1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mật tông Hindu trong mối tương quan mật tông Phật giáo

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi KryaYoga, 16/11/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KryaYoga

    KryaYoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Cõi Tịnh Độ (SUKHAVATI) và Phật A Di Đà vốn có nguồn gốc từ truyền thống Vaishnava, thờ Krishna. Trong truyền thống này người thờ phụng Krishna đều mong muốn sau khi chết được tái sinh vào cõi Tịnh Độ của Krishna, được hóa sinh từ trong hoa sen, cõi này không có đau khổ, không phải luân hồi. Điều này được mô tả trong kinh Brahma Samhita. Vì vậy Phật A Di Đà có nguồn gốc từ Krishna của Veda. Truyền thống về Tịnh Độ đã có từ rất lâu ở Ấn Độ trước khi Tịnh độ tông Phật giáo ra đời.
  2. NlostTinhYeu

    NlostTinhYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Ngay cả từ Buddha và dharma cũng đã xuất hiện trong ngôn ngữ Veda. Cả hình thức khất thực cũng đã có trong đạo Hindu và nhiều đạo khác từ trước.

    Phật cũng không phủ nhận Brahma;trong kinh Phật ta thấy từ Brahma được Phật sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Có vẻ như một vị Phật có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách uyển chuyển mà không bám chấp vào từ ngữ;tư tưởng.

    Một số Phật tử nói rằng điểm khác biệt của Phật giáo là không thừa nhận Thượng Đế; nhưng tôi tin rằng Phật không phủ nhận Thượng Đế (God); có thể Phật chỉ nói: khái niệm;tư tưởng;tưởng tri về Thượng Đế không phải là Thượng Đế;vậy thôi.
  3. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    hic
    hôm qua e tra khảo cụ Gúc hơi bị tàn nhẫn để tìm thông tin tranh luận với bác, cơ mà càng đọc thì lại phát hiện là bác với ông nhân nói đủng, đại thừa rõ ràng là vay mượn từ áo nghĩa thư quá nhiều, bên cạnh đó là pr bồ tát cũng nhiều nữa (tính cách người trung quốc mà thường nói hơi quá lên)
    Em cũng đã đọc nhiều bài phản biện của phật tử tăng ni về sự giống nhau của bắc tông và bà la môn nhưng nói chung là lý lẽ rất yếu, không thuyết phục!
    Do vậy đạo phật đúng nghĩa chính là phật giáo nam tông thôi (cũng không còn đúng lắm nhưng tinh thần chính thì vẫn giữ như vậy)
    Vấn đề duy nhất còn lăng tăng là ông thích thông lạc có phải là la hán hay không thôi :)) e thì thiêng về ổng bị chính cái tưởng của ổng nó hại rồi =))
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi theo ngu ý của em thì Phật không phủ nhận thượng đế mà chỉ cho rằng Thượng Đế cũng chỉ là một đấng quyền năng trên cõi thiên giới mà thôi. không biết thế đúng hay sai.
  5. KryaYoga

    KryaYoga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người tu nam tông cho rằng đại thừa là âm mưu của bà la môn giáo nhưng tôi nghĩ không hẳn vậy. Bà la môn không thể làm được việc đó. Các tông phái, các thừa của Phật giáo có thể đếm được, nhưng các phái Veda, Yoga thì không, nhiều vô số kể. Ngay thời Phật đi tìm đạo thì các phái Veda đã có nhiều không đếm xuể rồi, tranh luận với nhau liên miên, không ai chịu ai, và tư tưởng của các phái cũng rất khác nhau. Vậy thì giai cấp bà la môn là những ai mà có thể tập hợp nhau lại để làm được việc đó?

    Việc này là bất khả thi. Cũng như các thừa của đạo Phật tư tưởng và phương pháp tu luyện rất khác nhau. Ngay trong một thừa thì các phái cũng khác nhau, ví dụ cùng là đại thừa mà phái trung quán với duy thức đã có tư tưởng khác hẳn, đả phá nhau kịch liệt. Thì việc giai cấp bà la môn, với vô số phái Veda khác nhau, không thể tập hợp nhau lại để cho ra một đường hướng chủ đạo nhằm đồng hóa Phật giáo được, vì nền tảng tư tưởng của họ không thống nhất và bài trừ nhau.

