1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

###Mật ong - sữa chúa - phấn hoa nguyên chất###

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi trungkien245, 28/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Nghề nuôi ong ở Sơn La đã có từ lâu đời, hiện nay trên toàn tỉnh có trên 1000 hộ nuôi ong với 20.000 đàn ong.
    Phấn hoa (phấn Ong) là nhị hoa đực, được ong thợ thu gom từ các lòai hoa rừng, bằng cách dùng mật ong vê các hạt phấn nhỏ lại, để ở giỏ phấn ở hai chân sau đem về tổ người nuôi ong dùng cản phấn là tấm nhựa có khoan các lỗ sao cho ong thợ chui lọt nhưng hai hạt phấn bị gạt lại.
    Phấn hoaThiên nhiên là đặc sản, có giá trị cao về dinh dưỡng cũng như về khả năng làm thuốc dùng để bồi bổ cơ thể, kết hợp với mật ong làm thuốc chữa các bệnh đường ruột rất hiệu quả, có tác dụng an thần, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng, chữa mất ngủ....
    Phấn hoa thiên nhiên có mầu sắc tươi sáng, chủ yếu là các mầu: đỏ tươi, trắng ngà, vàng sáng, mầu ngũ sắc......tùy theo mùa hoa; có vị ngọt, thơm ngậy.
  2. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Lẽ thường, người bị bệnh tiểu đường phải kiêng ăn đồ ngọt. Nhưng mật ong tuy rất ngọt mà lại có khả năng trị bệnh tiểu đường và vì thế, với một lượng nhất định, mật ong có thể trở thành một trong những thực phẩm hữu ích đối với người bệnh. Điều này đối với y học cổ truyền phương Đông không có gì mới lạ, bởi lẽ từ xa xưa người ta đã biết dùng mật ong đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để phòng chống tiêu khát, một chứng bệnh mà ngày nay chúng ta gọi là tiểu đường.
    Khi nghiên cứu thăm dò tác dụng điều chỉnh đường huyết của 50 vị thuốc y học cổ truyền, các nhà khoa học Trung Quốc nhận thấy chỉ có 35 vị có khả năng hạ chỉ số đường huyết ở mức lớn hơn 10% so với trị số ban đầu. Trong đó có 11 vị có tác dụng rõ rệt hơn cả và mật ong là một trong số đó cùng với các dược liệu khác như tang bạch bì, tang thầm, tang diệp, đương quy, ngũ bội tử... Người ta còn nhận thấy, cũng như các sản phẩm khác có nguồn gốc từ con ong, mật ong không những có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào bêta tuyến tụy nội tiết từ đó làm tăng tiết insulin để bù đắp phần thiếu hụt mà còn có khả năng cải thiện tính mẫn cảm của tế bào tổ chức đối với insulin. Mặt khác, mật ong còn bổ sung chất dinh dưỡng với một cơ cấu tương đối toàn diện, tham gia đắc lực vào quá trình điều tiết chuyển hóa, nâng cao năng lực miễn dịch và chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mật ong đối với đường huyết có tính hai mặt: với một lượng nhỏ có thể làm hạ đường huyết nhưng với một lượng lớn lại có thể làm đường huyết tăng cao. Điều này còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ nhưng bước đầu người ta cho rằng: vai trò của hai chất glucose và acetylcholine có trong thành phần của mật ong là hết sức quan trọng.
    Như vậy, có thể thấy, nếu được sử dụng đúng cách mật ong hoàn toàn có khả năng góp phần cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây xin được giới thiệu một số phương cách điển hình của y học cổ truyền trong việc dùng mật ong điều trị bệnh tiểu đường để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
    Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.
    Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm. Công dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.
    Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống. Công dụng: tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.
    Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái phiến đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước. Công dụng: thanh can ích vị, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.
    Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa 150g, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g. Công dụng: tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.
    Bài 6: Trứng gà tươi 5 quả đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
    Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần. Công dụng: dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.
    Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để điều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc. Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong ?orởm? được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha chế thêm đường để tăng lợi nhuận.
    Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn - Sức Khoẻ & Đời Sống
    Được trungkien245 sửa chữa / chuyển vào 06:13 ngày 03/01/2008
  3. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Tôi nghe nói phấn hoa của ong mật có công dụng như vitamin tổng hợp. Vậy có đúng không? Xin cho biết tác dụng thật sự và cách sử dụng phấn hoa ong mật. (3610 Huu Se - Cảng Bến Nghé, TP.HCM)
    Đáp: Phấn hoa ong là phần trên các nhị hoa mà trong khi hút mật, ong gom lại và đem về tổ. Nhiều tác giả cho rằng phấn hoa ong là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh giảm mệt mỏi.
    Thành phần của phấn hoa ong cũng giống như sữa ong chúa, gồm các chất đường, chất béo, các protein đầu bảng và các chất khoáng - vitamin. Chính các vitamin và chất khoáng này kích thích hoạt động của các tuyến làm chấn hưng và tăng cường sinh lực. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu vào mùa ong làm mật, người nuôi ong được hít thở nhiều phấn hoa nên hoạt bát hơn các thời gian khác trong năm.
    Theo Đông y, phấn hoa ong có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để trị các chứng:
    + Hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối.
    + Mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần.
    + Suy giảm ********, liệt dương, di tinh.
    + Mệt mỏi rã rời, bồn chồn bực bội.
    + ********* sớm, muộn con, tắt kinh sớm.
    Ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy phấn hoa ong có tác dụng phòng chống một số bệnh như:
    + Tăng huyết áp, vữa xơ động mạch.
    + Đái tháo đường.
    + Viêm dạ dày, tá tràng.
    + Viêm gan.
    + Giảm khả năng phì đại của tuyến tiền liệt.
    + Phòng chống ung thư, tăng cường khả năng ********.
  4. sothantai

    sothantai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Oánh dấu! Một chủ đề hữu ích!
  5. 1_3

    1_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    đánh dấu
  6. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Sự sống còn của ngành ong Việt Nam phụ thuộc vào đòi hỏi khắt khe của thị trường nước ngoài với hơn 80% sản lượng dành cho xuất khẩu. Sau một thập kỷ giảm sút, giờ đây mật ong Việt Nam đang lấy lại uy tín đích thực của mình.
    Một doanh nghiệp của Mỹ đang rao trên mạng mỗi tháng cần nhập khẩu 200 tấn mật ong - thông tin mà trước đó thật hiếm hoi. Uy tín của mật ong Việt Nam bị giảm sút sau một thập kỷ liên tục được thế giới công nhận đang có dấu hiệu phục hồi.
    Ông Đinh Quyết Tâm, Giám đốc Công ty Ong trung ương cho rằng để lấy lại thị trường, gây dựng lại ?ochữ tín? cho mật ong Việt Nam thì trên hết vẫn là vấn đề chất lượng sản phẩm.
    Năm 2002, 26.000 người nuôi ong trên cả nước đã xuất khẩu mật ong với mức kỷ lục 14.000 tấn, trị giá gần 20 triệu USD.Con số trên đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu mật ong lớn thứ hai ở Châu Á sau Trung Quốc và là một trong 10 nước xuất khẩu đứng đầu thế giới.
    Tuy nhiên, lượng mật ong xuất khẩu đang giảm sút mạnh từ 11.000 tấn năm 2003 xuống còn 8.000 tấn năm 2004. Nguyên nhân chính là do chất lượng mật ong xuất khẩu còn thấp.
    Một cách làm hay hiện đang được các địa phương trên tiến hành nhằm đẩy mạnh chất lượng, đó là thành lập ?onhóm sản xuất?. Nhóm sẽ kết nạp thành viên mới nếu thành viên ấy chứng minh được rằng sản phẩm xuất khẩu của mình chưa bao giờ bị trả lại.Thông qua các hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm, Công ty Ong Trung ương cùng các công ty khác thuộc Hội Nuôi ong Việt Nam đã giúp người nuôi ong mở rộng sản xuất, giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất cũng như thu hoạch.
