1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MẤT NGỦ_định nghĩa_nguyên nhân_phòng tránh_chữa trị_để chúng ta có một GIẤC NGỦ NGON

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tudieude, 17/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    MẤT NGỦ_định nghĩa_nguyên nhân_phòng tránh_chữa trị_để chúng ta có một GIẤC NGỦ NGON

    ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI VIẾT ĐƯỢC TỔNG HỢP TRÊN MẠNG VỀ BỆNH MẤT NGỦ.AI CÓ BÀI VIẾT GÌ HAY THÌ CỨ POST LÊN THOẢI MÁI NHÉ.
    000

    Định nghĩa và nguyên nhân mất ngủ

    Mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào hay duy trì giấc ngủ, giấc ngủ không hoàn toàn hoặc chất lượng kém. Đây là một triệu chứng chứ không phải là bệnh.


    Những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ngủ là thuốc, các tình trạng tâm lý (ví dụ như trầm cảm, lo âu), thay đổi môi trường(như là đi du lịch, đi máy bay hay thay đổi độ cao),và stress. Mất ngủ cũng có thể gặp do những thói quen ngủ sai như hay ngủ ngày hoặc dùng caffeine quá nhiều trong ngày.


    Mất ngủ có thể phân loại theo thời gian kéo dài. Mất ngủ thoáng qua thường là do thay đổi hoàn cảnh như khi đi du lịch hay gặp stress. Nó kéo dài ít hơn một tuần hay cho đến khi giải quyết xong vấn đề stress.


    Mất ngủ ngắn hạn kéo dài từ 1-3 tuần, và mất ngủ dài hạn(mất ngủ mạn tính) kéo dài hơn 3 tuần. Mất ngủ mạn tính thường là do trầm cảm hay nghiện thuốc.


    Mất ngủ thoáng qua có thể tiến triển thành mất ngủ ngắn hạn, và nếu không điều trị đúng thì mất ngủ ngắn hạn sẽ trở thành mất ngủ mạn tính.


    Café và caffeine, thuốc lá, rượu, thuốc chống xung huyết (như pseudoephedrine), thuốc lợi tiểu được dùng khi ngủ

    (Lasix/furosemide, Dyazide/hydrochlorothiazide), thuốc chống trầm cảm (như Bupropion, Prozac), thuốc làm giảm ngon miệng (Merida, Fastin), thuốc an thần amphetamine là những chất hay dược phẩm có thể góp phần vào mất ngủ.


    Mất ngủ cũng có thể là kết quả của việc ngưng thuốc ngủ benzodiazepines (như Valium, Librium, Ativan), cai rượu, thuốc kháng histamin, amphetamine, cocaine và ma tuý.


    Những phương pháp điều trị mất ngủ không cần thuốc.


    Thói quen ngủ hợp lí là rất quan trọng trong điều trị mất ngủ. Trong một số trường hợp, thay đổi thói quen ngủ có thể khắc phục được tình trạng trên mà không cần dùng thuốc. Một thói quen ngủ tốt bao gồm:


    ? Ngủ đúng giờ giấc.


    ? Giường ngủ phải tạo cảm giác dễ chịu, phòng yên tĩnh và nhiệt độ phòng thích hợp.


    ? Ánh sáng vừa đủ


    ? Tập thể dục đều đặn nhưng không được quá gần giờ đi ngủ hay quá khuya.


    ? Không dùng phòng ngủ để làm việc hay các hoạt động khác không liên quan đến giấc ngủ.


    ? Tránh những chất kích thích (như caffeine, thuốc lá), rượu, hay ăn nhiều trước khi đi ngủ.


    ? Có những biện pháp thư giãn như tập thở


    ? Tránh ngủ ngày.



    111

    Làm thế nào để tránh mất ngủ

    Khoảng 30% người trưởng thành bị mất ngủ và không thể làm tốt công việc hôm sau. Thời lượng ngủ không nói lên tình trạng mất ngủ, mà quan trọng là cảm giác thế nào vào hôm sau. Nếu lúc tỉnh dậy mà cơ thể vẫn choáng váng và gà gật thì chắc chắn bạn thiếu ngủ.


    Mất ngủ gây khó tập trung cho công việc hôm sau. (Sức Khỏe & Đời Sống)
    Thông thường cơ thể cần ngủ khoảng 8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số người chỉ cần ngủ 4 giờ suốt đêm mà vẫn khỏe và không cảm thấy bị mất ngủ.

    Mất ngủ biểu hiện ở các dạng:

    - Trằn trọc khó ngủ

    - Thức giấc nhiều lần giữa đêm

    - Không ngủ được cả đêm

    - Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.

    Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong ngày như: Buồn ngủ cả ngày; suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp; không thể tập trung vào chi tiết; không nhớ sự việc ngay cả khi vừa mới xảy ra; dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt.

    Tại sao bị mất ngủ?

    - Mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn: Từ vài ngày đến vài tuần, thường do những yếu tố tác động tức thì như: mất việc, mất người thân...

    - Mất ngủ kéo dài: Hơn 1 tháng, thường kèm với các bệnh lý về thể chất hay tâm thần? với những nguyên nhân thường gặp như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, phòng ngủ không thoáng khí, thay đổi môi trường sống; rối loạn về tâm - thần kinh như stress kéo dài, tức giận hay lo buồn, quá lo lắng về chứng mất ngủ, ngủ quá nhiều vào ban ngày và các bệnh lý khác.

    Chế độ sinh hoạt giúp dễ ngủ

    - Lập thời gian biểu: Đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm và thức dậy đúng giờ mỗi sáng. Không nên ngủ muộn vào ngày cuối tuần vì sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ mà cơ thể đã quen. Không ngủ quá nhiều ban ngày hay quá 7-8 giờ/ngày.

    - Thư giãn trước khi ngủ: tắm nước ấm, đọc sách báo, xem tivi (thể loại giải trí nhẹ nhàng), nghe nhạc hay tập thể dục nhẹ nhàng (15-30 phút buổi chiều). Ngoài ra có thể tập yoga hay tập thiền để giúp cân bằng lại tinh thần. Giữ nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, sẽ giúp dễ ngủ và không thức giấc giữa đêm.

    Chế độ ăn uống khi bị mất ngủ

    - Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất Cafe, nicotine vào buổi tối. Dùng quá nhiều cafe sẽ bị mất ngủ, tuy nhiên liều lượng tùy thuộc vào thể chất, thói quen của mỗi người. Người hút thuốc lá thường chỉ ngủ chập chờn và sẽ bị thức giấc vì một tiếng động nhỏ, đôi khi không thể ngủ lại được.

