1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mật tông Hindu trong mối tương quan mật tông Phật giáo

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi KryaYoga, 16/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KryaYoga

    KryaYoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn. Trong quá trình tìm hiểu về đạo Hindu tôi ngạc nhiên phát hiện ra nó hoàn toàn không phải như những gì mà trước nay những người theo các truyền thống của đạo Phật nhận định.

    Một điều mà hầu như bất cứ Phật tử nào cũng in hằn trong đầu họ là ngoài đạo Phật ra tất cả các đạo khác không nói gì đến giải thoát, hoặc có đề cập đến thì cũng không có giáo lý để đi đến giải thoát. Điều này là không đúng thực tế. Vì những từ như "giải thoát", "giác ngộ" đã xuất hiện trong các truyền thống Hindu từ rất lâu trước khi đức Phật xuất hiện. Các pháp tu hành giải thoát cũng được ẩn dụ trong các bộ kinh Veda.

    Một điểm không đúng nữa khi nhận định Hindu là đa thần giáo. Nếu coi việc thờ phụng các hình tượng là thần giáo thì đa phần Phật tử ngày nay cũng đang thực hành thần giáo. Hoạt động tín ngưỡng của số đông mọi người luôn là như vậy cho dù là Phật hay Hindu. Tuy nhiên sẽ không khó để nhận ra các giáo lý giải thoát ẩn sau những câu chuyện thần thoại, nhiều vô kể, và dài đằng đẵng trong các bộ kinh Veda.

    Nếu bạn là Phật tử, hãy nói ra bạn đang thờ vị Phật hoặc Bồ tát nào, tôi sẽ chỉ ngay ra cho bạn vị đó là ai trong kinh Veda, truyền thuyết về vị đó nguyên uỷ trong kinh Veda như thế nào, các chỉ dẫn tu hành thông qua việc thờ phụng vị đó ra sao.

    Bạn đang thờ Phật A Di Đà và cõi Tịnh độ? Quan thế âm Bồ Tát? Mã đầu quan âm? ... Tôi có thể khẳng định với bạn, trừ Phật Thích Ca ra, tất cả các vị được thờ trong đạo Phật ngày nay đều từ đạo Hindu mà ra.

    Bạn cho rằng đạo Hindu đặt nền tảng trên lý đại ngã vĩnh hằng, còn đạo Phật đặt nền trên lý vô ngã vô thường? Việc này cũng như hai nhận định "thế giới vận động vĩnh hằng" và "thế giới liên tục biến đổi", được trình bày khác nhau nhưng chung bản chất. Kỳ thực cái gọi là Maya - sự huyễn ảo của thế giới hiện tượng do sự vận động biến đổi liên tục của nó - chính là một trong các giáo lý cơ bản của Hindu, được tượng trưng bằng vũ điệu của Shiva - sự huỷ diệt & sáng tạo không ngừng của thế giới hiện tượng.

    Trong mật tông, sự vận động liên tục của vũ trụ được cụ thể hóa như các chu kỳ biến đổi năng lượng: phát sinh, phát triển, tan hoại, phát sinh ... Tất cả các nguyên lý tu hành trong mật tông Phật giáo thực tế đều được "convert" từ Hindu sang. Tất cả các vị hóa thần, bổn tôn cũng vậy. Tuy nhiên trong quá trình convert, một số vấn đề cốt tủy đã bị thiếu. Và điều này chỉ có thể được tìm lại nếu quay trở về căn nguyên nguồn cội của nó là mật tông Hindu giáo.
  2. KryaYoga

    KryaYoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Mật tông Hindu giáo có ba truyền thống lớn là Veda, Yoga và Shakta. Các vị hóa thần trong mật tông Veda như Shiva, Durga, Ganesha ... Mật tông Yoga thì đặt nền tảng trên tám phần thực hành từ asana tới samadhi. Bí hiểm nhất phải kể đến là truyền thống Shakta với các dòng pháp của 10 vị Shakti - Mahavidyas, mười vị hóa thần tượng trưng cho 10 dạng năng lượng trong vũ trụ (Kali, Chinnamasta, ...). Mật tông Veda & Yoga thì đã và đang truyền bá rộng trên thế giới. Nhưng truyền thống Shakta thì vẫn chưa, và những ai muốn học theo truyền thống này thường phải bỏ nhiều năm sang du học tâm linh, sống tại Ấn Độ. Ở đạo Hindu cũng như đạo Phật, đa phần là các đền chùa thờ cúng phổ thông chứ không phải mật tông. Ở Ấn độ, để tìm được một ngôi đền mật tông, mà có dòng truyền uy tín, thì đối với người nước ngoài không phải chuyện dễ. Các vị hóa thần trong ba truyền thống lớn này chính là các vị hóa thần trong mật tông Phật giáo sau này. Hầu như không có vị hóa thần nào trong mật tông Phật giáo mà lại không có nguồn gốc từ ba truyền thống trên.

