1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mark david chapman và những phát súng định mệnh

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi ga_nhep, 11/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    Mark david chapman và những phát súng định mệnh

    Kỉ niệm ngày mất của John Lennon
    Alan Weiss, người hai lần giành giải Emmy trước ngày sinh nhật lần thứ 30, đang làm việc tại WABC-TV. Những năm tuổi teen là thời gian anh dành cho "Revolver" và "Sgt. Pepper''s Lonely Hearts Club Band". Những năm 20 tuổi, Weiss ngưỡng mộ quan điểm chính trị và âm nhạc của John Lennon.


    Mark David Chapman

    Bác sĩ Stephan Lynn bắt đầu năm thứ hai đứng đầu phòng cấp cứu bệnh viện Roosevelt. Anh nhớ lại nhóm Beatles biểu diễn "The Ed Sullivan Show". Viên chức Pete Cullen, với cộng sự Steve Spiro, lànm ca đêm tại Upper West Side của Manhattan. Đôi khi họ tình cờ gặp Lennon đi qua nhà hàng xóm với cậu con trai, Sean. "The Beatles chiếm một phần lớn cuộc đời tôi", Cullen nói.

    Vào đêm 8/12/1980, Lynn ở ER, Weiss trên đường trở về nhà, Cullen và Spiro còn làm việc ?" và Mark David Chapman thì chờ phục sẵn Lennon. Một người đàn ông mập mạp với cặp kính viền kim loại đứng nhẫn nại trong bóng tối bên ngoài căn hộ Dakota. Anh ta mang một bản sao "The Catcher In the Rye", và một khẩu súng lục với 5 viên đạn cỡ Charter Arms .38.

    Lennon, vừa bước sang tuổi 40 được 2 tháng, trở về từ một phòng thu Manhattan lúc 10:50 đêm với vợ anh Yoko Ono. Chiếc limousine dừng ở cổng phố 72 hoa mỹ; John và Yoko hiện ra. Giọng Chapman, một người đã cầu khẩn cựu thành viên Beatle cho một bức ảnh nhiều giờ trước, vang lên: "Ông Lennon!" Chiếc súng ngắn oan nghiệt chĩa vào người luôn theo chủ nghĩa hoà bình lỗi lạc nhất của thế giới rock. Bốn viên đạn xuyên qua người. Giọng nói hổn hển sau cùng: "Tôi bắn".

    "Anh có biết mình đã làm gì không?" người gác cổng của Dakota thét lên. "Tôi vừa bắn John Lennon", Chapman đáp lại một cách thản nhiên.

    Cảnh sát

    Ngược thời gian về năm 1965, trong thời gian vẫn ở Học viện cảnh sát, nhiệm vụ thực sự đầu tiên của chàng thanh niên 23 tuổi Pete Cullen là đảm bảo anh ninh bên ngoài khách sạn Warwick ở 54 phố West. Ở tầng trên, an ninh khá hỗn loạn với sự xuất hiện của nhóm Beatles. Mười lăm năm sau, sĩ quan này lại đóng vai chính tại thời khắc John Lennon hấp hối trong vòng vai phút sau khi Chapman xả súng. Cullen và Spiro là những người đầu tiên trả lời tin đồn về những viên đạn bắn ra.

    "Người này bắn John Lennon!" người gác cửa rốt cuộc thét lên, trỏ vào Chapman. "Lennon ở đâu?" Cullen hỏi. Ngôi sao rock sụp xuống trong một tiền sảnh không xa, máu tuôn tràn như thác xối. Cullen tới bên cạnh Lennon khi Spiro bạt tai gã găngxtơ.

    Hai sĩ quan cảnh sát khác kéo cơ thể mềm oặt của Lennon tới chiếc xe cảnh sát đang chờ, chiếc xe lao nhanh qua khu buôn bán kinh doanh tới bệnh viện Roosevelt. Kẻ bị đánh chỉ cho Spiro thấy bản sao "The Catcher in the Rye" của anh ta đang nằm trên đất không xa và nói: "đây là bản tuyên bố của tôi". Và sau đó hắn nói: "Tôi hành động một mình", Chapman thừa nhận.

    "Điều đó khắc sâu vào tâm trí tôi", Spiro, người bất ngờ cảm thấy như anh ở trong một bộ phim. Cựu sĩ quan sau này nghĩ về cậu con trai của Lennon mới 5 tuổi, Sean, ngồi ở tầng trên. Spiro cũng có một cậu con trai cùng độ tuổi.

