1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mảnh đất , con người ... ,du lịch Hải Dương. (Bài viết và ảnh)

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi hoacuctim, 18/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thusong

    Thusong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2003
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    4
    Đính chính một chút nha.
    Sở Địa chính bây giờ là Sở Tài nguyên và Môi trường rồi
    Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường giờ là Sở Khoa học Công nghệ.
    Được thusong sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 24/03/2004
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Những sự kiện về Bác Hồ với Hải Dương

    Kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thì giờ và tình cảm thiết tha, quan tâm, theo dõi, động viên, khuyến khích mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Hải Dương từ những việc lớn đến những việc nhỏ, từ trực tiếp đến gián tiếp qua chỉ thị, sắc lệnh, báo chí...Sinh thời, Bác đã có 4 lần về thăm chính thức cán bộ và nhân dân Hải Dương và một số lần trên đường công tác Bác ghé thăm hoặc về làm việc riêng với lãnh đạo tỉnh.

    Ngày15 tháng10 năm 1945.
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho các cháu nhi đồng Cẩm Giàng, khen và cảm ơn các cháu đã góp tiền vào Quỹ độc lập.

    Ngày21 tháng10 năm 1946.
    Sau khi đàm phán ở Pháp về, trên đường từ Hải Phòng lên Hà Nội, Bác đã dừng lại ở ga Lai Khê và ga Hải Dương. Tại Hải Dương, Bác đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân thị xã. Cùng đi với Bác từ Hải Phòng lên có Cụ Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp

    Ngày 10 tháng 11 năm 1947.
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho ông Giám đốc và toàn thể nam nữ giáo viên bình dân học vụ Khu III. Bác khen ngợi tỉnh Hải Dương có 6 làng mà tất cả nhân dân đều biết chữ.

    Đầu năm 1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư khen báo "Xung phong"- Cơ quan của trẻ em yêu nước tỉnh Hải Dương.

    Tháng 3 năm 1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho Đội du kích Kim Thành về thành tích chiến đấu xuất xác.

    Tháng 3 năm1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho ông Đỗ Như Thìn - Lão du kích làng Tuấn Kiệt, huyện Bình Giang.

    Tháng 4 năm 1948
    Văn phòng Phủ Chủ tịch chuyển lời khen đến đội Việt Hùng - Ty Công an Hải Dương về thành tích trừ gian.

    Tháng 12 năm1948.
    Hồ Chủ tịch gửi thư khen ngợi anh em du kích huyện Kim Thành.

    Năm 1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư khen báo "Khói lửa"-Cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh Hải Dương .
    Năm 1952
    Hồ Chủ tịch tặng Tỉnh Uỷ Hải Dương 2 cuốn "Tỉnh uỷ bí mật"(Cuốn Tỉnh uy bí mật tổng kết kinh nghiệm chiến tranh du kích của một tỉnh ở Liên Xô do Người dịch và đề tựa), làm giải thưởng thi đua giết giặc lập công.

    Ngày 15 tháng 11 năm 1953
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 193, thưởng Huân Chương kháng chiến hạng nhất cho :
    -Huyện Gia Lộc có thành tích : Đoàn kết đấu tranh chống địch dồn làng, bắt lính, thu thuế, đã phối hợp với các chiến trường chính, áp dụng lối đánh du kích, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thu được nhiều vũ khí và bức địch phải rút 29 vị trí, mở rộng được khu du kích.
    -Huyện Cẩm Giàng: Đã bền bỉ vượt mọi khó khăn xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, phá huỷ 28 tháp canh, tiêu diệt trên 400 tên địch, vận động được 630 nguỵ binh bỏ hàng ngũ giặc, tranh đấu buộc địch phải trả 250 thanh niên bị giặc bắt và vận chuyển nhiều vũ khí cho bộ đội.

    Tháng 4 năm 1955
    Báo Nhân Dân số ra ngày 21-4-1955, đăng bài thơ của Hồ Chủ tịch lấy bút danh C.B với tiêu đề "Nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi"(Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống thực dân Pháp - quê ở xã Nam Tân , huyện Nam Sách ).

    Ngày 31 tháng 5 năm 1957.
    Trên đường Hồ Chủ tịch đi thăm Hải Phòng về Hà Nội, người đã thăm tỉnh Hải Dương. Người thăm trại thiếu niên Tân Tiến, thăm xã ái Quốc (Nam Sách) và nói chuyện với cán bộ và nhân dân Thị xã Hải Dương, tại Hộ trường trường Nguyễn ái Quốc, nay là Bảo tàng Hải Dương.
    Tháng 5 năm1958
    Hồ Chủ tịch đi thăm Indonêxia, trong cuộc nói chuyện với nhân dân một tỉnh, Người đã giới thiệu Hải Dương là một tỉnh anh hùng của Việt Nam.

    Ngày 13 tháng 10 năm 1958
    Khối dân công tỉnh Hải Dương được nhận cờ "Thi đua khá nhất" của Hồ Chủ tịch trong đợt thi đua đầu tiên trên công trường đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải .

    Ngày 9 tháng 3 năm 1959
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 018-SL tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Nhất cho đồng bào và cán bộ xã Hiệp An(Kinh Môn ) Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất vụ mùa năm 1958.

