim gia đâu có nhân vật nào tự sát khi nhận ra chiêu kiếm của mình quá bá đạo,đâu có nhân vật nào mỉm cười mà nói câu cuối cùng :" Chiêu kiếm tuyệt diệu". là kẻ học võ,muốn tìm ra võ đạo giữa nhân gian,lão phu khâm phục thay,khâm phục thay những người như thế.
  8. trungphongqkamejoko

    trungphongqkamejoko Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Về vụ Yến Thập Tam tự sát cũng là một điểm hay trong quan niệm về võ học của Cổ Long. họ Yến cho rằng tập luyện pho kiếm pháp này như nuôi một con rắn độc. Tới khi nó trưởng thành hoá thân thành con rồng độc rồi thì người luyện kiếm không kiểm soát được nó nữa, đến lúc đó nó sẽ quay lại điều khiển mình. Khi phát ra chiêu thứ 15 trong bộ kiếm pháp, hắn thấy mình bắt đầu không thể điều khiển nổi nó, không dừng lại được, nên trước để khi nó điều khiển bản thân, mới cố gắng buộc thanh kiếm quay lại đâm vào cổ mình. Chết rồi còn thốt "Chiêu kiếm tuyệt diệu".
    Kim Dung không cho nhân vật của mình tự sát vì võ công của chính mình là do như mọi người đã nói từ trước. Ông quan niệm võ học có cùng một nguồn, càng cao sẽ càng thấy gần nhau. Chỉ là một nguồn duy nhất và các phái võ chỉ là các nhánh chảy của nguồn này. Luyện đến tối cao sẽ thấy tất cả võ học đều như nhau và không chiêu thức (vô chiêu). Như vậy thì sao lại phải tự sát vì võ công của mình quá bá đạo?
    Cái gì cũng có hai mặt của nó, tư tưởng của Kim Dung được đánh giá là cao hơn Cổ Long một bậc ở điểm này, nhưng cũng chính vì thế mà ông không thể có được cảnh Yến Thập Tam tự sát hay như của Cổ Long.
  9. a_chau

    a_chau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bằng hữu, tiểu muội vừa nhập cốc, xin ra mắt
    Trước nay, muội chỉ đọc chứ ko quen post bài, nhưng mà đọc cái này ngứa mắt quá đek chịu nổi
    trời ạ, chịu thua huynh đài luôn. Dốt mà ham nói chữ.
    Thứ 1: "Kim" trong Kim Dung ko phải là "Kim" trong kim nhật, kim thiên, cổ kim nhé. Mà Kim cũng đek phải là họ của Tra Lương Dung, Cổ cũng cóc phải họ của Hùng Diệu Hoa.
    Thứ 2: Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, muội mới thấy có người nói "Kim vô nhân, cổ vô giả" lại còn chua thêm "vô cùng ý vị nữa"!!
    Trời ạ, trước khi viết cái gì thì huynh đài chịu khó dở sách ra mà tham khảo nhé, đừng có bạ đâu viết đấy... nhức cả mắt
    Sao mấy vị cao thủ vinhattieu, kieuphong, speed, khủng bố bà bà ... ko chịu lên tiếng nhỉ? Để các bài post sau, bài nào cũng nhao nhao "Kim gia", "Cổ gia" .....
    Mai mốt chắc sẽ có bài bình luận như sau:
    "Kim Dung đã lấy tên mình đặt tên cho nhân vật nữ mà ông yêu thích nhất: Hoàng Dung , một chuyện tại hạ thấy kỳ thú là họ của hai người hợp thành 2 chữ Hoàng Kim, ý nói là 2 người đều .... đáng qúy (vàng 999 mà ) ... "
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he em thông cảm, có mấy lý do:
    Thứ nhất, hồi anh chưa học Chinese, anh cũng có thời từng tưởng vậy, nên giờ ngậm ngùi cười mà cho qua.
    Thứ hai gọi Kim gia Cổ gia anh nghĩ cũng không tội tình gì, thôi thì cho người ta gọi đi có sao đâu... Âu Dương Tu họ kép là Âu Dương, nhưng nhắc đến từ của ông người ta cũng gọi đơn giản là "Âu từ" thôi mà...
    Vả lại không nói thì mới có em hiện thân chứ, he he...

Chia sẻ trang này