1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mảnh đất , con người ... ,du lịch Hải Dương. (Bài viết và ảnh)

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi hoacuctim, 18/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Một số nội dung chính Quy hoạch GTVT Hải Dương đến năm 2010
    Hiện nay,UBND tỉnh Hải Dương đang chỉ đạo ngành GTVT triển khai lập Quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( đã hợp đồng với Viện chiến lược GTVT thực hiện và dự kiến xong trong năm 2003).

    Trước đó được sự chỉ đạo của Bộ GTVT, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở GTVT đã lập báo cáo quy hoạch đường bộ của tỉnh đến năm 2010 (tại văn bản số 365/KH ngày 02/6/1995) và hướng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển GTNT cấp xã năm 2000 (tại văn bản 893/KH ngày 10/10/1995). Năm 1999, Sở GTVT đã xây dựng báo cáo quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2010 với một số nội dung chính như sau:

    Mục tiêu:
    Khai thác mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, để đầu tư phát triển GTVT, bảo đảm nhịp đô cao hơn những năm cuối thế kỷ 20; phát triển nông nghiệp, công nghiệp và kinh tế dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Từ đó, tạo ra sự chuyển biến quan trọng về phân bố cơ cấu kinh tế, cải thiện các hoạt động văn hoá - xã hội trên địa bàn, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hộiđi đôi với tằn trưởng kinh tế, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, trước hết là đông đảo nông dân trong tỉnh.
    Từ mục tiêu tổng quát trên mục tiêu cụ thể như sau:
    - Hoàn thiện phân cấp quản lý đường GT.
    - Hoàn thiện mạng lưới GT đường bộ, đường thuỷ, vận tải, dịch vụ...
    - Cải tạo nâng cấp đường huyện, đường liên xã.

    - Nâng cấp tuyến đường tỉnh lên Quốc lộ như đường 39B.
    - Nâng một số tuyến đường huyện lên đường tỉnh: 210, Công Sơn - Kiếp Bạc, 190B...
    - Đường huyện dự kiến khoảng 500 Km.

    Quy hoạch Mạng lưới GTĐS:
    Qua kết quả khảo sát thu thập số liệu và phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống sông ngòi kênh mương nói chung và mạng lưới giao thông đường thuỷ của tỉnh nói riêng như đã trình bày ở phần trên, Hải Dương có được một hệ thống sông ngòi phong phú, đa dạng; trong đó những tuyến sông Trung ương và Địa phương đang quản lý cùng với hệ thống sông thuỷ nông Bắc Hưng Hải trên địa bàn của tỉnh đã tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ rộng khắp, phân bố đều, hợp lý, đáp ứng thoả mãn về nhu cầu phục vụ giao thông vận tải thuỷ của địa phương và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Có tiềm năng về mặt phục vụ nhu cầu vận tải đường thuỷ đáp ứng được cho việc phát triển các loại hình vận tải thuỷ của Địa phương và Trung ương, việc xây dựng và phát triển các bến bãi, kho tàng, các xưởng sửa chữa và đóng mới các loại phương tiện vận tải thuỷ trong những năm quy hoạch của tỉnh sau này.
    Xuất phát từ kết quả phân tích đánh giá hiện trạng và những đặc điểm của mạng lưới đường sông của tỉnh; việc quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ giai đoạn 2001-2020 về cơ bản như sau:
    a/ Quy hoạch mạng lưới đường sông trên cơ sở tận dụng khai thác mạng lưới đưởng sông hiện có, nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu vận tải của những năm tương lai.
    b/ Các tuyến sông Trung ương quản lý: bảo đảm cho sà lan và tàu v ận tải loại từ 200 tấn trở lên hoạt động; Riêng tuyến đường sông vào cảng Cống câu đáp ứng cho tàu pha sông biển loại từ 400 tấn trở lên vào cảng an toàn.
    - Các công việc: Sông kinh Thày nạo vét các đoạn : bãi Mặc Ngạn, Bến Triều, Kính Chủ, Kênh Giang1, Kênh Giang 2. Sông Lai vu : bãi Tường Vu, Sông Thái Bình Cửa Văn úc.
    c/Các tuyến sông địa phương quản lý:
    +/ Giai đoạn 2001-2005:
    - Quản lý, khai thác vận tải 7 tuyến sông, tổng chiều dài 129km, trong đó có đầu tư nâng cấp đưa tuyến sông Đại Tân vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải, chiều dài 10km. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ nhỏ hơn 100tấn.
    - Thanh thải bãi cọc tại Cầu Ràm, nạo vét mở rộng luồng trên tuyến sông Cửu Yên, sông Sặt, sông Đình Đào. Xây dựng Trạm quản lý, hệ thống báo hiệu đường thuỷ sông Đại Tân.
    +/ Giai đoạn 2005-2010:
    - Quản lý, khai thác vận tải 9 tuyến sông, tổng chiều dài 165km, trong đó có đầu tư nâng cấp đưa tuyến sông Hương , sông Văn Thai vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải, chiều dài 36km. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ loại 200 tấn.
    - Nạo vét mở rộng luồng trên tuyến sông Cửu Yên, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Hương, sông Văn Thai, sông Ghẽ, sông Cầu Xe. Xây dựng Trạm quản lý, hệ thống báo hiệu đường thuỷ sông Hương, sông Văn Thai. Xây dựng cầu BTCT, Âu thuyền trên các tuyến sông Cửu Yên, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Hương, sông Văn Thai, sông Cầu Xe.
    +/ Giai đoạn 2010-2020:
    - Quản lý, khai thác vận tải 12 tuyến sông, tổng chiều dài 209km, trong đó có đầu tư nâng cấp đưa tuyến sông Cửu An, sông Dầm, sông Ngọc Liên, sông Tứ kỳ đoạn từ cảng Cống Câu đến cống Đồng Tràng vào quy hoạch quản lý khai thác vận tải, tổng chiều dài 44 km. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ loại 200 tấn.
    - Nạo vét mở rộng luồng trên tuyến sông Tứ Kỳ, sông Ngọc Liên, sông Cửu An, sông Dầm. Xây dựng hệ thống báo hiệu đường thuỷ sông Tứ Kỳ, sông Ngọc Liên, sông Cửu An, sông Dầm. Xây dựng cầu BTCT trên các tuyến sông Tứ Kỳ, sông Ngọc Liên, sông Cửu An. Bảo đảm giao thông cho các loại phương tiện vận tải thuỷ loại 200 tấn. Từ năm 2015 đến năm 2020 hệ thống báo hiệu trên các tuyến sông bảo đảm cho các loại phương tiện hoạt động cả ngày đêm.
    - Nâng cấp hệ thống sông Bắc Hưng Hải lây dựng hệ thống sông vận tải hàng hoá giữa các tỉnh
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Quy định về chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài tỉnh Hải Dương 2001 - 2005
    Ban hành kèm theo Quyết định số 358/ QĐ - UB ngày 4/02/2002 của UBND tỉnh Hải Dương

    CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều1:

    - Chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII, xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giầu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.
    - Thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài nhằm động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để những người có tài năng phát huy tốt nhất năng lực, trí tuệ của mình, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự gnhiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    - Thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các đại phương trong tỉnh.

    Điều 2.

    Đối tượng, điều kiện, phạm vi thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài.

    1- Đối tượng:

    + Người có học hàm, học vị: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ
    + Người đạt thành tích cao nhất trong học tập, lao động và công tác.
    + Người đạt danh hiệu thi đua, danh hiệu nhà nước phong tặng.

    2- Điều kiện:

    + Các đối tượng quy định trên đang công tác hoặc sẽ tự nguyện về công tác tại tỉnh từ 5 năm trở lên.
    + Có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.
    +Có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm nhiệm vụ được giao

    3- Phạm vi áp dụng:

    Các đối tượng trên đang làm việc hoặc có nguyện vọng về công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý về biên chế và tiền lương thuộc ngân sách Nhà nước.

    Điều 3:

    Kinh phí thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài do ngân sách tỉnh cấp.

    CHƯƠNG II - CHẾ ĐỘ THU HÚT VÀ ƯU ĐÃI SỬ DỤNG NHÂN TÀI.

    A- Chế độ thu hút ưu đãi nhân tài

    Điều 4.

    Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ có nguyện vọng về tỉnh công tác được tạo điều kiện bố trí việc làm cho vợ (chồng), trả chậm tiền nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước ( không tính lãi) nếu có nhu cầu và được trợ cấp ban đầu 15 triệu đồng đối với Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ; 8 triệu đồng đối với thạc sỹ.

    Điều 5.

    Thạc sỹ, Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy trương công lập đoạt loại khá tham dự kỳ thi tuyển công chức, được ưu tiên xét tuyển trước, nếu điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên. Khi chỉ tiêu cần tuyển ít thì xét tuyển theo nguyên tắc từ điểm cao trở xuống.

    Điều 6.

    Người đạt danh hiệu nhà nước phong tặng:

    + Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân được thưởng 15 triệu đồng
    + Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú được thưởng 7 triệu đồng.

    Điều 7.

    Thưởng 01 bậc lương đối với:
    + Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân.
    + Những người được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động.
    + Những vận động viên đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các giải vô địch thế giới và châu Á, Huy chương vàng cá nhân tại các giải vô địch khu vực Đông Nam Á và huấn luyện viên trực tiếp của các vận động viên đoạt giải này.
    + Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba (Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng) tại các kỳ thi quốc tế và Châu Á; Giải nhất ( Huy chương Vàng) tại kỳ thi khu vực Đông Nam Á.

    Điều 8.

    Nâng lương sớm với thời hạn 01 năm đối với:
    + Thạc sỹ, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú, thầy thuốc ưu tú.
    + Người đạt dnah hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh 5 năm liên tục.
    + Người được tặng thưởng huân chương lao động các hạng.
    + Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Dược sỹ chuyên khoa cấp II.
    + Người có tác phẩm, Văn học, Hội hoạ, âm nhạc... Đạt giải nhất tại các cuộc thi quốc gia.
    + Diễn viên ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đạt huy chương vàng cá nhân tại các cuộc thi hoặc hội diễn toàn quốc.
    + Vận động viên đạt huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các giải vô địch khu vực Đông Nam Á, Huy chương vàng cá nhân tại các giải quốc gia và Huấn luyện viên trực tiếp của các vận động viên đoạt giải này.
    + Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đoạt giải nhì, giải ba (Huy chương Bạc, Huy chương Đồng) tại các kỳ thi Đông Nam Á, giải nhất tại các kỳ thi quốc gia.

