1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mất mặt trăng.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi AcommeAmour, 14/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ý này là chưa chính xác. Các vết lỗ chỗ chẳng qua là Mặt trăng không có một bầu khí quyển, các thiên thạch lao thẳng vào mà không bị cháy bởi khí quyển (như trên TĐ) và các vết để lại cũng tồn tại vĩnh cửu. Trên TĐ cũng khá nhiều các vết đạn như vậy bởi vì thời kỳ đầu của hệ Mặt trời rất nhiều ''tên bay đạn lạc''. Nhưng vì trên TĐ có không khí , nước, gió, mưa ... nên các vết đó mất dần đi ngoại trừ vài hố cực lớn.
    Kích thước Mặt trăng quá nhỏ và ở quá xa, sự che chắn không được bao nhiêu. Nếu coi TĐ là một quả bóng có đk = 10cm thì Mtrăng chỉ cỡ nhỏ hơn quả bóng bàn và 2 thiên thể cách nhau tới hơn 3 m.
  2. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Đầu cần mặt trăng biến mất người ta mới bỏ âm lịch mà hiện nay thì hầu như người ta cũng đã bỏ âm lịch rồi, chẳng ai dùng nó để làm gì. Ngày trước nhiều cư dân sống trên sa mạc họ cần họp hội ở những đêm trăng vì ban ngày quá nóng nên họ rất chú trọng âm lịch, và một số nguyên nhân khác nữa dẫn đến việc người ta dùng âm lịch nhưng không nhiều lắm....
    Tôi chẳng biết là bạn có nhầm lẫn gì giữa cái này không: âm dương lịch và âm lịch. Cái mà chúng ta vẫn hay gọi là âm lịch được dùng nhiều ở Việt Nam hiện nay chính là âm dương lịch vì đơn giản nó dựa theo cả mặt trời và mặt trăng để điều chỉnh thời gian. Còn âm lịch thì chỉ dựa thuần tuý theo mặt trăng có chu kỳ tháng là 29,5 ngày nên nó sẽ lệch rất xa so với năm mặt trời, vì vậy không phản ánh đúng được các hiện tượng thiên nhiên.
    Nếu bạn nhầm thì thành ra ý bạn sẽ là khi nào mặt trăng biến mất mới bỏ âm dương lịch. Người ta dùng âm dương lịch hiện nay chủ yếu vì lý do lịch sử, văn hoá, một chút trong nông nghiệp.... mà những yếu tố lịch sử văn hoá dễ gì mất (như những trận chiến hiễm hách, ngày lễ dân tộc, tết ...), nên nhân loại sẽ mãi dùng âm dương lịch, nó chỉ biến mất khi chúng ta không còn biết lịch sử của chính mình là gì nữa.
    Còn riếng phần âm lịch, thực tế chẳng ai dùng, nó chỉ được dùng để nghiên trong một số nghiên cứu ít ỏi. Nó chung là nó đã nằm ở "bảo tàng" từ lâu, chỉ để người ta biết về nó mà thôi.
  3. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Nhầm rồi đấy bạn ơi, âm lịch được dùng rất rộng rãi và rất cần thiết trong nông nghiệp mà 80% dân số việt Nam là nông dân, vậy theo bạn cái nào nằm ở bảo tàng.
  4. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Ai bảo âm lịch quan trọng trong nông nghiệp, âm lịch không phản ánh chính xác được các quy luật tự nhiên nên không có giá trị gì nhiều trong nông nghiệp. Âm dương lịch mới quan trọng trong nông nghiệp, cái lịch mà ta vẫn thường hay gọi là lịch âm ấy, lịch này có đặc điểm là vừa theo mặt trăng (như có ngày rằm) vừa theo mặt trời (như có năm nhuận). Theo âm dương lịch thì một năm được chia thành 24 tiết khí, chẳng hạn như tiết thanh minh, tiết đoan ngọ, tiết nguyên tiêu, tiết nguyên đoán, tiết sương gián... chính những cái này có ích rất nhiều trong nông nghiệm.
    Bạn cần xem lại các hệ thống lịch: âm lịch, dương lịch, âm dương lịch. Trong mỗi hệ thống đó lại có thêm nhiều loại lịch khác chẳng hạn như lịch Islam, ******, Gregorius...
    Âm lịch được xây dựng từ rất sớm(trước cả dương lịch), nó lấy độ dài của tuần trăng (29,53 ngày) để làm cơ sở cho tháng nhưng vì tháng lịch phải chứ số nguyên ngày và để phù hợp với tuần trăng thì tháng có 29 hoặc 30 ngày sao cho độ dài bình quân của tháng lịch có trị số gần nhất với chu kỳ của tuần trăng. Một năm được quy ước 12 tháng (trong trường hợp này phải buộc là 12 tháng mới phản ánh chính xác được thời gian năm) như vậy một năm sẽ có 354 hoặc 355 ngày. Như vậy năm âm lịch sẽ ngắn hơn thực tế (năm xuân phân) trên 10, vậy cứ 3 năm thì sẽ sai khác với chu kỳ 4 mùa hơn 1 tháng, cứ chín năm thì hơn 3 tháng..rõ ràng năm âm lịch chỉ có khả năng tính thời gian chứ không phản ảnh được thời tiết. Như vậy, âm lịch chẳng thể nào dùng trong nông nghiệp được, mà chỉ được dùng để biết khi nào trăng tròn khuyết, khi nào có thuỷ triều.... mà những thứ này thì dương lịch và âm dương lịch còn làm được nhiều hơn thế nữa. Âm lịch chẳng hạn như lịch hồi giáo, chỉ được dùng ít ỏi vậy thôi, thế nên nói nó nằm trong bảo tàng để ngắm cho vui thì chẳng sai tí nào.
  5. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Ai bảo âm lịch quan trọng trong nông nghiệp, âm lịch không phản ánh chính xác được các quy luật tự nhiên nên không có giá trị gì nhiều trong nông nghiệp. Âm dương lịch mới quan trọng trong nông nghiệp, cái lịch mà ta vẫn thường hay gọi là lịch âm ấy, lịch này có đặc điểm là vừa theo mặt trăng (như có ngày rằm) vừa theo mặt trời (như có năm nhuận). Theo âm dương lịch thì một năm được chia thành 24 tiết khí, chẳng hạn như tiết thanh minh, tiết đoan ngọ, tiết nguyên tiêu, tiết nguyên đoán, tiết sương gián... chính những cái này có ích rất nhiều trong nông nghiệm.
    Bạn cần xem lại các hệ thống lịch: âm lịch, dương lịch, âm dương lịch. Trong mỗi hệ thống đó lại có thêm nhiều loại lịch khác chẳng hạn như lịch Islam, ******, Gregorius...
    Âm lịch được xây dựng từ rất sớm(trước cả dương lịch), nó lấy độ dài của tuần trăng (29,53 ngày) để làm cơ sở cho tháng nhưng vì tháng lịch phải chứ số nguyên ngày và để phù hợp với tuần trăng thì tháng có 29 hoặc 30 ngày sao cho độ dài bình quân của tháng lịch có trị số gần nhất với chu kỳ của tuần trăng. Một năm được quy ước 12 tháng (trong trường hợp này phải buộc là 12 tháng mới phản ánh chính xác được thời gian năm) như vậy một năm sẽ có 354 hoặc 355 ngày. Như vậy năm âm lịch sẽ ngắn hơn thực tế (năm xuân phân) trên 10, vậy cứ 3 năm thì sẽ sai khác với chu kỳ 4 mùa hơn 1 tháng, cứ chín năm thì hơn 3 tháng..rõ ràng năm âm lịch chỉ có khả năng tính thời gian chứ không phản ảnh được thời tiết. Như vậy, âm lịch chẳng thể nào dùng trong nông nghiệp được, mà chỉ được dùng để biết khi nào trăng tròn khuyết, khi nào có thuỷ triều.... mà những thứ này thì dương lịch và âm dương lịch còn làm được nhiều hơn thế nữa. Âm lịch chẳng hạn như lịch hồi giáo, chỉ được dùng ít ỏi vậy thôi, thế nên nói nó nằm trong bảo tàng để ngắm cho vui thì chẳng sai tí nào.
    huulamtk
  6. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Đọc lại thấy nhầm chỗ này: âm lịch không phản ánh chính xác được cái quy luật thời tiết chứ không phải quy luận tự nhiên
  7. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Hic, mình viết 1 dòng bạn tương cho 3 bài, sợ quá.
    Âm lịch mình nói ở đây là âm lịch mà hiện nay VN đang sử dụng, cònm ấy cái âm lịch ở tận đâu thì làm ơn bạn cho vào bảo tàng dùm vì mình cũng chả biết nó đầu cua tai nheo thế nào. Còn âm lịch hiện nay vẫn được dùng để tính lịch trong nông nghiệp và cũng được đa số người VN dùng trong các vấn đề tín ngưỡng. Cách sử dụng âm lịch hiện nay để tính toán trong nông nghiệp thì mình cũng không rành lắm, và theo mình được biết là người ta vẫn tham chiếu theo cả các điều kiện khí hậu trong năm dựa theo Lịch mặt trời (dương lịch). Những bạn có thể chắc chắn 1 điều rằng không ai gieo mạ trước ngày đông chí cả mặc dù nếu năm nhuận thì cái ngày đó cách nhau cả tháng trời theo dương lịch.
  8. lamdba