    Bên cạnh đó thì nhiều vô kể các truyền thống nhỏ độc lập khác. Có thể kể đến như Chod Mahamudra (sau này được "convert" sang Phật giáo với chú ít biến đổi về lý luận cho hợp với tánh không, nhưng bản chất giáo lý và cái đích đạt đến là không khác). Amritayana, bất tử thừa, sau này cũng được convert sang Phật giáo với tàn tích là các giáo lý như Phowa, Dakini trắng, và các cấp Anuyoga.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Hiện nay nhiều người ở Việt nam tìm được nguồn cảm hứng tâm linh từ các dòng pháp Hindu. Tuy nhiên trong môi trường văn hóa Phật giáo, họ thường hay bị "tấn công", chèn ép, hạch hòi ...

    Tôi thì có thể khẳng định là chẳng có khác biệt gì cả. Bản chất các pháp tu luyện đều đi đến giác ngộ sự huyễn ảo của thế giới hiện tượng, đạt tỉnh thức & vô nhiễm đối với phiền não.

    Đạo Phật hay đạo Hindu cũng được. Nếu bạn tìm được nguồn cảm hứng từ đâu, tức là bạn có căn duyên với nó và đừng vì gièm pha của môi trường xung quanh mà ngần ngại.

    Tôi chỉ ước sao dòng truyền của các vị Mahavidyas có mặt ở Việt nam.

    Xin hết.
  3. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Thực ra nói theo một cách "hiền triết hóa" thì các văn tự cổ, như các bộ kinh, khi cầm lên và đọc, cảm giác đầu tiên của mình là "không biết ai viết vậy nhỉ", "người đấy có đáng tin cậy không", và "liệu có đúng là của người ấy viết không hay nó đã bị méo mó đi qua các thời kỳ?"

    Các kinh điển để lại của giáo lý nhà Phật, đến bây giờ mình cũng không rõ là nên tin vào cái nào, không tin vào cái nào....
    Thêm vào đó, cảm giác khi học một giáo lý phổ truyền cũng làm cho bản thân trở nên ít nhất tâm hơn so với tìm thẳng đến một người thầy giỏi mà hợp với mình dù người thầy ấy theo bất kỳ một phương pháp nào.

    Nếu bạn bảo bạn có thể chứng minh được (về mặt lịch sử) mà nói nguồn gốc của các phương pháp, bạn nên làm thành một luận án, với đầy đủ dẫn chứng, và các phép đo đạc quang phổ về niên đại, các nhân chứng lịch sử... tại sao mình lại đưa ra những đòi hỏi vô lý thế? - Vì bài viết của bạn có xu hướng của việc nghiên cứu lịch sử phát triển của các tôn giáo qua các thời kỳ..
  4. KryaYoga

    KryaYoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    [:D]

    Để tính toán niên đại của một vật thể hoặc công trình nào đó thì người ta dựa trên phóng xạ đồng vị các bon. Phép đo quang phổ là dùng cho việc tính niên đại các ngôi sao, thiên hà.

    Đối với các vấn đề thuộc về văn hóa & tôn giáo thì đã có sử học, người ta xác định niên đại chính xác lắm.
  5. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi nghe nói rằng ở Ấn Độ họ coi đạo Phật chỉ là một nhánh của Ấn Độ Giáo.

    Đợt mình sang Malay thì thấy người gốc Ấn vẫn đi chùa và hoạt động tôn giáo chung với người gốc Hoa.
  6. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Uh, mình xin lỗi vì nói nhầm phương pháp
    Nhưng mình giữ nguyên quan điểm về việc đánh giá phương pháp A và phương pháp B theo cách của các nhà học giả hay đánh giá
  7. NlostTinhYeu

    NlostTinhYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là về mặt khái niệm và ý tưởng;thì các tôn giáo chia sẻ với nhau rất nhiều điều. Chẳng hạn khái niệm Arhant (A la hán) cũng được chia sẻ trong đạo Hindu; hay về Niết Bàn; hay về tính không...v...v..
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cảm ơn chủ topic đã nêu lên một chủ đề rất hay!
    Sau nhiều năm tìm tòi và...thử, tui cũng kết luận như vậy.

