1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Manutd_ những huyền thoại....

Chủ đề trong 'Manchester United (MUFC)' bởi haibk, 01/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0

    TOMMY TAYLOR
    Thomas Taylor, thường gọi Tommy, sinh ngày 29 tháng 1 năm 1932 tại Barnsley,ANh Quốc trong 1 gia đình nghèo khó. Ngay từ khi còn bé, ông đã phải đi làm thợ mỏ tại mỏ than Colliery.Những khi rảnh việc, ông thường cùng các bạn thợ tham gia thi đấu đá banh.Chính tại những trận đấu ở Colliery, Tommy đã lọt vào mắt xanh của 1 chuyên gia săn tìm tài năng trẻ ở CLB địa phương Barnsley. Năm được Barnsley ký hợp đồng, Tommy mới 16 tuổi.
    Những màn trình diễn ấn tượng của Tommy tại Barnsley đã thuyết phục được HLV Matt Busby của Manchester United. Năm 1953, ông chuyển sang Mu với cai giá chuyển nhượng khá kỳ lạ là...29,999 bảng.Tại MU, Tommy đã hợp cùng Dennis Violet trở thành cặp tiền đạo sát thủ tại nước Anh. Cặp TOmmy- Violet cũng được coi là 1 trong những bộ đôi ăn ý nhất trong suốt chiều dài lịch sử của Red Devils.Riêng về Tommy, do thể hình lực lưỡng cao to, điểm mạnh sở trường của ông là không chiến, với những cú đánh đầu mạnh như trái phá và chính xác đến cực kỳ.Hiệu suất ghi bàn bình quân của Tommy là khoảng 2 trận 1 gôn.
    Trong trận đấu ra mắt ở MU vào ngày 7-3-1953, TOmmy Taylor ngay lập tức 2 lần phá lưới Preston N.E. Cuối mùa bóng 52-53, ông ghi được 7 bàn tuy chỉ tham gia thi đấu 11 trận.Với Tommy trên hàng công, MU chinh phục trái tim người hâm mộ với 1 lối chơi lôi cuốn và quyến rũ, cùng 2 chức VDQG 1956 và 1957. Tommy cũng là người ghi bàn cho MU trong trận chung kết cúp FA năm 1957, trận đấu mà The Reds thua do những quyết định sai trái của trọng tài.Ngưỡng mộ tài năng của Tommy, CLB Inter Milan của Ý đề nghị mua ông với giá 65 000 bảng, song Matt Busby cương quyết chối từ.
    Tại đội tuyển quốc gia Anh, Tommy Taylor được xem như người kế thừa của siêu tiền đạo BOlton là Nat Lofthouse. Ông khoác áo tuyển quốc gia 19 trận, ghi được 16 bàn. Số trận khoác áo tuyển Anh của Tommy lẽ ra cao hơn rất nhiều, nếu không có thảm họa Muních vào tháng 2 năm 1958.
    6 tháng 2 năm 1958 là 1 ngày định mệnh của Busby''''s babes.Chiếc máy bay chở đội bóng MU từ Belgrade trở về đã gặp nạn tại phi trường Munich, cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ áo đỏ, trong đó có Tommy Taylor. Tommy ra đi ở độ tuổi 26, và khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp.thật đáng tiếc
    Vài Thông Số của Tommy Taylor trong thời gian thi đấu cho MU:
    Số trận đấu bàn thắng
    VDQG 166 112
    FA Cup 9 5
    Cúp châu Âu 14 11
    Total 189 128
    (Ghi chú: Số bàn thắng của Tommy tại League Cup, hiện tôi chưa sưu tầm được)
    Danh hiệu: 2 lần VĐQG (1956, 1957)
    "Phải cẩn trọng mới ngồi được thuyền Vạn Thọ"
    2555family
     
  2. 2555family

    2555family Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    702
    Đã được thích:
    0