    Điều 9.

    Nâng lương trước thời hạn 6 tháng đối với:
    + Người được tặng bằng khen của Chính phủ, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh 3 năm liên tục.
    + Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Dược sỹ chuyên khoa cấp I.
    + Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đạt giải nhì, giải ba tại các kỳ thi quốc gia.
    + Người có tác phẩm văn học, hội hoạ, âm nhạc.... Đạt giải nhì, giải ba tại các kỳ thi quốc gia.
    + Diễn viên tại các Đoàn nghệ thuật chuyên gnhiệp đạt Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các cuộc thi hoặc hội diễn toàn quốc.
    + Vận động viên đạt Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các giải vô địch quốc gia và huấn luyện viên trực tiếp của các vận động viên này.

    Điều 10.

    Thời điểm được xét để thưởng lương, nâng lương trước thời hạn thực hiện ngay sau khi các danh hiệu, thành tích được xác lập và công nhận.

    Điều 11.

    Ưu đãi đối với vận động viên đạt danh hiệu từ cấp I quốc gia trở lên.
    + Vận động viên đạt danh hiệu cấp kiện tướng, có bằng tốt nghiệp đại học thể dục - thể thao hệ chính quy được xét tuyển dụng không phải quy định kỳ thi tuyển công chức.
    + Vận động viên đạt danh hiệu cấp I, có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức cần tuyển, qua kỳ thi tuyển công chức được ưu tiên xét tuyển trước nếu điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên. Khi chỉ tiêu cần tuyển ít thì sẽ xét theo nguyên tắc từ điểm cao trở xuống.
    + Các vận động viên đạt danh hiệu cấp I quốc gia trở lên thuộc Sở thể dục - Thể thao quản lý chưa được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước thì được ký hợp đồng lao động có thời hạn.

    Điều 12.

    Ưu đãi trong đào tạo.
    Cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ từ thạc sỹ trở lên được trợ cấp tiền học phí, tiền tài liệu (nếu có), tiền tầu xe ( lượt đi, lượt về) của mỗi đợt học. Khi có bằng thạc sỹ được trợ cấp 8 triệu đồng, bằng tiến sỹ trợ cấp 15 triệu đồng.

    B- Chế độ sử dụng nhân tài

    Điều 13.

    Phải chú trọng ưu tiên khi xây dựng, quy hoạch tạo nguồn lãnh đạo. Bố trí sử dụng phải đúng người, đúng việc, đúng trình độ chuyên môn, tạo điều kiện để cán bộ, công chức đóng góp, cống hiến, phát huy được nhiều nhất tài năng, trí tuệ của mình trong công việc được giao.

    Điều 14.

    Cán bộ, công chức đạt danh hiệu quy định tại điểm 1, Điều 2 hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý về biên chế, tiền lương, chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì được thưởng lương, nâng lương sớm theo điều 7,8,9 của quy định này.
    Điều 15.

    + Đối với những người có học hàm, học vị ( Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ) khi hết tuổi lao động, nếu cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng và bản thân cán bộ, công chức tự nguyện thì được ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành.
    + Những người có học hàm, học vị ( Giáo sư, Phó giáo sư, Thạc sỹ, Tiến sỹ) khi có nhu cầu chuyển công tác ra ngoài tỉnh, báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý và phải được đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, sau đó UBND tỉnh mới ra quyết định; đồng thời phải hoàn trả phần kinh phí ưu đãi của tỉnh đã cấp, nếu thời gian công tác tại tỉnh chưa đủ 5 năm kể từ khi được hưởng chế độ ưu đãi.

    Điều 16.

    Cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng nhân tài có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước, năng cao kiến thức, trình độ, tay nghề để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 17.

    + Ban tổ chức Chính quyền tỉnh:
    - Chủ trì, phối hợp với các ngành hướng dẫn thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài.
    - Kiểm tra, tổng jợp tình hình thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ.
    + Sở tài chính - Vật giá: Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và các ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự cấp, thanh quyết toán để thực hiện chế độ cho các đối tượng được hưởng chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài.

    Điều 18.

    Trong quá trình thực hiện quy định này, có gì vướng mắc, các cấp, các ngành, phản ảnh kịp thời về Ban tổ chức Chính quyền tỉnh để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Quy định về chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài tỉnh Hải Dương 2001 - 2005
    Ban hành kèm theo Quyết định số 358/ QĐ - UB ngày 4/02/2002 của UBND tỉnh Hải Dương

    CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều1:

    - Chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII, xây dựng tỉnh Hải Dương ngày càng giầu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.
    - Thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài nhằm động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để những người có tài năng phát huy tốt nhất năng lực, trí tuệ của mình, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự gnhiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    - Thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các đại phương trong tỉnh.

    Điều 2.

    Đối tượng, điều kiện, phạm vi thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài.

    1- Đối tượng:

    + Người có học hàm, học vị: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ
    + Người đạt thành tích cao nhất trong học tập, lao động và công tác.
    + Người đạt danh hiệu thi đua, danh hiệu nhà nước phong tặng.

    2- Điều kiện:

    + Các đối tượng quy định trên đang công tác hoặc sẽ tự nguyện về công tác tại tỉnh từ 5 năm trở lên.
    + Có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.
    +Có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm nhiệm vụ được giao

    3- Phạm vi áp dụng:

    Các đối tượng trên đang làm việc hoặc có nguyện vọng về công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý về biên chế và tiền lương thuộc ngân sách Nhà nước.

    Điều 3:

    Kinh phí thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài do ngân sách tỉnh cấp.

    CHƯƠNG II - CHẾ ĐỘ THU HÚT VÀ ƯU ĐÃI SỬ DỤNG NHÂN TÀI.

    A- Chế độ thu hút ưu đãi nhân tài

    Điều 4.

    Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ có nguyện vọng về tỉnh công tác được tạo điều kiện bố trí việc làm cho vợ (chồng), trả chậm tiền nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước ( không tính lãi) nếu có nhu cầu và được trợ cấp ban đầu 15 triệu đồng đối với Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ; 8 triệu đồng đối với thạc sỹ.

    Điều 5.

    Thạc sỹ, Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy trương công lập đoạt loại khá tham dự kỳ thi tuyển công chức, được ưu tiên xét tuyển trước, nếu điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên. Khi chỉ tiêu cần tuyển ít thì xét tuyển theo nguyên tắc từ điểm cao trở xuống.

    Điều 6.

    Người đạt danh hiệu nhà nước phong tặng:

    + Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân được thưởng 15 triệu đồng
    + Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú được thưởng 7 triệu đồng.

    Điều 7.

    Thưởng 01 bậc lương đối với:
    + Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân.
    + Những người được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động.
    + Những vận động viên đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các giải vô địch thế giới và châu Á, Huy chương vàng cá nhân tại các giải vô địch khu vực Đông Nam Á và huấn luyện viên trực tiếp của các vận động viên đoạt giải này.
    + Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba (Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng) tại các kỳ thi quốc tế và Châu Á; Giải nhất ( Huy chương Vàng) tại kỳ thi khu vực Đông Nam Á.

    Điều 8.

    Nâng lương sớm với thời hạn 01 năm đối với:
    + Thạc sỹ, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú, thầy thuốc ưu tú.
    + Người đạt dnah hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh 5 năm liên tục.
    + Người được tặng thưởng huân chương lao động các hạng.
    + Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Dược sỹ chuyên khoa cấp II.
    + Người có tác phẩm, Văn học, Hội hoạ, âm nhạc... Đạt giải nhất tại các cuộc thi quốc gia.
    + Diễn viên ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đạt huy chương vàng cá nhân tại các cuộc thi hoặc hội diễn toàn quốc.
    + Vận động viên đạt huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các giải vô địch khu vực Đông Nam Á, Huy chương vàng cá nhân tại các giải quốc gia và Huấn luyện viên trực tiếp của các vận động viên đoạt giải này.
    + Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đoạt giải nhì, giải ba (Huy chương Bạc, Huy chương Đồng) tại các kỳ thi Đông Nam Á, giải nhất tại các kỳ thi quốc gia.

    Điều 9.

    Nâng lương trước thời hạn 6 tháng đối với:
    + Người được tặng bằng khen của Chính phủ, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh 3 năm liên tục.
    + Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Dược sỹ chuyên khoa cấp I.
    + Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh đạt giải nhì, giải ba tại các kỳ thi quốc gia.
    + Người có tác phẩm văn học, hội hoạ, âm nhạc.... Đạt giải nhì, giải ba tại các kỳ thi quốc gia.
    + Diễn viên tại các Đoàn nghệ thuật chuyên gnhiệp đạt Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các cuộc thi hoặc hội diễn toàn quốc.
    + Vận động viên đạt Huy chương Bạc, Huy chương Đồng cá nhân tại các giải vô địch quốc gia và huấn luyện viên trực tiếp của các vận động viên này.

    Điều 10.

    Thời điểm được xét để thưởng lương, nâng lương trước thời hạn thực hiện ngay sau khi các danh hiệu, thành tích được xác lập và công nhận.

    Điều 11.

    Ưu đãi đối với vận động viên đạt danh hiệu từ cấp I quốc gia trở lên.
    + Vận động viên đạt danh hiệu cấp kiện tướng, có bằng tốt nghiệp đại học thể dục - thể thao hệ chính quy được xét tuyển dụng không phải quy định kỳ thi tuyển công chức.
    + Vận động viên đạt danh hiệu cấp I, có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức cần tuyển, qua kỳ thi tuyển công chức được ưu tiên xét tuyển trước nếu điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên. Khi chỉ tiêu cần tuyển ít thì sẽ xét theo nguyên tắc từ điểm cao trở xuống.
    + Các vận động viên đạt danh hiệu cấp I quốc gia trở lên thuộc Sở thể dục - Thể thao quản lý chưa được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước thì được ký hợp đồng lao động có thời hạn.

    Điều 12.

    Ưu đãi trong đào tạo.
    Cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ từ thạc sỹ trở lên được trợ cấp tiền học phí, tiền tài liệu (nếu có), tiền tầu xe ( lượt đi, lượt về) của mỗi đợt học. Khi có bằng thạc sỹ được trợ cấp 8 triệu đồng, bằng tiến sỹ trợ cấp 15 triệu đồng.