    Ngày 1 tháng 4 năm 1959
    Sau khi đi thăm các tỉnh Hồng Quảng, Hải Phòng, Hồ Chủ tịch về Hải Dương. Tại trụ sở Tỉnh uỷ Hải Dương, Người gặp thân mật các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các huyện thị xã. Người nói về nhiệm vụ phải thực hiện của tỉnh nhà : Phải tổ chức lao động cho tốt để nâng cao năng suất lao động, bảo đảm kế hoạch Nhà nước giao, củng cố các tổ chức tổ đổi công cho vững mạnh, bảo đảm đúng chính sách của Đảng, thực hiện tốt công tác chống bão lụt và đê điều.

    Ngày 22 tháng7 năm1960
    Hồ Chủ tịch tặng chi đoàn thanh niên xã Phương Hưng(Gia Lộc ) chiếc máy cấy do nước bạn Trung Quốc tặng Người.

    Tháng 11 năm1960
    Hồ Chủ tịch tặng cờ thi đua luân lưu cho tỉnh Hải Dương về thành tích công tác thuỷ lợi .

    Ngày14 tháng2 năm 1961
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 6-LCT, thưởng huân chương Lao Động hạng ba cho :
    -Tỉnh Hải Dương có thành tích điều tra dân số tốt năm 1960.
    -Mỏ đất cao lanh (Hải Dương) và công trường Nhà máy Sứ Hải Dương có thành tích thi đua thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1960.

    ...Tháng 4 năm1961
    Hồ Chủ tịch tặng thưởng cho tỉnh Hải Dương Huân chương Lao Động hạng II về thành tích làm thuỷ lợi .

    Ngày3 tháng6 năm 1961
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 30-LTC, thưởng thưởng Huân chương Lao Động hạng III cho hợp tác xã Đông Thành (sản xuất bát sứ) Hải Dương, đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1960.

    Ngày 26 tháng 7 năm1962
    Hồ Chủ tịch về thăm tỉnh Hải Dương.
    Buổi sáng, Người nói chuyện với cán bộ và nhân dân Hải Dương tại sân Vọng Cung (nay là Nhà hát nhân dân). Người đã về thăm bà con nông dân các xã ứng Hoè, Hiệp Lực, Nhà máy xay (Ninh giang ).Tại xã Hiệp Lực, Người đã lên đạp guồng nước cùng với bà con nông dân chống úng .
    Buổi chiều, Người thăm nhà máy sứ Hải Dương (nay là Công ty sứ Hải Dương ). Người viết lên bình hoa 5 chữ "Phải cố gắng tiến bộ"

    -Cán bộ nhân dân xã Hồng Thái (Ninh Giang ) được nhận cờ luân lưu của Hồ Chủ tịch về thành tích công tác thuỷ lợi .

    Ngày14 tháng12 năm1964
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 54-LTC tặng Huân chương Lao Động hạng III cho cán bộ và nhân dân huyện Nam Sách đã có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành chính sách lương thực của nhà nước.

    Ngày15 tháng 2 năm 1965
    Hồ Chủ tịch về thăm tỉnh Hải Dương cùng đi với Người có các đồng chí Phạm Hùng, Phó thủ tướng; Phan Mỹ, Thứ trưởng Bộ thuỷ lợi; Vũ Kỳ, thư ký; Nguyễn Khai, Phó ban Tổ chức trung ương Đảng. Nguyễn Chương, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch UBHC tỉnh. Buổi sáng, Người đến thăm xã Hồng Thái (huyện Ninh Giang); thăm xã Nam Chính (Nam Sách), nơi có phong trào vệ sinh khá(3 công trình vệ sinh: nhà tắm, giếng khơi, hố xí hai ngăn) ; trưa và chiều thăm khu di tích danh thắng Côn Sơn (Chí Linh)
    Bác Hồ về Côn Sơn là sự kiện đột xuất, lãnh đạo tỉnh không hề biết trước. Những tình tiết trong phim Huyền thoại vườn vải là sai sự thật.
    Tấm bia Bác đọc ở Côn Sơn là Côn Sơn Tư Phúc tự bi, khắc năm Hoằng Định thứ 8(1607), không nói một chữ nào về Nguyễn Trãi, do vậy, ảnh Bác Hồ đọc bia Côn Sơn có một số sách báo in là : Bác Hồ đọc bia kỷ niệm Nguyễn Trãi ở Sôn Sơn cần phải hiệu đính.
    Bác ăn cơm trưa ở Côn Sơn tuy giản dị nhưng được chuẩn bị rất chu đáo, không có chuyện ăn cơm ngô như có văn nghệ sĩ đã viết...
    Bác đề nghị đi thạch bàn nhưng thực tế chỉ đến Thạch bàn thứ nhất mà chưa tới Thạch bàn thứ hai, trước nền nhà Nguyễn Trãi, do bảo vệ sợ không an toàn.

    ...Tháng 7 năm1965
    Tỉnh Hải Dương được nhận cờ thi đua luân lưu của Hồ Chủ tịch về công tác thuỷ lợi, tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch thuỷ lợi 6 tháng đầu năm của các tỉnh đồng bằng và trung du trung du .