    - Hạn chế uống rượu: uống một ly rượu ****tail trước khi đi ngủ là một trong những phương cách cổ điển giúp dễ ngủ. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi uống vừa phải, vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.

    - Ăn trước khi ngủ: Một bữa ăn thịnh soạn trước khi đi ngủ có thể làm đầy bụng, khó tiêu, gây khó chịu khi nằm và dẫn đến khó ngủ. Tuy nhiên, nếu ăn ít quá sẽ bị thức giấc ban đêm vì đói bụng (hạ đường huyết). Vì vậy bữa chiều cần ăn đủ no (trước lúc đi ngủ 2-3 giờ và tránh những món ăn khó tiêu).

    - Thay đổi chế độ ăn: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ vì có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc (đây có thể là nguyên nhân vì sao ăn chay lại dễ bị buồn ngủ).

    - Thuốc bổ sung các vitamin và chất khoáng: Viên thuốc bổ sung các vitamin nhóm B và C có thể giúp giảm stress và lo lắng. Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy phụ nữ tiền mãn kinh có chế độ ăn ít chất đồng (<1mg/ngày) thì thường bị khó ngủ và ít sảng khoái vào buổi sáng. Ngoài ra, những phụ nữ chỉ dùng 5-6 mg sắt mỗi ngày sẽ dễ bị thức giấc vào ban đêm và ngủ kém hơn những người dùng đủ 10-15 mg. Tuy nhiên khi cả nồng độ sắt và đồng trong máu đều thấp thì sẽ làm bệnh nhân ngủ nhiều hơn và điều này không phải là tốt. Thực phẩm có nhiều đồng là tôm hùm, hàu, các loại hạt, hột, nấm và đậu phơi khô.

    - Dùng nhiều thuốc có nhôm gây khó ngủ: nghiên cứu cho thấy những người dùng trên 1000 mg nhôm/ngày thì sẽ bị ngủ kém. Con người hấp thu nhôm từ không khí, nước và cũng như từ các dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, muỗng, nhôm?), nhưng với liều này thường không gây vấn đề gì. Nhưng nếu dùng thuốc kháng acid (đau dạ dày) mỗi ngày, nhất là thuốc dạng dịch lỏng, thì cần lưu ý mỗi muỗng cà phê thuốc có chứa đến 200-250 mg nhôm. Nếu bị thức giấc giữa đêm khi dùng những thuốc này thì nên ngưng thuốc trong vài tuần để xem giấc ngủ có được cải thiện hay không.

    - Tham vấn bác sĩ: Cần điều trị những bệnh lý nội khoa khác gây khó chịu về thể chất và ngăn cản giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng mà không rõ nguyên nhân thì cần phải đi khám bác sĩ tâm - thần kinh, không nên tự ý hay lạm dụng thuốc ngủ.

    222

    Kinh nguyệt khiến con gái mất ngủ

    Những cô bé mới lớn có nguy cơ bị chứng mất ngủ cao hơn sau khi chúng bắt đầu hành kinh. Điều này cho thấy sự thay đổi hoóc môn là một phần nguyên nhân tạo ra sự rối loạn giấc ngủ.

    Các nhà nghiên cứu Australia đã tìm hiểu hơn 1.000 bé gái 13-16 tuổi và tìm thấy gần 11% trong số đó từng bị mất ngủ.

    Chứng mất ngủ được định nghĩa là việc khó thiếp đi hoặc khó duy trì giấc ngủ ít nhất 4 lần trong tuần, kéo dài trong 1 tháng hoặc lâu hơn.

    Thông thường, nghiên cứu tìm thấy những đứa trẻ bắt đầu bị rối loạn giấc ngủ ở độ tuổi 11. Trước khi bị hành kinh, các bé gái có khả năng bị mất ngủ tương tự bé trai. Nhưng sau khi chúng bắt đầu hành kinh, nguy cơ tăng gấp đôi so với con trai.

    Kết quả cho thấy sự thay đổi hoóc môn do kinh nguyệt gây ra là một phần nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mất ngủ ở con gái.

    "Một khả năng khác là sự thay đổi thể chất do dạy thì, như ngực nở, tạo ra những sức ép xã hội gây ra những vấn đề về giấc ngủ", Eric Johnson, nhà nghiên cứu của tổ chức RTI International, nói.

    Một phát hiện quan trọng khác là, trong số những đứa trẻ từng bị mắc chứng mất ngủ, 88% có triệu chứng ngay trong thời điểm nghiên cứu. Điều đó cho thấy vấn đề này kéo dài ở rất nhiều thiếu niên.

    "Chứng mất ngủ dường như là một căn bệnh phổ biến và kinh niên ở lứa tuổi mới lớn", Johnson kết luận.

    Những biện pháp ngăn ngừa chứng mất ngủ bao gồm thay đổi lối sống để tăng cường giấc ngủ, như đi ngủ và thức dậy vào đúng thời điểm trong ngày, điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức và dùng thuốc.

    M.T. (theo Reuters)

    333
    Mất ngủ - nỗi sợ hãi trong đêm

    Khi lên giường, người bệnh mất ngủ thường mang theo nỗi lo lắng rằng mình sẽ không thể chợp mắt được. Điều này có thể khiến họ trằn trọc suốt đêm và càng khó dỗ giấc ngủ hơn. Nỗi sợ hãi đó lớn dần qua từng đêm.

    Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Tại Mỹ có khoảng 8-15% người trưởng thành than phiền bị mất ngủ, 3-11% người dùng thuốc an thần gây ngủ và tỷ lệ này tăng theo tuổi. Ở Việt Nam, số người đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20% ở chuyên khoa thần kinh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam, người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.

    Hiện nay, trong điều trị chứng mất ngủ, các thuật ngữ thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống lo âu, an thần nhẹ, tiêu giải lo phiền... đều mang tính mập mờ và thường được sử dụng lẫn lộn. Tất cả các thuốc ngủ hiện hành đều có ít nhiều nguy cơ gây nhờn, nghiện thuốc và làm tái phát mất ngủ trầm trọng (càng dùng càng mất ngủ).

