1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mạn đàm....

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi phong_sinh, 06/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phong_sinh

    phong_sinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Mạn đàm....

    Mỗi năm hoa đào nở,
    Lại thấy ông đồ già,
    Bày mực tàu, giấy đỏ,
    Bên phố đông người qua,

    ....
    Những người muôn năm cũ,
    Hồn ở đâu bây chừ?

    Ờ, thơ Vũ Đình Liên, ta chưa bao giờ thực sự thuộc bài thơ này, chỉ nhớ về nó mỗi khi xuân sang, xuân đang sang,
    Thời nay, phú quý sanh lễ nghĩa, việc xin chữ và treo câu đối đầu xuân, hay cả bất cứ lúc nào, cũng đã bắt đầu thịnh trở lại,
    có người treo vì cảm cái thần của chữ,
    có người treo vì mến cái tài của nhà thơ,
    có người treo vì tin cái linh của mực đen giấy đỏ,
    có người treo vì thấy người ta treo,
    có người treo ngược,
    ờ,

    Người viết chữ, tâm phải sáng, nét chữ cần trau chuốt, thể hiện cái cần cù luyện tập, nhưng cũng phải sắc, thể hiện cái bay bổng của hồn người,
    Người viết chữ, có người vì ham lạ mà theo học, có người vì bị ép buộc mà học, có người vì duyên nợ mà học, có người đam mê, có người...
    Người viết chữ, có người viết vì cái đam mê của mình, có người viết vì yêu cái tâm của người xin, có người viết vì tiền, có người viết người xin cứ lải nhải xin mãi....
    haha.

    Nhân xuân về, lạm bàn chút chút về nho nhe thư pháp,
    có gì mạo phạm, xin được cáo lỗi cùng chư vị huynh muội...
  2. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ngày xưa học văn học chắc chẳng ai quên được tứ thơ:
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu

    Nếu quan sát bằng con mắt của một người hoạ sĩ hay nghệ sĩ nhiếp ảnh sẽ dễ dàng thấy một bức tĩnh vật chỉ gồm hai màu cơ bản, đỏ của giấy lễ và đen của mực nho. Chỉ gồm hai hình: một tròn nghiên mực, và hình chữ nhật của giấy đỏ. Cái hình tròn ấy như một mặt trời chết đen không còn toả ra những tia nắng chữ, khiến cho cái nền chữ nhật bợt bạt một màu hoàng hôn cuối ngày. Người ta sẽ có cảm giác như cả bài thơ bị cô lại, đặt vào trong hình tròn đen hun hút của nghiên mực kia... ngoại cảnh: lá vàng rơi vào đấy, "mưa bụi" bay vào đấy", "phượng múa rồng bay" khuất dạng trong đấy.. và "ông đồ xưa", cũng như theo khung cửa đen ấy mà biến mất... thực thì bài thơ là hoạ chứ nào phải là thơ, một thứ tranh mà ở thời hiện đại này người vẽ không vờn đường nét mà đắp hình khối.
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    bạn hiền Quản của tôi giờ cũng khuất dạng đâu ấy nhỉ, ra nhận lì xì cái nào
    Nét chữ, nét người.
    ( Mến tặng bạn hiền Quan_Di_Ngo )
    Người viết thư pháp cũng chẳng khác gì người hoạ sĩ vẽ tranh cả. Bàn tay dẻo, mười ngón tay không được cứng nhắc cũng không quá mềm để những con chữ nối nhau hiện hình trên trang giấy,các nét đậm nhạt thanh thoát, bay **** và dịu hiền.
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa rồng bay

    Ngoài sự biết về chữ Nho, hiểu về nghĩa sâu xa của con chữ,người viết thư pháp phải có Tâm thanh thoát, có tình có nghĩa trước sau trọn vẹn. Để thực sự đạt tới nét chữ như phượng múa rồng bay phải là một quá trình nhập hồn đáng quý.
    Tôi có đọc được hai câu này:
    "Tri túc tâm thường lạc
    Vô cầu phẩm tự cao"
    ( Trong đời sống thường ngày tự cho là đủ, thì trong lòng lúc nào cũng vui vẻ
    Không cầu cạnh tham vọng, thì phẩm giá tự nhiên đã là cao cả)

    Đó là lời cổ nhân răn dạy để noi theo phấn đấu nhưng thấy để đạt tới " tri túc" và " vô cầu" thật vô cùng khó. Chữ Hán vốn giàu nghĩa thâm thuý, ví như muốn "nhẫn" thì phải coi sống ở đời luôn có " đao" kề trên "Tâm" . Thế mới " Nhẫn " được. Tôi là kẻ ngoại đạo nhưng cũng do nghe người bạn viết thư pháp bàn luận cũng mạo muội bàn góp: bên cạnh chữ "Nhẫn" thì cần có thêm chữ "Ngộ" . "Ngộ" rồi mới thật sự biết "Nhẫn", chứ còn không "Ngộ" mà luôn "Nhẫn" thì trở nên kém, nên hèn... một khi đã "Ngộ" sâu sắc về đường đời, về con người thì trong "Nhẫn" còn có cả "Trí" và "Dũng" nữa cơ đấy.
    Cái chữ "Nhất" trong "Nhất tự thiên kim" và " Nhất tự vi sư" càng làm tôi phải cẩn trọng trong suy nghĩ sâu xa hơn.
    Lại nhớ trong " Chữ người tử tù" mặc dù cũng hay nghĩ vẩn vơ, ko biết Huấn Cao vung bút trên phiến lụa bạch ấy chữ gì cho người quản ngục nhưng cái Chí khí, cái Tâm, cái Tài của Huấn Cao thì đáng để học tập lắm.
    Người viết thư pháp không thể là người hám danh, tiền bạc để thành công và tồn tại cùng đời. Họ đặt bút xuống trang giấy, vuông vải cũng để luyện để rèn cho Tâm mình, Trí mình sáng thêm, từ đó còn gửi gắm tới người đời những lẽ sống, đạo lý hữu ích chứ và vì thế cũng không thể nản Chí được.
    Vậy thì đầu năm sao không chúc cho bạn hiền của tôi một chữ Chí nhỉ. Sĩ trên, Tâm dưới, chữ Chí quả là đẹp một cách rắn rỏi, mạnh mẽ khác thường
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Bạn hiền đó à, Quản đây, cảm ơn bạn hiền nhiều lắm!
    Nhớ bạn hiền và nhớ rượu! Nhớ rượu lại nhớ bữa say bí tỉ ở Thanh Xuân - Hà Nội, thật khổ cho bạn hiền!
    Nhưng,...Quản vẫn luôn thèm rượu như bạn hiền thèm đồ chua của ngày con gái vậy!
    Hẹn gặp lại nhé.
    Thân!
    _____________________________
    Tuổi thơ để lại cánh đồng
    Đem mùi rơm rạ vào trong cuộc đời.

Chia sẻ trang này