    Tháng 8 năm 1965
    Hồ Chủ tịch quyết định tặng thưởng cho nhân dân và cán bộ tỉnh Hải Dương 11 huân chương lao động về thành tích làm thuỷ lợi, sản xuất và công tác khác trong hai năm 1963-1964.
    - Huân chương Lao Động hạng II cho xã Hồng Thái (Ninh Giang)
    - Huân chương Lao Động hạng III cho :
    1-Tỉnh Hải Dương,
    2-Huyện Ninh Giang,
    3-Xã ứng Hoè (Ninh Giang)
    4-HTX Hiệp An (Kinh Môn)
    5-HTX Sồi Tó xã Thái Học (Bình Giang)
    6-Công ty thực phẩm Hải Dương,
    7-Chi nhánh Ngân hàng Hải Dương,
    8-Phòng tài chính huyện Thanh Miện,
    9-Xã Long Xuyên (Kinh Môn)
    10-......

    Ngày 2 tháng 12 năm 1965
    Bộ Tư lệnh Quân khu III đã trao tặng cờ luân lưu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược " của Hồ Chủ tịch, cho cán bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương.

    ....Năm 1966
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho xã viên và cán bộ hợp tác xã Đại Xuân, xã ứng Hoè (Ninh Giang) về thành tích sản xuất.

    Ngày 22 tháng3 năm1966
    Hồ Chủ tịch ký lệnh số 29-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng III cho nhân dân và cán bộ tỉnh Hải Dương, đã lập thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành trước thời hạn kế hoạch bổ túc văn hoá 5 năm lần thứ nhất và căn bản xoá xong nạn mù chữ ở vùng rẻo cao.

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Những sự kiện về Bác Hồ với Hải Dương

    Kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thì giờ và tình cảm thiết tha, quan tâm, theo dõi, động viên, khuyến khích mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Hải Dương từ những việc lớn đến những việc nhỏ, từ trực tiếp đến gián tiếp qua chỉ thị, sắc lệnh, báo chí...Sinh thời, Bác đã có 4 lần về thăm chính thức cán bộ và nhân dân Hải Dương và một số lần trên đường công tác Bác ghé thăm hoặc về làm việc riêng với lãnh đạo tỉnh.

    Ngày15 tháng10 năm 1945.
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho các cháu nhi đồng Cẩm Giàng, khen và cảm ơn các cháu đã góp tiền vào Quỹ độc lập.

    Ngày21 tháng10 năm 1946.
    Sau khi đàm phán ở Pháp về, trên đường từ Hải Phòng lên Hà Nội, Bác đã dừng lại ở ga Lai Khê và ga Hải Dương. Tại Hải Dương, Bác đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân thị xã. Cùng đi với Bác từ Hải Phòng lên có Cụ Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp

    Ngày 10 tháng 11 năm 1947.
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho ông Giám đốc và toàn thể nam nữ giáo viên bình dân học vụ Khu III. Bác khen ngợi tỉnh Hải Dương có 6 làng mà tất cả nhân dân đều biết chữ.

    Đầu năm 1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư khen báo "Xung phong"- Cơ quan của trẻ em yêu nước tỉnh Hải Dương.

    Tháng 3 năm 1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho Đội du kích Kim Thành về thành tích chiến đấu xuất xác.

    Tháng 3 năm1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho ông Đỗ Như Thìn - Lão du kích làng Tuấn Kiệt, huyện Bình Giang.

    Tháng 4 năm 1948
    Văn phòng Phủ Chủ tịch chuyển lời khen đến đội Việt Hùng - Ty Công an Hải Dương về thành tích trừ gian.

    Tháng 12 năm1948.
    Hồ Chủ tịch gửi thư khen ngợi anh em du kích huyện Kim Thành.

    Năm 1948
    Hồ Chủ tịch gửi thư khen báo "Khói lửa"-Cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh Hải Dương .
    Năm 1952
    Hồ Chủ tịch tặng Tỉnh Uỷ Hải Dương 2 cuốn "Tỉnh uỷ bí mật"(Cuốn Tỉnh uy bí mật tổng kết kinh nghiệm chiến tranh du kích của một tỉnh ở Liên Xô do Người dịch và đề tựa), làm giải thưởng thi đua giết giặc lập công.

    Ngày 15 tháng 11 năm 1953
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 193, thưởng Huân Chương kháng chiến hạng nhất cho :
    -Huyện Gia Lộc có thành tích : Đoàn kết đấu tranh chống địch dồn làng, bắt lính, thu thuế, đã phối hợp với các chiến trường chính, áp dụng lối đánh du kích, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, thu được nhiều vũ khí và bức địch phải rút 29 vị trí, mở rộng được khu du kích.
    -Huyện Cẩm Giàng: Đã bền bỉ vượt mọi khó khăn xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, phá huỷ 28 tháp canh, tiêu diệt trên 400 tên địch, vận động được 630 nguỵ binh bỏ hàng ngũ giặc, tranh đấu buộc địch phải trả 250 thanh niên bị giặc bắt và vận chuyển nhiều vũ khí cho bộ đội.

    Tháng 4 năm 1955
    Báo Nhân Dân số ra ngày 21-4-1955, đăng bài thơ của Hồ Chủ tịch lấy bút danh C.B với tiêu đề "Nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi"(Nữ anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống thực dân Pháp - quê ở xã Nam Tân , huyện Nam Sách ).