    Giữa sự lộn xộn, Cullen phát hiện ra Yoko Ono. "Tôi cũng có thể đi theo đúng không?" cô hỏi khi chồng cô biến mất. Cullen và Spiro sau đó áp tải Chapman vào xe. "Hắn cảm thấy ăn năn", Cullen nhớ lại?" nhưng không phải vì bắn Lennon. "Tôi nhớ hắn đã xin lỗi vì bắt chúng ta chịu đựng một khoảng thời gian nặng nề".

    Nhà sản xuất

    Khi Lennon trong cơn thập tử nhất sinh trên hành trình tới bệnh viện Roosevelt, Alan Weiss cũng có mặt tại đó. Chiếc xe honda của nhà sản xuất tin tức truyền hình đụng một xe taxi khoảng 10 giờ đêm. Những cảnh cửa mở ra với tiếng va chạm loảng xoảng khi 6 sĩ quan cảnh sát vọt qua, đem theo một chiếc cáng với nạn nhân. Các bác sĩ và y tá không chậm trễ bắt tay ngay vào hành đông.



    Lạy chúa! anh có thể tin nổi điều đó không?" một người hỏi "John Lennon".

    Weiss hoài nghi. Anh đã phải mua chuộc một công nhân bệnh viện 20 đôla để gọi về phòng tin tức WABC-TV với một lời nhắn rằng Lennon bị bắn. Tiền thì mất còn cú điện thoại lại không thực hiện được.

    Năm phút trôi qua, Weiss nghe thấy một âm thanh tắc nghẹn. "Tôi lái xe vòng vèo xung quanh còn Yoko Ono trong chiếc áo choàng da thú gục trên tay một cảnh sát khác, cô ấy thổn thức", anh nói. Weiss cuối cùng thuyết phục một cảnh sát khác cho phép anh sử dụng điện thoại bệnh viện và anh gọi tới biên tập viên WABC-TV với lời nhắn lúc gần 11giờ đêm.

    Weiss trở lại với sự hoài nghi khi các bác sĩ cố gắng cứu chữa thần tượng rock một cách tuyệt vọng. Một giai điệu quen thuộc trùm lên khắp Muzak của bệnh viện: ca khúc "All My Loving" của Beatles. Thật kỳ lạ.

    "Nhạc phẩm kết thúc. Và trong vòng 1 hay 2 phút, tôi nghe thấy một tiếng kêu: `Không, ồ không, không, không, không" Weiss nói. "Cánh cửa bật tung ra, và Yoko bật lên tiếng khóc điên dại". Tin nhắn của Weiss được xác nhận và đưa tới Howard Cosell, người đã nói về cái chết của Lennon trong suốt "Monday Night Football."

    Bác sĩ

    Bác sĩ Stephan Lynn đi xuống cuối hành lang phòng cấp cứu nơi Yoko Ono đang chờ. Việc anh phải làm bây giờ thật khó khăn, đó là thốt lên những lời như kim châm muối xát vào trái tim Yoko rằng John Lennon, người bạn tâm giao đồng thời là người chồng thương yêu hết mực của cô, đã vĩnh viễn ra đi.

    "Cô ấy từ chối chấp nhận hay tin điều đó", Lynn nhớ lại. "Trong 5 phút, cô liên tục lặp lại, `Đó không phải là sự thực. Tôi không tin anh. Anh nói dối''". Lynn yên lặng lắng nghe.

    Ca trực 15 tiếng rưỡi của anh kết thúc lúc 10:30 đêm, Lynn về nhà mình ở bên cạnh nhà Lennon. Chẳng mấy chốc điện thoại của anh reo vang; anh có thể trở lại để giúp đỡ được không? Một người đàn ông bị bắn vào ngực đang trên đường tới Roosevelt.

    Lynn lái xe đi luôn trước khi người bệnh của anh tới. Mạch của nạn nhân không còn đập, không đo được huyết áp. Lynn, cùng hai bác sĩ khác, làm việc không ngưng nghỉ. Dần dần, họ mới nhận ra rằng, họ đang cố gắng vật lộn với tử thần để giành giật sự sống cho một trong những người đàn ông nổi tiếng nhất thế giới.

