1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạn đàm: Xác định mắt thuận để áp dụng trong quần vợt

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 21/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangduy2005

    dangduy2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Xin đóng góp vài ý kiến cá nhân :
    Khái niệm Dominant Eye đưa vào trong Tennis hoàn toàn là sự thật. Rất nhiều tài liệu và nghiên cứu khoa học công bố đầy trên..... gú gồ. Mình đọc hết Topic này và xem qua nhiều tài liệu thì thấy nó hoàn toàn logic. Khoa học liên quan đến não bộ, cơ thể con người khi đưa vào thực tiễn cho một môn thể thao thì nó cũng chỉ mang tính tương đối và tùy mỗi người có một điều chỉnh riêng vì mỗi người có một bản năng riêng không ai giống ai, các chuyên gia chỉ đưa ra thông tin và cho các vđv lời khuyên mà thôi vì mọi chuyện đâu phải hoàn toàn do con mắt mà ra !? . Vì thế kêu logic trong một vấn đề mang tính cảm nhận thế này thì hơi khó. Cá nhân mình thì thấy thú vị với khái niệm này. Nếu bạn đã từng cầm một khẩu súng để ngắm một mục tiêu bạn phải chọn 1 mắt để ngắm và nhắm mắt con lại. Con mắt bạn dùng để ngắm chính là "Mắt Ưu Tiên" của bạn, một cách thử đơn giản và hiệu quả. Theo cá nhân mình Dominant Eye trong tennis nên hiểu là "Mắt Ưu Tiên".
    Quay qua quan sát mấy tay pro cũng có nhiều điểm chỉ mang tính tương đối :
    Andrei Agassi : trả giao bóng tốt cả hai bên và là một tượng đài của tennis tg, bí quyết tập luyện gì không ta ? cuối cùng người ta mới ngỡ là ông Agassi thuận cả 2 tay, 2 chân, và.... 2 Dominant eye.Đó là lý giải chứ bí quyết thì thua, do trời sinh ông Agassi này thuận hết 4 chi . Rồi thêm cặp mắt lanh lợi và cực nhanh.
    Nadal : sinh hoạt bình thường thuận tay phải, nhưng cầm vợt tay trái, Dominant Eye thì chả biết. Nhưng khi mới xuất hiện Backhand của Nadal kém hơn hiện tại quá xa (thông thường thuận cả hay tay thì có ưu thế thực hiện cú Backhand tốt). Đó là kết quả của sự tập luyện cùng những lời khuyên của vđv, kết hợp cả một ý chiến đấu phi thường.
    Khái niệm Dominant Eye chỉ mang tính tương đối, rõ ràng Xp đã nêu rất rõ trong bài viết của mình. Vì chỉ tập trung vào đôi mắt không thôi thì chẳng giải quyết được gì trong khi tay chân sai , tư thế sai thì cũng như không. Vấn đề là ta hiểu thêm một khái niệm mới để lý giải và là một lưu ý khi tập luyện. Tương đối là tương đối không thể nào chứng minh nó logic được, lý giải nó bằng sự tương đối thì có khi nó lại Logic tùy cảm nhận riêng của mỗi người, điều đó mới thật sự thú vị trong Topic này.
    DangDuy
  2. red_shorts

    red_shorts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Ngồi mưa rét ở nhà chẳng làm gì được buồn quá. Cãi tí cho vui vậy.
    Em tưởng bắn súng thuận tay nào thì dùng mắt đấy chứ nhỉ
    Bao giò hết rét mà tạnh mưa nhỉ
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Theo em thấy thì Xác định được con mắt thuận thì không có nghĩa là con mắt kia bị lệch! hehe..
    Chỉ có điều, nếu ai đọc tài liệu về dominant eye trong môn Golf thì sẽ thấy là nếu không biết ngắm bằng con mắt thuận thì lúc xoay đầu ngắm lỗ, vị trí thật của lỗ sẽ bị trệch 1 bên so với lỗ mà chúng ta ngắm. hehe... nhưng đó là khi ta mở 2 mắt.
  4. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay CN, em bỏ thời gian ra lược dịch 6 trang tài liệu trên cho ae dễ nghiên cứu (chắc chắn ko tránh khỏi sơ sót, mong ae bỏ qua.)