    Ngày 31 tháng 5 năm 1957.
    Trên đường Hồ Chủ tịch đi thăm Hải Phòng về Hà Nội, người đã thăm tỉnh Hải Dương. Người thăm trại thiếu niên Tân Tiến, thăm xã ái Quốc (Nam Sách) và nói chuyện với cán bộ và nhân dân Thị xã Hải Dương, tại Hộ trường trường Nguyễn ái Quốc, nay là Bảo tàng Hải Dương.
    Tháng 5 năm1958
    Hồ Chủ tịch đi thăm Indonêxia, trong cuộc nói chuyện với nhân dân một tỉnh, Người đã giới thiệu Hải Dương là một tỉnh anh hùng của Việt Nam.

    Ngày 13 tháng 10 năm 1958
    Khối dân công tỉnh Hải Dương được nhận cờ "Thi đua khá nhất" của Hồ Chủ tịch trong đợt thi đua đầu tiên trên công trường đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải .

    Ngày 9 tháng 3 năm 1959
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 018-SL tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Nhất cho đồng bào và cán bộ xã Hiệp An(Kinh Môn ) Đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất vụ mùa năm 1958.

    Ngày 1 tháng 4 năm 1959
    Sau khi đi thăm các tỉnh Hồng Quảng, Hải Phòng, Hồ Chủ tịch về Hải Dương. Tại trụ sở Tỉnh uỷ Hải Dương, Người gặp thân mật các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các huyện thị xã. Người nói về nhiệm vụ phải thực hiện của tỉnh nhà : Phải tổ chức lao động cho tốt để nâng cao năng suất lao động, bảo đảm kế hoạch Nhà nước giao, củng cố các tổ chức tổ đổi công cho vững mạnh, bảo đảm đúng chính sách của Đảng, thực hiện tốt công tác chống bão lụt và đê điều.

    Ngày 22 tháng7 năm1960
    Hồ Chủ tịch tặng chi đoàn thanh niên xã Phương Hưng(Gia Lộc ) chiếc máy cấy do nước bạn Trung Quốc tặng Người.

    Tháng 11 năm1960
    Hồ Chủ tịch tặng cờ thi đua luân lưu cho tỉnh Hải Dương về thành tích công tác thuỷ lợi .

    Ngày14 tháng2 năm 1961
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 6-LCT, thưởng huân chương Lao Động hạng ba cho :
    -Tỉnh Hải Dương có thành tích điều tra dân số tốt năm 1960.
    -Mỏ đất cao lanh (Hải Dương) và công trường Nhà máy Sứ Hải Dương có thành tích thi đua thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1960.

    ...Tháng 4 năm1961
    Hồ Chủ tịch tặng thưởng cho tỉnh Hải Dương Huân chương Lao Động hạng II về thành tích làm thuỷ lợi .

    Ngày3 tháng6 năm 1961
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 30-LTC, thưởng thưởng Huân chương Lao Động hạng III cho hợp tác xã Đông Thành (sản xuất bát sứ) Hải Dương, đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1960.

    Ngày 26 tháng 7 năm1962
    Hồ Chủ tịch về thăm tỉnh Hải Dương.
    Buổi sáng, Người nói chuyện với cán bộ và nhân dân Hải Dương tại sân Vọng Cung (nay là Nhà hát nhân dân). Người đã về thăm bà con nông dân các xã ứng Hoè, Hiệp Lực, Nhà máy xay (Ninh giang ).Tại xã Hiệp Lực, Người đã lên đạp guồng nước cùng với bà con nông dân chống úng .
    Buổi chiều, Người thăm nhà máy sứ Hải Dương (nay là Công ty sứ Hải Dương ). Người viết lên bình hoa 5 chữ "Phải cố gắng tiến bộ"

    -Cán bộ nhân dân xã Hồng Thái (Ninh Giang ) được nhận cờ luân lưu của Hồ Chủ tịch về thành tích công tác thuỷ lợi .

    Ngày14 tháng12 năm1964
    Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 54-LTC tặng Huân chương Lao Động hạng III cho cán bộ và nhân dân huyện Nam Sách đã có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành chính sách lương thực của nhà nước.

    Ngày15 tháng 2 năm 1965
    Hồ Chủ tịch về thăm tỉnh Hải Dương cùng đi với Người có các đồng chí Phạm Hùng, Phó thủ tướng; Phan Mỹ, Thứ trưởng Bộ thuỷ lợi; Vũ Kỳ, thư ký; Nguyễn Khai, Phó ban Tổ chức trung ương Đảng. Nguyễn Chương, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, Nguyễn Hoài Bắc, Chủ tịch UBHC tỉnh. Buổi sáng, Người đến thăm xã Hồng Thái (huyện Ninh Giang); thăm xã Nam Chính (Nam Sách), nơi có phong trào vệ sinh khá(3 công trình vệ sinh: nhà tắm, giếng khơi, hố xí hai ngăn) ; trưa và chiều thăm khu di tích danh thắng Côn Sơn (Chí Linh)
    Bác Hồ về Côn Sơn là sự kiện đột xuất, lãnh đạo tỉnh không hề biết trước. Những tình tiết trong phim Huyền thoại vườn vải là sai sự thật.
    Tấm bia Bác đọc ở Côn Sơn là Côn Sơn Tư Phúc tự bi, khắc năm Hoằng Định thứ 8(1607), không nói một chữ nào về Nguyễn Trãi, do vậy, ảnh Bác Hồ đọc bia Côn Sơn có một số sách báo in là : Bác Hồ đọc bia kỷ niệm Nguyễn Trãi ở Sôn Sơn cần phải hiệu đính.
    Bác ăn cơm trưa ở Côn Sơn tuy giản dị nhưng được chuẩn bị rất chu đáo, không có chuyện ăn cơm ngô như có văn nghệ sĩ đã viết...
    Bác đề nghị đi thạch bàn nhưng thực tế chỉ đến Thạch bàn thứ nhất mà chưa tới Thạch bàn thứ hai, trước nền nhà Nguyễn Trãi, do bảo vệ sợ không an toàn.

