1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mãn và Mông liên quan gì đến nhau?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi monarchy, 10/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. monarchy

    monarchy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
    Mãn và Mông liên quan gì đến nhau?

    Không rõ dân tộc Mãn có phải là 1 bộ lạc Mông Cổ không nhỉ ? Tại sao Trung Hoa phong kiến luôn bị đe doạ từ phía Bắc cho dù trong lúc cường thình nhất cũng không dám đem quân ra ngoài Vạn lý trường thành để xâm lược bên ngoài. Tại sao dân tộc Mãn nhỏ bé lại có thể xâm chiếm Trung Hoa nhỉ.
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Xưa kia Trung Hoa có 5 kẻ thù du mục hung hãn là: Yết, Tiên Ty, Chi, Khương, Hung Nô.
    Hung Nô và Yết cùng chung chủng tộc, sống vùng thảo nguyên Mông Cổ và tỉnh Nội Mông ngày nay. Cuối thời Tây Hán, Hung Nô chia làm hai: Bắc Hung Nô và Nam Hung Nô. Đại tướng quân nhà Đông Hán là Đậu Hiến đánh bại Bắc Hung Nô, Nam Hung Nô thần phục nhà Hán. Bắc Hung Nô chạy qua Trung Á lại chia làm hai: Hung Nô Trắng xâm nhập Ấn Độ, Hung Nô Đen tràn qua thảo nguyên nam nước Nga vào Châu Âu, đó chính là tổ tiên của Attila.
    Nam Hung Nô lại chia làm nhiều bộ lạc nhỏ như Thát Đát, Nãi Man, Mông Cổ, Miệt Nhi ..... Tương truyền tổ tiên người Mông Cổ vốn bị quân giặc đuổi đánh, phải chạy tít lên vùng hồ Baikal, Siberi để trú ẩn. Mãi đến thế kỷ thứ 8 mới trở về vùng thảo nguyên Mông Cổ. Một thời gian dài tộc Thát Đát tung hoành trên thảo nguyên nên người ta thường gọi chung tất cả giống người du mục, kể cả người Mông Cổ, là người Thát. Đó là một sự gọi lầm. (lẽ ra là Sát Mông chứ ko phải là Sát Thát).
    Chi và Khương thuộc chủng tộc Tây Tạng. Họ lập nên nước Thổ Phồn sau này.
    Tiên Ty sống vùng đông bắc Trung Quốc, Mãn Châu. Thời Nam Bắc triều xâm nhập Trung Hoa lập nên nhà Bắc Ngụy. Bộ phận còn lại sống rải rác ở đó, chia thành nhiều bộ lạc, trong đó có: Khiết Đan và Nữ Chân. Tộc Khiết Đan lập nên nhà Liêu. Nguời Nữ Chân đánh đổ Liêu lập nên nhà Kim. Năm 1614 Nỗ Nhĩ Cáp Xích quật khởi lập nên nhà Hậu Kim. Con ông là Thanh Thái Tông đổi tên nước là Thanh, đổi tên tộc Nữ Chân thành tộc Mãn.
    Như vậy Mông Mãn thuộc hai chủng tộc khác nhau. Tuy nhiên trong thời kỳ xâm lăng nhà Minh, Thanh Thái Tông sai em là Đa Nhĩ Cổn tấn công các bộ lạc Mông Cổ, bắt họ thần phục. Ông, tuyên truyền, coi họ như anh em đồng chủng để có thêm đồng minh chống Minh. Hình như Hiếu Trang hoàng hậu, vợ vua Thái Tông cũng là một người Mông Cổ thì phải.
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Trung Hoa luôn đem quân tấn công phía Bắc để phòng vệ. Hán Vũ Đế ba bốn lượt sai quân bắc phạt Hung Nô, toàn danh tướng như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, Lý Quảng,..Thời Đông Hán, tướng Đậu Hiến mới chấm dứt hoàn toàn nỗi lo lắng về Hung Nô.
    Đường Thái Tông chinh phạt, tiêu diệt hoàn toàn Đông Đột Quyết, đuổi Tây Đột Quyết tháo chạy qua Trung Á. Đó chính là người Thổ sau này.
