1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạn đàm về Dương Quá và Tiêu Phong.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi S-Tower, 26/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. executive

    executive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí này phân tích hay nhất. Nếu bàn luận giỏi võ, đẹp trai, hay hào hoa thì không nói. Nhưng nếu bàn luận về anh hùng thì phải nói đến sự hy sinh vì đất nước, chứ không nói đến kiểu anh hùng võ lâm đâm chém mấy thằng cường hào ác bá, cướp đường cướp chợ. Cũng không nói đến kiểu anh hùng tự phát, máu lên thì đâm chém giữa chốn ba quân. Anh hùng là phải xuất phát từ tâm tưởng lúc nào cũng đặt tổ quốc lên trên. Vì vậy nên anh hùng phải kể đến Quách Tỉnh hay Kiều Phong. Còn chú Dương Qua thì chỉ gọi là "Hảo hán" được thôi chứ chưa lên anh hùng được.
  2. Bodoi

    Bodoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Một topic chìm nghỉm 3 năm giờ được lật lại. Cũng có một số gương mặt cũ, một số lớn gương mặt mới.
    Mỗ khoái TP bang chủ và TP mãi trong mỗ là bang chủ cái bang. Thanh liêm, chính trực, khí phách lỗi lạc. DQ trong mỗ thì có chút anh hùng lãng tử nhưng không bằng được TP. Một anh hùng lấy ba chữ "Trung" "Hiếu" "Nghĩa" đặt lên cao nhất thì đáng để mọi người tôn trọng và nể phục. Trong khi đó DQ với chữ "Tình" làm trọng thì chỉ được đa số nữ nhi yêu mến và một số những người thích cách sống lãng tử khoái. Mỗ không khoái lắm.
    Nhưng TP sẽ không thể có kết cục có hậu được vì chữ "Trung" Kim Dung để TP có một kết cục như vậy rất đẹp cho người đọc. Người đọc giữ trong mình được hình tượng một anh hùng trượng nghĩa!!!!!!!!
    Hồi trước mỗ có vote cho TP bang chủ và giờ vẫn vote cho TP bang chủ.
  3. Bodoi

    Bodoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Bác này thế nào ý nhỉ
  4. hmphongvu