    ...Tháng 7 năm1965
    Tỉnh Hải Dương được nhận cờ thi đua luân lưu của Hồ Chủ tịch về công tác thuỷ lợi, tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch thuỷ lợi 6 tháng đầu năm của các tỉnh đồng bằng và trung du trung du .

    Tháng 8 năm 1965
    Hồ Chủ tịch quyết định tặng thưởng cho nhân dân và cán bộ tỉnh Hải Dương 11 huân chương lao động về thành tích làm thuỷ lợi, sản xuất và công tác khác trong hai năm 1963-1964.
    - Huân chương Lao Động hạng II cho xã Hồng Thái (Ninh Giang)
    - Huân chương Lao Động hạng III cho :
    1-Tỉnh Hải Dương,
    2-Huyện Ninh Giang,
    3-Xã ứng Hoè (Ninh Giang)
    4-HTX Hiệp An (Kinh Môn)
    5-HTX Sồi Tó xã Thái Học (Bình Giang)
    6-Công ty thực phẩm Hải Dương,
    7-Chi nhánh Ngân hàng Hải Dương,
    8-Phòng tài chính huyện Thanh Miện,
    9-Xã Long Xuyên (Kinh Môn)
    10-......

    Ngày 2 tháng 12 năm 1965
    Bộ Tư lệnh Quân khu III đã trao tặng cờ luân lưu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược " của Hồ Chủ tịch, cho cán bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương.

    ....Năm 1966
    Hồ Chủ tịch gửi thư cho xã viên và cán bộ hợp tác xã Đại Xuân, xã ứng Hoè (Ninh Giang) về thành tích sản xuất.

    Ngày 22 tháng3 năm1966
    Hồ Chủ tịch ký lệnh số 29-LCT, thưởng Huân chương Lao động hạng III cho nhân dân và cán bộ tỉnh Hải Dương, đã lập thành tích xuất sắc trong việc hoàn thành trước thời hạn kế hoạch bổ túc văn hoá 5 năm lần thứ nhất và căn bản xoá xong nạn mù chữ ở vùng rẻo cao.

  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Khu đô thị phía Tây - thành phố Hải Dương

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Khu đô thị phía Tây - thành phố Hải Dương

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Khu đô thị mới phía Đông - thành phố Hải Dương

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Khu đô thị mới phía Đông - thành phố Hải Dương

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2003. (Tỉnh hải Dương)
    Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên chỉ tập trung ở công nghiệp do Trung ương quản lý, công nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và ở ngành sản xuất phân phối điện. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2003 ước đạt 8.359,7 tỷ đồng (giá so sánh 1994), bằng 114,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với năm 2002, trong đó: công nghiệp do Trung ương quản lý đạt 4.832,0 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch, tăng 24,3%; công nghiệp do địa phương quản lý đạt 1.569,9 tỷ đồng, bằng 109,7% kế hoạch, tăng 17,3% (công nghiệp quốc doanh địa phương đạt 344,6 tỷ đồng, bằng 101,1% kế hoạch, tăng 11,8% và công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1,225,3 tỷ đồng, bằng 112,4% kế hoạch, tăng 19,0%), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.859 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch, tăng 38,0%.