    Mất ngủ do tâm sinh lý rối loạn

    Dạng mất ngủ này thường xảy ra do xúc cảm buồn, chán, thất vọng, thất bại... Biểu hiện: Khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm trong thời gian dài. Mỗi biểu hiện đều gây cảm giác mệt mỏi và dễ cáu gắt, đồng thời kéo dài hoặc nặng lên do lo nghĩ về mất ngủ hoặc sợ hãi giấc ngủ đã qua, hoặc bực dọc khi không ngủ được. Với những người này, sự ước lượng thời gian mất ngủ thường dài hơn thực tế 1-3 lần. Nếu xét về các triệu chứng thì không thấy có biểu hiện trầm cảm hay rối loạn hành vi, hoạt động hằng ngày không thay đổi.

    Nhiều bệnh nhân mất ngủ do tâm sinh lý, dùng thuốc ngủ lúc đầu có hiệu quả, nhưng sau đó gặp rắc rối vì nghiện thuốc và tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mạn tính, dù dùng thuốc họ cũng ít khi ngủ được và trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng thêm. Khi lên giường, cảm giác sợ hãi mất ngủ tăng lên.

    Mất ngủ do trầm cảm hay stress sau sang chấn

    Bất thường về giấc ngủ liên quan đến trầm cảm và stress là loại mất ngủ mạn tính. Người bệnh mất khả năng duy trì giấc ngủ, trằn trọc kéo dài trong đêm và có cảm giác mệt mỏi, thờ ơ vào ban ngày. Ngoài ra, họ cũng hay thức giấc ban đêm, không ngủ say và dậy rất sớm. Trong trường hợp trầm cảm, việc thức giấc thường xuyên khiến cho bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc ở trạng thái mơ màng, lúc nào cũng biết hết mọi hoạt động xung quanh, một vài người ngáy nhiều khi ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng không thể ngủ lại được. Họ thiếu tập trung, mọi cố gắng làm việc đều không hiệu quả.

    Mất ngủ do thuốc và rượu

    Nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ cho thấy không ít trường hợp do lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần nên hệ thần kinh trung ương suy yếu, gây hội chứng mất ngủ. Dùng thuốc liên tục sẽ bị quen thuốc, tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng tăng liều, làm cho mức độ rối loạn giấc ngủ thêm trầm trọng. Người bệnh hoảng sợ, bồn chồn, không tập trung làm việc, than phiền về bản thân và tìm mọi phương cách để chữa bệnh nhưng đa số không thành công. Nếu bỏ thuốc đột ngột, người bệnh cảm thấy các cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt rứt, cáu gắt, đau cơ. Những trường hợp nặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫn, tri giác lơ mơ, ảo giác, co giật. Loại thuốc thường gây ra tình trạng này là barbituric, benzodiazepin.

    Uống rượu nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu. Khi đã ngủ, thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp.

    Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, khi bị mất ngủ, bệnh nhân đừng vội uống thuốc ngủ mà hãy đến bác sĩ để tìm nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh, thầy thuốc sẽ có cách điều trị khác nhau.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
  2. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    444
    Bệnh mất ngủ đang gia tăng
    Trước đây, mất ngủ thường gặp ở người lớn tuổi và một số bệnh nhân. Nhưng hiện nay, do áp lực lớn của xã hội công nghiệp, con người bị căng thẳng quá mức và bệnh này trở nên phổ biến. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi chong mắt suốt đêm.
    Từ đầu năm nay, Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP HCM (Medic) đã đưa vào hoạt động một phòng khám đặc biệt: Khám và điều trị giấc ngủ. Ban đầu, mỗi tháng phòng khám chỉ tiếp nhận 100 bệnh nhân, nhưng chỉ sau vài tháng, con số này đã lên đến 600-700. Trong số người đến khám có nhiều bệnh nhân 18-30 tuổi, bị rối loạn giấc ngủ do công việc quá căng thẳng, stress mạnh hoặc có những vấn đề rắc rối mà họ không vượt qua được... Những người trên 50 tuổi đến khám thường do suy yếu trong giấc ngủ, thức giấc giữa chừng, mộng du, hay quá lo lắng bởi một căn bệnh nào đó.
    Giám đốc trung tâm, bác sĩ Phan Thanh Hải, cho biết rất nhiều người đã tự ý dùng thuốc ngủ trước khi đến bệnh viện và bị lệ thuộc thuốc. Từ lúc hoạt động đến nay, phòng khám và điều trị mất ngủ của Medic chỉ mới điều trị hiệu quả 50% số bệnh nhân vì đối với những người đã tự dùng thuốc ngủ khá lâu (vài năm), các bác sĩ phải "cai thuốc ngủ" cho họ.
    Theo các bác sĩ, mấu chốt để điều trị mất ngủ là phải tìm được nguyên nhân gây bệnh. Phòng khám của Medic đã thử cho người bệnh mang máy khảo sát giấc ngủ theo người để kiểm tra các chỉ số cơ thể. Máy sẽ đo các hoạt động của tim, não, hô hấp, việc sử dụng oxy... của người bệnh. Các kết quả sẽ được nạp vào máy tính để bác sĩ xem xét tìm nguyên nhân và có hướng giải quyết.
    Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM, mất ngủ liên quan đến bệnh tâm thần, biểu hiện ban đầu thường là rối loạn giấc ngủ, khó ngủ và mất ngủ. Trên 90% số bệnh nhân trầm cảm đến khám tại đây than phiền về chứng mất ngủ, mức độ có thể từ vài ba tháng đến vài năm. Có khi bệnh nhân bị triệu chứng loạn thần như ảo giác, cảm giác như có ai đó nói, chửi bên tai mình, khiến họ rất tức giận không thể ngủ được; hay bị những cơn hoang tưởng, trong đêm người bệnh lo lắng, đứng ngồi không yên, lục đục làm hết việc này đến việc khác nhưng không thành. Cơn động kinh vào ban đêm cũng gây nên rối loạn giấc ngủ... Bác sĩ Điền khuyên rằng, nên đi khám chuyên khoa tâm thần nếu tình trạng mất ngủ kéo dài trên 10 ngày hay 2-3 tuần.
    Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ. Một là do các bệnh về nội, ngoại khoa (đau dạ dày, sau phẫu thuật, cao huyết áp...). Đây là mất ngủ nhất thời, chỉ cần uống thuốc ngủ tại thời điểm đó, khi bệnh được điều trị khỏi thì giấc ngủ sẽ trở lại bình thường. Hai là do rối loạn tâm thần như hoang tưởng, trầm cảm, bệnh nhân phải dùng thuốc an thần kinh chống trầm cảm. Nguyên nhân thứ 3 phổ biến nhất: do "stress" (công việc căng thẳng, lo âu, xung đột trong gia đình). Vì vậy, liệu pháp tâm lý có vai trò rất quan trọng trong điều trị mất ngủ. Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý, chuyên gia tư vấn và bản thân phải tự nỗ lực để có được sự cân bằng trong cuộc sống.
    Chứng mất ngủ cần được điều trị sớm vì nếu kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: hiệu quả làm việc thấp, sức khỏe suy giảm, khả năng ******** giảm, nguy cơ phát sinh các bệnh khác tăng. Mất ngủ do trầm cảm có thể dẫn đến tự sát. Người mất ngủ còn thường xuyên cáu gắt với những người chung quanh, làm việc không hiệu quả. Trong các vụ tai nạn về giao thông ở Mỹ, có đến 70% trường hợp là do tài xế bị chứng mất ngủ.
    Trung bình, người lớn độ tuổi lao động cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày, trẻ em cần khoảng 9-10 giờ và người già 5-6 giờ.
    555
    Mất ngủ - dấu hiệu báo trước bệnh tâm thần
    Rối loạn giấc ngủ có thể là một biểu hiện bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, nó là một trong các triệu chứng của rối loạn tâm thần (trầm cảm, rối loạn khí sắc...
    Trẻ em khi mới sinh ra ngủ trên 12 tiếng/ngày. Từ tuổi thiếu niên đến khi trưởng thành, trẻ ngủ khoảng 8-9 tiếng/ngày. Ngay cả người lớn tuổi cũng cần được ngủ mỗi ngày 7-8 tiếng. Giấc ngủ tốt, đầy đủ rất cần thiết cho sức khỏe và giúp kéo dài tuổi thọ.
    Giấc ngủ được chia làm nhiều giai đoạn: ngủ sâu, thật sâu, giấc ngủ nghịch đảo (có người đang ngủ rất sâu nhưng khi đo điện não lại thấy não bộ gần như đang thức). Theo chu kỳ sinh học, con người thức vào ban ngày, ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, hiện nay con người phải chia ca, kíp làm việc nên giấc ngủ cũng bị đảo lộn theo ca, kíp. Do đó, khi làm đêm thì chúng ta phải ngủ ngày.
    Việc thiếu ngủ 1-2 tiếng/ngày và kéo dài vài ngày không gây hại gì đáng kể. Nhưng tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì bộ não không được phục hồi. Thiếu ngủ sẽ làm giảm trí nhớ, giảm khả năng phản ứng, khiến con người làm việc không hiệu quả, thiếu kiên nhẫn trong ứng xử và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao. Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng và tùy thuộc thời gian ngủ (chứ không phải thời gian nằm trên giường). Khi ngủ dậy, nếu bạn thấy khỏe hơn, sảng khoái hơn thì có thể coi là ngủ đủ, chất lượng giấc ngủ tốt.
    Rối loạn giấc ngủ có nhiều kiểu khác nhau, có khi là bình thường, có khi là bệnh lý. Rối loạn giấc ngủ có thể là một trong các triệu chứng của rối loạn khác, hoặc là tâm thần (trầm cảm, rối loạn khí sắc...), hoặc là cơ thể (viêm não, u não, đau bao tử, đau nhức cơ, khớp...). Dưới góc độ tâm thần học, rối loạn giấc ngủ được chia thành: mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức ngủ, ác mộng, chứng mộng du (đi trong khi ngủ), chứng hoảng sợ khi ngủ.
    Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Mất ngủ trong 1-2 ngày thường là do lạ chỗ, do chưa thích nghi với môi trường mới. Đây là kiểu mất ngủ bình thường. Mất ngủ 4-7 ngày thường là do yếu tố tâm lý, bị ảnh hưởng của stress (stress do yếu tố kinh tế như bị giật hụi, làm ăn thua lỗ; stress do yếu tố gia đình hoặc môi trường xã hội dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột...). Nếu giải quyết được các nguyên nhân gây stress, bệnh nhân sẽ ngủ ngon.
    Nếu bị mất ngủ kéo dài từ trên một tuần, vài tuần đến vài tháng, bạn cần đi khám xem có bệnh lý gì kèm theo không. Các bệnh lý kèm theo có thể là bệnh nội khoa hoặc tâm thần như rối loạn khí sắc, trầm cảm, động kinh trong giấc ngủ.
    Khi bị rối loạn khí sắc, người bệnh thường có biểu hiện mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Họ khó ngủ, thức sớm, thức dậy có cảm giác buồn, uể oải, không có sức lực, thậm chí không muốn ngồi dậy, không muốn cầm ly nước đánh răng. Mất ngủ cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh rối loạn lo âu; người bệnh luôn có cảm giác chờ đợi nặng nề, sợ hãi vô cớ, có cảm giác không an toàn kỳ lạ...
    Với bệnh động kinh trong giấc ngủ, người bệnh ngủ khó, có lúc thức đột ngột giữa đêm, có khi kèm theo tiểu dầm.
    Những người bị hội chứng mệt mỏi kinh niên (do làm việc căng thẳng trong thời gian kéo dài), trầm cảm (với biểu hiện mất năng lượng, mất mọi quan tâm và hứng thú làm việc) cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ: ngủ chập chờn, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu, không có sức lực khi thức dậy.
    Khi mắc phải vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ, người bệnh cần phải đến bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ. Không tự ý dùng thuốc ngủ và tránh lạm dụng thuốc ngủ.
    Một số biện pháp giúp ngủ ngon:
    - Cố gắng ngày nào cũng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ nhất định. Không nên ngủ ngày nhiều.
    - Phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh. Không nên sử dụng phòng ngủ để làm việc khác như tập thể dục, xem tivi...
    - Trước khi đi ngủ, nên tắm nước ấm hoặc chọn một hoạt động thư giãn tĩnh như đọc sách, trao đổi nhẹ nhàng với người thân. Tránh xem tivi.
    - Trong vòng ba tiếng trước khi đi ngủ, không nên uống cà phê và rượu.
    - Tránh dùng những thức ăn nặng bụng, quá chua, cay (có tính kích thích) vào buổi tối. Cũng không nên để bụng đói vì có thể gây khó ngủ...
    - Tập thể dục có tác dụng tốt, nhưng đừng tập gần lúc đi ngủ quá vì đây là thời gian cơ thể cần thư giãn nhất. Có thể tập vào buổi chiều và cách xa giờ đi ngủ ít nhất ba tiếng. Người tập đều thường dễ đi vào giấc ngủ (khoảng 10 phút) và ngủ lâu hơn.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    666
    Mất ngủ ở người già và cách khắc phục
    Đây là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh và thầy thuốc cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ.
    Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm...). Nhìn chung, các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm:
    - Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.
    - Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương...). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).
    - Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu, lo lắng về tai nạn của anh em, bạn bè hoặc về tài chính...), sa sút trí tuệ.
    - Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.
    Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:
    - Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.
    - Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi. Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái (vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...).
    - Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
    - Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
    - Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
    - Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
    Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:
    - Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.
    - Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.
    ThS Nguyễn Quang Bảy, Sức Khỏe & Đời Sống
  3. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    777
    Cá cũng bị mất ngủ