    Ngành ong tiếp tục tổ chức tập huấn cho người nuôi ong về mật ong sạch, hướng dẫn cách nuôi hiệu quả, trị bệnh cho ong và tạo giống ong tốt. Người sản xuất cũng nhận thức được nếu sản phẩm của mình không đạt yêu cầu sẽ bị trả lại nên đã chú trọng sử dụng phương pháp sinh học, biện pháp phòng trừ tổng hợp trị bệnh không dùng thuốc.
    Nhằm duy trì lợi thế là một trong 20 quốc gia đầu tiên trên thế giới có mật ong được thị trường EU chấp nhận từ năm 2002, Cục Thú y phối hợp với Công ty Ong Trung ương xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm theo yêu cầu của EU và hằng năm đều thực hiện kiểm tra ở tất cả các công ty xuất khẩu ong.
    Ông Nguyễn Văn Niệm, Phó Giám đốc Công ty Ong Trung ương cho biết, từ khi Mỹ và EU kiểm tra gắt gao chất lượng mật ong với những hàng rào kỹ thuật chặt chẽ, các công ty ong Việt Nam không cùng một lúc xuất khẩu nhiều lô hàng để hạn chế rủi ro và đã không có hiện tượng hàng bị trả lại.
    Tuy nhiên, ông Niệm cũng cho biết, sản phẩm mật ong dù đã qua kiểm tra tại Việt Nam vẫn phải gửi mẫu cho khách hàng thẩm định lại (nếu không đạt yêu cầu thì người xuất khẩu phải chịu mọi chi phí), nên cốt yếu là tạo được sản phẩm sạch ngày từ khâu sản xuất.
    Theo đánh giá của ông Nicholas Sargeantson, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sunland Trading, Inc., công ty chuyên nhập khẩu, đóng gói mật ong của Mỹ, so với mật ong của các nước khác ở Châu Á, mật ong của Việt Nam được thị trường Mỹ rất ưa chuộng do có mầu sắc và mùi vị gần giống với loại mật Yucatan của Mexico đang được tiêu thụ mạnh ở Châu Âu.
    Mật ong Việt Nam hiện chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường Mỹ. Tổ chức Xúc tiến Nhập khẩu vào Thụy Sĩ cũng đang có kế hoạch đầu tư dự án phát triển mật ong sạch cho Việt Nam.

    Cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể tham gia chương trình này là liên lạc với Cục Xúc tiến thương mại hoặc các hiệp hội ngành nghề mà họ tham gia.
    TTXVN
    Được trungkien245 sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 10/01/2008
  7. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Sữa Ong Chúa đặc biệt tốt cho làn da. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh sữa ong chúa làm trẻ lại làn da rất rõ rệt vì sữa ong chúa có khả năng chống lão hóa, làm kéo dài tuổi thọ của tế bào da, giúp da dẻ trắng hồng và căng mịn. Ngoài ra sữa ong chúa còn có khả năng sửa chữa những tế bào da bị tổn thương do hóa chất, tia xạ, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời gây ra.
    Với các trường hợp da bị lão hóa, nám, sạm do tác động của ô nhiễm môi trường và nhất là do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ, sữa ong chúa được chứng minh là rất hiệu nghiệm. Ngoài các vitamin, biotin và DHA, sữa ong chúa còn cung cấp lượng hormone đáng kể cho cơ thể, làm thay đổi tận gốc nguyên nhân gây nám da, sạm da.
    Ngoài lợi ích chính về sắc đẹp cho làn da, sữa ong chúa cũng rất bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp ngủ ngon, ngăn ngừa ung thư, tác động mạnh đến hệ tim mạch như điều hòa huyết áp, duy trì tính đàn hồi của mạch máu, bảo vệ cơ tim, hạ mỡ trong máu. Sữa ong chúa còn làm tăng sức đề kháng, ngừa bệnh tật, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng thần kinh (stress) và giảm suy nhược thần kinh.