    Nếu loại trừ kết quả sản xuất của ngành điện thì giá trị sản xuất công nghiệp do Trung ương quản lý chỉ đạt 2.548,8 tỷ đồng, tăng 7,9%, đồng thời giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chỉ còn đạt 6.078,3 tỷ đông, tăng 20,4% so với năm trước. Điều này cho thấy, ngành sản xuất điện do Trung ương quản lý có ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng chung của sản xuất công nghiệp trên cả địa bàn.
    Công nghịêp Nhà nước do địa phương quản lý sau nhiều tháng đầu năm sản xuất giảm sút đã phục hồi trở lại và tăng trưởng nhanh trong những tháng cuối năm, nhất là các doanh nghiệp sản xuất ngành bia, thực phẩm đông lạnh và giày da. Chính sự tăng trưởng cao trong các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất trên (từ 26,8% đến 31,9%) đã góp phần làm cho công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý đạt được tốc độ tăng 11,8%. Nếu loại trừ 1 doanh nghiệp Nhà nước địa phương đã chuyển về Trung ương quản lý và loại trừ một số doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá trong so sánh thì giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý cũng đạt được tốc độ tăng khá (+ 18,5%).
    Công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,0%, đó là tốc độ tăng khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do có nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và sau đó là một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất khá lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất tạo ra. Tuy tăng trưởng cao nhưng sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng không đều giữa các huyện, thành phố và các ngành nghề sản xuất Trong khi có 6 huyện, thành phố đạt được tốc độ tăng từ 19,9% đến 55,8% thì 6 huyện còn lại chỉ đạt tốc độ tăng từ 7,5% đến 13,3%. Một số ngành nghề sản xuất đạt được tốc độ tăng cao từ 20,5% đến 65,5% như: sản xuất giày, sản xuất máy bơm, sản xuất quần áo, sản xuất giấy bìa, sản xuất bánh kẹo, sản xuất bia hơi, ... nhưng cũng có nhiều ngành nghề sản xuất giảm đáng kể như: sản xuất phương tiện vận tải thô sơ, sản xuất vôi, sản xuất ngói đất nung ...
    Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau 4 tháng đầu năm đạt được tốc độ tăng trưởng thấp, sang tháng thứ 5 và 6 đã có sự khởi sắc trở lại và liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao (so với tháng cùng kỳ năm trước) ở những tháng cuối năm. Điều này đã tạo điều kiện cho khu vực này có tốc độ tăng cao nhất (38,0%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao của khu vực này chỉ tập trung vào 3 ngành nghề, đó là: sản xuất quần áo (+52,1%); lắp lắp ô tô (+34,3%) và sản xuất bánh kẹo (+26,4%). Nhiều sản phẩm công nghiệp trên địa bàn có tốc độ tăng cao như: máy bơm nước (+59,2%), gạch trang trí (+56,2%), giày dép (+50,9%), điện phát ra (+49,4%), quần áo (+33,5%), bia các loại (+29,9%), ô tô các loại (+34,3%), ...Tuy vậy, cũng có nhiều sản phẩm do yếu tố chất lượng, giá thành và khả năng cạnh tranh kém đã giảm sút đáng kể so với năm 2002, đó là: khung xe đạp (-71,0%), xe cải tiến (-35, 1%), thuốc ống (-34,5%), cao lanh (-23,3%), ngói nung...
    Đánh giá chung :
    Ngành công nghiệp Hải Dương đạt được những thành tựu bước đầu nêu trên là nhờ: Hải Dương có lợi thế về vị trí địa lý ( nằm giữa tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp trong cơ chế thị trường và kinh tế mở so với nhiều tỉnh và thành phố khác; có đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng sáng tạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nên đã thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; có sự phấn đấu vượt bậc của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân, các doanh nhân và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong ngành công nghiệp của tỉnh
    Tuy nhiên, công nghiệp Hải Dương vẫn còn những tồn tại cần khắc phục:
    Tốc độ tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh còn chậm, chưa vững chắc, tỷ trọng công nghiệp còn thấp. Công nghiệp địa phương cò nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghệ lác hậu,hiệu quả kinh doanh thấp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Để thực hiện được vai trò của mình, Công nghiệp Hải Dương phải được đầu tư đồng bộ, bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến. Cụ thể là ưu tiên phát triển các ngành có ưu thế về tài nguyên như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, các ngành có sức cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu. Mở rộng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở các thị trấn, thị tứ và trong khu vực nông thôn. Từng bước lấp đầy các khu cụm công nghiệp tập trung, tạo dựng hệ thống các ngành sản xuất công nghiệp có công nghệ hiện đại. Tiếp tục áp dụng các hình thức đa dạng hoá sở hữu các doanh nghiệp công nghiệp địa phương, trong đó đặc biệt coi trọng cổ phần hoá, bán doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác. Tích cực đầu tư chiều sâu, đổi mới có chọn lọc công nghệ và thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2003. (Tỉnh hải Dương)
    Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên chỉ tập trung ở công nghiệp do Trung ương quản lý, công nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và ở ngành sản xuất phân phối điện. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2003 ước đạt 8.359,7 tỷ đồng (giá so sánh 1994), bằng 114,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với năm 2002, trong đó: công nghiệp do Trung ương quản lý đạt 4.832,0 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch, tăng 24,3%; công nghiệp do địa phương quản lý đạt 1.569,9 tỷ đồng, bằng 109,7% kế hoạch, tăng 17,3% (công nghiệp quốc doanh địa phương đạt 344,6 tỷ đồng, bằng 101,1% kế hoạch, tăng 11,8% và công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1,225,3 tỷ đồng, bằng 112,4% kế hoạch, tăng 19,0%), công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.859 tỷ đồng, bằng 103,4% kế hoạch, tăng 38,0%.