    hmphongvu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.911
    Đã được thích:
    0
    Thực tế là chiến tranh không bao giờ có thể kết thúc bằng cái chết hay sự nỗ lực của một cá nhân đơn lẻ nào cả, đó chỉ là suy nghĩ của các phần tử khủng bố mà thôi, đánh bom liều chết vì tổ quốc cũng có thể coi là một hành động anh hùng, nhưng quan trọng là nó ko ảnh hưởng nhiều lắm đến cục diện của cuộc chiến.
    Tôi không bài bác TP, đúng là ông có khí khái của một người anh hùng, nhưng lại thiếu bản sắc cá nhân, cái anh hùng của ông là anh hùng kiểu Nho giáo, trung quân trung kiếc gì đấy. Và về cuối đời thì lâm vào bế tắc với cách quan niệm này. Theo ý kiến chủ quan của tôi thì một người tự sát không bao giờ là một anh hùng đúng nghĩa, đó chỉ là một cách chạy trốn (xin lỗi nếu phải nói là hèn nhát). Nếu quan niệm như TP thì mấy người Mĩ phản đối chiến tranh ở VN cũng là kẻ phản quốc, ko có đất sống hết à, vua hay tổng thống thì cũng là người, có gì mà phải tôn sùng? Thật ra hành động của TP chỉ hại cho lão vua, còn nhìn chung là mang lại lợi ích cho cả 2 dân tộc, binh lính không còn chịu cảnh chém giết nữa, đáng ra phải là công thần mới đúng (là tớ thì giết m* chú vua, tự mình lên cải cách còn hơn ). Hơn nữa, chiến tranh đã kết thúc êm xuôi, chứ có phải TP tự tử rồi mới kết thúc đâu?
    Đó chính là điểm đáng tiếc của TP, tuy ông có đủ các tố chất của một anh hùng nhỏ lẻ nhưng rốt cục vẫn thiếu cái khí chất của một bậc đại anh hùng vùng vẫy bốn phương, sigh...
    p/s: Nhưng thật ra mà nói DQ cũng là một người yếu đuối, suýt chút tự tử vì TLN. Nói chung chả có ai hoàn hảo cả, thế mới là con người
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ khi đánh giá một nhân vật, ta nên đặt nhân vật đó vào đúng thời điểm lịch sử với cái nhìn lịch sử nhất định tại một thời điểm lịch sử nhất định thì sẽ công bằng hơn cho nhân vật. Kô thể yêu cầu 1 nhân vật ở TK 12-13 phải có những tư tưởng của 1 người TK 20. Kim Dung tuy là người TK 20, nhưng bối cảnh truyện của ông là xã hội Trung Hoa trung đại. Tuy Kim lão gia đã thổi vào tác phẩm những tư tưởng nhân văn của TK 20, và đã tạo nên sự khác biệt với dòng kiếm hiệp truyền thống, nhưng kô thể nào thay đổi toàn bộ. Bởi vì nếu đem những giá trị của TK 20 ra mà đánh giá, thì cả Quách Tĩnh cũng chưa xứng đáng là anh hùng, bởi vì theo người TK 20 thì Quách đại hiệp nên dựng cờ khởi nghĩa trên tiếng tăm của mình lật đổ hôn quân, sau đó mời nhạc phụ đại nhân Hoàng Lão tà về triều làm tể tưởng chỉnh đốn triều cương, blah..blah...blah... Và như thế thì chẳng còn gì là kiếm hiệp nữa.
    Xét riêng về Tiêu Phong, thật sự Tiêu Phong chưa bao giờ nuôi mộng làm anh hùng. Vận mạng Tiêu Phong từ khi sinh ra đã do người khác sắp đặt, phải trở thành một đại anh hùng đỉnh đỉnh đại danh để chuộc lại lỗi lầm của nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên. Làm bang chủ Cái Bang là do Uông Kiếm Thông sắp đặt; làm rạng rỡ Cái Bang thì cũng chỉ vì báo ân Uông Bang chủ. Đến sau này bị đuổi khỏi Cái Bang, ra quan ngoại thì vướng phải mối ân tình với Gia Luật Hồng Cơ mà làm chức Nam Viện đại vương. Tất cả có thể nói gọn lại trong 2 chữ ''số mệnh''.
    Cuộc đời Tiêu Phong thật sự chưa bao giờ được sống cho chính bản thân mình. Trước khi gặp A Châu thì nguyện ước lớn nhất là làm 1 đệ tử 3,4 túi cùng huynh đệ trong bang uống rượu hành hiệp giúp đời theo đúng tiêu chí Cái Bang, tuyệt chưa bao giờ có lòng trèo cao. Đến khi gặp A Châu, thân thế bại lộ, bị cả giang hồ đuổi giết, thì mơ ước 1 cuộc sống yên bình trên thảo nguyên thả cừu chăn dê. Nhưng cuối cùng A Châu cũng chết, cuộc sống chỉ còn 2 mục đích: tìm hung thủchăm sóc A Tử. Tuyệt chẳng thấy một chút gì là sống cho bản thân!
    Trong những tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung lẫn Cổ Long, Tiêu Phong có lẽ là nhân vật cô độc nhất. Người ta thường nói về sự cô độc của Tiểu Lý Phi Đao, nhưng ít ra Lý Thám Hoa vẫn còn đó Tiểu Phi và Tôn Tiểu Hồng. Người ta cũng hay nhắc đến nỗi cô độc của một cao thủ như Tây Môn Xuy Tuyết hay Diệp Cô Thành, nhưng chí ít Bạch Vân thành chủ và Tây Môn trang chủ vẫn còn là tri kỷ, cho dù chỉ là trên phương diện kiếm thuật. Tiêu Phong thì sao? Có 2 huynh đệ kết nghĩa nhưng 1 chú thì do hăng máu bốc đồng còn 1 chú suốt ngày chỉ biết đeo đuổi bóng hồng, tuyệt chẳng thể gọi là tri kỷ. Đến tay nghĩa huynh Gia Luật Hồng Cơ thì động cơ lợi dụng Tiêu Phong vẫn nhiều hơn (1 trong những sai lầm của Tiêu Phong là kết nghĩa với chú này). Về võ công thì Tiêu Phong luyện võ kô phải vì mục đích trở thành cao thủ đệ nhất nên dạng tri kỷ kiểu Tây Môn Xuy Tuyết hay Diệp Cô Thành lại càng không có. Nếu ai từng đọc Cát bụi giang hồ có lẽ sẽ thấu hiểu phần nào nỗi cô độc của người ''anh hùng'' Tiêu Phong.
    Cuộc đời Tiêu Phong, cũng như Quách Tĩnh, sinh ra là để cho người khác sắp đặt. Nhưng Tiêu Phong kô may mắn như Quách Tĩnh. Khi đã có được hạnh phúc thì lại chính tay hủy diệt hạnh phúc đó. Kim Dung đã tạo ra một Quách Tĩnh gần như hoàn hảo (chỉ tội mỗi hơi chậm tiêu) thì cũng đã tạo ra một Tiêu Phong quá hoàn hảo, tập trung tất cả tính tốt của con người. Và cũng có lẽ vì thế mà ''anh hùng'' Tiêu Phong đã kô thể có được hạnh phúc cho chính bản thân mình. Đơn giản vì Tiêu Phong là ''đại nhân vật''.
    Chính vì vậy cái chết của Tiêu Phong thực sự là một sự giải thoát cho chính bản thân Tiêu Phong cũng như bi kịch và mâu thuẫn của số mệnh. Tự tay giết chết A Châu, Tiêu Phong đã ra tay chôn vùi cuộc sống và hạnh phúc của chính mình. Tiêu Phong đã chết từ sau cái đêm mưa gió đất trời sầu thảm ở Tiểu Kính Hồ rồi. Tiêu Phong từ đó về sau chỉ là hiện thân của những giá trị ''anh hùng''. Một người khi mọi mục đích của cuộc sống đã đạt được, thì tồn tại hay kô còn có gì là quan trọng. Cái chết của Tiêu Phong chỉ là nét chấm phá cuối cùng cho bức tranh ''anh hùng'' thêm hoàn mỹ mà thôi.
  6. Bodoi

    Bodoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Blap blap!! Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Kiều bang chủ... đã vote cho Kiều bang chủ từ lâu. Giờ ko vote lại được tại hạ không có clone nick để vote.
  7. Bodoi

    Bodoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    2.208
    Đã được thích:
    0
    Bác xem lại những chuyện thời xưa đi. Bắt được tướng hầu như có thể cancel được lại cuộc chiến. Huống chi ở đây Tiêu Phong bắt được vua. Không cancel lại được mới lạ. Bác lại so sánh với những vụ đánh bom cảm tử nào đó. Chỉ thiệt hại về quân số thì chiến tranh vẫn còn bác ạ.
    Bác nên đọc lại truyện đi. Tôi nhớ không nhầm là Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc đại náo quân Liêu xông vào bắt vua Liêu là Gia Luật Hồng gì gì đấy và dùng vua để uy hiếp sau đó trao đổi với vua về điều kiện thu quân. Lúc đấy chiến tranh mới dừng bác ạ.
    :) Vùng vẫy bốn phương vốn không phải cái chí của Tiêu Phong nên ông đâu có màng. Nếu như KD viết Tieu Phong là người như thế thì tôi ko hiểu tôi có khoái được Tiêu Phong hay ko nữa. Ông làm đại tướng của Liêu mang quân đi thảo phạt Trung Nguyên nơi có những người trước kia làm bạn bè
    Hè hè, bác nói đoạn trên làm em cay về DQ quá, lại lâm vào cảnh anh này thích thằng này anh kia khoái thằng kia chửi nhau thì bỏ xừ
  8. zorohandsome

    zorohandsome Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/10/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Khà khà khà ! Tại hạ thấy Kim Dung là mạnh nhất đó ...!

Chia sẻ trang này