1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Marquez và những câu truyện em ko hiểu.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Nov, 18/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Ẹ, hóa ra tớ nhớ sai, nói lăng nhăng. Sorry.
    Ờ hóa ra lão thần già này không phải cố ý mà xuống hạ giới. Nhưng đúng là lão khốn khổ đấy chứ. Trên thiên đường thì già cả quá ko bay nổi, ở dứoi đất thì bị trưng bày.
  2. Nov

    Nov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Em muốn post "biển của thời đã mất" lên cho mọi người quá nhưng mà lại ngại nó dài nên....lười.Nhưng thể nào cũng có ngày em post nó lên vì quả thực trong tất cả các truyện của Marquez thì nó làm em trăn trở nhiều nhất .Đã có lúc em luôn luôn bị ám ảnh về một vùng biển mà có lẽ ông từng trải nghiệm.Biển trong văn Marquez luôn luôn mang một vẻ kì bí và đẹp đến hoang sơ,và bầu trời thì hình như có màu xám (ko hiểu vì sao nhưng em luôn luôn nghĩ đến một bầu trời màu xám trong phần lớn các câu truyện của Marquez) Và "biển của thời đã mất" ko chỉ đẹp, cùng với nó là mùi hoa hồng nồng nàn,là vùng biển của những người chết, là một ngôi làng đã chìm sâu dưới đáy biển,là hàng ngàn con rùa nằm úp sấp lên nhau...tất cả đã biến mất như một giấc mơ và ko ai muốn tin vào điều đó dù tất cả đều hiển hiện.Nếu tin vào bác Teq thì hẳn chẳng ai muốn tin rằng phần tốt đẹp nhất,ngây thơ và trong sáng của mình đã từng tồn tại...vì như thế nghĩa là ta đang tồi tệ đi.Quái thật.
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Trăm năm cô đơn.
    Một tác phẩm như Trăm năm cô đơn, thì mỗi chi tiết nhỏ của nó đều chứa rất nhiều thứ hay ho. Thôi thì cứ thử nói vài cái vậy.
    Như cái tên của nó, Trăm năm cô đơn là một nỗi cô đơn mênh mông. Nỗi cô đơn này không phải là cái cô đơn sến sến mà chúng ta thường cảm thấy khi buồn rầu mà chỉ có một mình hehe. Đây là một nỗi cô đơn của những kẻ lạc lõng giữa cuộc đời. Kể ra cũng chưa hẳn là vậy, bởi vì nó bao hàm rất nhiều thứ mà khó lòng diễn tả ra trong vài câu vài dòng.
    Bêndya ông tổ - tức là người đã lôi kéo bạn bè bỏ làng đi lập đất mới ?" chính là kẻ đầu tiên tạo nên cái số phận cô đơn cho cả ngôi làng. Những người thanh niên đó đi tìm kiếm biển, nhưng tìm không thấy và đành lập làng tại một vùng đất chưa ai biết và chưa ai tới. Bêndya ông tổ thất bại khi tìm biển, phải quay lại và lập nên làng Macônđô. Nhưng chính vì thế mà Macônđô lại trở thành một ngôi làng tốt đẹp nhất thế giới. Tuy vậy, ngay khi thành lập, làng Macondo đã là một ngôi làng lạc lõng, thất bại trong công cuộc giao tiếp với thế giới. Nó luôn luôn ko theo kịp thế giới. Bởi vì bản chất của ngôi làng đã là như vậy rồi, nên khi thế giới hiện đại bắt được và nuốt nó vào lòng, thì nó chết.
    Nhân vật Bêndya ông tổ này theo em là cực hay, nhưng mà nếu cứ nói về lão ta thì dài dòng quá. Đại khái nỗi cô đơn của lão bắt nguồn cho mọi nỗi cô đơn khác của những người khác trong làng. Lão và ông bạn Menkyađết của lão, người thì ru rú ở Macônđô, người thì đã đi khắp thế giới. Tuy nhiên hai lão này đều không thuộc về thế giới mà họ đang sống.
    Mà thôi, không thể một lúc mà kể lể hết được. Dần dần có thời gian em sẽ bàn bạc với các bác thật kỹ về tiểu thuyết này, nếu các bác có hứng thú.
  4. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hì, em cũng rất khoái cái truyện này. Trăm năm cô đơn là một món hổ lốn cái loại cô đơn . Suốt một trăm năm có cả nghìn loại người ở trong cái làng nhỏ đấy, đủ mọi tính cách, tố chất, số phận khác nhau, chỉ có điều bất cứ thằng nào con nào đều cô đơn thảm hại.
