1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mật tông hỏi đáp

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi fptcomvn, 28/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    đeo tạ hoài, fpt không sợ nặng à, he he he.
  2. fptcomvn

    fptcomvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Tưởng nặng mà chưa chắc đã nặng....... hiiiiiiiiiiiiii haaaaaa
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    fpt là gì thế mà tui dọc báo thấy cổ phiếu tăng lên rất cao.
    he he he fpt có giá tri ghê vậy à, kiểu này tui phải bắt quàn làm họ mới được, muốn học mật tông không? tui dạy riêng cho. ha ha ha
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    MẬT GIÁO NHẬP MÔN
    Tác giả: Lama Yeshe
    Dịch giả: Lục Thạch

    LAMA YESHE Qua Ðời Và Tái Sinh
    Dù bị suy nhược vì bịnh tim, Lama Yeshe vẫn tiếp tục quan tâm tới người khác hơn là tới bản thân cho tới lúc cuối cùng của đời Ngài. Ngay cả khi đang được chữa trị ở bệnh viện Ngài cũng thăm hỏi sức khỏe và cuộc sống của mọi người, hay cười đùa với các y tá. Lama Zopa Rinpache cho biết trước khi qua đời ít lâu và khi việc giải phẫu đang được cứu xét, Ngài nói với tôi :"Cuộc giải phẫu thành công hay không không quan trọng, vì tôi đã có thể tự dùng bản thân để phục vụ người khác. Tôi hoàn toàn hài lòng với những gì mình đã làm và không sợ chết gì cả." Cuối cùng, vào ngày Năm Mới Tây Tạng, Lama Yeshe qua đời khi hơi thở của Ngài ngưng lại vào lúc rạng đông, khoảng thời gian mà nhiều đại hành giả đã từ giã cõi đời.
    Những từ ngữ như "qua đời" hay "quá vãng" thường chỉ là những tiếng nhẹ nhàng để chỉ sự chết, nhưng ở đây những chữ này có ý nghĩa đặc biệt, vì theo giáo lý Mật giáo thì cái chết không phải là sự tiêu diệt hoàn toàn như người ta thường nghĩ, mà là một giai đoạn trong tiến trình thanh lọc tâm thức để đạt trạng thái tinh tế nhất, sau đó tâm rời khỏi thể xác. Khi thể xác bắt đầu tan rã, tâm hay thần thức tiếp tục hiện hữu trong cõi trung gian bando cho tới khi gặp những điều kiện thích hợp cho việc tái sinh.
    Như Lama Yeshe đã trình bày, nếu không sửa soạn đúng mức thì người ta sẽ không kiểm soát hay chọn lọc được sự tái sinh và do đó sẽ phải sống thêm một kiếp vô minh giống như kiếp trước. Trong khi đó, một hành giả đã tu tập đầy đủ sẽ có khả năng lợi dụng trọn vẹn tâm thức tịnh quang tinh tế và hoan lạc để chọn kiếp tái sinh thuận lợi cho việc tiếp tục phụng sự chúng sanh.
    Ðây là trường hợp của Lama Yeshe. Không những Ngài giữ được sự bình tĩnh và vui vẻ dị thường đối với một người đang ở trong tình trạng sức khỏe nguy kịch mà Ngài còn có thể tỉnh táo và có sự kiểm soát trọn vẹn trong suốt tiến trình chết cũng như sau khi chết.
    Không đầy một tiếng đồng hồ trước khi qua đời, vào 3/3/1984, Lama Yeshe bảo Zopa Rinpoche hành pháp thiền quán Henuka cùng với Ngài. Sau đó, ngay trước rạng đông, tim của Ngài ngừng đập và theo y học Tây Phương thì Ngài được coi là đã chết. Nhưng tâm của Ngài vẫn chưa rời thể xác, Ngài tiếp tục tham thiền một cách an tĩnh, dù trong ít nhất hai tiếng đồng hồ bác-sĩ phụ trách đã cố gắng làm cho Ngài hồi tỉnh.
    Ngài được chuyển qua một phòng khác trong bệnh viện, ở đó Ngài vẫn giữ trạng thái thiền tinh tế nhất với Lama Zopa và nhiều đệ tử của mình trong gần như suốt ngày hôm đó. Vào khoảng năm giờ chiều, một người nghĩ là mình nhận thấy đầu của Ngài hơi động đậy, nhưng lại cho đó là ảo giác. LamaXopa quay lại nói với người đó "Thời thiền của Ngài đã chấm dứt." Ngay lúc đó tâm thức của Lama Yeshe rời thể xác.