    Hầu hết cá đều ngủ, và cũng như con người, đôi khi chúng không được ngủ ngon như mong muốn. Một nghiên cứu mới tìm thấy cá cảnh còn có thể bị chứng mất ngủ.
    > Cá cũng biết tư duy logic / Cá vệ sinh như thế nào? / Tại sao vẩy cá phát sáng?
    Loài cá cảnh thông dụng - cá sọc vằn, không có mí mắt và vì thế các nhà khoa học tự hỏi liệu chúng có ngủ không. Nghiên cứu mới tìm thấy chúng thực sự chợp mắt và có khi còn bị những đêm thức trắng.
    Kết quả có thể giúp hiểu được những trục trặc trong giấc ngủ của con người. Sự rối loạn giấc ngủ liên quan tới thần kinh ảnh hưởng tới khoảng 1 trong 2.000 người ở Mỹ, khiến họ thường buồn ngủ rũ vào ban ngày, chập chờn giấc ngủ vào ban đêm, thân thể rã rời, và bị ảo giác.
    Emmanuel Mignot, giáo sư tâm lý và khoa học hành vi tại Đại học Stanford (Mỹ), cùng cộng sự đã theo dõi những con cá sọc vằn trong bể. Họ tìm thấy khi những sinh vật nhỏ này thiếp đi, chúng rủ đuôi xuống, và nằm ở tít dưới đáy bể cả đêm.
    Tiếp đến, họ tạo một đột biến gene ở một số con cá và theo dõi mô hình giấc ngủ của chúng. Nhìn chung, thời gian ngủ của những con cá bị biến đổi gene giảm 30% so với những con khỏe mạnh. Và khi sự biến đổi gene bị loại bỏ, thì chúng chỉ ngủ được khoảng một nửa so với con bình thường.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng cá sọc vằn có thể là một mô hình thí nghiệm rẻ mà hiệu quả để nghiên cứu những rối loạn giấc ngủ ở con người.
    M.T. (theo Livescience)

    888
    "Nhạc dành cho não" - phương pháp mới điều trị mất ngủ
    Nhạc được thiết kế dựa trên kiểu sóng ở não của mỗi bệnh nhân.
    Một nhóm nghiên cứu tại ĐH Toronto (Canada) cho biết, họ đã thành công trong việc tạo ra những bản nhạc phù hợp với sóng não của bệnh nhân mắc chứng mất ngủ. Khi được nghe khúc nhạc êm dịu dành riêng cho mình, người bệnh thấy bớt lo lắng và có thể thư giãn để đi vào giấc ngủ.
    Nghiên cứu được tiến hành trên những người đã mắc chứng mất ngủ ít nhất 2 năm. Đầu tiên, các nhà khoa học đánh giá đáp ứng sóng não của mỗi người với các mẫu âm thanh hoặc nhịp điệu nhất định. Sau đó, họ sử dụng một phần mềm đặc biệt để chọn cho mỗi bệnh nhân một mô hình nhạc duy nhất có tác dụng chữa bệnh. Những khúc nhạc này tạo nên sóng não giống như khi người bệnh tìm cách đi vào giấc ngủ.
    Những người tham gia thử nghiệm được chia làm hai nhóm:
    - Nhóm 1 gồm 10 người, được nghe nhạc êm dịu thiết kế riêng cho họ.
    - Nhóm 2 gồm 7 người nghe nhạc không dành riêng cho mình.
    Sau 4 tuần thử nghiệm, bệnh nhân của cả 2 nhóm đều cảm thấy bớt lo lắng. Tuy nhiên, hiệu quả thu được ở nhóm 1 rõ nét hơn.
    Theo các tác giả, nhạc dành cho não có ưu điểm là làm giảm một số triệu chứng tâm thần như lo lắng, mà lại không gây hiện tượng phụ thuộc liệu pháp điều trị như khi dùng thuốc chống mất ngủ. Nghiên cứu mới được trình bày tại cuộc họp của Hội Các tổ chức Chuyên nghiệp về Giấc ngủ, tổ chức tại Seattle (Mỹ).
    Thu Thủy (theo BBC)
    999
    8 biện pháp trị bệnh mất ngủ không cần thuốc
    Phòng ngủ thoáng đãng và yên tĩnh giúp bạn ngủ ngon hơn.
    Nếu bạn thường thao thức vào buổi tối và khó ngủ, nhưng lại không muốn dùng thuốc, hãy thử dỗ giấc ngủ bằng mẹo vặt sau: che mũi lại. Tỷ lệ khí cácbon trong máu tăng sẽ khiến bạn buồn ngủ. Cũng có thể đè nhẹ lên mí mắt đang nhắm hoặc nhờ người khác xoa bóp lưng hoặc chân.
    Sau đây là 7 biện pháp khác để bạn tham khảo:
    1. Hãy cố chợp mắt 15 phút nếu thấy những hiện tượng như buồn ngủ díp mắt, ngáp dài ngáp ngắn, đầu và mí mắt nặng trịch. Nên đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ.
    2. Không tranh cãi trước giờ đi ngủ. Nếu cần thảo luận về một việc gì đó thì nên làm trước giờ ăn tối. Sau bữa này bạn cần thư giãn hoàn toàn. Tuyệt đối không tập thể dục mạnh vào buổi tối.
    3. Tránh dùng những chất kích thích như cà phê, trà, thuốc là. Đối với những người nhạy cảm, việc tiêu thụ các thứ trên sau 2h chiều sẽ gây khó ngủ. Không ăn nhiều chất béo chậm tiêu hóa vào bữa cơm tối.
    4. Đối với các thuốc gây kích thích hệ thần kinh (hoóc môn tuyến giáp, corticoide, thuốc chống cao huyết áp và chống suy tim...), tốt nhất là chỉ dùng vào buổi sáng.
    5. Loại bỏ thói quen nằm xuống mà vẫn nhớ tới một số việc chưa làm và sợ quên. Hãy ghi những việc cần làm vào sổ tay và yên tâm ngủ. Xóa bỏ ưu tư bằng các môn thể dục như yoga, bơi lội hay một phương pháp thư giãn nào đó.
    6. Áp dụng biện pháp vi lượng đồng căn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
    7. Luôn tự tin là mình có thể ngủ được.
    Nông Nghiệp Việt Nam (theo Prima)