    Em thấy thằng Buênđa đời thứ hai là cô đơn tiêu biểu. Nó sinh ra đã bị mẹ nhận xét là có tiếng khóc "bất lực trước tình yêu". Thời thanh niên nó là một thằng đẹp trai, thư sinh, nhạy cảm. Khi chơi gái còn định mang tiền đi chuộc lại cho cô gái một đêm tiếp cả trăm thằng, thật ra cô ấy nợ người bà 861k peso mà mỗi lần tiếp khách được có 50 peso thôi, ặc (cái cô này xuất hiện lại trong truyện Chuyện buồn không thể tin được của Erendira và người đàn bà bất lương). Sau này Buenda 2 làm tướng, chinh chiến khắp nơi, quan hệ với cả đống đàn bà, có gần hai chục thằng con (em ko nhớ chính xác). Gã này không có bạn và theo trí nhớ của em gã còn có trò dùng phấn vạch vòng tròn, ko ai được bước gần gã quá 1 hay 3 mét gì đấy. Về già gã quay trở lại nghề làm cá vàng giết thời gian. Ở gã này em thấy có cái mà nhiều người già có : sự dịu dàng do tuổi tác và thất vọng, chứ chả phải tử tế gì.
    Gã là đứa thảm hại nhất về tình yêu (em nghĩ thế), nhưng cái bọn còn lại không hơn gã là mấy. Chúng nó yêu nhau cởi mở nhưng có phần nào như thú vật. Đọc thấy cứ vài trang lại có một thằng hoặc một con "học hỏi" điều mới lạ. Trong truyện, các nhân vật thỏa mãn được bản thân trong ********, bạo lực, khoa học, chỉ có tình yêu là có vẻ thiếu thiếu. Hai đứa cuối truyện cũng yêu nhau đấy - nếu có thể gọi thế - nhưng mà cái tình yêu đóng cửa lăn lộn trên giường 24 trên 24 và ăn kẹo socola cuối cùng chỉ cho ra một thằng trẻ con bầy nhầy có đuôi để lâu là kiến tha ngay - làm người đọc là em muốn bỏ nó vào lọ để ngâm dấm
  5. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    đúng roài, em cũng thấy nó ngốc xịt, cao thượng quái giề , fản đối sgk fát
    cái này thì em ko nghĩ thế, cái ông Êxteban này đã từng tồn tại chứ, sao lại tưởng tượng. nhưng khi ông ấy tồn tại chẳng ai thèm ngó ngàng gì đến ông ấy cả, bởi vì thực ra ôn gấy cũng ko có gì quá đặc biệt đáng để ngó ngàng và để ỹ giữa cái cuộc sống hổ lốn của ngôi làng ấy cả. tuy nhiên, khi ông ấy chết đi, và lại là chết trôi, ôi giá như ông ấy cứ chết theo cái kiểu thông thường, chết quách đi theo cái kiểu ng ta có thể gói chiếuc vứt roẹt đồng chí ấy xuống hố thì có khi lại ko có chuyện gì xảy ra. đây đồng chí ấy chơi nổi, chết trôi nhé. để có ng fải fát hiện ra đồng chí ấy nhé. để ng ta lau niệm và bắt đầu cái trí tưởng tượng fong fú
    em nghĩ, ko fải đồng chí này đã từng vô cùng cao cả tốt đẹp, cũng ko fải đồng chí ấy chỉ hoàn toàn tồn tại trong tưởng tượng. thực ra cái xác to đuỳnh (to là cái sự có thật, ng ta ko tưởng tượng ra kích thước được fải ko? cái này có cả thứ nguyên để xác định cơ mà, thế thì chắc chả fét được), cái xác (có thể là) đẹp giai sáng sủa (cái này có thể chỉ tồn tại trong tưởng tượng thôi, về cái sự đẹp có ai định nghĩa được hẳn hoi đâu!), cái xác ấy là có thật cũng giống như cái ông Êxteban này đã từng sống thật ở cái làng ấy. thế nhưng những tốt đẹp tuyệt vời của cái ông Êxt ấy thì có thể chỉ là tưởng tượng thôi. nếu ông ấy còn sống thì ng ta cũng sẽ ko fát hiện ra những fẩm chất cao quý ấy đâu. ng ta thấy ông ấy đẹp vì ông ấy đã chết, vì ng ta sẽ ko còn được thấy cái thân hình khổng lồ (có fần trì độn) kia tung tăng nhảy múa nữa.
    theo em cái truyện này nói đến 1 lẽ thường: con cá mất là con cá to. nó có bé xíu như con loăng quăng ng ta cũng thấy nó to lắm lắm. nhưng truyện hay ở chỗ nó ko dừng lại ở cái việc miêu tả ẩn dụ cái lẽ thường ấy, nó có cái chi tiết bậu của mà bác teq đã chú ý đấy, con ng ta có thể tiếc thương viển vông, nhưng kết quả của cái trí tưởng tượng fong fú ấy thì lại có thể rất hay ho. người ta rộng lòng hơn với những gì tốt đẹp.
    dù cho cái sự rộng lòng ấy bắt đầu từ 1 sự tưởng tượng viển vông thì nó cũng vẫn tốt chứ, fải ko ạ?
    cứ lạc quan tý, cái tốt ko có chỗ nương thân trên cuộc đời này thì nó sẽ tìm cách lừa đảo tý để đến được lòng ng ta cái sự lừa đảo ấy chắc là cho qua được, nhẩy?