    Chu Thế Tông Sài Vinh chinh phạt quân Liêu suýt thắng lợi nếu như ông không chết sớm.
    Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng 3 lần đánh Mông Cổ, thắng lợi. Lần cuối cùng ông mất trên đường viễn chinh.
    Vua Khang Hy nhiều lần chinh phạt các bộ lạc Mông Cổ, bắt họ thần phục hoàn toàn.
    Các bộ lạc du mục chinh phạt được Trung Hoa cũng nhờ loạn lạc hoặc có bọn phản bội. Chẳng hạn như Thạch Kính Đường dâng 36 châu phía Bắc cho nhà Liêu để được lên ngôi, lập nên nhà Hậu Tấn. Gây thành đại họa lâu dài. Nhà Kim đánh được Tống là do Tần Cối, Trương Bang Xương, Cao Tông chủ hòa, chứ lúc đó Nhạc Phi và các tướng đã chiếm lại được Hà Nam rồi, chuẩn bị thu phục Lạc Dương thì phải.
    Nhà Thanh chiếm được Trung Hoa nhờ có Lý Tam Quế mở cửa quan, lại dẫn đường chỉ lối, trong lúc đó bọn anh hùng khởi nghĩa chỉ lo chém giết nhau. Quân Thanh toàn kỵ binh hùng dũng, chém giết cũng dã man nên dân Trung Quốc cũng sợ, đầu hàng cho lẹ khỏi chết. Có vụ thành Dương Châu, quân Minh chống cự dữ quá, khi đánh thành xong quân Thanh giết ko chừa một ai, chừng hơn 50 vạn đầu người. Ai ko chịu gọt tóc cũng chém, nhờ cương quyết dã man vậy mà thắng.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Cẩn thận ku Spirou, "bắt thần phục hòan tòan" là từ của sử Tàu. Theo ý tớ, khó có thể bắt một tộc du mục "thần phục hòan tòan". Có lẽ dùng phối hợp chiêu dụ, ve vãn, phối giống, mua chuộc thì đúng hơn.
  5. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Lâu rồi ko gặp bác Ngốc. Em dùng phrase này vì sau cuộc chinh phạt của Khang Hy, dân Mông Cổ ko còn gây loạn gì nữa. Cuộc chinh phạt của Càn Long sau này chủ yếu nhắm vào dân Hồi. Hai cánh hiểu khác nhau cho 1 cụm từ. Anyway, thks.
  6. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Cha này có phải Ngô Tam Quế trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung không ? Vậy hắn là Lý hay Ngô ?
  7. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, Hiếu Trang Văn hoàng hậu vốn được sinh ra tại thảo nguyên Khoa Nhĩ Tẩm, thuộc Mông Cổ ngày nay. Còn vụ Lý Tam Quế quả thật em nghe cũng thấy hơi lạ. Nói thêm về vụ thảm sát của nhà Thanh. Quân Thanh vào chiếm Bắc Kinh, nhưng phía Nam vẫn chưa chịu thần phục, lập một triều đình mới, chống đối tương đối dữ dội. Dương Châu khi ấy do Sử Khả Pháp giữ, ông này rất được lòng người, vì vậy dân chúng thề chết tử thủ. Quân Thanh nổi giận, đánh được thành là đem dân giết hết. Thế nên mới có câu "Dương Châu thập nhật, Gia Định tam đồ".
  8. optimize

    optimize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Cái gọi là Hung Nô cũng chỉ là một tên phiếm chỉ, gộp chung các bộ tộc đang sống ở phía Bắc Trung Nguyên lúc đó, cũng giống như tên Việt để chỉ các bộ lạc ở phương Nam.