    Nếu loại trừ kết quả sản xuất của ngành điện thì giá trị sản xuất công nghiệp do Trung ương quản lý chỉ đạt 2.548,8 tỷ đồng, tăng 7,9%, đồng thời giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chỉ còn đạt 6.078,3 tỷ đông, tăng 20,4% so với năm trước. Điều này cho thấy, ngành sản xuất điện do Trung ương quản lý có ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng trưởng chung của sản xuất công nghiệp trên cả địa bàn.
    Công nghịêp Nhà nước do địa phương quản lý sau nhiều tháng đầu năm sản xuất giảm sút đã phục hồi trở lại và tăng trưởng nhanh trong những tháng cuối năm, nhất là các doanh nghiệp sản xuất ngành bia, thực phẩm đông lạnh và giày da. Chính sự tăng trưởng cao trong các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất trên (từ 26,8% đến 31,9%) đã góp phần làm cho công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý đạt được tốc độ tăng 11,8%. Nếu loại trừ 1 doanh nghiệp Nhà nước địa phương đã chuyển về Trung ương quản lý và loại trừ một số doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá trong so sánh thì giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý cũng đạt được tốc độ tăng khá (+ 18,5%).
    Công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,0%, đó là tốc độ tăng khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do có nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và sau đó là một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất khá lớn tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất tạo ra. Tuy tăng trưởng cao nhưng sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng không đều giữa các huyện, thành phố và các ngành nghề sản xuất Trong khi có 6 huyện, thành phố đạt được tốc độ tăng từ 19,9% đến 55,8% thì 6 huyện còn lại chỉ đạt tốc độ tăng từ 7,5% đến 13,3%. Một số ngành nghề sản xuất đạt được tốc độ tăng cao từ 20,5% đến 65,5% như: sản xuất giày, sản xuất máy bơm, sản xuất quần áo, sản xuất giấy bìa, sản xuất bánh kẹo, sản xuất bia hơi, ... nhưng cũng có nhiều ngành nghề sản xuất giảm đáng kể như: sản xuất phương tiện vận tải thô sơ, sản xuất vôi, sản xuất ngói đất nung ...
    Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau 4 tháng đầu năm đạt được tốc độ tăng trưởng thấp, sang tháng thứ 5 và 6 đã có sự khởi sắc trở lại và liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao (so với tháng cùng kỳ năm trước) ở những tháng cuối năm. Điều này đã tạo điều kiện cho khu vực này có tốc độ tăng cao nhất (38,0%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao của khu vực này chỉ tập trung vào 3 ngành nghề, đó là: sản xuất quần áo (+52,1%); lắp lắp ô tô (+34,3%) và sản xuất bánh kẹo (+26,4%). Nhiều sản phẩm công nghiệp trên địa bàn có tốc độ tăng cao như: máy bơm nước (+59,2%), gạch trang trí (+56,2%), giày dép (+50,9%), điện phát ra (+49,4%), quần áo (+33,5%), bia các loại (+29,9%), ô tô các loại (+34,3%), ...Tuy vậy, cũng có nhiều sản phẩm do yếu tố chất lượng, giá thành và khả năng cạnh tranh kém đã giảm sút đáng kể so với năm 2002, đó là: khung xe đạp (-71,0%), xe cải tiến (-35, 1%), thuốc ống (-34,5%), cao lanh (-23,3%), ngói nung...
    Đánh giá chung :
    Ngành công nghiệp Hải Dương đạt được những thành tựu bước đầu nêu trên là nhờ: Hải Dương có lợi thế về vị trí địa lý ( nằm giữa tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp trong cơ chế thị trường và kinh tế mở so với nhiều tỉnh và thành phố khác; có đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng sáng tạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nên đã thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước; có sự phấn đấu vượt bậc của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân, các doanh nhân và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong ngành công nghiệp của tỉnh
    Tuy nhiên, công nghiệp Hải Dương vẫn còn những tồn tại cần khắc phục:
    Tốc độ tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh còn chậm, chưa vững chắc, tỷ trọng công nghiệp còn thấp. Công nghiệp địa phương cò nhỏ bé về quy mô, trình độ công nghệ lác hậu,hiệu quả kinh doanh thấp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.
    Để thực hiện được vai trò của mình, Công nghiệp Hải Dương phải được đầu tư đồng bộ, bắt kịp trình độ công nghệ tiên tiến. Cụ thể là ưu tiên phát triển các ngành có ưu thế về tài nguyên như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, các ngành có sức cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu. Mở rộng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở các thị trấn, thị tứ và trong khu vực nông thôn. Từng bước lấp đầy các khu cụm công nghiệp tập trung, tạo dựng hệ thống các ngành sản xuất công nghiệp có công nghệ hiện đại. Tiếp tục áp dụng các hình thức đa dạng hoá sở hữu các doanh nghiệp công nghiệp địa phương, trong đó đặc biệt coi trọng cổ phần hoá, bán doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác. Tích cực đầu tư chiều sâu, đổi mới có chọn lọc công nghệ và thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Một số nội dung chính Quy hoạch GTVT Hải Dương đến năm 2010
    Hiện nay,UBND tỉnh Hải Dương đang chỉ đạo ngành GTVT triển khai lập Quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( đã hợp đồng với Viện chiến lược GTVT thực hiện và dự kiến xong trong năm 2003).

    Trước đó được sự chỉ đạo của Bộ GTVT, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở GTVT đã lập báo cáo quy hoạch đường bộ của tỉnh đến năm 2010 (tại văn bản số 365/KH ngày 02/6/1995) và hướng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển GTNT cấp xã năm 2000 (tại văn bản 893/KH ngày 10/10/1995). Năm 1999, Sở GTVT đã xây dựng báo cáo quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2010 với một số nội dung chính như sau:

    Mục tiêu:
    Khai thác mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, để đầu tư phát triển GTVT, bảo đảm nhịp đô cao hơn những năm cuối thế kỷ 20; phát triển nông nghiệp, công nghiệp và kinh tế dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Từ đó, tạo ra sự chuyển biến quan trọng về phân bố cơ cấu kinh tế, cải thiện các hoạt động văn hoá - xã hội trên địa bàn, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộiđi đôi với tằn trưởng kinh tế, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, trước hết là đông đảo nông dân trong tỉnh.
    Từ mục tiêu tổng quát trên mục tiêu cụ thể như sau:
    - Hoàn thiện phân cấp quản lý đường GT.
    - Hoàn thiện mạng lưới GT đường bộ, đường thuỷ, vận tải, dịch vụ...
    - Cải tạo nâng cấp đường huyện, đường liên xã.