  6. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    còn Trăm năm cô đơn, theo em, nó có thể chính là cái cô đơn thâm căn cố đế trong mỗi con người, cái cô đơn tuyệt vọng, truyện này thì đúng là cái cô đơn 1 cách bế tắc. câu chuyện thì ko bế tắc, nhưng cái sự cô đơn mà nó nói đến thì bế tắc thật sự.
    bản thân trong mỗi con người ai cũng có một ông Bêndya lạ hoắc mà họ nghĩ là họ ko quen biết. ko ai nhận ra mình bắt đầu cô đơn từ đâu, họ tự lạc vào cái rừng cô đơn mênh mông của mình trong khi đang tìm kiếm một cái sự hay ho nào khác. ai cũng có một ông tổ cô đơn, nhưng có người để cho ông ấy dựng hẳn 1 ngôi làng, sinh con đẻ cái, chơi đến 7 đời, 7 đời, lòng vòng và bế tắc, kết thúc bằng 1 cái đuôi nhỏ xíu ngoe nguẩy.
    ngôi là Măc côn đô là ngôi làng trong tâm hồn những người cô đơn lạc lõng. họ tự cô lập mình với thế giới xung quanh, họ quanh quẩn với những thứ ko tưởng, quẩn quanh, lòng vòng, và bế tắc. họ đúc vàng thành những con cá, nấu chẩy chính những con cá ấy ra, lại đúc và lại nấu chẩy. theo em, chi tiết ấy nói đến sự mòn mỏi kiếm tìm nhưng vẫn bất lực. (về cái sự kiếm tìm này, Nhà giả kim nói đến một cách lạc quan hơn, fải ko? em rất thích truyện ấy)
    7 đời lặp đi lặp lại những cái tên, 7 đời quanh quẩn. trong truyện có những chi tiết dính dáng đến hiện thực thì lại được thổi fồng lên một cách thái quá. theo em, đấy chính là cái sự thực trong mắt những con người lạc lõng, những con người cô lập mình với cuộc đời để nhìn cuộc đời theo cái cách của họ.
    mỗi ng, với ngôi làng Măccônđô của riêng mình - ngôi làng lớn nhỏ, tồn tại 1 đời hay lâu hơn cả 7 đời là tuỳ thuộc chính bản thân người đó - sẽ nhìn thế giới theo một cách riêng của mình. cái thế giới được thổi fồng lên trong truyện chính là thế giới đó
    trong truyện có cả nàng Rê mê di ô xinh đẹp nhưng nhận thức ko hơn nổi trẻ lên 3, cô nàng ấy làm 1 anh chàng ngã từ trên nóc buồng tắm xuống mà chết.
    anh ta chết vì ko nhận thức hết được cái đẹp, cái đẹp trong trẻo của Rê mê đi ô.
    có thể nghĩ Rê mê đi ô đần độn, nhưng nếu đần độn thì ko cần fải bay lên trời, có thể chết kiểu chết trôi như bác Êxt kia cũng được mà, nên em muốn nghĩ Rê mê đi ô tượng trưng cho cái đẹp trong trẻo và thuần khiết. cái đẹp ấy ko có chỗ đứng trên cuộc đời, nó fải bay lên trời cùng cái ga trải giường
    thực ra thì em cũng chẳng hiểu lắm cái truyện này đâu, bao giờ có thời gian đọc lại sau, nhưng mà đọc xong có cảm giác rất thích, chẳng biết, chỉ là cảm giác thôi
    Marquez sử dụng rất nhiều chi tiết truyện ngắn cho tiểu thuyết. có thể , như ai đó đã nói (Mạc ngôn hay sao ấy nhẩy), mỗi nhà văn chỉ viết 1 tiểu thuyết thôi, đó là cuốn tiểu thuyết dài của đời mình
    Marquez có làng Măc côn đô, Mạc ngôn có làng Cao mật, hay Nam cao nhà mình thì có làng Vũ đại, đấy là những ngôi làng của cuộc đời văn học
    mà bác nào ko hiểu Đồi gió hú nhẩy? em thì chẳng biết có hiểu ko nhưng em thích. chỉ có cái kết là em thích trong fim hơn, đẹp và nhẹ nhàng hơn, ko cần fải để Heathclif fải chết với đôi mắt trợn trừng như thế
    các bác, các bác có thích Tình yêu thời thổ tả ko?