    Phương pháp để đạt kỹ năng quan sát cần thiết trong môn tennis
    Feisal Hassan, USPTA Master Proessional​

    Rất nhiều chương trình huấn luyện quần vợt đã được soạn thảo với những chủ đề như: kỹ thuật, tốc độ, sự nhanh nhẹn, bước chân, sự kiên trì trong tâm lý và những chiến thuật trong trận đấu. Những chủ đề này cũng được sử dụng để đánh giá khả năng thi đấu quần vợt. (to judge tennis ability)
    Tuy nhiên, cơ thể của chúng ta sẽ chỉ phản ứng lại với những gì nó có thể thấy. Thế nhưng tầm quan trọng của kỹ năng quan sát thường ít được chú ý đến.
    Nhiều thập kỷ qua, các tay vợt thường được chỉ bảo rằng: ?ohãy quan sát quả bóng? hoặc ?o hãy để con mắt của bạn vào trái bóng? . Những cụm từ này có vẻ như là câu châm ngôn để giải quyết mọi vấn đề khi chơi tennis. Hãy nhớ rằng, không khó để biết phải làm gì mà vấn đề là thực hành những điều bạn biết như thế nào. (it?Ts not hard to know what to do, but how to do what you know!) Lý do tiêu biể của việc không theo dõi trái bóng là sự thiếu tấp trung-lơ đễnh khi quan sát (visual wandering) và thiếu kỷ luật cũng như sự tập luyện kỹ năng quan sát (lack of visual discipline/training). Hãy thử đọc 1 tờ báo trong khi đang chạy tại chỗ. Bạn sẽ thấy rằng việc chạy gây khó khăn rất nhiều cho việc đọc báo.
    Bằng cách tuân theo 1 chương trình tập luyện kỹ năng quan sát cơ bản (undertaking a simple visual training program) , 1 tay vợt có thể cải thiện được thành tích của mình. Điều đó là bởi vì con mắt, cũng giống như cơ bắp trên cơ thể chúng ta, có thể ?ocải thiện sức mạnh? với những bài tập luyện. (eye? can be strengthened to perform better with exercise) Khi nhìn tốt hơn, bạn sẽ chơi tốt hơn bởi vì việc bạn thấy cái gì và thấy như thế nào chính là việc bạn sẽ làm gì và sẽ làm như thế nào. ( You can play better because what and how you see, is what and how you will do.)
    Một số kỹ năng quan sát cần thiết cần được phát triển trong chương trình huấn luyện là:
    VỊ TRÍ ĐẦU (HEAD POSITIONING)
    SỰ NHẠY BÉN TRONG KHẢ NĂNG QUAN SÁT KHI DI CHUYỂN (DYNAMIC VISUAL ACUITY)
    SỰ THEO DÕI CỦA MẮT ( EYE TRACKING)
    SỰ ĐỒNG BỘ CỦA 2 MẮT VÀ NHẬN THỨC CHIỀU SÂU (EYE TEAMING & DEPTH PERCEPTION)
    KHẢ NĂNG BAO QUÁT (PERIPHERAL VISION)
    SỰ PHỐI HỢP MẮT-TAY ( EYE-HAND COORDINATION)