  4. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    10 10 10
    tìm hiểu sâu về mất ngủ:
    Mất ngủ
    Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
    Vì định nghiã của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần. [1]
    Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone.
    Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi .
    Mục lục
    1 Yếu tố liên hệ
    1.1 Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ
    1.2 Yếu tố tạo mất ngủ
    1.3 Yếu tố kéo dài chứng mất ngủ
    2 Phân loại
    3 Chứng mất ngủ ở trẻ em
    4 Chú thích
    5 Liên kết ngoài

    Yếu tố liên hệ
    [ Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ
    (Tại sao tôi bị mất ngủ?)
    Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ
    Các chứng sợ sệt, lo nghĩ
    Di truyền (cha me bị mất ngủ)
    Yếu tố tạo mất ngủ
    (Tại sao đến lúc này tôi mới bị mất ngủ?)
    Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề ghiệp), chỗ ở ồn ào, lộn múi giờ v.v...) - nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.
    Yếu tố kéo dài chứng mất ngủ
    (Tại sao tôi bị mất ngủ lâu như vậy?)
    Tâm lý:
    Nhầm lẫn về lý do mất ngủ
    Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)
    Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được
    Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu
    Cách sinh sống và thói quen:
    Ngủ, thức không có giờ giấc đều - khi sớm, khi muộn
    Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng - đêm)
    Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
    Ngủ trưa quá nhiều
    Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
    Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc
    Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo
    Phân loại
    Mất ngủ có thể phân loại như sau [2]
    Mất ngủ nguyên phát (primary insomnia) có 3 dạng:
    Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác
    Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh (thí dụ: cái giường trở thành một nơi tạo kích thích hơn là nơi để nghỉ ngơi)
    Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ - polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ
    Mất ngủ thứ phát (secondary) do những lý do bên ngoài:
    Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ
    Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v...)
    Bệnh tâm thần (trầm cảm...)
    Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê v.v...)
    Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm v.v...)
    Chứng mất ngủ ở trẻ em
    Mất ngủ ở trẻ em có hai loại: [3]
    Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ (Limit-Setting Sleep Disorder): Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá nệt
    Do thiếu dấu hiệu (Sleep-Onset Association Disorder): Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, mền, hay được hát ru, đu đưa v.v...
    Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy. [4]
    Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về.
    Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.
    Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 182:215-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.
    Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v...
    11 11 11
    Các bà mẹ trẻ mất ngủ nhiều hơn các ông bố
    Bé khóc đêm khiến mẹ phiền muộn.
    Sau khi sinh em bé, thường chỉ có các bà mẹ là mất ngủ, còn phần lớn các ông bố thì lại ngủ say như? trẻ con vậy.
    Một điều tra mới đây của tạp chí Mẹ và Bé của Anh cho thấy ban đêm, khi em bé khóc, 2/3 các ông bố trẻ không hề thức giấc. 8/10 bà mẹ nói việc thiếu ngủ khiến quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng, thậm chí còn dẫn đến cãi lộn. Người mẹ càng lớn tuổi thì vấn đề càng tồi tệ. Nghiên cứu tiến hành trên 2.000 bà mẹ cho thấy 90% chị trên 34 tuổi nói quan hệ vợ chồng của họ bị ảnh hưởng.
    Những bà mẹ trẻ thường ngủ trung bình 4 giờ/ngày, đôi khi còn ít hơn nếu họ phải cho con bú. Buổi tối, họ thường mất 25 phút để ru con ngủ, thức dậy khoảng 3-4 lần để thay tã, cho con ăn hoặc trấn an đứa trẻ. Nhưng 2/3 các ông bố trẻ thì ngủ cả đêm và 22% không hề thức dậy một lần nào.
    Về cách ru con thì 3/4 cha mẹ cho con ngủ trong giường riêng, 33% cho con mút đầu vú cao su và 20% cho con vào xe nôi đẩy ra ngoài đường.
    Dani Zur, Tổng Biên tập tạp chí Mẹ và Bé nói: "Các ông bố bà mẹ tương lai không nhận thức được rằng việc mất ngủ sẽ tàn phá cuộc đời họ như thế nào. Nếu bạn ngủ ít hơn 4 giờ một ngày, bạn sẽ trở nên cáu bẳn và có thể trút nỗi bực dọc này lên người bạn đời của mình".
    Giáo sư Neil Douglas, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu về Ngủ của Anh, cho biết thiếu ngủ có thể khiến các bà mẹ cảm thấy phiền muộn và mệt mỏi. Những bà mẹ lớn tuổi bị ảnh hưởng nhiều hơn vì họ nhạy cảm hơn với tình trạng này.
    Thu Thủy (theo BBC, 13/3).
    12 12 12
    Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?
    Các nhà du hành không mấy khi có một giấc ngủ thực sự trọn vẹn.
    Mất ngủ và ngủ không sâu là "chuyện thường ngày" của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọng lượng. Việc thiếu đi các tín hiệu ngày đêm cũng làm đồng hồ sinh học trong người họ biến mất.
    Hiện tượng này khiến các nhà du hành kém tỉnh táo và giảm hiệu quả hoạt động. Trong các ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học, các nhà nghiên cứu tin rằng chính ánh sáng đập vào võng mạc của mắt đã giúp cơ thể nhận biết được thời gian trong ngày. Mặt khác, tình trạng không trọng lượng trong vũ trụ cũng đồng nghĩa với việc các nhà du hành tiêu tốn ít năng lượng hơn so với ở trên trái đất và vì thế, họ cũng thấy ít mệt mỏi hơn (mệt mỏi là cảm giác dễ khiến con người buồn ngủ).
    ?oNghiên cứu của chúng tôi cho thấy con người cần tìm cách kích hoạt đồng hồ sinh học trong cơ thể, duy trì chu kỳ 24 giờ mỗi ngày, nếu chúng ta muốn thành công với các chuyến bay dài hạn?, Timothy Monk, Giáo sư Đại học Pittsburgh kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Họ từng theo dõi giấc ngủ của Jerry Linenger, một nhà du hành hiện đã nghỉ hưu, trong gần 5 tháng ông ở trên trạm vũ trụ Mir của Nga vào năm 1997.
    Trong 3 kỳ (mỗi kỳ gồm 2 tuần), lần lượt ở những ngày đầu tiên, ở giữa và cuối cuộc hành trình, các nhà nghiên cứu dưới mặt đất đã ghi chép lại lịch ngủ của Linenger như giờ lên giường, thời gian thức và thời gian ngủ. Trong khi đó ở trên trạm, Linenger cũng tự ghi lại nhiệt độ cơ thể, lịch ngủ của bản thân, đánh giá độ tỉnh táo 5 lần mỗi ngày và thực hiện kiểm tra một lần vào giữa ngày.
    Kết quả cho thấy, trong những ngày đầu tiên trên trạm, Linenger tuân thủ thời gian đi ngủ và dậy đều đặn, nhưng sau 4 tháng, với việc mỗi ngày đều có 15 lần mặt trời mọc và 15 lần mặt trời lặn, ông đã "mất cảm giác về ngày và đêm". Cứ 45 phút một lần, trời lại tối, và vì thế, nhịp sinh học không còn nữa.
    Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng những người bị mất chu kỳ sáng tối thông thường, trong đó có người mù, đều chịu ảnh hưởng của chứng mất ngủ, và thời gian ngủ ban ngày nhiều hơn hoặc việc thức giấc ban đêm diễn ra thường xuyên hơn.
    Nhóm của Monk đã thử nghiệm một loạt phương pháp khác nhau để điều trị chứng mất ngủ trong vũ trụ, trong đó có việc dùng thuốc ngủ, dùng melatonin (một loại hoóc môn do tuyến yên tiết ra để điều khiển chu kỳ ngủ) và sử dụng ánh sáng nhân tạo để mô phỏng ánh sáng mặt trời. Họ cũng đề nghị điều chỉnh việc sử dụng ánh sáng trong tàu không gian và sử dụng các bài tập để chống lại ảnh hưởng của tình trạng không trọng lượng.
    B.H. (theo AP
  5. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Thắc mắc quanh chuyện ngủ
    ngủ trưa có thực sự hữu ích? Có nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm? Nào hãy cùng các chuyên gia về giấc ngủ của Anh giải đáp các câu hỏi này nhé.