    B- Chế độ sử dụng nhân tài

    Điều 13.

    Phải chú trọng ưu tiên khi xây dựng, quy hoạch tạo nguồn lãnh đạo. Bố trí sử dụng phải đúng người, đúng việc, đúng trình độ chuyên môn, tạo điều kiện để cán bộ, công chức đóng góp, cống hiến, phát huy được nhiều nhất tài năng, trí tuệ của mình trong công việc được giao.

    Điều 14.

    Cán bộ, công chức đạt danh hiệu quy định tại điểm 1, Điều 2 hiện đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý về biên chế, tiền lương, chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì được thưởng lương, nâng lương sớm theo điều 7,8,9 của quy định này.
    Điều 15.

    + Đối với những người có học hàm, học vị ( Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ) khi hết tuổi lao động, nếu cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng và bản thân cán bộ, công chức tự nguyện thì được ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành.
    + Những người có học hàm, học vị ( Giáo sư, Phó giáo sư, Thạc sỹ, Tiến sỹ) khi có nhu cầu chuyển công tác ra ngoài tỉnh, báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý và phải được đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, sau đó UBND tỉnh mới ra quyết định; đồng thời phải hoàn trả phần kinh phí ưu đãi của tỉnh đã cấp, nếu thời gian công tác tại tỉnh chưa đủ 5 năm kể từ khi được hưởng chế độ ưu đãi.

    Điều 16.

    Cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng nhân tài có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước, năng cao kiến thức, trình độ, tay nghề để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 17.

    + Ban tổ chức Chính quyền tỉnh:
    - Chủ trì, phối hợp với các ngành hướng dẫn thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài.
    - Kiểm tra, tổng jợp tình hình thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ.
    + Sở tài chính - Vật giá: Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và các ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự cấp, thanh quyết toán để thực hiện chế độ cho các đối tượng được hưởng chế độ thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài.

    Điều 18.

    Trong quá trình thực hiện quy định này, có gì vướng mắc, các cấp, các ngành, phản ảnh kịp thời về Ban tổ chức Chính quyền tỉnh để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./

  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Truyền thống văn hoá (bổ xung)

    Hải Dương, là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê) với gần 500 Tiến sỹ nho học, là nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di sản văn hoá.

    - Toàn tỉnh có: 1098 di tích lịch sử văn hóa - danh thắng. Đến nay (2003) có 127 di tích xếp hạng quốc gia, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xếp hạng đặc biệt quan trọng.
    - 556 lễ hội truyền thống được khôi phục.
    - Lễ hội qui mô quốc gia : Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.
    - 35 làng nghề truyền thống : Nổi tiếng là kim hoàn (vàng bạc) Châu Khê, Gốm Cậy (Bình Giang), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), làng dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hồng), khắc đá (Kính Chủ - Kinh Môn).
    - Văn nghệ dân gian : Là một trong tứ chiếng chèo của vùng Đồng bằng sông Hồng, hiện toàn tỉnh có 191 đội chèo quần chúng, 3 đội múa rối nước, 8 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ loại hình nghệ thuật hát đối (Gia Xuyên - Gia Lộc), hát trống quân (Tào Khê - Bình Giang).
    - Ẩm Thực đặc sản : Bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Ninh Giang, bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), chả, mắm rươi (Kim Thành, Kinh Môn), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn), vải thiều (Thanh Hà).
    - Thế mạnh văn hoá được phát huy trên một số lĩnh vực : Khai thác tiềm năng văn hoá du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống; trên địa bàn Kinh Môn, Chí Linh, duy trì được các phong trào văn hoá điển hình tích cực, xây dựng nếp sống lành mạnh như trong việc cưới, việc tang của Thanh Miện; giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp như Gia Lộc, Ninh Giang, Kim Thành..

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Truyền thống văn hoá (bổ xung)

    Hải Dương, là tỉnh có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê) với gần 500 Tiến sỹ nho học, là nơi hội tụ, lưu giữ nhiều di sản văn hoá.

    - Toàn tỉnh có: 1098 di tích lịch sử văn hóa - danh thắng. Đến nay (2003) có 127 di tích xếp hạng quốc gia, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xếp hạng đặc biệt quan trọng.
    - 556 lễ hội truyền thống được khôi phục.
    - Lễ hội qui mô quốc gia : Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.
    - 35 làng nghề truyền thống : Nổi tiếng là kim hoàn (vàng bạc) Châu Khê, Gốm Cậy (Bình Giang), chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), làng dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hồng), khắc đá (Kính Chủ - Kinh Môn).
    - Văn nghệ dân gian : Là một trong tứ chiếng chèo của vùng Đồng bằng sông Hồng, hiện toàn tỉnh có 191 đội chèo quần chúng, 3 đội múa rối nước, 8 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ loại hình nghệ thuật hát đối (Gia Xuyên - Gia Lộc), hát trống quân (Tào Khê - Bình Giang).
    - Ẩm Thực đặc sản : Bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Ninh Giang, bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), chả, mắm rươi (Kim Thành, Kinh Môn), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn), vải thiều (Thanh Hà).
    - Thế mạnh văn hoá được phát huy trên một số lĩnh vực : Khai thác tiềm năng văn hoá du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống; trên địa bàn Kinh Môn, Chí Linh, duy trì được các phong trào văn hoá điển hình tích cực, xây dựng nếp sống lành mạnh như trong việc cưới, việc tang của Thanh Miện; giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp như Gia Lộc, Ninh Giang, Kim Thành..

  6. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    HẢI DƯƠNG
    (Mã vùng 84 - 320)


    Diện tích: 1 648 km2
    Dân số (2002): 1 684 200 người
    Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương
    Các huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Tày...
    Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4°C.

    Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình.
    Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
    Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.
    Hải Dương là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đây cũng là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã từng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ. Hải Dương cũng chính là nơi có nền văn hoá dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng với các loại hình nghệ thuật: ca trù, hát chèo...
    Di tích Lịch Sử :
    Đền Kiếp Bạc
    Ðền ở xã Hưng Ðạo, huyện Chí Linh, cách Hà Nội khoảng 80 km và cách Côn Sơn 5 km. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng.
    Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
    Ðền thờ ông được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai.
    Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).
    Khu di tích danh thắng Côn Sơn


    Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70 km. Khu di tích, danh thắng này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Ðán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi.
    Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Tiêu biểu là:
    Chùa Côn Sơn
    Chùa có tên chữ là Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, toạ lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công (I) gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3 m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Ðán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
    Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" tạo từ thời Long Khánh (1373 - 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này (15/2/1965).
    Giếng Ngọc
    Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Ðăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
    Bàn Cờ Tiên
    Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Ðỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Ðứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
    Thạch Bàn
    Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.

    Hội đền Kiếp Bạc

    Ðền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Ðạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi thờ Trần Quốc Tuấn- vị tướng trụ cột của nhà Trần đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông, có công cứu nước, giải phóng dân tộc được nhân dân tôn thành "Thánh".
    Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, đi ô tô tới Bắc Ninh (khoảng 30 km) rồi đi tiếp theo quốc lộ 18 (Bắc Ninh- Phả Lại) tới hội đền Kiếp Bạc.
    Lễ hội đền Kiếp Bạc kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch. Trảy hội Kiếp Bạc, tưởng nhớ Ðức Thánh Trần, từ nhiều thế kỷ qua, đã là tập quán của người Việt Nam. Ngày 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Lễ hội được tổ chức rất long trọng vào ngày 20/8 âm lịch. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước. Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ- đồng thời kết thúc ngày hội lớn.
    Trước đây hội Kiếp Bạc còn nặng về cúng bái, lên đồng, nay không còn mang nặng màu sắc mê tín nhưng vẫn giữ vẻ sinh động đặc sắc riêng. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Ðầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình.

    Nguyễn Trãi-Côn Sơn Một tên gọi đã đi vào tiềm thức dân tộc
    Nguyên Trãi (1380 - 1442) hiệu tộc Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Cha là Nguyễn Phi Khanh - một nhà văn hóa kiệt xuất thời Trần - Hồ. Mẹ là Trần Thị Thái con gái của quan tư đồ Trần Nguyên Ðán - một danh tướng thời Trần. Ngay từ nhỏ Nguyễn Trãi vốn rất thông minh và hiếu học, lại sớm được giáo dục và rèn luyện toàn diện. Năm 20 tuổi (1400), ông đậu Thái học sinh (Tiến sĩ), cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng "Bình Ngô sách", hoạch định đường lối chiến tranh "Lấy đại nghĩa đề thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường đạo" đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Năm 1428, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông là Khai quốc công thần tiếp tục giúp vua một lòng xây đắp vương triều Lê, chỉ mong vua chính: Lấy nhân nghĩa giữ gìn thì nước non mới yên" và đất nước thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc "Khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu! ông là tác giả của "Quân trung từ mệnh tập" "Ức trai thi tập", "Quốc âm thi tập". "Dư địa chí" ... là những tác phẩm vô giá về các mặt văn học, quân sự, lịch sử, địa lý và tư tưởng cho đời sau học tập.
    Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà tư tưởng lớn mà cả cuộc đời đã tận tụy lo cho dân, cho nước. Nguyễn Trãi yêu Côn Sơn tha thiết, hình ảnh Côn Sơn đã lắng đọng trong tâm hồn ông ngay từ hồi trẻ. Ðể rồi khi nếm mật nằm gai" mãi nơi chiến trường xa ông vẫn nhớ về Côn Sơn, gọi Côn Sơn là "gia sơn" là "cố sơn". Ông coi Côn Sơn như một mái ấm gia đình khi đất nước thanh bình, tuy làm quan triều, bận nhiều việc nước Nguyễn Trãi vẫn dành phần lớn thời gian ở Côn Sơn, dựng nhà sửa sang động Thanh Hư và mở rộng qui mô chùa Côn Sơn.
    Ngày 22.9.2002 tức ngày 16 tháng 8 âm lịch tại di tích thắng cảnh Côn Sơn diễn ra một sự kiện văn hóa trọng đại. Khánh thành đền thờ anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ðảng và Nhà nước thể theo nguyện vọng của nhân dân, đã bỏ nhiều công sức, tiền của xây dựng "Ức trai linh từ" - tên đền thờ Nguyễn Trãi, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
    Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và du lịch khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành trường tồn cùng non sông, đất nước, là biểu tượng sáng ngời về lịch sử văn hiến của dân tộc.
    An Sơn miếu
    An Sơn miếu là một ngôi miếu cổ trên đảo Côn Sơn. Miếu được xây từ năm 1785, (sau đó được xây dựng lại vào năm 1958) để thờ bà Phi Yến, vợ của chúa Nguyễn Ánh (sau này trở thành vua Gia Long)./uploaded/vuthanhminh/anson-mieu.gif[/img
    Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Ðể đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Ða Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách.
    Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ hoàng tử Cải. Một lần, sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.
    Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà, đã lập nên ngôi miếu to đẹp để thờ bà. Năm 1861, Pháp sau khi chiếm đảo đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần. Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ.
  7. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    HẢI DƯƠNG
    (Mã vùng 84 - 320)


    Diện tích: 1 648 km2
    Dân số (2002): 1 684 200 người
    Tỉnh lỵ: Thành phố Hải Dương
    Các huyện: Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Sán Dìu, Tày...
    Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4°C.

    Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình.
    Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
    Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có di tích thắng cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.
    Hải Dương là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đây cũng là mảnh đất đã tạo nên những làng nghề truyền thống với những sản phẩm tinh xảo đã từng nổi tiếng từ nhiều thế kỷ. Hải Dương cũng chính là nơi có nền văn hoá dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng với các loại hình nghệ thuật: ca trù, hát chèo...
    Di tích Lịch Sử :
    Đền Kiếp Bạc
    Ðền ở xã Hưng Ðạo, huyện Chí Linh, cách Hà Nội khoảng 80 km và cách Côn Sơn 5 km. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng.
    Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
    Ðền thờ ông được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, 2 con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai.
    Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).
    Khu di tích danh thắng Côn Sơn


    Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70 km. Khu di tích, danh thắng này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Ðán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi.
    Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Tiêu biểu là:
    Chùa Côn Sơn
    Chùa có tên chữ là Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, toạ lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công (I) gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3 m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Ðán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
    Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" tạo từ thời Long Khánh (1373 - 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này (15/2/1965).
    Giếng Ngọc
    Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Ðăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
    Bàn Cờ Tiên
    Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Ðỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Ðứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn.
    Thạch Bàn
    Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.

    Hội đền Kiếp Bạc

    Ðền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Ðạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi thờ Trần Quốc Tuấn- vị tướng trụ cột của nhà Trần đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông, có công cứu nước, giải phóng dân tộc được nhân dân tôn thành "Thánh".
    Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, đi ô tô tới Bắc Ninh (khoảng 30 km) rồi đi tiếp theo quốc lộ 18 (Bắc Ninh- Phả Lại) tới hội đền Kiếp Bạc.
    Lễ hội đền Kiếp Bạc kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch. Trảy hội Kiếp Bạc, tưởng nhớ Ðức Thánh Trần, từ nhiều thế kỷ qua, đã là tập quán của người Việt Nam. Ngày 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Lễ hội được tổ chức rất long trọng vào ngày 20/8 âm lịch. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước. Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ- đồng thời kết thúc ngày hội lớn.
    Trước đây hội Kiếp Bạc còn nặng về cúng bái, lên đồng, nay không còn mang nặng màu sắc mê tín nhưng vẫn giữ vẻ sinh động đặc sắc riêng. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Ðầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình.