    VỊ TRÍ ĐẦU (HEAD POSITIONING) : Cân nặng trung bình cái đầu của người lớn là 12-15 pounds. Khi cái đầu chuyển động quá trớn để nhìn, chúng ta có thể để cho toàn bộ cơ thể mất cân bằng. Do đó, các tay vợt cần có khả năng xác định vị trí và cảm giác cái đầu họ ở đâu trong suốt quá trình đánh. (players need the ability to identify and fell their head positioning during strokes.)
    SỰ NHẠY BÉN TRONG KHẢ NĂNG QUAN SÁT KHI CHUYỂN ĐỘNG (DYNAMIC VISUAL ACUITY) : Chơi tennis là 1 bài tập nhìn căng thẳng. Nó yêu cầu đôi mắt bạn làm việc nhiều hơn so với các hoạt động thường ngày như đọc báo và làm việc trên máy tính. Những tay vợt luôn nhìn thấy bóng trễ và phán đoán chậm chạp rõ ràng gặp nhiều bất lợi. Một tay vợt năng động sẽ di chuyển quanh sân, điều này làm mệt và làm yếu đi khả năng quan sát vị trí và tốc độ bóng. Khả năng quan sát giảm sút khi chúng ta chạy, và nhiều lỗi xuất hiện sau khi tay vợt buộc phải chạy nhiều. Giải pháp, tất nhiên, là sự chuẩn bị. Bạn có thể rèn luyện khả năng quan sát khi di chuyển (hone dynamic visual acuity) . Từ đó, bạn có thể chơi tốt hơn trên sân, khi bóng đi nhanh và mạnh, và khi bạn bị buộc phải chạy quá nhiều. Hai yếu tố khiến việc nhìn thấy bóng 1 cách khó khăn là chuyển động và tốc độ của bóng. Do đó, các tay vợt cần phải có khả năng nhìn thấy bóng 1 cách hiệu quả khi cả tay vợt và bóng đều chuyển động. (players need the ability to see the ball more effectively and efficiently while the player and the ball are moving.)

    SỰ THEO DÕI CỦA MẮT ( EYE TRACKING) Đây là khả năng theo dõi 1 vật thể đang chuyển động một cách trôi chảy và chính xác bằng cả hai mắt (This is the ability to follow a moving object smoothly and accurately with both eyes.) Trong quần vợt, việc nhìn thấy thời điểm tiếp xúc bóng là một điều mơ ước, đó là việc ?onhìn thấy trái bóng chạm vào mặt vợt?. Nhưng, theo tiến sĩ Jack Groppel, thời điểm trái bóng tiếp xúc với dây xảy ra quá nhanh, mắt người không thể nhìn thấy được. Một ví dụ so sánh mà ông đưa ra là một cái đèn neon chớp tắt 60 lần. Ánh sáng từ cái đèn này có vẻ như liên tục, nhưng sự thật là nó chớp tắt 60 lần trong 1 giây, quá nhanh đến nỗi có vẻ như đó là thứ ánh sáng ổn định. Có ai trong chúng ta thấy cái đèn này chớp và tắt không? Không. Lý do đơn giản là cái đèn chớp và tắt quá nhanh, khiến mắt người không ghi hình được. Theo tiến sĩ Groppel, thời điểm mặt vợt tennis chạm vào bóng xảy ra còn nhanh hơn cái chớp tắt của đèn.
    Thông tin từ mắt đến não tốn 1/10 giây. Nghiên cứu bởi LTA cho thấy rằng, việc nhìn thấy trái banh chỉ xảy ra ở khoản cách 5-6 feet trước mặt chúng ta, sau thời điểm đó (việc theo dõi bóng), ta không tập trung theo dõi bóng nữa mà tập trung vào việc đứng cho đúng chỗ và đưa mắt hướng đến vị trí bóng tiếp xúc vợt. Chúng ta cần phải phán đoán và tập trung vào việc chuẩn bị - bóng sẽ ở đâu và khi nào thì bóng đến đó.
    SỰ ĐỒNG BỘ CỦA 2 MẮT VÀ NHẬN THỨC CHIỀU SÂU (EYE TEAMING & DEPTH PERCEPTION)
    Đây là khả năng sử dụng cả 2 mắt cùng một lúc ( in unison) và nhận biết khoảng cách tương đối của vật thể để nhìn thấy và di chuyển chính xác trong không gian ba chiều. Mặc dù chúng ta luôn nhìn với cả hai con mắt, chúng ta chỉ nhận thức được/thấy được một sự vật là môi trường xung quanh. Khi 2 con mắt làm việc đồng bộ cùng 1 lúc, hình ảnh riêng biệt từ 2 mắt được kết hợp lại. Chẳng hạn, hình ảnh chiều sâu nhận được là do sự kết hợp của những hình ảnh 2 chiều từ mỗi con mắt, chúng trộn với nhau lại trong não và trở thành 1 hình ảnh 3 chiều. Kết quả là, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được khoảng cách và vị trí của vật thể trong không gian. Trong một số trường hợp, ai đó có đôi mắt không đồng bộ (anyones who eyes do not team up) thì sẽ rất khó khăn nhận diện được khoảng cách.