    Hai mươi phút sau, họ đành bất lực, chịu bó tay. Ono rời bệnh viện để báo cho cho con trai tin dữ, để mặc Lynn thông báo cho đám đông các hãng truyền thông rằng Lennon đã ra đi. Trở lại phòng cấp cứu, Lynn sửa soạn cho vào chiếc máy nghiền rác tất cả dụng cụ dùng cho Lennon ?" một biện pháp cản trở những kẻ săn tin như ma cà rồng.

    Lúc đó gần 3 giờ sáng hôm sau khi anh bắt đầu rời nhà Columbus Avenue. Vợ anh và hai con gái ở đó; một đứa học cùng trường với con trai Lennon - Sean. Nhiều đêm, gia đình Lynns và gia đình Lennon cùng tới nhà hàng ăn sushi.

    Một nhà sản xuất tin tức truyền hình. Một bác sĩ phòng cấp cứu. Hai cảnh sát kiệt sức NYPD. Trước đêm tháng 12 đó của 25 năm trước, họ đã chia sẻ một chút ngoại trừ điều này: Khi lũ trẻ ở thập niên 60, nhạc nền cuộc sống của chúng được ru bằng âm điệu của Beatles.

    Yoko Ono chẳng bao giờ tái hôn, và vẫn sống tại Dakota. Cô giữ gìn di sản của Lennon, trong đó có cả việc thuyết phục uỷ ban ân xá rằng, Chapman phải chết trong chấn song nhà tù.

    Cảnh sát ở 20th Precinct tổ chức gặp mặt hai năm một lần. Cullen rời nhà anh ở Naples, Fla., để lang thang với hội già. Họ không bàn luận về việc Lennon bị bắn. Weiss, sau khi có được tin sốt dẻo trong sự nghiệp đã quyết định từ bỏ hãng tin tức cạnh tranh quá khích. "Những sự kiện trọng đại trong sự nghiệp chuyên nghiệp của tôi lúc nào cũng phải gắn liền với bi kịch của người khác", anh tâm sự.

    Lynn vẫn làm tại bệnh viện Roosevelt, vẫn phụ trách phòng cấp cứu. Mỗi năm cứ đến ngày 8/12, anh lại nhận được nhiều cú điện thoại từ các phóng viên, người hâm mộ và lũ trẻ chào đời nhiều năm sau vụ án mạng của Lennon. "Thật khó tưởng tượng nổi 25 năm đã trôi qua", anh nói.(theo vnn)