    Có thực sự cần phải ngủ đủ 8 tiếng/đêm?
    Không nhất thiết nhưng đó là mức thời gian trung bình để một người trưởng thành có thể duy trì sức khỏe.
    Theo Viện Sức khỏe quốc gia Anh, khi người trưởng thành khỏe mạnh được tùy ý ngủ bao lâu tùy thích thì thông thường họ sẽ ngủ từ 8 - 8 tiếng rưỡi mỗi đêm. Các chuyên gia giấc ngủ khuyến nghị rằng ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm là hoàn toàn có thể khôi phục được thể lực và tinh thần.
    Có thể ngủ bù vào cuối tuần? Điều này thực sự tốt cho sức khỏe?
    Đúng, bạn hoàn toàn có thể ngủ bù vào cuối tuần nhưng tất nhiên nó không thực sự tốt cho sức khỏe.
    Cơ thể con người có khả năng tự sửa chữa, phục hồi khi chúng ta quan tâm đúng mức tới chúng. Khi bạn tiết kiệm cả giấc ngủ của mình thì bạn đang để mất dần các khả năng thông thường như trí nhớ, kỹ năng vận động cũng như kiểm soát cảm xúc. Đó là lý do tại sao một số người ngủ khoảng 3 tiếng mà bị đánh thức sẽ không nhớ mình để chìa khóa xe ở đâu hoặc xỏ giầy nhưng buộc dây nhầm. Tuy nhiên, tất cả sẽ trở lại như ban đầu sau khi bạn có một giấc ngủ ngon suốt đêm.
    BS Michael Twery, Giám đốc TT Quốc gia về Rối loạn giấc ngủ cảnh báo: ?oNhững phát hiện gần đây cho thấy ngủ ít (dưới 7 tiếng/đêm) thường xuyên có liên quan với các nguy cơ sức khỏe như bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch?.
    Càng nhiều tuổi càng ít ngủ?
    Không hẳn.
    Khi mới sinh, chúng ta thường ngủ cả ngày và hàng năm sau đó, chúng ta vẫn ngủ 12 - 14tiếng/ngày, ổn định ở tuổi trưởng thành và giảm dần khi bước vào tuổi già.
    Thực tế thì dấu hiệu tuổi tác không ảnh hưởng tới tổng số giờ cần ngủ (7 ?" 9 tiếng/ngày). Tuy nhiên, nhu cầu ngủ sẽ được chia ra thay vì ngủ một mạch như khi thanh niên.
    Ngủ trưa có giúp ích gì không?
    Chắc chắn rồi!
    Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được tạo cho thói quen phải ngủ trưa. Nhưng khi lớn lên, thói quen này phần nhiều biến mất bởi bạn không có thời gian. Tuy nhiên, nếu biết rằng chỉ 15 - 20 phút chợp mắt vào buổi trưa sẽ giúp bạn có một giấc ngủ đêm ngon và sâu hơn; đồng thời cũng tạo sự khỏe khoắn và minh mẫn trong những giờ làm việc cuối ngày thì hẳn bạn sẽ không đánh mất thói quen rất tốt này.
    Một nghiên cứu tại Hi Lạp cho thấy ở những nước nhiệt đới, giấc ngủ trưa sẽ giúp giảm 12% - 37% nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch.
    Có thể việc thuyết phục sếp cho bạn thêm thời gian để nghỉ trưa nhưng với những lợi ích kể trên, hãy cố gắng chợp mắt vìa phút ngay bên bàn làm việc.
    Hãy nghỉ ngơi vào buổi trưa nhưng đừng có ngủ nướng khi thời gian đã là buổi chiều nhé.
    Tuổi teen và vai trò của giấc ngủ
    Sleep Council (Anh) nhấn mạnh: ?oNgủ vặt? (giấc ngủ bị gián đoạn liên tục) cũng gây hại tương tự như khi ăn vặt các món ăn không có lợi cho sức khỏe.