    Thực ra các làn sóng các bộ tộc Mông Cổ và Trung Á di cư xuống châu Âu trong hàng trăm năm chứ không phải là do họ bị người Hán đánh đuổi nên chạy sang châu Âu. Họ cũng không có một chính quyền trung ương thống nhất, không phải đều dưới quyền 1 vị Thiền Vu với hai vị Tả Hữu Hiền Vương. Người Hán nhiều lắm chỉ tạo ra cú đẩy ban đầu, dần dần tạo ra làn sóng đại di cư lớn nhất trong thiên niên kỷ thứ I, và có thể còn rất nhiều lý do quan trọng hơn dẫn đến sự di cư này. Ngay cả việc người Hun có phải là con cháu của người Hung Nô không cũng là một giả thuyết có tính phỏng đoán và chưa được thừa nhận.
  9. optimize

    optimize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Người Đột Quyết là một sắc dân người Thổ chứ không phải họ là tổ tiên của người Thổ.
    Lý Tam Quế đúng ra phải là Ngô Tam Quế.
    Bạn Spirou thuộc sử Tàu thật, có điều sử Tàu bị cái sino-centrism và cả xu hướng Tàu hoá những gì mà người Tàu chưa hiểu nên tớ nghĩ cần phải đối chiếu thêm với các nguồn khác.
    Trên thực tế trong việc đối phó với các dân tộc du mục ở phương Bắc, người Hán luôn ở thế thụ động và phòng thủ. Điều đó cũng là phổ biến vì các nên văn minh nông nghiệp luôn bị các bộ lạc du mục tấn công, không phải chỉ ở Trung Quốc mà ở cả Lưỡng Hà, Ấn Độ, Hy Lạp hay Italy cũng đều vậy.
    Cái mà người Hán làm được là họ đồng hoá được các dân tộc du mục tấn công và nhiều khi chiếm đóng xứ sở của họ về mặt văn hoá.
    Ở phương Tây, khi chiếm được La Mã, nếu không có đạo Thiên chúa thì hẳn các lãnh chúa German cũng sẽ bị La Mã đồng hoá, mặc dù kể ra thì đạo Thiên chúa cũng là sản phẩm mà họ học được từ La Mã.
  10. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn các bác bổ sung. Tớ viết nhầm về Ngô Tam Quế.
    Còn đây là bài viết của cụ Nguyễn Hiến Lê, có nêu nguyên nhân khiến cho Hung Nô phải tiến qua phương Tây.
    Chúng ta chưa biết rõ nguồn gốc người Hung Nô; đại khái họ gồm nhiêu bộ lạc Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì.. do Mông Cổ cầm đầu. Họ là những dân du mục ở Trung Á, nuôi ngựa, bò, cừu, lạc đà..., không xây dựng thị trấn, mới đầu không cày cấy, trồng trọt gì cả, cứ dời chỗ ở hoài tìm nơi nào có cỏ, có nước cho súc vật; mùa lạnh, cánh đồng cỏ bị tuyết phủ thì họ dời xuống phương nam; mùa nóng, tuyết tan họ lại dời lên phương bắc. Họ sống trong những lều bằng da, thức ăn chủ yếu là thịt và sữa ngựa, bò, lạc đà...; quần áo toàn bằng da. Họ suốt ngày sống trên lưng ngựa, thành những kị sĩ và xạ thủ rất tài. Ngay từ tuổi thơ, trẻ con của họ đã cưỡi một con cừu, đeo một cây cung nhỏ đi bắn chim hay chuột, lớn lên một chút chúng bắn thỏ và chồn. Vì vậy mà kị binh của họ vô địch. Nhưng chúng ta đừng tưởng họ là dã man. Họ có một văn minh riêng của họ, khác với văn minh nông nghiệp, thế thôi. Từ cuối thế kỉ III trước Tây lịch, họ đã trồng trọt được một chút, có một tổ chúc xã hội, gần như xã hội phong kiến. Một quí tộc nào đó mạnh hơn hết, cầm đầu, cai trị nhiều bộ lạc, những bộ lạc này lan ra, xâm chiếm các bộ lạc lân cận, và thành ra có ba hạng bộ lạc: bộ lạc làm chúa, bộ lạc thường và bộ lạc nô lệ.