    Vào ngày 12/22/1985, gần một năm sau, một bé trai ra đời làm con của một cặp vợ chồng người Tây Ban Nha, vốn là đệ tử của Lama Yeshe, họ sống và làm việc ở Trung Tâm Thiền Osel Ling do Ngài thiết lập ở Tay Ban Nha, gần thành phố Granada. Em bé được đặt tên là Osel, nghĩa là Tịnh Quang và sau khi sinh ra mười bốn tháng em được Zopa Rinpoche và cả đức Dalai Lama nhận ra là hóa thân kiếp sau của Lama Yeshe.
    Trong dịp công nhận chính thức, đức Dalai Lama nói rằng khi Osel biết nói em sẽ biểu lộ những điều cho thấy mình là hóa thân, hay tulka, của Lama Yeshe. Từ đó nhiều người trên khắp thế giới đã có dịp gặp Hài Ðồng Lama Osel và em đã biểu lộ nhiều dấu hiệu đáng chú ý, như nhận ra những người và những nơi mà mình đã quen biết trong kiếp trước, làm cho họ tin tưởng, kể cả những người đã nghi ngờ thuyết tái sinh. Lama Osel được tấn phong với sự chứng kiến của giới truyền thông ở Dharamsala, Ấn Ðộ vào ngày 17/3/1987.
    Bằng việc tái sinh sớm để đáp ứng sự thỉnh cầu của các đệ tử, Lama Yeshe đã thực hiện ý nguyện tiếp tục phụng sự chúng sinh. Thêm nữa, thái độ lúc chết và rồi tái sinh của Ngài là bằng chứng vững chắc nhất cho thấy giá trị và uy lực của những giáo lý được trình bày trong quyển sách này. Nguyện những người nào quan tâm sẽ tìm thấy ích lợi và niềm vui trong những giáo lý chuyển hóa tâm của Mật giáo. Nguyện Lama Osel hưởng một cuộc đời lâu dài và đầy thành quả để giúp đỡ và gây cảm hứng tối đa cho người khác và nguyện chúng sinh
  5. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    1. Thanh Tịnh Căn Bản
    Phật Thích Ca
    Giáo lý của Mật giáo Phật Giáo phát nguyên cách đây 2500 năm vào thời Phật Thích Ca. Ðức Phật sinh ra là một hoàng tử Ấn Ðộ tên là Siddhartha trong thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Theo truyền thuyết, trong 29 năm đầu của đời mình, ngài hầu như chỉ sống ở bên trong những cung điện đầy khoái lạc mà cha của ngài, vua Shuddhodana, đã xây cho ngài. Rốt cuộc, sau khi được biết về sinh, lão, bệnh, và tử, ngài trốn khỏi hoàng cung để đi tìm con đường thoát khổ.
    Trong sáu năm, ngài thực hành lối tu khổ hạnh để có thể điều khiển thân và tâm của mình. Nhưng rồi ngài thấy rằng lối tu tập cực đoan này là sai lầm, cũng giống như cuộc sống xa hoa trước đây của mình. Bằng cách đi theo con đường trung dung giữa lối sống buông thả và lối tu khổ hạnh cũng như tất cả những cực đoan khác, ngài đã nhổ rễ tất cả những nguyên nhân vi tế nhất của đau khổ và vô-minh trong tâm, do đó trở nên một người giác ngộ trọn vẹn, một vị Phật. Trong 45 năm còn lại của đời mình, đức Phật dạy con đường trung đạo này với nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức, hay mỗi pháp môn thích hợp với một hạng người.
    Giáo lý của đức Phật, hay giáo pháp, tiếng Sanskrit là Dharma, là phương pháp giải trừ đau khỗ và nguyên nhân của đau khổ, gồm hàng ngàn cách khắc phục những chướng ngại về mặt vật chất cũng như tâm để đạt hạnh phúc và lối sống tốt đẹp. Những giáo lý này được ghi lại trong hai loại sách Kinh điển và Mật điển, trong hai hệ thống Kinh điển thừa và Mật điển thừa. Có sự khác biệt giữa hai thừa này, nhưng nền tảng chung của hai thừa là tính chất thanh tịnh căn bản của tâm.
