1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Marie Curie,nhà nữ bác học vĩ đại

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 23/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Marie Curie,nhà nữ bác học vĩ đại

    Marie Curie (1867-1934)
    Nhà nữ bác học tiêu biểu của thế kỷ XX


    Nhà bác học lỗi lạc Ba Lan, sinh ngày 7-11-1867 tại Vacsava, Ba Lan. Sau khi tham gia vào một tổ chức cách mạng của sinh viên bị bại lộ, bà buộc phải rời bỏ thành phố quê hươhg. Năm 1891 bà sang Paris, tại đây bà tốt nghiệp đại học. Năm 1895, bà kết hôn với nhà bác học Pháp Pierre Curie.

    Năm 1902, 45 tháng sau khi tuyên bố khả năng tồn tại của nguyên tố radium, bà hợp tác cùng chồng thành công trong việc tách ra từ khoáng Uranit một decigam radium tinh chất radium tự phát quang.

    Sau thành công khám phá ra nguyên tố mới nói trên, cái giá phải trả là hai ông bà bị nhiễm xạ. Tuy vậy hai ông bà vẫn tiếp tục nghiên cứu đặc tính của chất phóng xạ trong nhiều năm. Năm 1903, họ nhận huy chương Davy của Hội hoàng gia London và sau đó một tháng được nhận giải thưởng Nobel vật lý cùng với Henri Becquerel, người tìm thấy tính phóng xạ của Uranium.

    Ngày 19-4-1906, giáo sư Pierre bị tai nạn giao thông qua đời. Bà Curie được mời thay thế ông giảng dạy môn vật lý ở trường đại học Sorbonne. Ðây là lần đầu tiên ở Pháp một học hàm cao được trao cho phụ nữ. Trong buổi lên lớp đầu tiên bà bắt đầu từ bài Pierre dừng lại, giảng đường chật ních sinh viên đến dự. Năm 1911, bà lại đoạt giải Nobel về hóa học và bà là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel. Trong chuyến đi thăm Mỹ đầu tiên, Tổng thống Mỹ Warren Hariding, thay mặt phụ nữ Mỹ tặng bà một gam radium.

    Trong chuyến thăm Mỹ lần 2, bà được nhận 50.000 đôla để mua radium cho phòng thí nghiệm phóng xạ ở Vacsava.

    Năm 1920, do ảnh hưởng của phóng xạ, bà có nguy cơ mù mắt, nhưng nhờ một loạt cuộc phẫu thuật đã khôi phục được thị lực. Tuy vậy sức khỏe bà bị giảm sút vì sự tàn phá của phóng xạ lên tủy xương. Bà phải ngừng làm việc. Bà qua đời ngày 4- 7-1934, tại Valence Pháp, hưởng thọ 67 tuổi. Các con gái của bà là nữ bác học Irene Joliot Curie nổi danh kế nghiệp mẹ và Eva Curie, một nhà văn lỗi lạc đã viết một quyển sách về mẹ mình Marie Curie.
    _________________