    Sức khỏe của tuổi teen sẽ ảnh hưởng ít nhiều nếu không ngủ đủ giấc. Và nguyên nhân khiến giấc ngủ của tuổi này thường xuyên bị gián đoạn chính là do đặt quá nhiều các thiết bị máy móc ?ogây nhiễu? trong phòng ngủ.
    Cuộc khảo sát với hơn 1.000 thiếu niên trong độ tuổi 12 - 16 cho thấy có khoảng 30% chỉ ngủ từ 4 - 7 tiếng/ngày so với khuyến cáo về giấc ngủ là 8 - 9 tiếng/ngày.
    Khoảng 1/4 số thiếu niên được hỏi cho biết chúng chỉ cảm thấy buồn ngủ vào cuối tuần, khi đang xem TV, nghe nhạc hay sử dụng một thiết bị máy móc nào đó.
    ?oĐây thực sự là một xu hướng đáng lo ngại đến mức khó tin?, BS Chris Idzikowski, Trung tâm Nghiên cứu Giấc ngủ Edinburgh thốt lên.
    ?oChúng ta có thể thấy những hậu quả rất rõ từ việc ngủ không đủ giấc: đó là khi giấc ngủ không những không đảm bảo đủ thời lượng cần thiết mà cả chất lượng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì não bộ sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và ngay lập tức nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường?.
    Gần như tất cả các thiếu niên đều để Ipod, loa đài hay tivi trong phòng ngủ và khoảng 2/3 số này có cả 3 thiết bị trên trong phòng ngủ.
    Cứ 5 nam thiếu niên thì có 1 em nói rằng số giờ ngủ của chúng bị chi phối bởi tivi hay máy tính.
    Cuộc điều tra đã chỉ ra rằng khoảng 40% thiếu niên cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày, đặc biệt là các thiếu nữ trong độ tuổi 15 - 16. Tuy nhiên, chỉ 11% cho biết chúng cảm nhận được sự mệt mỏi, cáu kỉnh là do thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
    ?oNgười lớn cần giúp lứa tuổi này hiểu rằng để có được tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, học tập hiệu quả cũng như lạc quan yêu đời thì chúng cần phải quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ của mình?, BS Chris nhấn mạnh.

    Theo Reuters


    Độ dài hợp lý của giấc ngủ
    Theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật về vấn đề tuổi thọ, mỗi ngày ngủ khoảng gần 7 tiếng là thời gian hợp lý để bảo vệ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ.

    Một nhóm các bác sĩ thuộc trường đại học tổng hợp Nagoia, đứng đầu là giáo sư Akiko Tamakosi đã theo dõi cuộc sống của 110 nghìn người từ 45 vùng trên đất nước mặt trời mọc. Mười năm sau, các nhà khoa học đã xử lý kết quả thu được bằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài giấc ngủ tới tỷ lệ mắc bệnh, sự phát triển của stress và cái chết. Trong đó nhiều người tham gia vào nghiên cứu đã qua đời.
    Như kết luận đã nói ở trên, những người khoẻ mạnh nhất là những người thường xuyên ngủ từ 6,5 tiếng đến 7,5 tiếng. Đồng thời những người này cũng nằm trong nhóm tuổi thọ cao nhất.
    Những người ngủ dưới 4,5 tiếng tuổi thọ bị rút ngắn xuống dưới mức trung bình 1,6 lần. Tuy nhiên ngủ nhiều hơn cũng rất nguy hiểm, thực tế cho thấy ngủ trên 9,5 tiếng một ngày có thể làm giảm tuổi thọ xuống 1,7 - 1,9 lần.
    Với giấc ngủ ngắn, cơ thể chưa được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ nhanh chóng bị bào mòn, nhưng lý do cho tỷ lệ tử vong cao trong giấc ngủ vẫn chưa được giải thích rõ. Ngược lại, những người ngủ quá nhiều cũng không có sức khoẻ tốt.
    Về điều này, các nhà khoa học luôn nhắc nhở: không thể đưa ra một đơn thuốc tổng hợp cho tuổi thọ con người, mà chỉ có thể đưa ra thời gian ngủ cần và đủ cho phần lớn mọi người. Tuy nhiên, với mỗi người thời gian ngủ lý tưởng còn phụ thuộc vào lối sống, giới tính, điều kiện sức khoẻ và cả khí hậu nơi họ sinh sống.

    Thực phẩm giúp ngon giấc
    Bạn thường xuyên mất ngủ, bạn muốn có giấc ngủ êm đềm hơn, hãy áp dụng một số thực đơn dưới đây xem có hiệu quả không nhé!

    1. Chuối
    Trong thực tế, chuối được coi như là một liều thuốc ngủ. Trong chuối có chứa melatonin, serotonin và cả magiê - chất làm cơ bắp bớt căng.
    2. Sữa ấm
    Sữa có thành phần trytophan - một loại axit amin có tác dụng như thuốc an thần, và canxi giúp cho não sử dụng chất trytophan hiệu quả.
    3. Mật ong
    Cho một chút mật ong vào sữa ấm hoặc trà thảo dược. Đường có tác dụng kích thích, nhưng chất glucozơ trong đường khiến cho não thải ra chất oxerin, làm ta tỉnh táo.
    4. Khoai tây
    Một miếng khoai tây nướng có thể giúp cơ thể loại bỏ chất axit làm ảnh hưởng tới lượng tryptophan. Để đạt hiệu quả cao, ngâm khoai tây với sữa ấm.
    5. Hạnh nhân
    Một nắm hạnh nhân có thể khiến ta gà gật, vì chúng có chứa cả chất trytophan lẫn magiê làm giãn các cơ bắp.
    6. Hạt lanh
    Khi cảm thấy mệt mỏi chán nản, dùng 2 thìa hạt lanh trước khi ngủ. Chúng rất giàu axit béo Omega-3 làm ta hứng phấn tự nhiên.
    7. Bánh mỳ trắng
    Một lát bánh mỳ nướng cùng với trà và mật ong giúp cơ thể loại bỏ chất insulin, khiến cho ?othuốc an thần? trytophan di cư lên vùng não, ở đó chúng được chuyển hoá thành serotonin và như thì thầm vào não ?ođến giờ ngủ rồi, đi ngủ thôi?. Và thế là ta không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ.
    8. Thịt gà tây
    Đó là nguồn trytophan dồi dào. Trytophan có tác dụng hơn khi bụng đói. Tuy nhiên, một hoặc hai miếng gà nạc cùng với bánh mỳ vào buổi tối là ?oliều thuốc ngủ? tuyệt vời với bạn.
    Theo Yahoo
  6. tudieude

    tudieude Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2008
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này