    Tính Thanh Tịnh Căn Bản Của Tâm
    Theo Phật giáo, con người là vô-minh, nhưng bản chất của con người là thanh tịnh. Mây có thể tạm thời che khuất ánh sáng mặt trời nhưng không thể phá hủy sức tỏa sáng của mặt trời, cũng vậy, vô minh có thể làm cho thân tâm đau khổ, phiền não, nhưng không thể hủy diệt hay đụng chạm tới tính thanh tịnh nguyên thủy của tâm. Ở sâu bên trong tâm của con người cũng như chúng sinh là từ bi và trí huệ vô giới hạn và mục đích tối hậu của tất cả các phương pháp tu tập tâm linh, dù được coi là của Phật giáo hay không, đó là khám phá và tiếp xúc với tính thanh tịnh căn bản này.
    Khi đã phát triển tính thanh tịnh nội tại và tâm từ bi nội tại của mình, chúng ta sẽ thấy phản ảnh của sự thanh tịnh và từ bi này trong người khác. Nếu không tiếp xúc với những phẩm tính này bên trong bản thân, chúng ta sẽ thấy người khác là xấu và có giới hạn, vì bất cứ cái gì chúng ta thấy hàng ngày trong thực tại bên ngoài cũng chính là sự phóng chiếu hay phóng ảnh của thực tại bên trong của mình.
    Tính thanh tịnh căn bản của tâm không phải là một giáo điều để tin và chấp nhận một cách không suy xét mà là một kinh nghiệm tự chứng. Vô số người trong suốt dòng lịch sử đã khám phá kho tàng an lạc, từ bi và trí hưệ này bên trong bản thân, và vô số vị thầy vĩ đại đã truyền dạy cho mọi người cách khám phá bản tính sâu xa nhất của mình và kinh nghiệm hạnh phúc cao cả nhất mà sự khám phá này tự động mang lại. Trong số những vị hướng dẫn tâm linh vĩ đại này là Phật Thích Ca và tất cả các giáo lý của ngài đều có mục đích thực hiện tiềm năng cao thượng nhất của con người.
    Mục tiêu tối thượng về sự tiến hóa của chúng ta là giác ngộ, hay Phật quả. Ai cũng có thể đạt được trạng thái này khi mọi ảo tưởng như tham, sân, si, kiêu ngạo, ganh tị của tâm được loại bỏ hoàn toàn và mọi phẫm tính tốt được phát triển đầy đủ. Trạng thái thực hiện toàn mãn, thức tỉnh trọn vẹn này có những đặc điểm là trí huệ vô hạn, từ bi vô hạn và quyền năng vô hạn.
    Mật Ðiển Thừa
    Theo kinh điển thừa, đường đạo giác ngộ là một tiến trình tiệm tiến thanh lọc tâm khỏi mọi lỗi lầm và phát triển những phẩm tính tốt như từ bi và trí huệ. Con đường này gồm việc tạo những nguyên nhân đặc biệt như trì giới, thiền định, thiền quán, để trong tương lai có thể đạt giác ngộ. Vì đặc tính tạo nguyên nhân cho đạo quã tương lai này mà Kinh điển thừa cũng được gọi là nguyên nhân thừa.
    So với phương pháp tiệm tiến của Kinh điển thừa thì Mật thừa là đạo giác ngộ nhanh hơn nhiều. Dù các hành giả Mật giáo không quên tạo những nguyên nhân giống như các tín đồ Kinh điển thừa, nhưng họ lấy chính đạo quả tương lai làm khởi điểm cho con đường tu tập của mình. Nói cách khác, các hành giả Mật giáo tập cách nghĩ, nói và hành động ngay bây giờ giống như mình đã là một vị Phật giác ngộ viên mãn. Vì phương pháp dũng mãnh này đưa kết quả giác ngộ tương lai vào khoảnh khắc hiện tại của cuộc tu tập nên Mật giáo còn được gọi là kết quả thừa.