    Nguyễn Trãi-Côn Sơn Một tên gọi đã đi vào tiềm thức dân tộc
    Nguyên Trãi (1380 - 1442) hiệu tộc Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Cha là Nguyễn Phi Khanh - một nhà văn hóa kiệt xuất thời Trần - Hồ. Mẹ là Trần Thị Thái con gái của quan tư đồ Trần Nguyên Ðán - một danh tướng thời Trần. Ngay từ nhỏ Nguyễn Trãi vốn rất thông minh và hiếu học, lại sớm được giáo dục và rèn luyện toàn diện. Năm 20 tuổi (1400), ông đậu Thái học sinh (Tiến sĩ), cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407 ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng "Bình Ngô sách", hoạch định đường lối chiến tranh "Lấy đại nghĩa đề thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường đạo" đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. Năm 1428, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông là Khai quốc công thần tiếp tục giúp vua một lòng xây đắp vương triều Lê, chỉ mong vua chính: Lấy nhân nghĩa giữ gìn thì nước non mới yên" và đất nước thịnh trị, nhân dân ấm no, hạnh phúc "Khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu! ông là tác giả của "Quân trung từ mệnh tập" "Ức trai thi tập", "Quốc âm thi tập". "Dư địa chí" ... là những tác phẩm vô giá về các mặt văn học, quân sự, lịch sử, địa lý và tư tưởng cho đời sau học tập.
    Nguyễn Trãi là nhà văn, nhà chính trị, nhà quân sự và một nhà tư tưởng lớn mà cả cuộc đời đã tận tụy lo cho dân, cho nước. Nguyễn Trãi yêu Côn Sơn tha thiết, hình ảnh Côn Sơn đã lắng đọng trong tâm hồn ông ngay từ hồi trẻ. Ðể rồi khi nếm mật nằm gai" mãi nơi chiến trường xa ông vẫn nhớ về Côn Sơn, gọi Côn Sơn là "gia sơn" là "cố sơn". Ông coi Côn Sơn như một mái ấm gia đình khi đất nước thanh bình, tuy làm quan triều, bận nhiều việc nước Nguyễn Trãi vẫn dành phần lớn thời gian ở Côn Sơn, dựng nhà sửa sang động Thanh Hư và mở rộng qui mô chùa Côn Sơn.
    Ngày 22.9.2002 tức ngày 16 tháng 8 âm lịch tại di tích thắng cảnh Côn Sơn diễn ra một sự kiện văn hóa trọng đại. Khánh thành đền thờ anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ðảng và Nhà nước thể theo nguyện vọng của nhân dân, đã bỏ nhiều công sức, tiền của xây dựng "Ức trai linh từ" - tên đền thờ Nguyễn Trãi, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
    Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và du lịch khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành trường tồn cùng non sông, đất nước, là biểu tượng sáng ngời về lịch sử văn hiến của dân tộc.
    An Sơn miếu
    An Sơn miếu là một ngôi miếu cổ trên đảo Côn Sơn. Miếu được xây từ năm 1785, (sau đó được xây dựng lại vào năm 1958) để thờ bà Phi Yến, vợ của chúa Nguyễn Ánh (sau này trở thành vua Gia Long)./uploaded/vuthanhminh/anson-mieu.gif[/img
    Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Ðể đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Ða Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách.
    Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ hoàng tử Cải. Một lần, sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.
    Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà, đã lập nên ngôi miếu to đẹp để thờ bà. Năm 1861, Pháp sau khi chiếm đảo đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần. Năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ.
  8. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Hữu tình Côn Sơn
    Côn Sơn có suối, nước chảy rì rầm làm đàn cầm
    Côn Sơn có đá, mưa xối rêu xanh đậm, ta lấy làm chiếu thảm
    Trong núi có thông, muôn dặm rờn biếc một vùng, ta tha hồ nghỉ ngơi
    Trong rừng có trúc, ngàn mẫu in biếc lục, ta tha hồ ngâm nga bên gốc...
    Côn Sơn tức núi Kỳ Lân, hay tên dân gian quen gọi núi Hun, cao gần 200m, dài trên 1km, nay thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu thờ thần gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, phía tây tiếp nối núi U Bò, có một thung lũng xanh tươi, những mái nhà tranh ẩn hiện trong lũy tre lang. Phía Đông là chùa và hồ Côn Sơn. Hướng Đông Bắc có một quả núi hình hoa sen quanh năm tươi tốt có tên là Bài Vọng nơi để di hài Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Phía Nam là xóm núi Tiên Sơn và bãi giẽ thanh hoa tương truyền do bà Trần Nguyên Đán trồng. Chùa Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun, được dựng vào thế kỷ 13, đến thế kỷ 17, 18 đã được trùng tu mở rộng và mấy năm gần đây được tôn tạo lại. Chùa được kiến trúc 83 gian, có 385 pho tượng, trong đó có những tượng cao 2-3 mét. Quanh chùa co 14 bia đá từ thời Hậu Lê. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dừng chân bên suối và đọc văn bia công đức Côn Sơn vào một ngày xuân (15-2-1965). Sau chùa là nhà tổ, trong có tượng thờ quan tư đồ phụ chính Trần Nguyên Đán cùng ba vị tổ: Trần Nhân Tông - người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; rồi đến Pháp Loa và Huyền quang. Vị tam tổ Huyền Quang, theo điển tích, đã giữ được tấm gương lòng sắc sắc - không không, vượt qua thử thách dục tình của cung nữ Điểm Bích. Người được vua Anh Tôn cử đến kiểm nghiệm xem sư Huyền Quang có ức chế được ******** hay không? Sau khi sư tổ viên tịch, vua Trần Minh Tôn cho xây tháp cho sư phía sau chùa Côn Sơn gọi là Tháp Huyền Quang hay Đăng Minh bảo tháp, bên Thanh Hư động nổi tiếng. Ngày mất của ông cũng được lấy làm ngày hội mùa xuân Côn Sơn (22-1 Âm lịch).
    Thắp xong tuần hương ở nhà thờ tổ, mời bạn bắt đầu hành trình lên bàn cờ
    Tiên - cũng là đỉnh Côn Sơn. Hơn 900 bậc đá xếp uốn lượn qua các đồi thông rì rào lọc nắng, gió ***g lộng thổi quần quít vị hương ngai ngái nồng của thông mã vị.. Trên đỉnh là khu đất bằng phẳng còn nền di tích của một kiến trúc cổ hình chữ công. Bốn phía trập trùng đồi cây, mênh mông sông nước Lục Đầu Giang, ngửa mặt lên thăm thẳm trời xanh, bạn sẽ thấy khoáng đạt tầm mắt, mở mang tâm hồn, cảm nhận được thanh khí thiên nhiên, dễ dàng tìm được mình trong cõi hư vô.. Xa thêm nữa về hướng Đông - Bắc, theo đường núi 5 km, len lỏi qua thung lũng xanh tươi, êm đềm làng quê, bạn sẽ đến thăm đền Kiếp Bạc - một di tích lịch sử nổi tiếng - nơi lưu giữ nhiều vật tích quý báu cùng biết bao truyền thuyết ly kỳ về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên, bắt đầu hội Kiếp Bạc (16-8 Âm lịch) là ngày mất của Nguyễn Trãi thì kết thúc hội là ngày mất của Trần Hưng Đạo (20-8 Âm lịch). Mấy năm gần đây, hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành một dịp lễ hội lớn, thu hút rất nhiều khách thập phương trong nước và ngoài nước.
    Sáu thế kỷ trước, Côn Sơn như Cảnh thần tiên hiện dưới ngòi bút của Phi Khanh: "Khói đầu non, ràng ngoài đảo, gấm vóc phô bày. Hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phất phới.." Giờ đây, quan năm tháng phôi phai, thiên nhiên môi trường ở đây đang xuống cấp đến mức báo động. Do rừng phòng hộ đầu nguồn bị chặt phá nhiều nên lượng nước trong suối hầu như cạn kiệt, chỉ còn biết trông chờ vào nước mưa trời ban. Trông dòng suối trơ đá, rác thải và đồ ăn thừa mà đau lòng. Hồ Côn Sơn cũng đang khát nước, lượng nước hiện đủ để tồn tại một cái đầm. Rừng thông vẫn còn nhưng trúc thì đã bị tuyệt diệt? Việc quản lý còn lỏng lẻo để một số người vẫn chăn trâu bò, kiếm củi trong di tích.
    Dù cảnh quan đã đổi thay, con người cũng trở nên vô tình với thiên nhiên hơn, nhưng hồ xưa khí thiêng vẫn còn đó, Côn Sơn vẫn đang mơ ước đến ngày mai sẽ, ".. có bóng mát để nghỉ, chổ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem. Phàm những hình ảnh trong mát, tiếng suối reo xa với mà hư không, sâu thẳm mà yên lặng, hợp với tai mắt và tâm hồn người ta ở đây có đủ cả...
    Đảo cò
    Nằm giữa một vùng hồ bao la sóng nước, đảo Cò nổi lên như một viên ngọc mà thiên nhiên đã ban tặng cho Chi Lăng Nam (thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Với diện tích 2.382m2, từ lâu đảo đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại cò vạc khác nhau. Có chín loại cò khác nhau là cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Nepal, Philippines.. Mùa xuân là thời điểm cò về đông nhất, có tới vài vạn con cò và hàng nghìn con vạc.]
    Khi hoàng hôn buông xuống là lúc cò về, chúng bay thành từng đàn, mỗi đàn có số lượng từ dăm bảy chục tới hàng trăm con đậu trắng xóa cả các tán cây trên đảo. Sau khi lượn nhiều vòng che kín cả khoảng không gian mặt hồ, chúng lần lượt hạ cánh an toàn xuống những lùm cây xanh giữa biển nước mênh mông dưới ánh nắng chiều, tiếp đó là những nhịp sải cánh của những chú vạc chuẩn bị cho một buổi kiếm mồi vất cả trong đêm. Là một vùng hồ rộng mệnh mông, không bao giờ cạn nước nên Chi Lăng Nam còn có nhiều mòng két, le le, vịt trời, đặc biệt đã từng có cốc đen, bồ nông, cuốc và nhiều loài giẽ khác nhau. Trong số ấy, cốc và bồ nông là loài chim nước quí hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc ?ogiao ca? thú vị giữa cò và vạc trong cuộc mưu sinh hàng ngày, là khi cò về sớm mà vạc chưa đi kiếm ăn thì đảo cò thật là huyên náo. Chúng tranh cướp nhau để giành chỗ đậu. Vạc yếu thế nên bị dồn xuống dưới, còn cò phủ trắng trên các tán cây. Hình như cây cối trên đảo không còn đủ chỗ cho cả đàn cò khổng lồ bám nữa.