    Chúa của họ gọi là Thiền vu. Thiền vu thứ nhì là Mạo Đốn ở đầu đời Hán, muốn bỏ chế độ phong kiến mà bắt chước chế độ trung ương tập quyền của Trung Hoa. Hung Nô hóa mạnh lên, thường đột nhập biên cảnh Trung Hoa cướp phá mùa màng. Vạn lí trường thành không hoàn toàn ngăn cản họ được, hễ Trung Hoa loạn, yếu thì họ vẫn vượt qua được. Vả lại hình như thời đó đã có một số người Trung Hoa di cư qua Hung Nô làm ruộng hoặc thợ thủ công, có kẻ làm cố vấn giúp họ tổ chức hành chánh, chỉ cho họ chiến thuật phải dùng khi tranh đấu với một đạo quân không phải là du mục. Họ không muốn tùy thuộc Trung Hoả về kinh tế: bình thường thì họ đổi ngựa, da... lấy lúa của Trung Hoa, nhưng Trung Hoa có thể không dùng ngựa của họ,.. mà họ cần có lúa của Trung Hoa, vì vậy họ luôn luôn quấy rối các miền Cam Túc, Thiểm Tây, miền tây nam nội Mông Cổ, Sơn Tây, có thời đến gần Tràng An nữa.
    Họ muốn tranh hùng với Trung Hoa, cũng muốn làm thiên tử, có một triều đình, bắt chước lễ nghi Trung Hoa. Đầu năm, họ tế tiên vương, tháng năm họ tế trời đất; mỗi lần tế, các vua chư hầu tụ họp cả ở triều đình Thiền vu. Mùa thu, họ hội họp để kiểm kê số dân và số súc vật.
    Thường thường, lúc trăng tròn, họ đột nhập Trung Hoa cướp phá, khi trăng khuyết nhiều thì rút lui, đem chiến lợi phẩm về chia nhau. Khi Lưu Bang diệt được Tần, Hung Nô nhân thời loạn ở cuối Tần, Hung Nô đã chiếm được phía bắc Trung Hoa, tới sông Hoàng Hà.
    *
    Suốt đời Hán, hầu hết các triều đại đều phải đối phó với Hung Nô: khi yếu thì nhường nhịn họ, tặng họ vàng bạc, châu báu, lụa gấm, có khi phải gả cả công chúa, dâng mĩ nhân cho Thiền vu của họ; khi mạnh thì tấn công; chiến phí rất nặng: phải huấn luyện những đạo kị binh mạnh mẽ, phải mua nhiêu ngựa của nước ngoài, phải đưa quân tiến sâu vào đất của địch, có khi xa biên giới cả mấy ngàn cây số, mà vấn đề chuyển vận quân nhu, lương thực rất khó khăn. Lại thêm chiếm được một nơi nào rồi phải lập đồn lũy, đóng quân để giữ, tài chính sẽ hao hụt nhiều, cho nên các vua Hán phải vừa cương vừa nhu, vừa đánh vừa ngoại giao, dùng mưu mô chia rẽ các bộ lạc, liên kết với nước này để chống các nước khác, đề phòng họ tráo trở, ráng thu phục các nước nhỏ ở sát biên giới để họ làm một hàng rào che đỡ Trung Hoa. Dĩ nhiên trước khi đem quân xâm nhập một miền nào, phải có những nhà thám hiểm đò đường, tìm hiểu địa thế, phong tục, nguồn lợi, chính trị miền đó đã. Sau mấy trăm năm kiên nhẫn, hi sinh, dân tộc Trung Hoa đã thắng được mọi khó khăn, tạo được một đế quốc lớn nhất thời đó, mở được đường qua phương Tây, truyền bá được văn minh ra nước ngoài mà cũng tiếp thu được văn minh Ấn Độ, Ba Tư... Đó là công của nhà Hán chẳng những đối với dân tộc họ mà cả với thế giới nữa.
    Khi Cao Tổ mới lên ngôi, dân số giảm nhiều, kinh tế suy mà Hung Nô đương thời thịnh, Thiền vu Mạo Đốn đem quân vào đánh cướp, Cao Tổ thân chinh đi dẹp, thua, suýt nguy, may mà thoát được. Biết chưa đủ sức, Cao Tổ phải gả con gái tôn thất cho Thiền vu để cầu hôn. Chính sách dùng hôn nhân để kết thân trong lịch sử Trung Hoa bắt đầu từ đó. Hán hứa cung cấp lương thực, tơ lụa cho Hung Nô và Hung Nô hứa không quấy phá nữa.