    Theo Mật giáo, sự hoàn hảo không phải là một cái gì đang đợi chúng ta ở một lúc nào đó trong tương lai "Nếu bây giờ mình chuyên cần tu tập thì trong tương lai mình có thể trở thành một vị Phật hoàn hảo" hay "Nếu trong đời này mình sống đạo đức và ngoan đạo thì một ngày nào đó mình có thể lên thiên đàng". Mật giáo cho rằng thiên đường hay niết bàn là bây giờ! Chúng ta nên là những vị thần ngay bây giờ. Nhưng hiện tại chúng ta chỉ nghĩ là người ta có những khuyết nhược điểm và mình thì không có khả năng để sửa đổi gì cả, vì vậy mà chúng ta phiền não và xung khắc với nhau. Những phiền não và xung khắc này sẽ tan biến nếu chúng ta biết học hỏi và tu sửa theo đạo lý, nhận ra rằng mỗi người đều có bản chất hoàn hảo. Hơn nữa, mọi người nam hay nữ đều có đủ cả hai năng lực nam và nữ, âm và dương. Thật vậy, mỗi người chúng ta là sự tổng hợp của tất cả các năng lực vũ trụ. Tất cả những gì chúng ta cần phải có để trở nên hoàn hảo đều có sẵn bên trong chúng ta ngay lúc này. Chúng ta chỉ cần nhận biết điều này và đây chính là yếu chỉ của Mật giáo.
    Nguyên Lý Chuyển Hóa
    Chúng ta có thể nói rằng tất cả các pháp thực hành Mật giáo đều liên quan tới nguyên lý chuyển hóa. Như khoa học hiện đại đã cho thấy, vũ trụ vật chất, từ hạt nguyên tử nhỏ nhất cho tới một thiên hà lớn nhất, là một trạng thái chuyển hóa và tiến hóa không ngừng từ một hình thức năng lượng này tới một hình thức năng lượng khác. Thân và tâm của chúng ta cũng là năng lượng, thân chúng ta mạnh khỏe hay bệnh tật, tâm chúng ta bình thường hay lệch lạc, đều tùy thuộc vào việc các năng lực tâm và thể xác cũa mình có hòa hợp hay không. Nếu biết thực hành các pháp Mật giáo đúng cách, chúng ta sẽ có thể chế ngự tất cả các năng lực, kể cã những lực tinh tế nhưng rất mạnh mà chúng ta đã không biết tới, để thành tựu những sự chuyển hóa vĩ đại nhất. Ðây là cuộc tiến hóa từ một người bình thường, giới hạn, và vô-minh, kẹt trong cái vỏ phàm ngã nhỏ bé, tới một thực thể giác ngộ trọn vẹn với trí huệ và từ bi vô hạn.
    Làm sao để đạt được sự chuyển hóa vĩ đại này? Chúng ta phải tìm nguồn lực ở đâu để thực hiện cuộc thay đổi sâu xa này? Không phải tìm ở đâu xa, vì năng lực căn bản để dùng trong tiến trình chuyển hóa này chính là lực ái dục của mỗi người chúng ta.
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    2. Ái Dục Và Hạnh Phúc
    Ái Dục, Phiền Não Và Tự Chế Ngự
    Chúng ta đang sống trong cõi dục. Từ sáng cho đến tối và cả trong giấc mộng, chúng ta luôn bị thúc đẩy bởi ái dục. Tất cả các giác quan của chúng ta đòi hỏi được thỏa mãn. Mắt muốn thấy hình dạng và màu sắc đẹp; tai muốn nghe những âm thanh hay; mũi chỉ muốn ngửi những mùi thơm; lưỡi chỉ thích vị ngon lành và xúc giác lúc nào cũng rờ vào những vật dễ chịu. Sự ái dục về cảm giác này đã ăn sâu tới nỗi chúng ta có thể tưởng tượng những đối tượng của các giác quan khi thiếu vắng chúng.
    Không chỉ có ái dục về cảm giác của các giác quan, tâm của chúng ta còn theo đuổi những ý tưởng một cách tham lam không khác gì lưỡi tham vị ngon. Những ý tưởng trừu tượng như tri thức, danh tiếng, an toàn và thỏa mãn cũng được chúng ta ham muốn như những vật có thể trông thấy và rờ thấy được. Ái dục có sức mạnh đến nỗi có lẽ tất cả những gì chúng ta làm đều có động lực là ái dục, dù là công việc kinh doanh, thể thao, hay cả hoạt đông tôn giáo. Ái dục lúc nào cũng có mặt trong đời sống hàng ngày với hình thức này hoặc hình thức khác để thúc thúc đẫy người ta đạt một thành công nào đó, vì vậy đa số chúng ta cho rằng sống ở đời mà không có ham muốn thì không khác gì đã chết rồi.