    KHẢ NĂNG BAO QUÁT (PERIPHERAL VISION) : là khả năng liên tục duy trì và nhận biết được những sự việc đang xảy ra trên sân (in your side vision) trong khi vẫn chăm chú tập trung vào quả banh (the specific central vision). Hãy nghĩ về một cầu thủ bóng đá đang nhận 1 đường chuyền. Khi bóng được chuyền đến vị trí anh ấy, anh ta phải tập trung nhìn vào quả bóng, và đối phương thì tìm cách ngăn cản anh ta lấy bóng, còn đôi chân anh ta thì chạy sát đường biên. Nếu anh ta không nhận thức được cả 3 điều này, anh ta sẽ không nhận bóng được thường xuyên. Điều này cũng tương tự trong môn quần vợt. Người chơi phải tập trung vào quả banh đang bay tới, nhận thức được vị trí của mình trên sân và biết được đối phương của mình đang làm gì bên kia lưới. Cả 3 điều này đều là điều cốt lõi trong việc quan sát tình huống trên sân (?otriple vision?).

    SỰ PHỐI HỢP MẮT-TAY ( EYE-HAND COORDINATION) : đây là việc đôi mắt hướng dẫn chuyển động tay chân ( This is how the visual system guides the motor system.) Đôi mắt hướng dẫn đôi tay (the eyes lead the hands)- không có cách nào khác. Những huấn luyện viên và vận động viên tin vào quan niệm kết hợp tay-mắt (hand-eye coordination) đã bỏ lỡ tầm quan trọng của mối quan hệ này. Khả năng quan sát dẫn đến chuyển động cơ thể. Chúng ta thường xuyên sử dụng sự phối hợp mắt-tay trong đời sống hằng ngày và cho điều này là hiển nhiên. Việc lái xe đòi hỏi sự kết hợp thường xuyên giữa đôi mắt, tay và chân. Khi quẹo xe ở giao lộ, não của chúng ta yêu cầu cả 1 quá trình tiếp nhận thông tin từ mắt rồi phản ứng tức thì của tay trên vô lăng theo mệnh lệnh của não. Khi đỗ xe còn phức tạp hơn. Não điều khiển một loạt những kết hợp điều khiển nhanh nhạy của mắt, tay và chân. Thắng xe là 1 ví dụ tiêu biểu cho việc phối hợp mắt-tay. Khi chúng ta muốn dừng xe hoặc giảm tốc độ, cái chân điều khiển bàn đạp thắng, nhưng con mắt mới là vật đưa thông tin để chúng ta biết cần phải thắng ở đâu và khi nào.
    Mục đích của bài này là:
    1. Chứng minh tầm quan trọng của 1 Chương trình huấn luyện quan sát trong việc nâng cao thành tích thi đấu của vđv.
    2. Hướng dẫn phương pháp kết hợp đúng cách chuyển động của mắt cùng chuyển động cơ thể. (to coordinate the proper eye movements with the body)
    3. Để luyện tập quyết định nhanh và chính xác trên sân. (to make quick and accurate decisions on the court.)
  5. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KHẢ NĂNG QUAN SÁT Chương trình huấn luyện khả năng quan sát được chia làm 6 loại và cấp độ bài tập.