    [​IMG]
  2. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    JOHN
    Anh tuyên bố trên Đài tiếng nói HK buổi chiều ngày 08 12 1980 rằng :
    " Chúng ta hãy cùng nhau cảm ơn 1 điều rằng tất cả chúng ta đã vượt qua được những năm tháng khó khăn của sự phân hóa trên toàn cầu , sống qua cuộc chiến ở VN và vụ bê bối Watergate cùng biết bao biến động khác nữa . Chúng tôi từng là những người nổi danh vào thập niên 60 nhưng thế giới nay đã hoàn toàn khác . Nó đã thay đổi. Phía trước tôi là 1 tương lai chưa biết rồi sẽ ra sao nhưng cho dù thế nào đi nữa thì tôi hiện vẫn luôn còn ở đây , chừng nào còn có cuộc sống và hi vọng"
    [​IMG]
    Quang cảnh hoảng loạn , sợ hãi bao trùm bên ngoài khu nhà Dakota gần công viên trung tâm thành phố NY vào buổi chiều tối lịch sử ngày 08 12 1980 . Thật kinh hoàng , John Lennon , ngôi sao nhạc rock nổi tiếng thế giới , nằm bất động trên vũng máu . Yoko vợ anh ta đang la hét điên loạn ..
    Vài giờ sau , bản thông báo của Sở cảnh sát thành phố NY đã làm rúng động thế giới :
    " John Lennon , cựu thành viên ban nhạc The Beatles đã bị bắn chết ngày hôm nay trước cửa nhà riêng tại thành phố NY "
    [​IMG]
  3. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    Những khoảng khắc cuối cùng :
    17h
    Chiếc xe riêng màu đen đón vợ chồng anh trước cửa ra vào khu nhà Dakota Forum gần bên công viên trung tâm . Đây là khu nhà có rất nhiều nhân vật danh tiếng nước Mỹ đang sống . Phố xá đông đúc , ngườiđang túa ra từ các công sở sau ngày làm việc và thành phố đã bắt đầu phảng phất không khí lễ hội Noel và năm mới .
    17h05
    John và Yoko bước ra khỏi nhà . Dưới bóng hoàng hôn , 1 vài người đi ngang đó đã nhận ra đôi vợ chồng ca sỹ và 1 thanh niên to lớn , tóc đen, đeo kính, cầm trên tay chiếc đĩa mới xuất bản của John và Yoko tiến tới John xin chữ kí lưu niệm . John không chút ngần ngại kí ngay tên mình lên bìa đĩa và lên xe cùng vợ đến phòng thu để hoàn thiện 1 alb mới sắp ra đời của họ. 1 người nhiếp ảnh nghiệp dư đã may mắn chớp được cảnh này . Không ai khi đó có thể biết được bức ảnh nghiệp dư đó sẽ có ý nghĩa như thế nào.Người đàn ông vừa xin chữ kí của John là Mark Chapman.
    17h25
    John và Yoko đến trừong thu cách nhà chừng 2 dặm đường. 5 tiếng đồng hồ sau đó họ miệt mài làm việc cùng Jack Douglas- nhà sản xuất đĩa, để hiệu chỉnh lại các chi tiết cuối cùng trên các bài hát chuẩn bị cho alb mới của họ.
    22h30
    Vợ chồng họ rời trường thu về nhà ăn tối
    22h50
    " Xin chào ông Lennon! " Chapman lên tiếng gọi khi John vừa xuống xe , đang đi trước vợ vài bước .John và Yoko cùng quay lại khi có tiếng người và sợ hãi nhận ra rằng cách họ chưa đầy nửa thước 1 họng súng ngắn đang hướng thẳng về phía họ . Chapman lập tức nã liền 5 phát đạn vào John . Anh bị trọng thương nhưng vẫn cố lê được 6 bước chân về phía cửa phòng thường trực , thều thào nói " tôi bị bắn rồi" và ngã gục trước mắt vợ .
    22h51
    Chapman điềm tĩnh vứt khẩu súng xuống đất và lạnh lùng theo dõi Yoko đang lay gọi John và kêu cứu .Người thường trực kip thời quay số điện thoại cảnh sát và nhanh chân đá tung khẩu súng của Chapman ra xa .
    22h52
    Chiếc xe cảnh sát đầu tiên dã tới . Chapman ngoan ngoãn đầu hàng không có 1 phản ứng nào . Người cảnh sát thứ 2 lập tức khiêng John lên xe và cùng Yoko đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu ." Anh có biết anh đã làm gì không hả ? " - người thường trực quát to . " Có , tôi vừa bắn chết John Lennon " Chapman điềm tĩnh trả lời .
    Bệnh viện Roosevelt , khi đưa John tới nơi thì các bác sĩ hầu như không thể làm được gì để cứu John . Ông Stephen Lynn , bác sĩ , trưởng ca trực chẳng mấy chốc đã thông báo cho Yoko và
    những người có mặt rằng John đã chết do bị choáng và mất quá nhiều máu .
    Đó là vụ giết người thứ 107 của thành phố trong năm này , kết thúc 1 cuộc đời mà vinh quang và
    sóng gió như đôi bạn đồng hành . Một cuộc đời mà ngay từ những giây phút đầu đời cũng không được hưởng sự yên tĩnh . Lần lượt các đài phát thanh trên khắp các châu lục dừng ngay chương trình phát thanh thường lệ để đưa tin về sự ra đi của nhân vật nổi tiếng nhất của nền âm nhạc thế kỉ 20 .