    Tucurie

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 12/11/2002 ngày 18:52
  2. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Cái này để tặng bác Tucurie
    ĐỂ CÓ THỂ ĐI DU HỌC Ở PARIS
    Mùa đông năm 1891, 1 nữ thanh niên gầy còm, 1 thân 1 mình tới Paris.
    Cô ta chỉ đủ tiền mua vé xe hạng 4, hành lí duy nhất là 1 chiếc vali gỗ sơn màu nâu, bên trên có 2 chữ M.S. Đó là tên viết tắt của cô, Marie Sklodovxkaia.
    Sau khi xe đến bến, cô ta leo lên "tầng thượng" chiếc xe ngựa công cộng 2 tầng mặc cho gió và bụi táp vào người. Đơn giản vì chỗ ở đấy giá vé thấp hơn, hơn nữa đối với người đầu tiên đến Paris như cô thì đây cũng là dịp ngắm thành phố hoa lệ có tiếng của Châu Âu...
    Với Maire mà nói thì đến được Paris là 1 điều thần thoại. Chiếc xe ngựa chậm chạp trong thời tiết lạnh như băng giá này như là chiếc xe thần kì đưa cô đến với cánh cửa của trường đại học Paris mà cô hằng mơ ước...
    Marie Sklodovxkaia là người Ba Lan, sinh ngày 7 thánh 11 năm 1867, lúc mà Ba Lan đang rên rỉ dướt gót sắt của Sa hoàng nước Nga. Cha Marie là 1 thầy giáo yêu nước do không chịu thuần phục làm thần dân của Sa hoàngmà bị giáng chức, hạ lương rồi mất việc. Song không vì thế mà lòng nhiệt tình yêu nước và tính cách kiên cường của ông bị suy giảm. Điều này ghi sâu vào kí ức của Marie từ thời ấu thơ...
    Ngay từ nhỏ, Marie đã phải chịu nhiều nỗi bất hạnh. Mẹ của Marie bị bệnh phổi rất nặng cho nên chưa bao giờ bế cô vì sợ lây bệnh cho Marie. Mọi việc trong nhà cho đến dạy dỗ Marie đều do người chị cả Xonhia đảm trách. Năm lên 10 tuổi, mẹ và người chị cả của Marie đều bị bệnh mà mất. Cuộc sống của Marie càng thêm gian khổ nhưng cũng tạo cho cô năng lực sống độc lập.
    Tháng 6/1884, Marie tốt nghiệp trung học, được nhận huy chương vàng do thành tích học tập đặc biệt ưu tú. Vào thời ấy, phụ nữ Ba Lan không được thi đại học. Marie bất bình và tìm cách để được đi du học ở Pháp. Tuy nhiên, gia đình của Marie rất túng quẫn, cha của cô thất nghiệp thì lấy tiền đâu mà đi du học ??? Chị thứ 2 của cô là Polonhia cũng vì không có tiền đi du học vẫn phải đang ở nhà làm tạp vụ.
    Một hôm, Marie chạy tới trước mặt chị hai nói:
    _Có rồi! Có cách rồi! Có cách đến học ĐH ở Pháp rồi chị ạ.
    _Cách gì ??? Em nói mau lên xem!
    _Chị em ta cùng liên kết lại với nhau. Em đi làm gia sư, kiếm tiền để lo cho chị đi học ở Pháp trước. Đợi chị tốt nghiệp, có việc làm thì chị đón em đi Pháp học!
    _Vì sao chị lại đi học trước??? Chị của Marie không yên tâm vì Marie xem ra thông minh và có triển vọng hơn mình.
    _Bởi vì chị đã 20 mà em mới có 17!
    Chị của Marie cảm động rơi nước mắt. Nhờ thế mà Polonhia có thể lên đường sang Pháp du học còn Marie thì lên xe ngựa tới làm gia sư ở 1 thôn làng ở Ba Lan.
    5 năm sau, Marie đạt được ước muốn, cô thì đỗ vào ĐH Sorbone - ĐH nổi tiếng nhất của nước Pháp...
    Bây giờ Marie đã đến Paris. Chiếc xe ngựa dừng lại ở gần cổng trường Sorbone. Marie vội vã xuống xe, xách chiếc vali gỗ cũ kĩ rảo bước về phía chiếc cổng sắt lớn của trường ĐH với bao hăm hở, rộn rã...
    Vì truyện khá dài cho nên Dino tôi sẽ post từng phần một khi rảnh rỗi. Với lại post nhiều quá thì các bác đọc nhiều rối mắt.
    Âu Dương Lôi
    Được dinosaur sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 29/10/2002
    Được dinosaur sửa chữa / chuyển vào 07:36 ngày 03/11/2002
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn dinosaur nhé!Rất mong được tiếp tục theo dõi câu chuyện của dinosaur để hiểu thêm về một con người vĩ đại,người mà tớ ngưỡng mộ!
    Thanks!
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  4. dinosaur