    Cấp độ 1: Bài tập vị trí của đầu (Head positioning exercises)
    Cấp độ 2: Bài tập về sự nhạy bén trong quan sát khi di chuyển (Dynamic visual acuity exercises)
    Cấp độ 3: Bài tập khả năng theo dõi bóng (Eye tracking exercises)
    Cấp độ 4: Bài tập đồng bộ mắt và nhận diện chiều sâu (Eye teaming & depth perception exercises)
    Cấp độ 5: Bài tập khả năng bao quát (Peripheral vision exercises)
    Cấp độ 6: Bài tập sự kết hợp mắt-tay (Eye-hand coordination exercises)
    Cấp độ 1: Bài tập vị trí của đầu (Head positioning exercises)
    Mục đích: giúp vđv xác định và cảm giác được vị trí của cái đầu trong suốt quá trình đánh.
    A. Vị trí đầu tổng quát:
    Đầu phải luôn luôn ở trục giữa của trọng tâm. Đầu càng ở trục trọng tâm nhiều thì khả năng theo dõi bóng, độ thăng bằng, cú đánh bóng và trả bóng phòng thủ càng hiệu quả. Nếu đầu bị ra xa khỏi trục trọng tâm khi bạn di chuyển đến bóng, bạn sẽ gặp khó khăn trong thăng bằng để đánh bóng, điều khiển và trả bóng.
    Phương pháp tập luyện: Chiếc mũ lật ngược (hoặc cái khăn được gấp lại)
    Đặt 1 cái mũ lật ngược hoặc một cái khăn đã gấp lên đầu. Tiếp tục đánh bóng. Nhiệm vụ của bạn là giữ cái mũ hoặc khăn không cho rớt.
    Con mắt thuận? (phần này mình đã nói nhiều ở trên, không dịch nữa!)
    B. Vị trí của đầu khi đánh cú cuối sân: Nhiệm vụ của đầu khi đánh cú cuối sân là luôn để cho con mắt thuận (dominant eye) gần hơn với bóng (closer to the ball.)
    Bí quyết: Hãy chắc rằng đối phương của bạn luôn nhìn thấy cả hai con mắt bạn khi bạn theo dõi bóng.
    C. Vị trí của đầu khi đánh cú vô lê: Nhiệm vụ là luôn để đầu ở 1 vị trí ngang với vợt của bạn khi đánh bóng. (to get your head at the same level as your racquet head when lining up for the ball.)
    D. Vị trí của đầu khi đánh cú giao bóng/ đỡ cú lốp: vđv để cho đầu trong thế ?orơi? trước khi đánh bóng (players typically drop their head prior to hitting the ball) (-câu này hơi khó dịch- theo mình hiểu tức là để cho đầu luôn có 1 chuyển động rơi/đổ trong thế cân bằng)
    Bí quyết: giữ cho đầu ngữa bằng cách đưa tay không thuận hướng về bóng lâu hơn (cho đến khi đánh cú follow-through). Hãy tưởng tượng đến 1 tay chơi bóng chày đang chuẩn bị bắt bóng rơi.
    Phương pháp tập luyện cho tất cả các cú: Hãy để 1 cây bút chì lên tai và chơi. Nếu cây bút chì rơi bất kỳ lúc nào trong trận đấu, đối phương coi như thắng điểm đó.
    Cấp độ 2: Bài tập về sự nhạy bén trong quan sát khi di chuyển (Dynamic visual acuity exercises)
    Mục đích: giúp cho vđv thấy bóng hiệu quả và chính xác khi cả vđv và bóng đều đang chuyển động.
    Phương pháp tập luyện: Đánh 2 bóng cùng lúc (two-ball rally)
    Mỗi vđv có 1 trái bóng. Đếm 123 và cả hai người cùng đưa bóng cho nhau và cả hai cố gắng đánh trả cả hai trái banh đó qua lại trên sân.
    Bài tập 2: Trái banh tô màu (colored ball)
    Có 1 rổ bóng với những màu khác nhau, chẳng hạn như Vàng, Cam và Trắng.
    Nếu trái banh đưa qua cho bạn màu Cam, bạn đánh 1 cú forehand; nếu là banh màu Trắng, bạn đánh cú backhand; nếu là banh Vàng, bạn đánh cú lob.
    Một phương án khác. Chẳng hạn, bạn có quả banh màu Trắng, bạn đánh cú forhand chéo sân; nếu có quả banh Cam,, bạn đánh cú forehand dọc biên; nếu có banh vàng, bạn đánh cú forehand lob.
    Cấp độ 3: Bài tập khả năng theo dõi bóng (Eye tracking exercises)
    Mục đích: phát triển khả năng theo dõi quả bóng đang bay một cách xuyên suốt và chính xác với cả 2 mắt (to develop the ability to follow a moving ball smoothly and accurately with both eyes.)
    Bài tập: Xác định đặc tính bóng (Ball Characteristics)
    Sử dụng những từ mệnh lệnh (command words or trigger words) để các định đặc tính của bóng đang bay tới. Nói to từ đó lên ngay khi bạn nhận ra đặc tính bóng. Đầu tiên hãy thực hiện từng đặc tính.
    Đặc tính bóng Từ khóa
    Xoáy Tới (top), nghịch/cắt (slice), bằng(flat)
    Tốc độ Chậm (slow), trung bình (med.), nhanh (fast
    Hướng Phải (right), trái (left)
    Sâu Ngắn (short), trung (middle), sâu (deep)
    Cao Thấp (low), trung (medium), cao (high)
    Bài tập: Đánh linh tinh (Distraction rally)
    Đánh qua lại bình thường từ cuối sân, với 2 vđv khác đứng chéo nhau bên kia sân. Đưa banh liên tục cho từng người.
    Cấp độ 4: Bài tập đồng bộ mắt và nhận diện chiều sâu (Eye teaming & depth perception exercises)
    Mục đích: phát triển khả năng hoạt động đồng thời của mắt (the ability of one?Ts eyes to function in unison) và đánh giá được khoảng cách của bóng và nhìn bóng chính xác trong không gian ba chiều.
    Bài tập 1: ?oTrong-ngoài? (?oin-out?)
    Bạn đứng trên lưới. HLV hoặc vđv khác đứng cuối sân bên kia đưa bóng cho bạn với tốc độ, độ cao, độ xoáy, hướng và độ sâu của bóng khác nhau. Bạn la ?otrong? hoặc ?ongoài? đối với những quả banh bạn không đỡ được. Một người thứ ba đứng ở dưới bạn giám sát xem bạn đoán có đúng không.
    Bài tập 2: 4 góc phần tư
    Chia sân làm 4 phần tư bằng cách kéo dài đường dọc ở tâm đường biên giao bóng đến cuối sân. Với đường đó, sân phía bạn có 4 phần chữ nhật. Đánh số mỗi phần từ 1 đến 4. Khi bóng đi qua lưới, bạn phải la lên số của phần chữ nhật mà bóng bay đến.
    Cấp độ 5: Bài tập khả năng bao quát (Peripheral visionn exercises)
    Mục đích: phát triển khả năng giám sát (monitor) và nhận biết (interpret) những gì đang xảy ra trên sân trong khi vẫn chú ý vào bóng.
    Bài tập: Tập luyện với bóng
    Có 1 partner (cầm 2 trái bóng) đứng cách bạn 3 đến 4 feet. 2 bóng được ném đến bạn cùng lúc, và bạn phải bắt 2 bóng bằng 2 tay. Khi bạn đã tiến bộ, hãy ***g chéo cánh tay lại và tiếp tục bắt bóng.
    Bài tập 2: Dấu hiệu của bàn tay (Hand Signals)
    Trong khi đánh qua lại, hãy nhờ partner của bạn làm 1 dấu hiệu bằng tay (như nắm đấm, xòe nắm đấm, ngón cái chỉ lên hay ngón cái chỉ xuống) và xem bạn có nhận biết được dấu hiệu của partner bạn không.