    Ngay sau khi biết tin về vụ án mạng , hàng trăm thanh niên nam nữ đã tụ tập tại hiện trường . Họ đốt lên nhưng ngọn nến và sẵn sàng làm bất cứ điều gì mong đem lại sự sống cho thần tượng của họ .Giữa trời đêm lạnh lẽo của mùa đông , dân chúng qui tụ về đây mỗi lúc 1 đông hơn và chẳng bao lâu sau cảnh sát buộc phải cấm xe cộ qua lại đoạn đường đó .
    Tin về cái chết của anh đã phá tan chương trình nghị sự của các đại biểu quốc hội Mỹ, các nghị sĩ quốc hội sôi động bàn về vấn đề nên hay không nên đưa ra ngay 1 phương pháp hữu hiệu hơn để quản lí việc mua bán vũ khí . Thật xót xa hơn khi biết rằng chỉ vài ngày trước , vợ chồng họ đã gửi 10.000usd tặng lực lượng cảnh sát NY để mua thêm áo chống đạn .
    Khi biết tin người bạn xấu số , Paul McCartney , thành viên trụ cột của Beatles, bạn thủa thiếu thời của John lập tức nói rằng " Cả thế giới sẽ thiếu vắng John "và lập tức chạy trốn khỏi giới báo chí sau lời phát biểu vì cũng lo ngại cho chính mình .
    George Harrison đang thu đĩa cũng lập tức hủy bỏ chương trình và trốn biệt tăm tích. Người duy nhất trong số các Beatle năm xưa đã tới ngay NY để giúp đỡ Yoko là Ringo Starr . Khi biết tin , anh đang ở Bahama và anh liền goi điện cho người vợ cũ của mình để cô ta đến an ủi Cynthia , vợ đầu của John . Còn bản thân anh thì tức tốc bay tới NY .
    Hàng triệu con tim trên khắp châu lục đã đau đớn khi biết tin khủng khiếp kia . Nhưng có lẽ đau đớn hơn tất cả,mất mát nhiều hơn tất cả là Yoko và Sean Lennon . Chị đã dẫn đứa con trai độc nhất đến bênh viện để cho nó nhìn mặt cha lần cuối và giải thích cho đứa trẻ 5 tuổi hiểu rằng cha của nó bị 1 tên sát nhân cuồng tín, tâm thần sát hại . Sau đó chị tuyên bố với hết thảy những ai mến mộ John rằng thi hài của người nghệ sỹ vĩ đại sẽ được hỏa táng và không cần bất cứ lễ nghi ồn ào nào và mong tất cả chúng ta dù đang ở đâu , dù đang làm gì thì hãy để dành ra 10 phút mặc niệm linh hồn anh vào lúc 14h ngày 14 12 1980 .
    Lễ hỏa táng đã được tổ chức tại Công viên trung tâm NY , hơn 100 ngàn người đã có mặt .
    Cùng lúc ấy , tại London , Paris, Vienna , Tokyo....hàng triệu người đã ngả mũ để mặc niệm anh .Khắp nơi người ta giương cao khẩu hiệu " GIVE PEACE A CHANCE " . Bạn bè anh đã dành cho anh những lời lẽ trìu mến và luyến tiếc nhất đưa anh về cõi vĩnh hằng.
    [​IMG]
  4. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    John [​IMG]
    [​IMG]
  5. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    Ký ức của Yoko Ono: NGÀY JOHN LENNON RA ĐI
    Ngày 17 thang 7 năm 1980, John Lennon, sau 5 năm im hơi lặng tiếng, đã trở lại với album Double Fantasy, thực hiện chung với Yoko Ono (vợ ông). Ngày 8 tháng 12, một kẻ mắc bệnh tâm thần đã bắn chết ngay bên lề đường trước tòa nhà Dakota( Manhattan), nơi anh đang sống chung với vợ và con trai. Những giờ phút cuối cùng của John, và những giờ phút đầu tiên của một thế giới vắng John, qua kí ức của Yoko Ono.
    Khi John và tôi thực hiện Double Fantasy, chúng tôi quyết định về việc đưa ảnh chụp chúng tôi đang hôn nhau làm hình bìa của album này. Công ty ghi âm nói ?o Tốt nhất là chỉ để hình chụp của một mình John thôi, giống như anh vẫn còn độc thân vậy?. Tôi kể lại chuyện này với John. Anh nói ?oEm sắp làm gì vậy?? và ?o Em có đùa ko? Từ h trở đi, chúng ta sẽ ko công bố bất cứ bức ảnh nào ko có anh và em chụp chung ?" và đúng hơn là nếu ko có ảnh cả hai chúng ta đang nhìn nhau. Không một bức nào hết!?. Tôi chỉ khẽ mỉm cười. Nhưng, dĩ nhiên, điều này ko bao h xảy ra. Đó là một thời điểm khác sau khi John qua đời.