    Đời Văn đế, Hung Nô chinh phục Tây Vực, một dải đất ở phía tây nước Trung Hoa (tức Tân Cương ngày nay), gồm nhiều nước nhỏ như Lâu Lan (Lobner), Xa Sư (Tourfan), Đại Uyển (Fergana), Sa Xa (Yarkand)... chế ngự các dân tộc du mục ở phía bắc Trường thành, nghiễm nhiên thành một nước đối lập với Trung Hoa, vua Hán phải tặng họ ngọc, lụa để cầu hòa, nhưng càng cho họ càng đòi thêm, cũng nên nhận rằng Trung Quốc hay dùng mưu mô để gạt họ, thành thử vẫn còn những vụ cướp bóc ở biên giới. Hung Nô nhiều khi bắt cóc người Trung Hoa đem về nước, bắt phục vụ cho họ.
    Võ đế có hùng tâm hơn, không chịu nhịn nữa, nhất định đánh, để đẩy Hung Nô ra xa biên giới, có vậy mới chấm dút được những quấy phá của họ; bẻ gãy uy quyền của họ ở Cam Túc, như vậy họ khỏi liên kết với Tây Tạng mà nguy cho Trung Quốc; sau cùng - điểm này cũng quan trọng - để bảo vệ đường thông thương qua phương Tây. Ngay từ thời Văn đế, Tràng An đã phát đạt về thương mãi nhờ những đoàn thương nhân chở sản phẩm từ Trung đông qua. Hung Nô mà kiểm soát được đường thông thương đó thì thiệt cho Trung Hoa nhiều. Ngoài ba lí do kể trên, còn lí do thể diện nữa: không lẽ chịu nhục nhã, tặng Hung Nô hoài cả cống phẩm lẫn công chúa.
    Trong mươi năm đầu cầm quyền, ông còn lo thu xếp việc trong nước và chuẩn bị, nên chỉ có những đụng độ nhỏ nhưng rất thường với Hung Nô. Từ năm -127 trước Tây lịch, ông mới bắt đầu đại tấn công.
    Thời đó, Hung Nô đã vượt Trường thành, xâm nhập miền bắc Trung Hoa, ông đưa quân lên phía nam Hoàng Hà, đánh bại họ, lấy lại được Hà Nam, ?ogiết được hàng ngàn Hung Nô và bắt được cả triệu ngựa, bò, cừu.? Đó là trận đầu.
    Sáu năm sau, năm 121, tướng Hán, Hoắc Khứ Bệnh, tiến lên phía tây bắc, tới ranh giới tỉnh Cam Túc ngày nay, lại đại phá được Hung Nô, chia đất chiếm được làm bốn khu vực, mỗi khu vực giao cho một tướng Hán cai trị, và ông đưa dân Trung Hoa qua khai phá, truyền bá văn minh Trung Hoa. Như vậy là: ?ocánh tay phải của đ:ch bị chặt rồi?, mà con đường thông với Tây Vực đã được mở, quân Hán đi tới đâu thì thương nhân theo tới đó. Năm -119, Hoắc Khứ Bệnh tấn công lần nữa, dùng những đoàn kị mã rất mạnh, Hung Nô bị thiệt hại nhiều, Thiền vu của họ phải chạy trốn, rút lui lên phương bắc, và phía tây, tất cả miền Cam Túc thành thuộc địa của Trung Hoa. Nhưng trong trận đó, quân Hán cũng chết nhiều.
    Người Trung Hoa từ đây làm chủ miền Tây Vực, đại khái là miền Tân Cương ngày nay. Dân miền đó bán khai: một số còn là du mục, một số đã trồng trọt, và các bộ lạc thường bị Hung Nô quấy phá, cướp bóc. Võ đế giao hảo với họ, hai bên liên kết vế quân sự để cùng nhau chống Hung Nô.
    .........

Chia sẻ trang này