    Phía sau tất cả mọi loại ái dục là ý muốn có hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, dù mỗi người định nghĩa hạnh phúc một cách khác nhau và không ai muốn đau khổ hay bất mãn một chút nào cả. Nếu xét kỹ, chúng ta sẽ thấy mọi hành động của mình đều có động lực là ý muốn đạt hạnh phúc hay ý định tránh đau khổ.
    Nhưng có điều ngang trái là dù chỉ muốn có hạnh phúc, cuộc đời của chúng ta vẫn đầy dẫy đau khổ và bất mãn. Mọi của cải mà chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu công sức đề có được rồi sẽ hư hoại, mất mát, hoặc không còn sức hấp dẫn nữa. Vợ hay chồng của chúng ta có thể trở nên thù địch hoặc phân ly mãi mãi. Công việc mà chúng ta đã tìm được sẽ trở thành gánh nặng làm tiêu hao thời giờ và sức khỏe. Danh tiếng của chúng ta có thề bị bôi nhọ, da của chúng ta sẽ nhăn nheo, trí lực sẽ giảm sút. Như vậy hạnh phúc mà chúng ta luôn ham muốn sẽ tuột khỏi tầm tay. Hình như càng muốn được sung sướng chúng ta càng chịu nhiều đau khổ, do đó cuộc đời giống như một cuộc chạy đua triền miên mà lại vô mục đích; nỗ lực tìm hạnh phúc đưa chúng ta chạy vòng quanh cho tới khi kiệt sức và tuyệt vọng.
    Nhiều triết gia và các vị thầy tôn giáo đã nói tới chu trình đầy phiền não này và đã dạy chúng ta cách giải thoát hay chịu đựng những khó khăn của cuộc đời. Ðức Phật đã cho chúng ta thấy sự đau khổ của luân hồi và dạy nhiều pháp môn tự giải thoát. Ngài nói rằng nguồn gốc của đau khổ là ái dục sinh ra từ vô minh. Giải thoát, hay Niết bàn, là giải trừ mọi ái dục trong tâm của mình.
    Vì các giác quan là cửa vào của ái dục nên muốn thoát luân hồi đau khổ, chúng ta phải cảnh giác về hoạt động của những giác quan này, không để cho chúng khống chế nội tâm. Ðể đạt giải thoát chúng ta phải biết tự kiểm soát mình, hay tự chế. Hành giả phải canh phòng cẫn thận cửa vào các giác quan, kiểm soát chặt chẽ những đối tượng của chúng. Khi một hình ảnh gây ái dục xuất hiện, thí dụ một người nam hay nữ hấp dẫn, hành giả phải cảnh giác với nguy cơ bị hình ảnh đó lôi cuốn. Tập luyện với sự cảnh giác như vậy, chúng ta chiến đấu chống lại khuynh hướng theo đuổi những đối tượng của ái dục, và do đó không đau khổ và bất mãn, đồng thời học được cách nhận ra những tính chất xấu của mọi đối tượng ái dục. Thí dụ, chúng ta có thể hóa giải tính hiếu sắc bằng cách suy gẫm về những bộ phận dơ bẩn của cơ thể con người. Mục đích của môn tập luyện này là tránh ái dục quấy rối tâm chúng ta và vì vậy đạt được sự an tĩnh giữa cuộc đời đầy xao động.
    So với đạo pháp Mật giáo dùng lực của chính ái dục thì pháp môn cảnh giác này được coi là kém hơn, nhưng không phải là không có giá trị, vì chúng ta nên biết lúc nào cần phải tránh những vật gây rối tâm của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ biết trốn tránh như vậy thì cuộc tu tập của chúng ta sẽ không có kết quả gì nhiều.