    Sự đan xen hài hòa giữa cây cối, chim muông, hồ nước cùng khí hậu nhiệt đới trong lành thoáng đãng, cùng với nhiều cây cổ thụ và nhiều bia cổ, đền, chùa, miếu mạo trong vùng, đặc biệt với các nghề cổ truyền như nghề gột cá, nghề bánh tráng, bánh đa và nghề ươm trồng cây cảnh, Chi Lăng Nam có đầy đủ yếu tố để có thể phát triển thành một vùng du lịch môi trường sinh thái hấp dẫn. Với những giá trị của mình, đảo Cò Chi Lăng Nam đã tạo nên một môi trường sinh thái đặc trưng cho làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    Tuy nhiên trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng này mới chỉ dừng ở mức tự phát, nên đảo Cò vẫn như một nàng công chúa ngủ quên trong rừng chưa được đánh thức, bởi đường xá đi lại còn khó khăn. Làng Cò đang được quan tâm tích cực bảo tồn và xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Đất lành chim đậu, cò về ngày một đông hơn. Trong tương lai không xa tiềm năng du lịch đảo Cò sẽ thực sự được phát huy và được đưa vào tour du lịch theo hình vòng cung từ Hà Nội đi phố Hiến đến đảo Cò, Hải Dương và ra Côn Sơn, Kiếp Bạc, Hải Phòng rồi về Hà Nội. Có như vậy mới thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
    Gốm Chu Đậu
    Chu Đậu là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Thái Bình ?" xưa là Trần triều hải khẩu (cảng nhà Trần). Theo ngữ nghĩa thì Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền), nơi đây thuyền bè ra vào tấp nập, thuộc tổng Thượng Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách Châu, nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
    ?oChu Đậu? đi bằng đường sông Thái Bình, ngược lên Lục Đầu Giang (đền Kiếp Bạc, Phả Lại) khoảng 6 km, theo sông Kinh Thầy ra Vân Đồn - thương cảng lớn giao lưu quốc tế xưa và nay, hoặc xuôi về thành phố Hải Dương cũng chừng 6 km rồi qua sông Luộc, về Phố Hiến và Hà Nội.
    Chu Đậu cách đường 183 cao tốc 5 km, nếu đi bằng đường bộ thì rẽ phải ra quốc lộ 5 đi Hà Nội hoặc Hải Phòng hoặc rẽ trái để qua đường 18, đi Hạ Long, Cửa Ông (ra cảng Vân Đồn), Móng Cái.
    Sáu mươi năm trước, tôi đã nghe đến ?oGốm Chu Đậu?. Rồi đất nước có chiến tranh, phải đi xa! Nay trở về, tôi tìm đến nơi này và đã có mặt ở đây hàng tháng trời. Gốm Chu Đậu đã cuốn hút tôi vào việc, có khi quên trưa, quên ăn.
    Ôi! Bấy nay người ta chỉ biết đến gốm Bát Tràng, Quảng Ninh, Thổ Hà... kể cả những nhà nghiên cứu và giảng dạy về gốm sứ. Bởi lẽ họ chưa thấy có một trung tâm gốm nào thời Lê, nên khi thấy sản phẩm gốm hoa lam, gốm tam thái (3 màu - thực là 5 màu) thì nghĩ ngay là của Bát Tràng. Sự thật không phải. Bởi đến nay, Bát Tràng vẫn chưa đưa ra được sưu tập gốm hoa lam thế kỷ 14 ?" 15. Trong khi đó gốm hoa lam, gốm tam thái là mặt mạnh của Chu Đậu từ thế kỷ 14, cực thịnh ở thế kỷ 15 ?" 16, bị lụi tàn đi ở thế kỷ 17. Điều này do nhiều nguyên nhân: Nội chiến Lê Mạc kéo dài từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 rất khốc liệt. Nhà Mạc thất thủ phải lên ngàn. Nơi đây là vùng chiêm trũng của huyện Nam Sách. Mãi những năm cuối thập niên 20 thế kỷ trước Nam Sách mới có đê. Có nghĩa trước đó nước sông vào ra tự nhiên, tránh sao khỏi hư hại đến lò nung, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giặc Minh xâm lược nước ta, bắt đi nhiều nghệ nhân giỏi. Một số khác tìm đường đi làm ăn ở Nhật, Nam, Bắc Triều Tiên. Nghệ nhân Vương Quốc Doanh đem thợ đến Bát Tràng, góp một phần làm cho gốm sứ Bát Tràng hưng thịnh như ngày nay.
    Di tích văn hoá gốm cổ Chu Đậu được phát hiện, khôi phục, công này trước nhất do ngài Makato Anabuki ?" nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội. Năm 1980, ông đi công tác Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đến thăm bảo tàng Topkapi Saray ở thủ đô Istabul, ông thấy trưng bày chiếc bình gốm hoa lam men trắng, hình củ tỏi, nghệ thuật vô cùng độc đáo, hoa văn trang trí là hoa sen và dây leo. Người tạo ra là Bùi Thị Hý bút Thái Hoà bát niên (năm 1450) - người Chu Đậu, Thanh Lâm, châu Nam Sách. Ông viết thư về Việt Nam để nhờ các nhà khảo cổ tìm nơi sản xuất. Qua năm lần khai quật, các nhà khảo cổ hàng đầu Việt Nam cùng ông bà Kerry Nguyễn Long (Đại học Tổng hợp Tasmania, Úc), giáo sư tiến sĩ Peter Burns (Đại học Tổng hợp Adelaide Úc), giám đốc trung tâm gốm sứ Đông Nam Á, các nhà khảo cổ học Đức, Ý, Pháp... đã có những cuộc hợp tác nghiên cứu, khai quật nhiều ở Đông Nam Á. Gần đây nhất, việc trục vớt 5 con tàu cổ đắm ở vùng biển Pandanan (Philippine), vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Đà Nẵng) cho thấy nhiều hiện vật gốm đều là gốm Chu Đậu, điều đó chứng tỏ gốm Chu Đậu đã xuất khẩu với số lượng lớn cách đây 7, 8 thế kỷ. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: ?ogốm Chu Đậu là kế thừa gốm Vạn Yên (Hưng Đạo Kiếp Bạc) thế kỷ 13, kế thừa xuất sắc gốm Lý -Trần về men ngọc và hoa văn nổi chìm, kiểu dáng thanh thoát. Chất lượng gốm hoa lam, chưa một di tích gốm nào vượt được Chu Đậu?. Thời ấy, Chu Đậu đã đạt được 4 tiêu chuẩn ở đỉnh điểm mà văn hoá gốm đòi hỏi: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông.
    Điểm mạnh nữa của gốm Chu Đậu là thể hiện được tâm hồn Việt và rất Việt qua hoa văn của một dân tộc gắn bó với thiên nhiên, yêu tự do và cuộc sống thanh bình. Trên sản phẩm ta thường thấy cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú và côn trùng như cành đào và chú chim bé nhỏ ngơ ngác mỗi khi xuân về, từng đôi hoặc từng đàn chim bay, cá cờ lượn lờ trong nước, trăng lên, những vầng mây đẹp nhẹ nhàng trôi, con cò, con vạc lặng lẽ đi ăn đêm. Ta còn bắt gặp cả hình ảnh cuộc sống và người dân Việt Nam như người đội nón, cô gái mặc áo tứ thân tóc đuôi sam, em bé chăn trâu, mái nhà tranh và hàng tre bên bến sông, cô lái đò. Chính cái nét văn hoá rất riêng này mà gốm Chu Đậu được trưng bày, lưu giữ ở hơn 40 bảo tàng lớn trên thế giới và rất được thế giới săn tìm. Chiếc bình rồng, biểu tượng cho văn hoá Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc là gốm Chu Đậu. Chiếc bình tỳ bà men hoa lam trang trí cúc đại đoá, khi đem đấu giá, người Anh mua được với giá 521 ngàn USD (hai chiếc bình này đều là sản phẩm trục vớt trong số 28 vạn sản phẩm ở 2 con tàu đưa lên trước).
    Nơi đây còn là chiến khu xưa của nhà Mạc, có đền, tượng thờ vua Lê Lợi (ông cho nghỉ quân ở đây). Trong đền còn có tượng thờ các bà Vương Thị Ngọc Viên, Vương Thị Ngọc Chất và Vương Thị Ngọc Đĩnh (nuôi con cho vua). Bà Viên, bà Chất là vợ vua Lê Dụ Tông. Bà Vương là đệ nhất cung tần, được phong Chiêu Nghi Gia Kính Phi, bà Chất là nội thị cung tần. Ở đây còn có đền thờ 2 danh tướng Phạm Mại, Phạm Ngộ - tham tán quân vụ của Đức Hưng Đạo Vương và có đền thờ Đặng Huyền Thông, nhà nho, người thầy có công lớn với nghề gốm Chu Đậu.
    Nói đến gốm là nói đến văn hoá gốm, trình độ thẩm mỹ và văn minh của dân tộc ấy. Kiểu dáng đẹp, sang trọng của gốm Chu Đậu đã làm mê mẩn các quý bà quý ông và nhiều vương triều trong và ngoài nước.
    Giờ đây, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời để khôi phục giữ gìn bằng được ?othần thái phong cách gốm cổ Chu Đậu?. Sau một năm sản xuất, xí nghiệp đã có lô hàng đầu tiên 8490 sản phẩm xuất khẩu trị giá 20.000 USD. Thế là sau 400 năm Chu Đậu lại có hàng xuất cho Tây Ban Nha ?" nơi chuyến cuối cùng được xuất sang ở thế kỷ thứ 17
  9. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Hữu tình Côn Sơn
    Côn Sơn có suối, nước chảy rì rầm làm đàn cầm
    Côn Sơn có đá, mưa xối rêu xanh đậm, ta lấy làm chiếu thảm
    Trong núi có thông, muôn dặm rờn biếc một vùng, ta tha hồ nghỉ ngơi
    Trong rừng có trúc, ngàn mẫu in biếc lục, ta tha hồ ngâm nga bên gốc...
    Côn Sơn tức núi Kỳ Lân, hay tên dân gian quen gọi núi Hun, cao gần 200m, dài trên 1km, nay thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu thờ thần gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, phía tây tiếp nối núi U Bò, có một thung lũng xanh tươi, những mái nhà tranh ẩn hiện trong lũy tre lang. Phía Đông là chùa và hồ Côn Sơn. Hướng Đông Bắc có một quả núi hình hoa sen quanh năm tươi tốt có tên là Bài Vọng nơi để di hài Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Phía Nam là xóm núi Tiên Sơn và bãi giẽ thanh hoa tương truyền do bà Trần Nguyên Đán trồng. Chùa Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun, được dựng vào thế kỷ 13, đến thế kỷ 17, 18 đã được trùng tu mở rộng và mấy năm gần đây được tôn tạo lại. Chùa được kiến trúc 83 gian, có 385 pho tượng, trong đó có những tượng cao 2-3 mét. Quanh chùa co 14 bia đá từ thời Hậu Lê. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dừng chân bên suối và đọc văn bia công đức Côn Sơn vào một ngày xuân (15-2-1965). Sau chùa là nhà tổ, trong có tượng thờ quan tư đồ phụ chính Trần Nguyên Đán cùng ba vị tổ: Trần Nhân Tông - người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; rồi đến Pháp Loa và Huyền quang. Vị tam tổ Huyền Quang, theo điển tích, đã giữ được tấm gương lòng sắc sắc - không không, vượt qua thử thách dục tình của cung nữ Điểm Bích. Người được vua Anh Tôn cử đến kiểm nghiệm xem sư Huyền Quang có ức chế được ******** hay không? Sau khi sư tổ viên tịch, vua Trần Minh Tôn cho xây tháp cho sư phía sau chùa Côn Sơn gọi là Tháp Huyền Quang hay Đăng Minh bảo tháp, bên Thanh Hư động nổi tiếng. Ngày mất của ông cũng được lấy làm ngày hội mùa xuân Côn Sơn (22-1 Âm lịch).
    Thắp xong tuần hương ở nhà thờ tổ, mời bạn bắt đầu hành trình lên bàn cờ