    Cấp độ 6: Bài tập sự kết hợp mắt-tay (Eye-hand coordination exercises)
    Mục đích: tập cho vđv phát triển hiệu quả khả năng dùng nhãn quan điều khiển hoạt động cơ thể (to train a player to effectively develop how their visual system guides their motor system.)
    Bài tập giao bóng: ném 2 bóng chạm nhau (two-ball collision)
    Mỗi tay cầm 1 quả bóng. Bắt chước động tác ném bóng khi giao bóng và ném 2 bóng lên cố gắng sao cho 2 bóng chạm nhau trên không. Bài tập này rất tốt, không chỉ cho việc kết hợp mắt-tay, mà còn để phát triển khả năng phối hợp đồng bộ chuyển động của 2 tay khi giao bóng (synchronization of the hands on the serve).
    Bài tập trả giao bóng: trả giao bóng bằng cán vợt (raquet handle return)
    Bạn phải trả cú giao bóng bằng cán vợt của bạn.
    Bài tập đánh cú cuối sân: đánh qua lại (rally)
    Đánh qua lại từ cuối sân, nhưng hãy xoay vợt 2 vòng quanh người sau mỗi cú đánh.
    Bài tập đánh lưới: đánh qua qua lại trên lưới (Volley-Rally)
    Vđv đánh vô lê trên lưới, sau mỗi cú đánh, chuyển tay cầm từ cán vợt lên cổ vợt sau mỗi cú. Bài tập này tăng cường khả năng kết hợp mắt-tay khiến ta xác định tốt điểm chạm bóng và làm quen với cảm giác căng cơ và thả lỏng.
    Một phương án khác là chuyển vợt từ tay này sang tay kia sau mỗi cú đánh.
    Cố gắng phát triển kỹ năng theo dõi bóng và xác định đường bay của bóng là nhiệm vụ khó khăn cho bất cứ tay vợt nào.
    Tài liệu này là những bài tập mẫu để phát triển những kỹ năng đó. Những bài tập trên chỉ là 1 số trong những bài tập mẫu trên sân và là những nguyên tắc cơ bản. Nhiều bài tập tôi chia sẻ trong tài liệu này đã được nhiều HLV và vđv sử dụng trong suốt quá trình huấn luyện và thi đấu. Chương trình luyện tập này đã gặt hái nhiều thành công.
    Tóm lại, tôi tin tưởng rằng, 1 chương trình tập luyện kỹ năng quan sát tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích:
    _ Kiểm soát được vị trí của đầu và chuyển động cơ thể
    _ Phát triển những kỹ năng quan sát bóng như:
    _ Sự nhạy bén trong quan sát trong khi di chuyển
    _ Khả năng theo dõi bóng
    _ Khả năng hoạt động đồng bộ của 2 mắt và nhận thức chiều sâu.
    _ Khả năng nhìn bao quát
    _Sự kết hợp của mắt và tay.
    (HẾT)