    Lối tiếp cận của Mật giáo rất khác. Thay vì coi sự sung sướng về ái dục là những gì cần phải tránh với bất cứ giá nào. Mật giáo dạy rằng năng lực mạnh mẽ do ái dục sinh ra chính là nguồn lợi quý báu của con đường tu tập tâm linh. Vì mục tiêu không là gì khác hơn sự thực hiện tiềm năng cao nhất của chúng ta nên Mật giáo tìm cách chuyển hóa mọi kinh nghiệm thành pháp tu tập để đạt đạo quả. Chính vì cuộc sống gắn liền với ái dục nên chúng ta phải dùng năng lực dũng mãnh của ái dục nếu muốn chuyền hóa cuộc đời của mình thành một cái gì siêu diệu.
    Luận lý của Mật giáo rất đơn giản: Kinh nghiệm ái dục của con người có thể được dùng làm nguồn lợi để đạt kinh nghiệm về "toàn thể" có tính cách an lạc tối thượng, tức giác ngộ. Những phẩm tính ái dục của tâm khi được thăng hoa tất nhiên sẽ sản sinh một cái gì tương tự chúng, chứ không đối nghịch với chúng. Ðiều này đúng cho những trạng thái tốt hay sướng cũng như những trạng thái xấu hay khổ của tâm. Cũng vậy, bất mãn không thể trở thành thỏa mãn, khổ đau không thể biến thành hạnh phúc. Theo Mật giáo, người ta không thể nào đạt mục tiêu an lạc trọn vẹn và phổ quát bằng cách làm cho mình khổ hơn, như vậy là trái với cách vận hành của sự vật. Chỉ bằng cách trưởng dưỡng những kinh nghiệm nhỏ về an tịnh và thòa mãn bây giờ thì mới có thể đạt mục tiêu an lạc tối thượng trong tương lai. Cũng vậy, chỉ bằng cách khéo dùng lực ái dục và tạo thói quen kinh nghiệm lạc thú chân thực thỉ mới có thể đạt giác ngộ viên mãn có tính cách an lạc vĩnh cừu.
    Tôn Giáo Và Sự Chối Bỏ Lạc Thú
    Kinh nghiệm lạc thú và đạo pháp tâm linh có vẻ là hai điều đối nghịch nhau. Nhiều người cho rằng tôn giáo có nghĩa là chối bỏ mọi lạc thú của cuộc đời, là nói "không" với ái dục, "không" với sự hồn nhiên, "không" với sự tự do phát biểu. Như vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi có sự ác cảm với tôn giáo có tổ chức. Thay vì được coi là đường lối thăng hóa những giới hạn của con người, tôn giáo bị coi là một trong những hình thức áp chế nặng nề nhất. Nếu muốn được tự do, chúng ta phải thấy tôn giáo có tổ chức chỉ là một loại mê tín không đáng chấp giữ. Nói như vậy, nghe có vẻ khắc nghiệt, nhưng nhiều xã hội đã dùng tôn giáo làm phương tiện đàn áp và kềm chế về mặt chính trị.
    Quan niệm tôn giáo như sự áp chế hay giới hạn nhân tính căn bản không phải chỉ là ý kiến của các nhà phê bình mà còn của các tín đồ tôn giáo nữa. Nhiều người nghĩ rằng muốn sống theo đạo lý thì phải chối bỏ nhân tính đơn sơ của mình. Họ nghi ngờ lạc thú tới mức cho rằng đau khổ có giá trị thực sự và người có tôn giáo không nên hưởng những thú vui. Mục tiêu của họ là một hình thức an lạc lâu dài nào đó, nhưng họ chối bỏ mọi lạc thú trong đời sống hàng ngày. Họ coi những lạc thú này là những chướng ngại cho việc tu tập phát triển tâm linh và nếu vô tình kinh nghiệm một chút lạc thú, họ sẽ cảm thấy không yên tâm. Họ không thể ăn một miếng sô-cô-la mà không cảm thây tội lỗi và tham dục! Thay vì chấp nhận và thưởng thức một kinh nghiệm như vậy theo tính chất thật của nó, họ tự trách mình :"Trong khi bao nhiêu người trên thế giới đang đói khổ, mình lại dám hưởng lạc thú như thế này!"