    BRYAN ROBSON
    Nói đến bóng đá Anh vào thập niên 1980 cũng tức là nói đến Bryan Robson. Anh được coi là tiền vệ số 1 của đảo quốc sương mù, là động lực thi đấu của độI bóng đỏ Manchester United. Đã có thờI Manchester United được mệnh danh là ?oone man team?, và One man ấy không ai khác chính là Robson. Thành công hay thất bạI của ?oOne man team? là phụ thuộc vào Robson, hễ anh ra sân thì Red Devils tràn đầy sức mạnh, mà nếu anh phảI ngồI ngoài đường pitch thì các đồng độI sẽ trở nên bế tắc. Đáng buồn 1 điểm rằng Bryan Robson thường hay bị chấn thương, và đó là 1 trong những lý do dẫn đến các kết qủa không mấy khả quan của MU trong thập niên 80.
    Sinh ngày 11-1-1957 tạI Chester-le-Street, Durham, Bryan Robson khởI nghiệp cầu thủ cùng West Bromwich Albion năm 1973. Anh ra sân lần đầu trong màu áo West Brom năm 1975 và chỉ 1 năm sau thì đưa CLB này thăng hạng. Năm 1981, Robson chuyển sang Manchester United vớI cái giá kỷ lục nước Anh thờI đấy:1,7 triệu bảng. Không lâu sau khi chuyển đến MU, Robson được HLV Ron Atkinson tín cẩn trao cho chiếc băng thủ quân, và anh đã đeo nó trên tay suốt 12 năm sau đó. Trong suốt lịch sử MU, chưa có ai từng đeo băng độI trưởng trong 1 thờI gian dài đến vậy.
    Ngay từ trận đấu ra mắt gặp Tottenham vào ngày 7 tháng 10 năm 1981, Bryan Robson đã trở thành nguồn cảm hứng của MU. Anh ghi tên mình vào lịch sử vớI tư cách là ngườI thủ quân đầu tiên tạI Anh quốc từng 3 lần giương cao cúp FA(1983,1985,1990)Tuy là tiền vệ trung tâm, Robson có bản năng săn bàn khá nhạy cảm và thường ghi được những bàn thắng quan trọng.Trong trận chung kết cúp FA năm 1983, anh ghi 2 bàn vào lướI Brighton; còn ở trận chung kết năm 1990 trước Crystal Palace, anh cũng góp 1 bàn vào chiến thắng chung cuộc. 1 kỷ niệm đáng nhớ khác của Robson là 2 lượt đấu vớI Barcelona tạI cúp C2 năm 1984, ở trận lượt đi MU thua 2-0, nhưng Robson đã tỏa sáng ghi 2 bàn, giúp Mu thắng lạI 3-0 ở lượt về.7 năm sau, Mu lại 1 lần nữa đả bạI Barcelona(2-1) tạI cúp C2, nhưng lần này là trong trận chung kết ở Rotterdam.
    Tuy đã cùng MU đoạt được FA CUP lẫn cúp châu Âu, nhưng ?ophòng truyền thống? của Bryan Robson từ bao năm vẫn còn vắng bóng 1 danh hiệu VDQG. Rốt cuộc vào năm 1993, danh hiệu ấy cũng đã đến, mở đầu cho 1 thập kỷ hoàng kim tạI Old Trafford. Trong mùa bóng 92-93, vớI sức nặng tuổI tác trên vai, Robson đã không còn giữ được vị trí chính thức, nhưng hễ mỗI lần anh ra sân thì Steve Bruce đều phảI nhường lạI băng thủ quân.
    Với độI tuyển quốc gia Anh, Bryan Robson thi đấu 90 trận(65 trận là độI trưởng), ghi được 26 bàn, tham dự 3 World Cup 1982, 1986,1990.Năm 1982, Robson lập kỷ lục cầu thủ ghi bàn nhanh nhất trong lịch sử World Cup khi lập công ở giây thứ 27 trong trận Anh gặp Pháp(kỷ lục này bị phá bởI Hakan Sukur của Thổ Nhi Kỳ tạI World Cup 2002). Lần đầu tiên Robson khoác áo tuyển Anh là trận gặp Ireland năm 1980, còn lần cuốI cùng là trận gặp Thổ Nhi Kỳ năm 1990.
    Sau khi cùng MU đăng quang ngôi VDQG lần thứ 2 liên tiếp vào năm 1994, Bryan Robson từ gĩa Old Trafford để trở thành cầu thủ kiêm huấn luyện viên tạI Middlesbrough(Boro). Năm 1995, anh đưa Boro thăng lên ngoạI hạng. Năm 1997, vớI các ngôi sao như Juninho và Ravanelli trong độI hình, Boro lọt vào 2 trận chung kết: FA Cup và League Cup, nhưng đồng thờI cũng?rơi xuống lạI hạng nhất.Cũng trong năm 1997 này, Robson quyết định từ giã sân cỏ để chuyên tâm làm huấn luyện. Lần cuốI cùng anh ra sân là trong trận Arsenal-Boro, ở tuổI 40.Tổng cộng, Robson đã chơi tất cả 731 trận cho West Brom, MU, và Boro.
    Sau 1 mùa bóng ở giảI hạng nhất, Robson lạI đưa Boro trở lạI ngoạI hạng. Tuy nhiên, kết quả thi đấu của Boro tạI Premier League không được khả quan cho lắm. Sau khi dẫn dắt CLB trụ hạng thành công vào năm 2001, Robson tuyên bố từ chức.Tháng 11 năm 2003, Robson ký hợp đồng làm HLV cho Bradford City.
    Vài con số thống kê về Robson trong thờI gian thi đấu cho MU:
    S ố trận đấu và số bàn thắng
    Số trận đấu Bàn thắng
    VDQG 326 74
    FA Cup 33 10
    League Cup 49 5
    Cúp châu Âu 26 8
    Total 434 97
    Các danh hiệu
    1994 F.A. Premier League
    1993 F.A. Premier League
    1991 Cúp C2
    1990 F.A. Cup
    1985 F.A. Cup
    1983 F.A. Cup
    "Phải cẩn trọng mới ngồi được thuyền Vạn Thọ"
    2555family
     