  7. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Fri13th đọc lại đoạn này:
    Không cần phải rửa mặt cho anh ta cũng nhận ra anh là một người lạ mặt. Làng này chỉ có khoảng 20 nóc nhà lá,những ngôi nhà này được dựng lên một doi đất dã heo hút lại rất hẹp đến nỗi mỗi bận đi vắng các bà mẹ đều lo gió thổi con mình ra biển. Làng hẹp đến nỗi ko có đất để mai táng người chết và buộc phải ném tử thi xuống vực biển, nhưng biển ở đây rất hào hiệp và hiền lành với con người,vả lại đàn ông trong làng này ko lấy gì làm đông lắm chỉ cần 7 chiếc thuyền cũng vừa đủ chở họ. Do đõ khi có cái xác chết trôi này những người đàn ông trong làng đưa mắt nhìn nhau đã biết ngay trong số họ ko thiếu một ai.
    Tuy nhiên, không cần phải tìm kiếm logic trong truyện của Marquez.. Đọc Marquez ta có thể dễ dàng chấp nhận những cái quái đản.
    Truyện này không thể hiểu đơn giản con cá mất là con to đâu. Tôi ko nghĩ mỗi chi tiết hay mỗi truyện của Marquez đều hướng tới một ý nghĩa cụ thể nào đó . Có những ẩn dụ, nhưng không cụ thể, mà hướng vào một cái gì đó hơi hơi mang tính mông lung, hướng vào một cái gì đó trống rỗng trong tâm hồn con người, hoặc vào một chỗ trống trải nào đó trong cuộc sống. Vì thế, mỗi người đọc có thể hiểu theo cách của mình.
    Cái đặc biệt của văn Marquez là sự phóng túng và tự do. Các nhân vật cũng như các khung cảnh, đều không cần theo một motip thông thường thực tế nào cả. Các nhân vật của Marquez được phân biệt với nhau bởi những cái vượt ra ngoài sự hợp lý.
    Một cái nữa là chất văn của Marquez. Ông thường dùng những câu phức rất dài mà lại không rối rắm. Quả thật là như nước chảy vậy. Người dịch cũng giỏi thật đấy!
  8. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    ơ thế là em nhầm nhọt sang trồng trọt từ khi đọc đến giờ đấy
    đấy là cái cảm giác em có sau khi đọc xong truyện, còn tại sao thì cóc hiểu được
    nói chung chỉ biết thích là thích, thế thôi
  9. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    cô đơn thì cả ngàn năm !!! trăm năm cũng chưa là gì ! cô đơn là cái gì đấy không giới hạn ! không có năm tháng !
    Tớ chẳng hiểu ở đây đang nói về cái quái gì ! nhưng tớ thấy cuộc sống này không có cái quái gì là không hiểu cả ! chỉ cố tình không hiểu thôi ! Lão MK kia cũng là người ! chúng ta cũng là người thì không có lý gì con người lại không hiểu con người !
    say quá ! có nói bậy các bác thông cảm !! hehe
  10. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Trong "Trăm năm cô đơn" thì bất kỳ một nhân vật nào cũng cô đơn với những biểu hiện khác nhau. Segundo giữa đám khách không rứt, cô nàng Rebeca với đống xương lỉnh kỉnh và gặm nhấm các mảng tường, Aurelino với đống cá vàng cho đến những cô đơn của sự lặp lại ngày này hay ngày khác như việc làm bánh của bà mẹ hay may áo rồi lại tháo ra của Amaranda.
    Tớ nhớ như in một câu thơ của Vicente Gerbasi, người Venezuela: "Tôi đang ở thời nào mà giờ đây nỗi cô đơn cháy bỏng". Bởi vì tớ thích thơ của hắn và Marquez. Nỗi buồn, không có ai để chia sẻ, ta nghĩ rằng cô đơn và ngồi gặm nhấm nó trong công viên, dưới một khung cảnh nào đấy, không tiền bạc và không phải là một cái bánh mỳ. Nhưng cô đơn thực sự theo tớ không giống như kiểu đầy lãng mạn như vậy, cô đơn muốn phát điên. Tất cả các nhân vật cho dù biểu hiện thế này hay thế kia, đều cuồng loạn với nỗi cô đơn của họ. Sự cô đơn đẩy mọi người vào trong một hành đông lặp lại đầy ám ảnh, ngày này qua ngày khác và dần thối rữa trong "trăm năm cô đơn". Tồn tại ngay trong đám tang vĩ đại của bà mẹ, sự cô đơn của một cái xác trong cỗ quan tài đẹp, trong khung cảnh vinh dự của một cái chết. Tớ quên béng mất tên bà ấy rồi.

Chia sẻ trang này