    Tiên - cũng là đỉnh Côn Sơn. Hơn 900 bậc đá xếp uốn lượn qua các đồi thông rì rào lọc nắng, gió ***g lộng thổi quần quít vị hương ngai ngái nồng của thông mã vị.. Trên đỉnh là khu đất bằng phẳng còn nền di tích của một kiến trúc cổ hình chữ công. Bốn phía trập trùng đồi cây, mênh mông sông nước Lục Đầu Giang, ngửa mặt lên thăm thẳm trời xanh, bạn sẽ thấy khoáng đạt tầm mắt, mở mang tâm hồn, cảm nhận được thanh khí thiên nhiên, dễ dàng tìm được mình trong cõi hư vô.. Xa thêm nữa về hướng Đông - Bắc, theo đường núi 5 km, len lỏi qua thung lũng xanh tươi, êm đềm làng quê, bạn sẽ đến thăm đền Kiếp Bạc - một di tích lịch sử nổi tiếng - nơi lưu giữ nhiều vật tích quý báu cùng biết bao truyền thuyết ly kỳ về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên, bắt đầu hội Kiếp Bạc (16-8 Âm lịch) là ngày mất của Nguyễn Trãi thì kết thúc hội là ngày mất của Trần Hưng Đạo (20-8 Âm lịch). Mấy năm gần đây, hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành một dịp lễ hội lớn, thu hút rất nhiều khách thập phương trong nước và ngoài nước.
    Sáu thế kỷ trước, Côn Sơn như Cảnh thần tiên hiện dưới ngòi bút của Phi Khanh: "Khói đầu non, ràng ngoài đảo, gấm vóc phô bày. Hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phất phới.." Giờ đây, quan năm tháng phôi phai, thiên nhiên môi trường ở đây đang xuống cấp đến mức báo động. Do rừng phòng hộ đầu nguồn bị chặt phá nhiều nên lượng nước trong suối hầu như cạn kiệt, chỉ còn biết trông chờ vào nước mưa trời ban. Trông dòng suối trơ đá, rác thải và đồ ăn thừa mà đau lòng. Hồ Côn Sơn cũng đang khát nước, lượng nước hiện đủ để tồn tại một cái đầm. Rừng thông vẫn còn nhưng trúc thì đã bị tuyệt diệt? Việc quản lý còn lỏng lẻo để một số người vẫn chăn trâu bò, kiếm củi trong di tích.
    Dù cảnh quan đã đổi thay, con người cũng trở nên vô tình với thiên nhiên hơn, nhưng hồ xưa khí thiêng vẫn còn đó, Côn Sơn vẫn đang mơ ước đến ngày mai sẽ, ".. có bóng mát để nghỉ, chổ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem. Phàm những hình ảnh trong mát, tiếng suối reo xa với mà hư không, sâu thẳm mà yên lặng, hợp với tai mắt và tâm hồn người ta ở đây có đủ cả...
    Đảo cò
    Nằm giữa một vùng hồ bao la sóng nước, đảo Cò nổi lên như một viên ngọc mà thiên nhiên đã ban tặng cho Chi Lăng Nam (thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Với diện tích 2.382m2, từ lâu đảo đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại cò vạc khác nhau. Có chín loại cò khác nhau là cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Nepal, Philippines.. Mùa xuân là thời điểm cò về đông nhất, có tới vài vạn con cò và hàng nghìn con vạc.]
    Khi hoàng hôn buông xuống là lúc cò về, chúng bay thành từng đàn, mỗi đàn có số lượng từ dăm bảy chục tới hàng trăm con đậu trắng xóa cả các tán cây trên đảo. Sau khi lượn nhiều vòng che kín cả khoảng không gian mặt hồ, chúng lần lượt hạ cánh an toàn xuống những lùm cây xanh giữa biển nước mênh mông dưới ánh nắng chiều, tiếp đó là những nhịp sải cánh của những chú vạc chuẩn bị cho một buổi kiếm mồi vất cả trong đêm. Là một vùng hồ rộng mệnh mông, không bao giờ cạn nước nên Chi Lăng Nam còn có nhiều mòng két, le le, vịt trời, đặc biệt đã từng có cốc đen, bồ nông, cuốc và nhiều loài giẽ khác nhau. Trong số ấy, cốc và bồ nông là loài chim nước quí hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc ?ogiao ca? thú vị giữa cò và vạc trong cuộc mưu sinh hàng ngày, là khi cò về sớm mà vạc chưa đi kiếm ăn thì đảo cò thật là huyên náo. Chúng tranh cướp nhau để giành chỗ đậu. Vạc yếu thế nên bị dồn xuống dưới, còn cò phủ trắng trên các tán cây. Hình như cây cối trên đảo không còn đủ chỗ cho cả đàn cò khổng lồ bám nữa.
    Sự đan xen hài hòa giữa cây cối, chim muông, hồ nước cùng khí hậu nhiệt đới trong lành thoáng đãng, cùng với nhiều cây cổ thụ và nhiều bia cổ, đền, chùa, miếu mạo trong vùng, đặc biệt với các nghề cổ truyền như nghề gột cá, nghề bánh tráng, bánh đa và nghề ươm trồng cây cảnh, Chi Lăng Nam có đầy đủ yếu tố để có thể phát triển thành một vùng du lịch môi trường sinh thái hấp dẫn. Với những giá trị của mình, đảo Cò Chi Lăng Nam đã tạo nên một môi trường sinh thái đặc trưng cho làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    Tuy nhiên trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng này mới chỉ dừng ở mức tự phát, nên đảo Cò vẫn như một nàng công chúa ngủ quên trong rừng chưa được đánh thức, bởi đường xá đi lại còn khó khăn. Làng Cò đang được quan tâm tích cực bảo tồn và xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Đất lành chim đậu, cò về ngày một đông hơn. Trong tương lai không xa tiềm năng du lịch đảo Cò sẽ thực sự được phát huy và được đưa vào tour du lịch theo hình vòng cung từ Hà Nội đi phố Hiến đến đảo Cò, Hải Dương và ra Côn Sơn, Kiếp Bạc, Hải Phòng rồi về Hà Nội. Có như vậy mới thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
    Gốm Chu Đậu
    Chu Đậu là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Thái Bình ?" xưa là Trần triều hải khẩu (cảng nhà Trần). Theo ngữ nghĩa thì Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền), nơi đây thuyền bè ra vào tấp nập, thuộc tổng Thượng Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách Châu, nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
    ?oChu Đậu? đi bằng đường sông Thái Bình, ngược lên Lục Đầu Giang (đền Kiếp Bạc, Phả Lại) khoảng 6 km, theo sông Kinh Thầy ra Vân Đồn - thương cảng lớn giao lưu quốc tế xưa và nay, hoặc xuôi về thành phố Hải Dương cũng chừng 6 km rồi qua sông Luộc, về Phố Hiến và Hà Nội.
    Chu Đậu cách đường 183 cao tốc 5 km, nếu đi bằng đường bộ thì rẽ phải ra quốc lộ 5 đi Hà Nội hoặc Hải Phòng hoặc rẽ trái để qua đường 18, đi Hạ Long, Cửa Ông (ra cảng Vân Đồn), Móng Cái.
    Sáu mươi năm trước, tôi đã nghe đến ?oGốm Chu Đậu?. Rồi đất nước có chiến tranh, phải đi xa! Nay trở về, tôi tìm đến nơi này và đã có mặt ở đây hàng tháng trời. Gốm Chu Đậu đã cuốn hút tôi vào việc, có khi quên trưa, quên ăn.
    Ôi! Bấy nay người ta chỉ biết đến gốm Bát Tràng, Quảng Ninh, Thổ Hà... kể cả những nhà nghiên cứu và giảng dạy về gốm sứ. Bởi lẽ họ chưa thấy có một trung tâm gốm nào thời Lê, nên khi thấy sản phẩm gốm hoa lam, gốm tam thái (3 màu - thực là 5 màu) thì nghĩ ngay là của Bát Tràng. Sự thật không phải. Bởi đến nay, Bát Tràng vẫn chưa đưa ra được sưu tập gốm hoa lam thế kỷ 14 ?" 15. Trong khi đó gốm hoa lam, gốm tam thái là mặt mạnh của Chu Đậu từ thế kỷ 14, cực thịnh ở thế kỷ 15 ?" 16, bị lụi tàn đi ở thế kỷ 17. Điều này do nhiều nguyên nhân: Nội chiến Lê Mạc kéo dài từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 rất khốc liệt. Nhà Mạc thất thủ phải lên ngàn. Nơi đây là vùng chiêm trũng của huyện Nam Sách. Mãi những năm cuối thập niên 20 thế kỷ trước Nam Sách mới có đê. Có nghĩa trước đó nước sông vào ra tự nhiên, tránh sao khỏi hư hại đến lò nung, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giặc Minh xâm lược nước ta, bắt đi nhiều nghệ nhân giỏi. Một số khác tìm đường đi làm ăn ở Nhật, Nam, Bắc Triều Tiên. Nghệ nhân Vương Quốc Doanh đem thợ đến Bát Tràng, góp một phần làm cho gốm sứ Bát Tràng hưng thịnh như ngày nay.
    Di tích văn hoá gốm cổ Chu Đậu được phát hiện, khôi phục, công này trước nhất do ngài Makato Anabuki ?" nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội. Năm 1980, ông đi công tác Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đến thăm bảo tàng Topkapi Saray ở thủ đô Istabul, ông thấy trưng bày chiếc bình gốm hoa lam men trắng, hình củ tỏi, nghệ thuật vô cùng độc đáo, hoa văn trang trí là hoa sen và dây leo. Người tạo ra là Bùi Thị Hý bút Thái Hoà bát niên (năm 1450) - người Chu Đậu, Thanh Lâm, châu Nam Sách. Ông viết thư về Việt Nam để nhờ các nhà khảo cổ tìm nơi sản xuất. Qua năm lần khai quật, các nhà khảo cổ hàng đầu Việt Nam cùng ông bà Kerry Nguyễn Long (Đại học Tổng hợp Tasmania, Úc), giáo sư tiến sĩ Peter Burns (Đại học Tổng hợp Adelaide Úc), giám đốc trung tâm gốm sứ Đông Nam Á, các nhà khảo cổ học Đức, Ý, Pháp... đã có những cuộc hợp tác nghiên cứu, khai quật nhiều ở Đông Nam Á. Gần đây nhất, việc trục vớt 5 con tàu cổ đắm ở vùng biển Pandanan (Philippine), vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Đà Nẵng) cho thấy nhiều hiện vật gốm đều là gốm Chu Đậu, điều đó chứng tỏ gốm Chu Đậu đã xuất khẩu với số lượng lớn cách đây 7, 8 thế kỷ. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: ?ogốm Chu Đậu là kế thừa gốm Vạn Yên (Hưng Đạo Kiếp Bạc) thế kỷ 13, kế thừa xuất sắc gốm Lý -Trần về men ngọc và hoa văn nổi chìm, kiểu dáng thanh thoát. Chất lượng gốm hoa lam, chưa một di tích gốm nào vượt được Chu Đậu?. Thời ấy, Chu Đậu đã đạt được 4 tiêu chuẩn ở đỉnh điểm mà văn hoá gốm đòi hỏi: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông.
    Điểm mạnh nữa của gốm Chu Đậu là thể hiện được tâm hồn Việt và rất Việt qua hoa văn của một dân tộc gắn bó với thiên nhiên, yêu tự do và cuộc sống thanh bình. Trên sản phẩm ta thường thấy cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú và côn trùng như cành đào và chú chim bé nhỏ ngơ ngác mỗi khi xuân về, từng đôi hoặc từng đàn chim bay, cá cờ lượn lờ trong nước, trăng lên, những vầng mây đẹp nhẹ nhàng trôi, con cò, con vạc lặng lẽ đi ăn đêm. Ta còn bắt gặp cả hình ảnh cuộc sống và người dân Việt Nam như người đội nón, cô gái mặc áo tứ thân tóc đuôi sam, em bé chăn trâu, mái nhà tranh và hàng tre bên bến sông, cô lái đò. Chính cái nét văn hoá rất riêng này mà gốm Chu Đậu được trưng bày, lưu giữ ở hơn 40 bảo tàng lớn trên thế giới và rất được thế giới săn tìm. Chiếc bình rồng, biểu tượng cho văn hoá Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc là gốm Chu Đậu. Chiếc bình tỳ bà men hoa lam trang trí cúc đại đoá, khi đem đấu giá, người Anh mua được với giá 521 ngàn USD (hai chiếc bình này đều là sản phẩm trục vớt trong số 28 vạn sản phẩm ở 2 con tàu đưa lên trước).