  3. hanoi2you

    hanoi2you Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2003
    Bài viết:
    883
    Đã được thích:
    0
    Hai bài viết của 2555family được lắm. Rất có thiện chí, cám ơn nhiều nhé!

    I could never hurt the one I love. She's all I've got. Bích Ngọc, Anh yêu em! 
     
  4. mu_bongda

    mu_bongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

  5. manutd1982

    manutd1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    onh anh ko viet gi ve beck a
  6. mu_bongda

    mu_bongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều bài viết về các trận đấu và các cầu thủ xuất sắc của Manchester United, nhưng có lẽ không mấy ai nhắc đến số phận của bộ đồng phục của các cầu thủ MU đã có những đổi thay như thế nào. Chúng ta cùng đi ngược dòng thời gian trở lại với những chiếc áo của đội bóng Newton Heath_ cái tên khởi thủy của Manchester United.
    Áo Newton Heath đã được sáng tạo lại từ những năm 1890 được sử dụng trong đội vào năm 1993 để kỷ niệm cho sự khởi đầu khó khăn. Như một phần của United bây giờ, Newton Heath đã sử dụng một vài loại khác như những chiếc áo trắng, quần đen và bộ màu đỏ nổi tiếng.
    Đây là chiếc áo của Newton Heath_năm 1892.

    Còn nữa...
  7. mu_bongda

    mu_bongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    hình như file trước bị lỗi.
  8. mu_bongda

    mu_bongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Bạn nghĩ sao về chiếc áo có khuy cài ở cổ duyên dáng này. Loại áo này đã được các cầu thủ của Newton Heath sử dụng cho tới những năm 1920, những người nổi tiếng như Billy Mere***h, Sandy va Charlie Roberts đã từng mặc nó đấy.
    ...
  9. mu_bongda

    mu_bongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Còn đây là chiếc áo gắn liền với định mệnh của MU. Từ năm 1903 đến năm 1916, United rất ít khi sử dụng áo kẻ sọc xanh trắng này. Trong trận thi đấu tranh Cúp FA tại Everton năm 1903, United đã thay chiếc áo đỏ thường mặc của họ bằng chiếc áo sọc xanh trắng ở giữa trận đấu, do thời tiết xấu. Họ đã thua với tỉ số 3-1. Thật trớ trêu, 93 năm sau, United cũng thay đổi bộ đồ đen đủi màu xám của họ lúc giữa hiệp đấu. Kết quả của ngày hôm đó?... Họ đã thất bại với tỉ số 3-1
  10. mu_bongda

    mu_bongda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0

    Chiếc áo bo gấu có dây buộc và cổ áo được trang trí hình chữ V màu đỏ duyên dáng này đã được sử dụng trong trận đấu làm nên lịch sử tại Bristol năm 1909. United đã chiến thắng với tỷ số 1-0 và bước lên bục vinh quang nhận Cúp FA. Sau khi quyết định thay đổi áo đỏ thông thường họ vẫn mặc chuyển sang chiếc áo trắng này, vận may đã mỉm cười với đội United.Đây cũng là lý do mà chiếc áo đặc biệt này được thiết kế đẹp hơn và được sử dụng trong những năm 1920.
    Năm 1928 MU đã chính thức lựa chọn mẫu áo dài tay màu đỏ cùng với quần sóc trắng làm quần áo thi đấu. Các cầu thủ của MU trông thật là nổi bật trên sân cỏ.
    Lại thêm một khúc biến tấu của màu đỏ và trắng, áo dài tay màu đỏ với cổ áo và khuy cài màu trắng trở thành chiếc áo đồng phục cho các cầu thủ của MU và rất thịnh hành trong thập niên 40 và 50.

Chia sẻ trang này