    P/s: Có ai tặng tớ cái j hong?
  6. yeutraibongni

    yeutraibongni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Mình vote cho bro 5***** lun ! .
  7. bullfrog

    bullfrog Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2002
    Bài viết:
    1.432
    Đã được thích:
    0
    Kết quả mình thử kiểm tra "mắt thuận" là thế này:
    - Dùng tay phải làm vòng tròn -> mắt trái
    - Dùng tay trái làm vòng tròn -> mắt phải
    - Dùng cả 2 tay làm vòng tròn -> lúc thì mắt trái, lúc thì mắt phải
    Lý giải chủ quan của mình về việc này là: khi vật thể xuất hiện từ bên phải đến thì mắt trái sẽ "khoá" mục tiêu và là mắt chính để nhìn, mắt phải sẽ phụ trợ. Và ngược lại khi vật thể xuất hiện từ bên trái đến thì mắt phải sẽ "khoá" mục tiêu còn mắt trái phụ trợ. Chứ có nhẽ đâu mình lại thuận cả 2 mắt như Agasi nhỉ?
  8. NguyHun

    NguyHun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    4.092
    Đã được thích:
    0
    xin chúc mừng bạn này ..... bạn có đôi mắt quá tuyệt vời .... vì mình xác định mắt thuận cho dù tay trái hay tay phải gì cũng là mắt trái thuận cả ...
    còn như bạn thì tuyệt quá ... nhìn rõ cả trái lẫn phải .. nhưng coi chừng bạn đánh Tennis bên phải thì lệch trái .. còn bên trái thì lệch phải đó nha ...

  9. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì đưa tay nào lên vật thí nghiệm cũng đều lọt vào mắt trái! Nhiệm vụ của tớ đến đây là hết roài! Chúc các pác zui zẻ!
  10. hieunthn

    hieunthn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Thanks Xì-pô nhiều. Vuốt bác 5 sao!!!!
    Mà bác ở đâu vậy? Hy vọng có điều kiện giao lưu nhé...

Chia sẻ trang này