    Thái độ của họ sai lầm. Không có lý do gì để cảm thấy tội lỗi khi hưởng lạc thú, vì như vậy cũng sai lầm như bám giữ vào những lạc thú thoảng qua mà tưởng rằng chúng sẽ làm cho mình thỏa mãn vĩnh viễn. Sự thật đây cũng chỉ là một loại chấp thủ, một hình thức tự giam mình vào một quan niệm chật hẹp về mình và mục tiêu mà mình nhắm tới. Cảm giác tội lỗi như vậy là trái ngược với thái độ tâm linh đích thực. Nếu biết chấp nhận hoàn cảnh của mình, bình thản khi gặp điều tốt cũng như điều xấu, thì sự tự chối bỏ có thể có một giá trị thực nào đó. Chúng ta có thể dùng sự tự chối bỏ để tăng cường hạnh xả ly của mình hay để giúp mình hiểu điều gì là quan trọng thực sự trong đời, nhưng chúng ta hiếm khi chối bỏ một cái gì với lý do chính đáng. Chúng ta tự ép mình vào một trạng thái cực khổ vì cho rằng khổ hạnh là có giá trị. Thật ra sự khổ không có giá trị nào cả. Tự sống khổ sẽ chỉ mang lại một kết quả là phải chịu khổ nhiều hơn. Nếu biết cách hưởng thụ hạnh phúc mà không bám giữ sự vật cũng không có mặc cảm tội lỗi, thì chúng ta có thể gây tạo những mức kinh nghiệm hạnh phúc sâu xa hơn và rốt cuộc đạt được hạnh phúc tối thượng của sự phát triển trọn vẹn tiềm năng nơi con người của mình.
    Nếu phương pháp tự kềm chế là sai lầm thì phải làm sao để thực hiện tiềm năng vĩ đại của mình? Nói vắn tắt thì thực hiện tối thượng là giữ cho tâm luôn luôn ở trong trạng thái an vui càng nhiều càng tốt. Thay vì chạy theo thói quen bám giữ bất mãn, mê muội, khốn khổ và mặc cảm tội lỗi, chúng ta nên cố gắng phát triển nội tâm bằng cách hiểu biết mỗi lúc mỗi sâu xa hơn, điều khiển những năng lực nơi tâm và thể xác của mình một cách khéo léo hơn, hưởng những hình thức lạc thú mỗi lúc mỗi cao hơn và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách tiếp cận như vậy có nhiều ý nghĩa hơn là việc chối bỏ những kinh nghiệm hàng ngày của mình. Ðó là luận lý của Mật giáo.
    Ðức Phật & Ðạo Vui Sống
    Một số đoạn trong cuộc đời của Ðức Phật cho thấy cách tiếp cận dùng những đối tượng gây ái dục là siêu đẳng so với cách tiếp cận tự chối bỏ kiêng kỵ những đối tượng ái dục này. Khi Thái tử Sidhartha rời bỏ cung điện và lối sống xa hoa vào năm 29 tuổi để bắt đầu đi tìm con đường thoát khổ, ngài đã chấp nhận phương pháp khổ tu tự hành xác. Cũng như một số người Ấn Ðộ thời đó cho tới ngày nay, ngài tìm cách diệt trừ nguyên nhân của khổ đau bằng việc tự kiềm chế thân xác của mình. Ngài tự chối bỏ thực phẩm và các nhu cầu khác tới mức rốt cuộc chỉ còn da bọc xương. Sau 6 năm khổ tu như vậy, ngài hiểu ra phương pháp này không đưa tới mục tiêu giải thoát mà chỉ làm cho mình suy nhược, không đủ sức dể suy nghĩ hay thiền định.
    Lúc đó, Ngài quyết định bỏ lối tiếp cận cũng cứng nhắc này để đi theo con đường tốt hơn cho việc phát triển tâm linh chân chính. Ngài thôi tuyệt thực, dùng bát cháo sữa do một cô gái tên là Sujata dâng lên, kết quả là thân thể và tâm của ngài lấy lại sức khoẻ, sáng suốt và an lạc. Sự phục hồi của thân tâm không những làm tăng ý chí của ngài mà còn làm cho ngài có thêm khả năng đạt đạo quả giác ngộ viên mãn. Chỉ trong một đêm ngồi thiền dưới cội bồ đề mà ngài đạt giải thoát trọn vẹn, điều này cho thấy rõ thời gian đã chín mùi để ngài tử bỏ pháp khổ hạnh trước đây của mình. Theo quan điểm Mật giáo, những sự kiện này chứng minh rằng phương pháp dùng lạc thú và ái dục sâu xa và hiệu quả hơn phương pháp ép xác khắc nghiệt.