    Và ngày John qua đời, trước đó cả 2 chúng tôi có mặt trong phòng thu, đang thực hiện Walking on Thin Ice. Ngồi chờ các kỹ sư đến để đổi băng hoặc làm công việc của họ, John đã nói rất trìu mến với tôi là anh đã luôn luôn nhớ tôi. Tôi đã cố gắng xem như câu nói đó ko gây ấn tượng gì nơi tôi, và hỏi lại ?oỒ, thật ko?? rồi quay mặt đi. Nhưng trong thâm tâm tôi lấy làm cảm động. Tôi thấy thực sự xúc động. Tôi nghĩ, một người phụ nữa như tôi, tuổi đã trên 40 rồi vậy mà chông tôi vẫn luôn nói những điều trìu mến như vậy. Sau đó chúng tôi lên xe hơi, tôi nói, ?oChúng ta đi nhà hàng ăn cái gì đó đi??. John đáp lời tôi ?oKhông, bây h anh chỉ muốn gặp mặt Sean trước khi nó đi ngủ?. Nhưng anh đã ko bao h còn dịp nào để gặp Sean nữa.
    Điều đầu tiên chúng tôi làm khi từ bệnh viện về đến nhà là nhờ người phụ tá gọi điện thoại báo tin cho Paul, Julian và dì Mimi của John. Tôi nghĩ họ nên biết tin này. Tôi chắc rằng điều này sẽ khiến George và Ringo không vui, nhưng đó là bản năng tức thời của tôi. Điện thoại của dì Mimi cứ bận luôn và chúng tôi cũng không thể gọi được cho những người khác. Mỗi lần chúng tôi cố gắng gọi ai đó là mỗi lần làm tôi nhớ ra rằng, khi John và tôi sống bên nhau, chúng tôi đã phá hủy các chiếc cầu phía sau chúng tôi.
    Khi hồi tưởng lại, vào thời điểm đó tôi nghĩ giống như khi xảy ra một thiên tai và bạn chỉ pảhn ứng bằng cách bò lê để thoát than. Rồi ai đó hỏi bạn rằng, ?oNày, làm thế nào bạn bò ra được??. Bạn không thể nào trả lời được. Bạn vận dụng tối đa năng lực của mình trong từng giây từng phút. Tôi đã cảm thấy mình đang ở tận đáy biển sau hoặc tương tự như vậy, và cố trồi lên thật nhanh để thở. Tôi không biết làm sao mà tôi có thể cử động tay chân được. Khi John và tôi ly than nhau một thời gian vào năm 1973m tôi thấy người mình run lên ?" người tôi thực sự run rẩy trong suốt thời gian hai tuần lễ đầu tiên. Tôi không kẻ cho John nghe vì tôi không muốn chúng tôi quay lại với nhau vì những lí do không đáng đó. Tôi chịu đựng đau khổ này. Và cuối cùng người tôi ko còn run nữa. Năm 1980 người tôi lại run lên một lần nữa, nhưng lần này anh ấy không quay lại.
    Vào đêm John qua đời, có rất nhiều người tập trung phía ngoài Dakota, đàn hát các bài hát của John. Sau đó, tôi cảm thấy rất lo cho những người hâm mộ John, lo cho vấn đề an sinh của họ. Tôi nghe tin có 2 thiếu nữ đã tự sát, do đó tôi yêu cầu mọi người hãy tỉnh táo, tôi nghĩ điều quan trọng là cả thế giới này hãy cùng suy ngẫm và chia sẻ sự im lặng của mình. Và chúng tôi tạo ra một vòng tròn than ái trên khắp thế giới. Chúng tôi trở thành những ngừơi anh, người chị, người em yêu mến của John và nâng niu những ký ức của anh. Nhưng đêm anh ấy mất, nghe những bài hát của anh ấy vang trên đường phố là điều rất khó khăn đối với tôi. Tôi ngồi một mình trong căn phòng của 2 vợ chồng ở cạnh đường số 72 và nghe John hát suốt đêm?
  6. Tuanbeat

    Tuanbeat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2002
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    0
    Hoan nghênh cháu Gà nhép đã post bài nhiệt tình với nhiều tư liệu phong phú!
    Đây quả là một cây bút trẻ mới lên của Box Beat!
    Rất mong cháu Gà nhép tiếp tục phát huy! Để các bác thành viên kỳ cựu học tập!
    Tuy nhiên nếu cháu post cái này vào tuần trước của Show 8-12 thì hay quá!
    Xin mời cháu Gà nhép tiếp tục!

Chia sẻ trang này