    Nơi đây còn là chiến khu xưa của nhà Mạc, có đền, tượng thờ vua Lê Lợi (ông cho nghỉ quân ở đây). Trong đền còn có tượng thờ các bà Vương Thị Ngọc Viên, Vương Thị Ngọc Chất và Vương Thị Ngọc Đĩnh (nuôi con cho vua). Bà Viên, bà Chất là vợ vua Lê Dụ Tông. Bà Vương là đệ nhất cung tần, được phong Chiêu Nghi Gia Kính Phi, bà Chất là nội thị cung tần. Ở đây còn có đền thờ 2 danh tướng Phạm Mại, Phạm Ngộ - tham tán quân vụ của Đức Hưng Đạo Vương và có đền thờ Đặng Huyền Thông, nhà nho, người thầy có công lớn với nghề gốm Chu Đậu.
    Nói đến gốm là nói đến văn hoá gốm, trình độ thẩm mỹ và văn minh của dân tộc ấy. Kiểu dáng đẹp, sang trọng của gốm Chu Đậu đã làm mê mẩn các quý bà quý ông và nhiều vương triều trong và ngoài nước.
    Giờ đây, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời để khôi phục giữ gìn bằng được ?othần thái phong cách gốm cổ Chu Đậu?. Sau một năm sản xuất, xí nghiệp đã có lô hàng đầu tiên 8490 sản phẩm xuất khẩu trị giá 20.000 USD. Thế là sau 400 năm Chu Đậu lại có hàng xuất cho Tây Ban Nha ?" nơi chuyến cuối cùng được xuất sang ở thế kỷ thứ 17
  10. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Sứ Hải Dương?"duyên của đất
    Những chiếc bát chiết yêu ngày xưa giờ đã bay đến xứ sở Mặt trời mọc (Nhật Bản) và hiện diện đường hoàng trong các sảnh, trên các bàn yến tiệc, ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với các ấm, tách trà, lọ hoa "có một không hai"-bởi làm từng chiếc một, bằng tay, theo đơn đặt hàng-đã "giúp" Sứ Hải Dương thực sự chuyển mình, vững bước vào thị trường sứ đương đại.
    Luyện, và làm duyên cho... đất
    Anh Thái Văn Hải nghiêng nghiêng đầu, gõ nhẹ hai tách trà vào nhau rồi khẽ nheo mắt hỏi tôi: "Anh có nghe thấy tiếng sứ chạm nhau trong veo như tiếng thủy tinh không?". Anh thích thú làm lại và giải thích: ?oNghe trong xương của lớp men tiếng vang của đất, kết quả của quá trình luyện cốt sứ đấy?. Giám đốc Công ty Sứ Hải Dương (chi nhánh phía Nam) hứng khởi kể về lịch sử của con-đường-gốm đi vào từng gia đình của người Việt Nam, cũng như bằng ?ocon đường tơ lụa trên biển", sản phẩm của những Trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng ở Hải Dương như Chu Đậu, Mỹ Xá, Làng Ngói, Hợp Lễ? đã đến với quốc tế cho đến cuối thời Lê. Tháng 6-2002 mới đây, một hệ thống dây chuyền công nghệ tiên tiến nhập từ châu Âu về để luyện... đất đã rộn ràng ngày, đêm, nâng công suất của công ty lên gấp đôi?"6.000 tấn sản phẩm/năm.
    Hòa nhập với nhịp thở công nghệ, thiết bị hiện đại nhưng gốm-sứ Hải Dương vẫn nguyên cốt cách truyền thống trong từng kiểu dáng, hoa văn trang trí, màu sắc men... Để làm được điều này, quả là chẳng đơn giản chút nào. Bởi tất cả là từ đất, bằng đất, nhưng để đạt đến luyện tinh cốt sứ hoàn hảo thì, bên cạnh kỹ thuật hiện đại còn là tài hoa, năng khiếu, sự nhạy cảm "trời cho" của riêng mỗi người, mỗi nghệ nhân trong dây chuyền sáng tác và sản xuất. Kế đến là độ bền và giá. Trước mắt tôi là những sản phẩm với kiểu dáng chiếc bát chiết yêu ngày xưa, dáng thanh mảnh, phủ lớp men ngọc (Celadon)?"là sự phối hợp giữa truyền thống in, khắc, đắp nổi của gốm không men và men màu; tạo độ men dày, mỏng, màu men đậm, nhạt; có khi men ?obị? đọng giọt, tạo hiệu quả ?ongấn lệ?, phát triển mạnh mẽ và nổi tiếng thời Lý?"Trần. Cùng với sự hấp dẫn về ngoại hình là độ bền của men, của sứ; và giá thành thấp hơn một "mức" so với hàng sứ cùng loại. "Bền và rẻ bởi công ty dám mạnh dạn đầu tư vốn nhập, lắp đặt công nghệ sản xuất hoàn thiện và hiện đại của Đức và Ý, hai ?ođại gia? trong làng gốm sứ phương Tây", kỹ sư Hải bộc bạch với chúng tôi.
    Thực vậy, khách tiêu dùng sành hàng sứ cao cấp ngày nay đã "biết" nhìn ra lớp hoa văn khắc chìm dưới lớp men-một vẻ đẹp của điêu khắc kết hợp với hội họa. Để có được những đường nét tinh tế này, từ giai đoạn ?otinh cốt sứ?, sản phẩm được đem vào lò nung chín ở 1.300 độ C, chín rõ màu xương cốt trắng tinh rồi nghệ nhân mới tô vẽ, "thổi" hồn vào hoa văn, "áo" lớp men xong lại nung tiếp. Dáng vẻ họa tiết trên sản phẩm lung linh, sống động và có độ bền là do vậy.
    Cũ-mới hòa điệu
    Gọi là mới thì cũng chưa chính xác, mà cũ thì không hẳn-Bởi lẽ lấy đất mà chơi với lửa để có được gốm, sứ; hay còn được gọi là hàng sứ vuốt tay thì đã có mặt từ thuở ban sơ của văn hóa sành-sứ. Gốm-sứ Việt Nam có một lịch sử lâu dài trên dưới vạn năm cho đến ngày nay.
    Đỉnh cao trong lịch sử phát triển là thời Lê, thế kỷ 15 đến 17. Đến cuối thời Lê, từ thế kỷ 17 đến 18, gốm VN bước vào thời kỳ suy thoái, để lại phía sau "một thời vang bóng", lượng gốm xuất khẩu giảm hẳn. Chỉ riêng ở Hải Dương đã tìm được 14 di tích gốm trong các huyện Cẩm Bình, Chí Linh và Nam Thanh. Cũng chính ở huyện Nam Thanh ngày nay, vào thời Lê sơ, là vùng đất thuộc Nam Sách Châu, một thời được gọi là ?oDương Kinh?-kinh đô thứ hai của nhà Mạc, là nơi có nghệ nhân gốm họ Bùi làm chiếc bình gốm to nổi tiếng vào năm 1450, đang được trưng bày ở bảo tàng Topari-Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến hiện nay, ngoài khơi vùng biển Hội An còn tìm được gốm của vùng Nam Sách (Hải Dương) ngày trước, đây là những vật chứng ghi dấu một thời sản xuất và xuất khẩu cực mạnh của gốm VN.
    Theo đà tiến triển của nhân loại, gốm ngày được "chín" dần bởi lò nung nhiệt độ cao để cho sản phẩm sứ, rồi sứ cao cấp, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng-để tự tồn tại. Nhưng nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật trong các sản phẩm tiêu dùng đôi khi không đổi thay, bởi giá trị của nghệ thuật đích thực có lúc đã vượt thời gian! Sứ Hải Dương có lẽ đã cảm nhận được điều này. Những chiếc bát, cái tô, tách trà, bình sứ được tạo hình bằng tay, trang trí bằng tay-thoạt trông tựa gốm thô, dân dã. Ngắm kỹ thấy mỗi chiếc mỗi vẻ, đậm nét thanh bai, đằm thắm của tâm-hồn-sứ-Việt-Nam. Mỗi mẫu vỏn vẹn có đúng một chiếc. Nhiều khách nước ngoài đã "ngơ ngẩn" khi ngắm nhìn và đã không "phiền hà" gì khi mua với giá từ 2 đến 10, 15 USD một tác phẩm nghệ thuật này.
    Vừa qua, sau chuyến tiếp thị ở Nhật Bản, sứ Hải Dương đã ký thêm được hợp đồng trị giá hàng trăm ngàn đô la Mỹ với trên 60 tập đoàn khách sạn ở xứ sở Phù Tang. Bay xa hơn, nhiều sản phẩm của công ty cũng đã tiếp tục được nhiều đơn vị, khách hàng ở thị trường EU gật đầu bắt tay lâu dài.
    Chúng tôi được nghe câu chuyện bây giờ mới kể: Rằng, chất lượng là mục tiêu hàng đầu của nhà sản xuất dành cho khách hàng. Sứ Hải Dương đã có duyên may hơn các đồng nghiệp trong thời gian đầu hoạt động. Anh Hải chỉ chiếc bình sứ trắng có dòng chữ viết của Bác Hồ khi người về thăm công ty, ngày 26-7-1962: Phải cố gắng tiến bộ-Bác Hồ, rồi nói: "Lúc ấy, công ty mới xây dựng và hoạt động được gần hai năm. Được Bác về thăm, và dẫu đang bộn bề việc nước, Bác vẫn quan tâm dặn dò chu đáo, toàn thể cán bộ, công nhân viên thực sự cảm động và rất phấn khởi, bảo nhau đồng tâm, quyết chí làm theo lời dạy của Người". Giọt mồ hôi cần cù với tâm-trí của hàng ngàn thành viên công ty từng ngày, từng giờ-thấm đẫm, quyện chặt vào từng nhúm đất quê hương đã toát lên hồn sứ Hải Dương; đưa công ty phát triển, trở thành đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sứ lớn nhất Việt Nam hiện nay.
    Xin được trích một bức thư của một khách hàng ở Gò Vấp: "Hai chiếc tô sứ Hải Dương mẹ tôi mua trong Hội chợ Tao Đàn TPHCM-2001 nay đã trở thành kỷ vật được giữ gìn vô cùng quý giá của gia đình. Bởi mẹ tôi đã qua đời. Điểm đặc biệt là, lúc sinh tiền, mẹ tôi đã hai lần đánh rơi những chiếc tô này, nhưng không hề bị sứt mẻ hoặc nứt. Thật là một kỷ vật đầy ấn tượng, xin cảm ơn sứ Hải Dương". Bức thư đã làm ấm lòng người và đất.
    Pháo đất Ninh Giang
    Nếu bạn có dịp tới thăm Ninh Giang (Hải Dương) vào mùa xuân, ở bất kỳ một thôn xóm nào tại đây, bạn sẽ được xem hội pháo. Không phải hội pháo với những nét đặc trưng của Hội pháo Đồng Kỵ hay Hội pháo Bình Đà nổi tiếng một thời mà là hội pháo đất đã trở thành truyền thống ở Ninh Giang mỗi dịp xuân về. Pháo ở Ninh Giang không làm bằng giấy màu xanh đỏ với những gam thuốc nổ ghê người mà chất liệu chính của nó là đất. Tuy nhiên, không phải thứ đất nào cũng có thể làm được pháo mà phải là thứ đất gan gà, được chọn lọc và làm kỹ cả tuần lễ trước khi hội pháo diễn ra. Đất này sẽ được người ta giã nhuyễn như bột làm bánh dầy và khi vào hội, những khối đất vuông vức dẻo quánh ấy sẽ được những cô gái xinh đẹp nhất của làng gánh đến sân chơi.
    Ngày hội pháo diễn ra, cả làng nô nức kéo nhau tới sân
    Bên cạnh những lễ hội nổi tiếng đến với Hải Dương bạn không nên bỏ qua những lễ hội đầy màu sắc của nhân dân trong tỉnh :
    Bến Bình Than
    Khu Kính Phủ - An Phụ
    Chùa Giám
    Đình Mộ Trạch
    Đền Cao
    Làng Cò
    Danh thắng Phượng Hoàng
    Văn Miếu Mao Điền

    Lễ hội

    Lễ hội Côn Sơn

    Hội đền Kiếp Bạc

    Hội đền Quan lớn Tuần Tranh

    Hội đền Yết Kiêu

    Hội đền Quát

    Hội đền Cao


    Được vuthanhminh sửa chữa / chuyển vào 23:57 ngày 22/05/2004

Chia sẻ trang này