    Và Đức Phật Gautama là người giúp chúng ta giải thoát ra chính cái đang đc gọi là Đạo Phật.

    Luân hồi và Nhân Quả có trước Đức Phật. Trước thời Đức Phật thì ng ta đã tin Nhân Quả và tin chắc vào Luân Hồi rồi. Song song với Nhân Quả và Luân Hồi có cái Ta, cái mà sẽ chịu luật NQ và sẽ luân hồi. Và điều ấy giải quyết vấn đề sợ chết của con người, sợ mất cái ta. Họ tin rằng cái Ta sẽ trường tồn. Tuy nhiên, mọi thứ lúc ấy đã tới thời thối nát, con ng ngu muội bởi chính cái niềm tin của họ.

    Việc của Đức Phật làm là chứng minh một cách biện chứng rằng mọi thứ chỉ là duyên hợp. Khi chết cái Ta sẽ tan biến, cũng đồng thời phủ nhận luân hồi nhân quả.

    Nhiều ng đã ngộ ra cái điều ấy, chấp nhận "chết là hết" và đã thực sự ra đi rất thanh thản. Phật gọi đó là những Arahan.

    Rồi những đệ tử của Ngài đã...đốt sách, theo y chang của Hindu và bắt mọi ng tin rằng đó là lời Phật thuyết!
  9. NlostTinhYeu

    NlostTinhYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là ta phải hết sức rõ ràng một điều là Chân lý hay sự thật thì không thuộc về riêng ai;nhóm nào hay tôn giáo nào cả. Những cái thiêng liêng không thể "đóng gói" vào kinh sách;trao "bản quyền" cho một số đệ tử;để rồi "xuất khẩu" đi toàn thế giới thông qua tuyên tuyền nhồi sọ. Tất cả những việc làm đó chỉ là bành trướng cái tôi;xung đột với những cái tôi nhỏ hẹp khác;và góp phần cho chính sách ngu dân toàn cầu. Cái tôi Phật giáo tranh giành ảnh hưởng với cái tôi Ấn Độ Giáo và tự nhận mình là người bảo hộ của Chân lý và cái tôi Ấn Độ Giáo cũng làm y chang như vậy.Cái tôi Thiên Chúa Giáo;Hồi Giáo cũng vậy;Cái tôi Việt Nam;cái tôi Mỹ;cái tôi miền Nam;miền Bắc cũng vậy...v...v Cái tôi và các nhãn hiệu không bao giờ chuyên chở nổi sự thật sống;ngược lại nó chỉ che mờ.
  10. KryaYoga

    KryaYoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Vào thời Phật đi tìm đạo đã có rất nhiều trường phái Veda mang những tư tưởng chủ đạo khác nhau, các trường phái này thường tranh luận với nhau liên miên. Cũng như các tông phái Phật giáo sau này, các trường phái cũng thường không chấp nhận quan điểm của nhau & không công nhận giáo lý của nhau có thể đưa con người đến giác ngộ rốt ráo. Vào thời đó các phái Veda cũng vậy. Cho nên khi Phật học của 2 vị thầy Veda thì cũng chỉ là học pháp từ 2 phái, và chắc chắn các phái Veda khác không công nhận 2 phái này. Vì vậy khi cho rằng Phật học của 2 vị thầy Veda không thấy giải thoát, có nghĩa là toàn bộ giáo lý Veda không đưa đến giải thoát, là một lối quy nạp sai lầm. Cũng như hiện nay một người học Phật giáo Tịnh độ tông chẳng hạn, không đạt giác ngộ, rồi vị đó quy kết là tất cả giáo lý đạo Phật không đưa đến giác ngộ, cũng là một lối suy luận không đúng.

    Có điều chắc chắn rằng toàn bộ các thuật ngữ trong Phật giáo đều từ Hindu mà ra. Nếu trước Phật hoặc sau Phật không có ai giác ngộ ở đạo Hindu, thì tất cả những khái niệm trong đạo Phật phải giải thích thế nào? "Giác ngộ, giải thoát, người tỉnh thức, a la hán, bồ tát, lậu tận trí, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, niết bàn, ...".

    Nói riêng về mật tông, tất cả các tantra trong mật tông Phật giáo đều đã có từ trước ở mật tông Hindu. Cùng các vị hoá thần, cùng truyền thuyết về các vị hoá thần, cùng mantra của chính các vị đó, cho đến các cấp tantra vô thượng cũng vậy. Có gì khác nhau giữa Brahma với tánh giác bất nhị? Có gì khác nhau giữa Maya với tánh không? Chẳng có gì khác nhau cả.

Chia sẻ trang này