    Sự nảy sinh các phái đại thừa, mật thừa, tôi nghĩ là do quá trình giao thoa tự nhiên giữa Phật giáo và các phái Veda (dẫn đến sự ra đời các phái đại thừa), giao thoa giữa Phật giáo và các phái Yoga (ra đời mật thừa). Bởi vì cái mới luôn xuất hiện, cùng một pháp thực hành đó nhưng mỗi người sẽ nảy sinh kinh nghiệm khác nhau, thậm chí 2 người tu như nhau nhưng giác ngộ về bản chất thế giới cũng khác nhau. Cho nên sự phát sinh các tông phái, các thừa mới của đạo Phật là tất yếu.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Thời Phật tại thế có phủ nhận tư tưởng của lục sư ngoại đạo, 6 trường phái triết học lớn nhất Ấn độ, trong đó có cả Veda và Yoga. Nhưng sau này người tu Phật vẫn kết hợp với tư tưởng và kỹ thuật của Veda và Yoga một cách tự nhiên.
  6. NlostTinhYeu

    NlostTinhYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Nếu căn cứ vào kinh điển Phật giáo thì hình ý kiến của bác có cơ sở. Chẳng hạn bác đọc lại kinh Phạm võng hay kinh Khởi thế nhân bổn gì gì đó trong Trường bộ kinh thì phải;lâu rồi em chỉ đọc Krishnamurti ko đụng đến kinh nên ko nhớ rõ. Em nhớ là Đức Phật miêu tả sự sinh thành và hoại diệt của thế gian. Vị Đại Phạm Thiên ở đây là một vị từ cõi Quang Âm Thiên do hết tuổi thọ cùng với vũ trụ cũ mà xuất hiện,và vị này vì thấy mình xuất hiện đầu tiên mà lại ko nhớ rõ "tiền kiếp" của mình nên tưởng mình là ... Thượng Đế.

    Nhưng em ngờ lắm;mấy cái mô tả về sự xuất hiện thế giới này không biết có phải là lời Phật ko;hay là các cụ xưa "mô đi phê" đi cho nó "ảo".

    Nói chung là cẩn thận với kinh điển và lý thuyết. Thích thì lạm bàn mua vui giải trí tí cho vui thôi >:D-----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Đạo Phật đúng nghĩa thì không phe phái gì cả. Một người tự nhận mình là nam tông;nguyên thuỷ;tự nhận mình là chân truyền của Phật;là đã phản bội Phật;phản bội Pháp rồi. Một Phật tử đúng nghĩa thì sống thuận pháp;sống theo sự thật;không bè phái và ko vì kỳ thị tôn giáo mà đối xử thiên lệch.
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Hì, cũng tùy ng, tùy nhận thức bác ạ. Có ng thì bảo cái kiểu đùa giỡn ấy ko thích hợp cho những topic nghiên cứu như thế này.

    Còn việc bảo rằng "những thất lạc có thể tìm thấy" ấy là vì tôi thấy CÓ CÁI BỊ MẤT trong cái mà ng ta gọi là Phật Pháp. Nên tôi đang đi tìm. Nhưng nếu ai bằng lòng với cái hiện có thì ko cần phải quan tâm.
  8. NlostTinhYeu

    NlostTinhYeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2010
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0

    Bác Nhân giải thích cái; khi chết cái gì tan biến? Cái ta là cái gì?
    Kẻ chấp nhận chết là hết rồi lao đầu từ tầng 18 rồi hét "Càng xa càng tốt". Như vậy là được phong thánh Arhant à?
  9. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Chẳng có cái gì chết, chẳng có cái gì tan biến và cũng chẳng có ta
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Nên em mới nói là bác ý đang xa dần đi đấy, cũng bình thường thôi, nhiều người khi nghe người ta nói sơ sơ thì còn hiểu đúng, tới chừng lao đầu vào nghiên cứu tùm lum tùm la thì sai be bét :-??
    Bác nhân này bác nói vậy thì phật học chắc không phù hợp với bác mà sinh học, hay nhân chủng học sẽ thích hợp hơn đấy [:D]
    Bác nói vậy thì bác giải thích sao về trường hợp cô phan bích hằng, và siêu đẳng hơn nữa là bà vanga ?
    Em có lần tiếp xúc với 1 cao thủ kinh dịch, ổng nói kinh dịch kết hợp với phật học mới chính là môn khoa học siêu đẳng nhất mà con người cần phải đạt được, mà ổng là tiến sĩ vật lý từ Nga về, người việt nam đầu tiên khoan thử thành công mỏ Đại Hùng đấy [:D]
    Phật học là cách để con người thoát khỏi trò chơi lục đạo luân hồi của tạo hóa, là gateway để con người trở về chính nơi họ đã bắt đầu và nếu tu tập đúng cách thì ta sẽ nhận ra alien, god, sambala cũng chỉ là một thôi, đó là đấng sáng tạo đứng ngoài vũ trụ này [r2)]

Chia sẻ trang này