1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi NguyenHongHai96hust, 06/07/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenHongHai96hust

    NguyenHongHai96hust Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2016
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014, trong tổng số 59.877 vụ án xâm phạm sức khỏe con người được đưa ra xét xử, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn PVCĐ chiếm 0,2% (tương đương 121 vụ). Cũng như các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm sức khỏe con người, tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ diễn biến ngày càng phức tạp về số lượng cũng như tính chất dã man, tàn bạo của hành vi phạm tội. Vì vậy, việc nhận biết chính xác các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm, đặc biệt là các dấu hiệu trong mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm.
    [​IMG]
    Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Đại Dương Long sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những phân tích cụ thể về dấu hiệu mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ.
    Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Tổng hợp những dấu hiệu này tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Đó là:
    - Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội;
    - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
    - Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...).
    Trong đó, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản, được phản ánh trong tất cả các CTTP. Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm.
    Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ cũng có các đặc điểm như hành vi của tội cố ý gây thương tích. Đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người. Hành vi này thường biểu hiện bằng phương pháp hành động, có hoặc không có sự hỗ trợ của các loại công cụ, phương tiện khác nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể của con người gây ra những thiệt hại trong chừng mực nhất định. Tuy nhiên, do có thêm tình tiết “vượt quá giới hạn PVCĐ” nên hành vi này còn có thêm những đòi hỏi sau:
    - Nạn nhân phải là người có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của công dân khác. Hành vi đó là hành vi trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể.
    - Người phạm tội đã có hành vi có khả năng gây thương tích cho nạn nhân trong khi hành vi xâm phạm của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc.
    Tóm lại, người phạm tội đã có hành vi gây thương tích cho nạn nhân khi có đủ cơ sở để thực hiện quyền phòng vệ. Việc người phạm tội phải có hành vi phòng vệ là cần thiết. Sự sai trái của người phạm tội và chính vì vậy phải chịu TNHS là đã phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết. Như vậy, dấu hiệu đặc biệt thứ ba trong hành vi của tội này là:
    - Người phạm tội đã phòng vệ rõ ràng là quá mức cần thiết. Việc gây ra thương tích cho nạn nhân với tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người rõ ràng là không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân. Điều này cũng có nghĩa chỉ cấu thành tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ khi có hậu quả nạn nhân bị thương tích với tỉ lệ từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người xảy ra. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ.
    Về nguyên tắc, người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả thương tích với tỉ lệ từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người bị buộc phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ. Cụ thể là:
    - Hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả thương tích về mặt thời gian;
    - Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối quan hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả thương tích;
    - Hậu quả thương tích đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
    Trong thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn PVCĐ, vấn đề quan hệ nhân quả là vấn đề rất phức tạp. Để giải quyết đúng đắn vấn đề này, đòi hỏi phải xem xét tổng hợp nhiều yếu tố, tìm hiểu kĩ diễn biến vụ việc, có kiến thức và cách phân tích, đánh giá tổng hợp. Đặc biệt, sự hỗ trợ của giám định pháp y có ý nghĩa hết sức quan trọng.
    Hy vọng ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho Quý khách hàng. Nếu có bất kì vướng mắc nào trong lĩnh vực pháp luật hình sự, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Đại Dương Long để được tư vấn nhanh chóng, chính xác và tận tình bởi đội ngũ Luật sư, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm của Công ty.

Chia sẻ trang này