    Được trungkien245 sửa chữa / chuyển vào 15:00 ngày 13/01/2008
  8. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Tôi được tặng một hủ sữa ong chúa, nghe nói sữa ong chúa giúp tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản có đúng không? Tôi không biết sử dụng thế nào, xin bác sĩ hướng dẫn giúp. Phan Thành (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
    - Trả lời: Tuyến họng của ong thợ có thể tiết ra một loại dịch thể đặc gọi là sữa ong, vì đây chính là thức ăn của ong chúa nên còn gọi là sữa ong chúa, y học cổ truyền gọi là phong nhũ tinh. Sữa ong chúa có màu trắng sữa, hơi vàng, nửa trong suốt, vị hơi chua, rất giàu chất dinh dưỡng, là một trong những loại thực phẩm bổ ích rất tốt và có khá nhiều tác dụng như: thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể; chống lão hóa; nâng cao năng lực tư duy và khả năng ghi nhớ; chống ung thư và phóng xạ; kháng khuẩn và chống viêm; tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp và phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch; bảo hộ và cải thiện công năng tạo huyết của tủy xương, làm tăng số lượng và chất lượng các tế bào máu; thúc đẩy sự hồi phục và tái sinh của tế bào các tổ chức như thận, gan, thần kinh; cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản; nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể; dùng liều cao có tác dụng an thần, phòng chống tình trạng mất ngủ...
    Tùy theo mục đích sử dụng, tính chất bệnh lý và đặc điểm cơ thể mà người ta lựa chọn cách dùng và liều dùng khác nhau. Thông thường có các cách dùng: uống, nhỏ giọt dưới lưỡi, bôi xoa bên ngoài, trong đó phương pháp uống là phổ biến nhất. Sữa ong chúa không uống riêng, khi dùng thường được pha theo hai cách: sữa ong chúa + mật ong, hoặc sữa ong chúa + mật ong + rượu trắng, trong đó lượng sữa ong chúa chỉ chiếm khoảng 1%. Người lớn mỗi ngày có thể uống từ 100 mg - 400 mg, chia 2 lần trong ngày, lúc đầu mỗi ngày uống 100 mg, sau 7 ngày thì tăng dần liều lượng.
    Thường sau khi dùng sữa ong chúa 3-4 tuần là bắt đầu có hiệu quả, bởi vậy phải uống liên tục với liệu trình ít nhất là 20 ngày, có thể uống kéo dài liên tục trong 6-10 tuần. Vì sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể nên đối với nhi đồng và thanh thiếu niên có sự phát triển bình thường thì không nên dùng.
    Thông thường, người ta đựng sữa ong chúa trong các bình thủy tinh sẫm màu và đặt trong tủ lạnh để bảo quản trong vòng 1 năm, nếu nhiệt độ ở mức - 20 độ C thì có thể bảo quản trong vài năm. Nếu không có tủ lạnh thì nên trộn sữa ong chúa với mật ong để bảo quản với tỷ lệ 5 phần sữa ong chúa và 95 phần mật ong.
    Ths. Hoàng Khánh Toàn
    (Bệnh viện 108, Hà Nội)
    Được trungkien245 sửa chữa / chuyển vào 19:15 ngày 16/01/2008
  9. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Tôi nghe nói phấn hoa của ong mật có công dụng như vitamin tổng hợp. Vậy có đúng không? Xin cho biết tác dụng thật sự và cách sử dụng phấn hoa ong mật. (Huu Se - Cảng Bến Nghé, TP.HCM)
    Đáp: Phấn hoa ong là phần trên các nhị hoa mà trong khi hút mật, ong gom lại và đem về tổ. Nhiều tác giả cho rằng phấn hoa ong là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh giảm mệt mỏi.