    dinosaur Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2001
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bác Tucurie, em bận quá cho nên có lên mạng nhưng mà không có thời gian post.
    MIỆT MÀI HỌC TẬP
    Giờ lên lớp nào cũng thấy 1 sinh viên có vầng trán cao, đôi mắt màu xám tro, ăn mặc mộc mạc có phần không đủ ấm... chọn ngồi hàng ghế đầu tiên trong giảng đường. Nữ sinh ấy là Marie. Ánh mắt Marie lộ rõ bao nhiêu niềm hạnh phúc khôn tả. Đúng là thế bởi vì để có được những ngày học tập ở đây, Marie đã phải vật lộn với bao nỗi cự nhọc từ nhiều năm trước đó.
    Những ngày học ĐH thật khẩn trương và bề bộn với bài học, bài làm và hàng đống sách báo tham khảo phong phú. Mỗi ngày Marie bao giờ cũng là sinh viên đến giảng đường sớm nhất , ngồi ở hàng ghế thứ nhất, lắng nghe lời giảng của các giáo sư. Học xong là Marie đến thư viện hoặc tự học tiếng Pháp.
    Marie học như vậy mà vẫn chưa cảm thấy thoả mãn khao khát tri thức của mình : "Một phút không được học là 1 phút mất mát đi!". Chính vì vậy mà rất nhanh Marie trở thành sinh viên ưu tú nhất của khóa học.
    Sau khi tớ Paris, Marie ở cùng với gia đình người chị Polonhia. Vợ chồng Polonhia đếu là thầy thuốc và rất quý Marie. Có điều là nhà của Polonhia luôn có bệnh nhân tới chữa bệnh ồn ào và quá xa trường học của Marie, tốn tiền đi lại không ít. Cho nên Marie thuyết phục chị mình cho mình đến thuê 1 gian phòng nhỏ ở 1 khu nhà cho thuê gần trường học. Đó là gian phòng sát mái ở 1 khu nhà 6 tầng. Nó vừa hẹp, vừa tối, trêm mái nghiêng chỉ có 1 cửa kính để ánh sáng ngoài trời chiếu vào. Gian phòng quá sơ sài: 1 chiếc giường sắt gập lại được mà Marie đặt lên đó chiếc mền đem từ Balan sang, 1 bếp lò, 1 chiếc bàn gỗ, 1 chiếc ghế, 1 cái chậu rửa mặt, 1 chiếc đèn dầu và 1 cái xô đựng nước.
    Bởi không ở nhà chị nữa cho nên Marie phải tự lo liệu mọi thứ cho sinh hoạt của mình. Mùa đông để tiết kiệm tiền và dầu đèn, Marie đến học ở thư viện đến 10 giờ khuya, ở đó vừa ấm áp vừa có đèn khí than sáng sủa. Chẳng thể ở đó muộn hơn được vì đó là giờ mà thư viện đóng cửa.
    Trở về căn phòng lạnh giá của mình, Marie phải đổ nước nóng vào cái chai, ôm vào lòng cho có chút ấm áp mà chợp mắt...
    Sinh hoạt quá eo hẹp làm cho Marie suy sụp sức khoẻ, mắc bệnh thiếu máu nặng, hễ đang ngồi mà đứng dậy là bị chóng mặt, hoa mắt, lần được đến giường là mê man, chẳng biết gì nữa. Một hôm Marie bị ngất xỉu, 1 bạn học đến bào tin cho vợ chồng Polonhia. Chồng Polonhia vội đến tìm Marie ờ gian phòng sát mái, thấy Marie mặt trắng bệnh đang thở thoi thóp. Ông tìm kĩ khắp gian phòng chỉ thấy 1 gói trà nhỏ thì đã hiểu:
    _Hôm nay em ăn gì vậy?
    _Hôm nay?...Em không biết...Em mới ăn xong cơm chiều...
    _Em ăn thứ gì ?? - Chồng Polonhia gạn hỏi
    _Một ít hạt dưa và ...nhiều thứ...
    Cuối cùngMarie cũng phải nói thật: từ buổi chiếu hôm trước cô chỉ ăn có 1 quả dưa chuột và ít hạt dưa! Học đến 3 giờ sáng, ngủ đến 4 giờ sáng rồi đến trường. Chồng Polonhia không nói năng gì, cuộn chăn mền của Marie bảo Marie đem theo sách vở, cùng trở về nhà mình.
    20 phút sau, Marie đã nuốt gọn toa thuốc của chồng Polonhia kê: 1 tảng thịt lợn rán thơm phức và 1 đĩa khoai tây rán bơ! Không lâu sau, mặt của Marie đã có 1 chút sắc hồng! Đêm đó Marie ngủ thật ngon, thật say. Qua mấy ngày nghỉ ngơi, điều dưỡng, thể lực của Marie đã hồi phục kha khá. Ngay lập tức Marie đó về gian phòng trọ sát mái vì kì thi sắp đến nơi rồi...
    Mùa đông ờ Paris rất lạnh và kéo dài lê thê. Với căn phòng sát mái của Marie, đó là "thế giới của băng giá", bởi lạnh đến mức Marie không thể nào ngủ được. Marie run lẩy bẩy. Than sưởi không có, đôi giày thì quá cũ, hở và rách nhưng không thể không đi vào vì Marie không có tiền mua đôi mới. Marie thắp đèn lên, lục hết quần áo có trong chiếc vali ra, mặc hết vào người sau đó chui vào trong chiếc mền. Nhưng vẫn lạnh, Marie nhấc chiếc ghế, ép lên trên chiếc mền để tạo ảo giác về trọng lượng và sự ấm áp...
    Khi đó, nước trong chiếc xô xách đang từ từ kết lại 1 lớp băng! "Cố lên...Cố lên...Cố lên nữa mà học!". Những tiếng đó cứ thôi thúc Marie từng giớ, từng ngày, Marie thật sự vươn lên để đạt thành tích mà các giáo sư cũng phải ngạc nhiên. Các kì thi, Marie đếu đạt kết quả xuất sắc, đầy hứa hẹn. Nhập học sau 2 năm, Marie đã hoàn toàn tự tin tham gia thi lấy bằng thạc sĩ vật lý và kết quả trong số 30 người dự thi, Marie đỗ đầu.
    Marie cảm thấy có 1 học vị chưa đủ nên tháng 7/1894, cô lại thi và nhận được bằng thạc sĩ toán...
    Phù, tê cả tay, khi nào có thời gian em post phần kế tiếp...
    Âu Dương Lôi
    Được dinosaur sửa chữa / chuyển vào 07:35 ngày 03/11/2002
  5. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    MARIE CURIE (Varsovie 1867- Sallanches 1934)
    Bà là người đầu tiên dùng chữ radioactivité (tính phóng xạ)
    vì theo hiện tượng của nó.
    Bà là người Âu châu đầu tiên đậu bằng Tiến sĩ Khoa học.
    Bà là người đầu tiên được giải thưởng Nobel về Vật lý
    (1903). Cùng lãnh giải thưởng là Pierre, chồng bà và
    Henri Becquerel vì đã tìm ra chất phóng xạ.
    Bà là người đàn bà đầu tên nhậm chức Giáo sư Ðại học
    là trưởng phòng thí nghiệm Ðại học Sorbonne ở Paris
    (1906).
    Bà là người đầu tiên được 2 giải thưởng Nobel. Năm
    1911 bà được giải thưởng Nobel về Hóa học do sự khám
    phá ra cách cô lập chất Radium tinh chất và những hợp
    chất của nó.
    Bà là người Mẹ của người được giải thưởng Nobel đầu
    tiên. Con gái lớn của Bà Irère Joliot-Curie cũng được
    giải thưởng Nobel về Hóa học năm 1935.
    Bà là người phụ nữ đầu tiên được yên nghỉ trong Ðiện
    PANTHEON ở Paris bên cạnh nhà văn Victor Hugo, nhờ
    công lao của Bà.
    Chất Radium của bà đã tìm ra là chất trị liệu ung thư
    (cancer) đã cứu biết bao nhiêu người.