    - Nâng cấp tuyến đường tỉnh lên Quốc lộ như đường 39B.
    - Nâng một số tuyến đường huyện lên đường tỉnh: 210, Công Sơn - Kiếp Bạc, 190B...
    - Đường huyện dự kiến khoảng 500 Km.

    Quy hoạch Mạng lưới GTĐS:
    Qua kết quả khảo sát thu thập số liệu và phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống sông ngòi kênh mương nói chung và mạng lưới giao thông đường thuỷ của tỉnh nói riêng như đã trình bày ở phần trên, Hải Dương có được một hệ thống sông ngòi phong phú, đa dạng; trong đó những tuyến sông Trung ương và Địa phương đang quản lý cùng với hệ thống sông thuỷ nông Bắc Hưng Hải trên địa bàn của tỉnh đã tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ rộng khắp, phân bố đều, hợp lý, đáp ứng thoả mãn về nhu cầu phục vụ giao thông vận tải thuỷ của địa phương và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Có tiềm năng về mặt phục vụ nhu cầu vận tải đường thuỷ đáp ứng được cho việc phát triển các loại hình vận tải thuỷ của Địa phương và Trung ương, việc xây dựng và phát triển các bến bãi, kho tàng, các xưởng sửa chữa và đóng mới các loại phương tiện vận tải thuỷ trong những năm quy hoạch của tỉnh sau này.
    Xuất phát từ kết quả phân tích đánh giá hiện trạng và những đặc điểm của mạng lưới đường sông của tỉnh; việc quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ giai đoạn 2001-2020 về cơ bản như sau:
    a/ Quy hoạch mạng lưới đường sông trên cơ sở tận dụng khai thác mạng lưới đưởng sông hiện có, nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu vận tải của những năm tương lai.
    b/ Các tuyến sông Trung ương quản lý: bảo đảm cho sà lan và tàu v ận tải loại từ 200 tấn trở lên hoạt động; Riêng tuyến đường sông vào cảng Cống câu đáp ứng cho tàu pha sông biển loại từ 400 tấn trở lên vào cảng an toàn.
    - Các công việc: Sông kinh Thày nạo vét các đoạn : bãi Mặc Ngạn, Bến Triều, Kính Chủ, Kênh Giang1, Kênh Giang 2. Sông Lai vu : bãi Tường Vu, Sông Thái Bình Cửa Văn úc.
    c/Các tuyến sông địa phương quản lý:
    +/ Giai đoạn 2001-2005:
    - Quản lý, khai thác vận tải 7 tuyến sông, tổng chiều dài 129km, trong đó có đầu tư nâng cấp đưa tuyến sông Đại Tân vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải, chiều dài 10km. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ nhỏ hơn 100tấn.
    - Thanh thải bãi cọc tại Cầu Ràm, nạo vét mở rộng luồng trên tuyến sông Cửu Yên, sông Sặt, sông Đình Đào. Xây dựng Trạm quản lý, hệ thống báo hiệu đường thuỷ sông Đại Tân.
    +/ Giai đoạn 2005-2010:
    - Quản lý, khai thác vận tải 9 tuyến sông, tổng chiều dài 165km, trong đó có đầu tư nâng cấp đưa tuyến sông Hương , sông Văn Thai vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải, chiều dài 36km. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ loại 200 tấn.
    - Nạo vét mở rộng luồng trên tuyến sông Cửu Yên, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Hương, sông Văn Thai, sông Ghẽ, sông Cầu Xe. Xây dựng Trạm quản lý, hệ thống báo hiệu đường thuỷ sông Hương, sông Văn Thai. Xây dựng cầu BTCT, Âu thuyền trên các tuyến sông Cửu Yên, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Hương, sông Văn Thai, sông Cầu Xe.
    +/ Giai đoạn 2010-2020:
    - Quản lý, khai thác vận tải 12 tuyến sông, tổng chiều dài 209km, trong đó có đầu tư nâng cấp đưa tuyến sông Cửu An, sông Dầm, sông Ngọc Liên, sông Tứ kỳ đoạn từ cảng Cống Câu đến cống Đồng Tràng vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải, tổng chiều dài 44 km. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ loại 200 tấn.
    - Nạo vét mở rộng luồng trên tuyến sông Tứ Kỳ, sông Ngọc Liên, sông Cửu An, sông Dầm. Xây dựng hệ thống báo hiệu đường thuỷ sông Tứ Kỳ, sông Ngọc Liên, sông Cửu An, sông Dầm. Xây dựng cầu BTCT trên các tuyến sông Tứ Kỳ, sông Ngọc Liên, sông Cửu An. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ loại 200 tấn. Từ năm 2015 đến năm 2020 hệ thống báo hiệu trên các tuyến sông bảo đảm cho các loại phương tiện hoạt động cả ngày đêm.
    - Nâng cấp hệ thống sông Bắc Hưng Hải lây dựng hệ thống sông vận tải hàng hoá giữa các tỉnh

Chia sẻ trang này