    Thành phần của phấn hoa ong cũng giống như sữa ong chúa, gồm các chất đường, chất béo, các protein đầu bảng và các chất khoáng - vitamin. Chính các vitamin và chất khoáng này kích thích hoạt động của các tuyến làm chấn hưng và tăng cường sinh lực. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu vào mùa ong làm mật, người nuôi ong được hít thở nhiều phấn hoa nên hoạt bát hơn các thời gian khác trong năm.
    Theo Đông y, phấn hoa ong có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để trị các chứng:
    + Hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối.
    + Mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần.
    + Suy giảm ********, liệt dương, di tinh.
    + Mệt mỏi rã rời, bồn chồn bực bội.
    + ********* sớm, muộn con, tắt kinh sớm.
    Ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy phấn hoa ong có tác dụng phòng chống một số bệnh như:
    + Tăng huyết áp, vữa xơ động mạch.
    + Đái tháo đường.
    + Viêm dạ dày, tá tràng.
    + Viêm gan.
    + Giảm khả năng phì đại của tuyến tiền liệt.
    + Phòng chống ung thư, tăng cường khả năng ********.
    Được trungkien245 sửa chữa / chuyển vào 06:06 ngày 22/01/2008
  10. trungkien245

    trungkien245 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2007
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa được ong thu lượm. Phấn hoa có giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí còn hơn cả những thực phẩm như trứng, sữa...
    Công dụng của phấn hoa:
    Phấn hoa có chứa protein, axit amin, carbonhydrate, nhiều chất khoáng như K, Ca, Na, S, Cu, Fe... và vitamin như B1, B2, B3, B6, A, D, E...
    Theo y học cổ truyền, phấn hoa có vị ngọt, tính bình, tác dụng tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết và bổ thận. Người ta thường dùng phấn hoa để trị chứng suy nhược, thận tinh bất túc với các triệu chứng mỏi mệt rã rời, bồn chồn, bực bội, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ăn kém, suy giảm ********, đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, ********* sớm, đái đêm nhiều, muộn con, tắt kinh sớm... Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh cho rằng, nếu dùng phấn hoa lâu ngày có thể làm cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu.
    Nhiều bằng chứng khoa học đã ghi nhận, phấn hoa có tác dụng phòng chống cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tráng, viêm gan, chống lão hóa, chống phóng xạ, tăng cường công năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo huyết, kiện não, bổ tủy, cải thiện trí nhớ, điều tiết nội tiết tố, khống chế tuyến tiền liệt tăng sinh, tăng cường khả năng ********, phòng chống ung thư và làm đẹp da.
    Người ta thường dùng phấn hoa bằng cách ăn tự nhiên hoặc pha với nước sôi để uống, ngâm rượu và trộn lẫn với mật ong để ăn. Với trẻ em, có thể dùng dưới dạng nấu lẫn với bột hoặc cháo. Cho đến nay, quan điểm về liều lượng phấn hoa mỗi ngày chưa thật sự thống nhất. Phần đông cho rằng, đối với người trưởng thành, tối đa nên dùng 5-10 g, còn trẻ em thì giảm bớt liều, từ 2-3 g/ngày. Trung tâm Nghiên cứu ong trung ương khuyên dùng mỗi ngày 1-2 thìa cà phê, chia làm 2 lần. Nói chung, mỗi ngày nên dùng khoảng 5 g là vừa phải.
    Cách bảo quản
    Nếu không biết cách bảo quản, phấn hoa sẽ bị giảm dần chất lượng. Tốt nhất nên mua sản phẩm ở những cơ sở chế biến có đủ trang thiết bị để làm khô triệt để, diệt hết vi khuẩn và trứng côn trùng. Khi mua về, cần đóng nắp lọ thật chặt và để trong tủ lạnh sau mỗi lần dùng. Ngoài ra, có thể dùng mật ong hoặc đường trắng để bảo quản: trộn đều phấn hoa với đường theo tỷ lệ 2:1 rồi cho vào lọ, nén thật chặt, phủ lên trên một lớp đường dày khoảng 10-15 cm, bịt kín miệng lọ và để nơi thoáng mát, khô ráo.

Chia sẻ trang này