    lamdba Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    1
    Hờ, đọc bài này mới thấy cậu và tớ đều hiểu sai khái niệm thế nào là âm lịch. Tớ đã ghi rất kỹ ở trên rồi: cái mà bạn gọi là âm lịch ấy (lịch Trung Quốc, lịch can chi mà ta vẫn hay dùng ấy nó chính là Âm dương lịch chứ không phải Âm lịch), đúng theo Lịch học thì nó là Âm Dương lịch. Cậu chẳng chịu đọc kỹ. Nói chung thì cậu gọi tên theo cách hiểu dân gian, tớ gọi tên theo cách phân chia khoa học.
    Khi nào vào nhà sách, cậu vào chỗ nào có mấy cuốn Lịch vạn niên, lịch bách niên cậu xem phần hướng dẫn và phụ lục thì nó sẽ nói rất rõ cái này. Thú vị lắm. Cậu có thể xem tạm tại mấy cái link này để phân biệt thế nào là âm lịch, dương lịch, âm dương lịch
    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch (nói chung về lịch)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_l%E1%BB%8Bch (Dương lịch)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_l%E1%BB%8Bch (Âm lịch)
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_d%C6%B0%C6%A1ng_l%E1%BB%8Bch (Âm dương lịch, đây là cái mà mọi người vẫn thường hay gọi nhầm thành âm lịch)
    Have a nice weekend!
    huulamtk@yahoo.com
  9. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Thế thì nhất trí cho đi vào bảo tàng thôi.
  10. 13am

    13am Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào biết phia bên kia của mặt trăng có gì ko ?

Chia sẻ trang này