  6. lesyeuxdelamer

    lesyeuxdelamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    khiếp bác tú mở cả một topic để bàn về curie mà chỉ có lèo tèo vài bài :

    marie curie : sinh ra tại ba lan . thời kì ba lan trở thành thuộc địa _ hoặc lãnh thổ _ nga , lúc bà còn nhỏ , tất cả các trường ở ba lan đều không được dạy tiếng ba lan , ngôn ngữ phải học là tiếng nga , lịch sử nga chứ không phải ba lan . tuy vậy cô giáo bà vẫn bí mật dạy tiếng ba lan cho lũ trẻ .
    một lần .
    khi một quan chức nga tới thị sát nhằm ngay giờ đang học về tiếng ba lan và lịch sử ba lan , cô trò phải giấu sách ngay . tỏ ý nghi ngờ , tên quan chức này đã nhìn quanh lớp và chỉ vào bà _ có vẻ như ngây ngây _ và hỏi về lịch sử nga , các câu này về các thời nga hoàng bà trả lời xuất sắc và '' mang đậm tính nga '' , tên này tỏ ra khá hài lòng .
    bà và các bạn cùng cô giáo đã khóc , khóc vì tình cảnh đất nước .
    .......
    mối tình đầu là với một người anh trai của học trò mà bà làm gia sư tại gia . nhưng tên này thật kém _ thiếu hẳn tính con trai . nghe lời cha mẹ chê bà nghèo nên cưới một cô gái khác , từ đó bà không tin vào tình yêu nữa ( ờ .....trừ ....)
    chính bà đã kiếm tiền giúp chị bà đi học ở paris .
    ...............

  7. kaio_at

    kaio_at Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    TextText
    Chaáo anh Tucurie, hơnh nhả caại topic naáy bò nhieÊm virus roài anh aï, em copy veà maạy thơ baạo coạ virus. Anh nhanh dieÔt noạ ñi keằo coạ ngảôái khaạc cuàng copy maá khoÂng coạ phaàn meàm dieÔt virus thơ tieÂu roài, hoƠng chảáng bay luoÂn caại oƠ cảạng.
  8. kaio_at

    kaio_at Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Tucurie, hình như cái topic này bị nhiễm virus rồi anh ạ, em copy về máy thì báo có virus. Anh nhanh diệt đi kẻo có member nào cũng bị trường hợp này, không biết có bị zì không( hổng chừng bay luôn cái ổ cứng)
    Anh xóa bài trước giúp em, tại em chọn sai kiểu
  9. jannyvn

    jannyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    J rất quý Marie vì bà rất có nghị lực ngay cả khi còn trẻ đến khi chồng bà mất, và còn cảm động hơn là bà hoạt động khoa học mang tính từ thiện nhiều hơn là để kiếm tiền, khi người ta hỏi rằng tại sao bà ko dùng nhữn gthành quả nnghiên cứu của mình để thoát khỏi nghèo tung bà đã trả lời 1 câu mà rất gây ấn tựơng với Janny "tôi muốn để lại cho con tôi tri thức và đạo đức chứ ko là tiền tài và châu báo"

Chia sẻ trang này