    Sau khi Ðức Phật đã được mọi người biết tiếng là một Ðạo sư thành tựu tối thượng có khả năng hướng dẫn mọi hạng người tu tập đạt giác ngộ và giải thoát, một vị vua thỉnh cầu ngài dạy cách phát triển tâm linh thích hợp với người giữ những nhiệm vụ xã hội quan trọng. Vị vua nói: "Tôi có bổn phận lãnh đạo thần dân của mình, không thể bỏ bê họ được. Tôi không thể làm như ngài là buông bỏ tất cả, đi vào rừng núi sống cuộc đời của một tu sĩ. Tôi muốn biết cách nào dùng chính đời sống vương giả làm đạo pháp, vì vậy, nếu ngài có phương pháp nào đề chuyển hóa các hoạt động hàng ngày của tôi như một vị vua thành đạo tu tập thì xin ngài truyền dạy cho tôi."
    Ðức Phật trả lời rằng ngài có một phương pháp như vậy, đó là phép tu tập Mật giáo. Ngài nói :"Với phương pháp này, một vị vua có thể tiếp tục thi hành những bổn phận của mình mà cũng không cần phải bỏ tất cả mọi lạc thú vương giả nào." Ngài bảo nhà vua rằng ông ta có thể tận hưởng mọi thú vui mà vẫn tu tiến đạt giác ngộ.
    Giáo lý mà Ðức Phật dạy nhà vua là Ðạo Pháp Kalachakra, hay Vòng Thời Gian, dòng truyền thừa giáo lý này cũng như các dòng giáo lý Mật giáo khác đã được duy trì không gián đoạn và vững mạnh cho tới ngày nay. Ðã có vô số người Ấn Ðộ và Tây Tạng đạt giác ngộ tối thượng bằng những phương pháp tu tập này, tuyệt đối không có lý do gì để chúng ta không thể hưởng lợi ích như họ.
    Ðạo Phật Trong Ðời Sống Hiện Ðại
    Mật giáo đặc biệt thích hợp với tâm tính của người Tây Phương; là con đường tu tập nhanh nhất hơn tất cả, Mật giáo rất hấp dẫn đối với tính ưa kết quả tức khắc của thế giới Âu Mỹ. Hơn nữa, tính chất chính yếu của đạo pháp Mật giáo là chuyển hóa, mà nguyên lý chuyển hóa năng lượng, ít nhất là về mặt vật chất, là điều người Tây phương hiểu rất rõ. Sau cùng, trong khi cuộc bộc phát năng lượng hữu ích của thế kỷ này được coi là chướng ngại lớn cho đa số các đạo pháp tu tập khác, thì thực ra rất thuận lợi cho việc tu tập Mật giáo dùng ái dục làm nhiên liệu thúc đẩy chúng ta tiến tới mục tiêu cao nhất. Có lẽ chỉ có phương pháp của Mật giáo coi trọng kinh nghiệm trực tiếp hơn là sự chấp nhận mù quáng mới có thể đánh thức chúng ta thoát vô minh và phiền não để thực hiện trọn vẹn.
    Ðể biết giá trị thật của Mật giáo, chúng ta cần phãi hiểu rõ một số điểm quan trọng. Trước hết, động lực tu tập Mật giáo phải hết sức trong sạch. Ðiểm này sẽ được xét kỹ ở chương 6; ở đây chỉ cần nói là tuyệt đối không có cách gì để đạt ích lợi vô lượng của Mật giáo nếu động lực của chúng ta là đạt lợi lộc cho riêng mình. Hạng người độc nhất có thể đạt kết quả trong việc tu tập Mật giáo là người quan tâm chính yếu tới lợi ích của người khác và thấy rằng Mật giáo là phương pháp nhanh nhất và mạnh nhất để thành tựu mục tiêu vô vị kỷ này.
    Thứ nhì là chúng ta phải có kiên nhẫn và sự tự khắc kỷ để thực hành các pháp tu tập đúng cách. Nhiều người cho rằng vì Mật giáo là phương pháp cao cấp nhất nên không cần phải bận tâm với các pháp tu tập sơ khởi, cứ việc nhẩy ngay vào những pháp thượng thừa; họ đã vừa sai lầm lại vừa kiêu ngạo mà lại thực hành một cách nguy hiểm. Người nào không có tính kiên nhẫn và không suy nghĩ chắc chắn thì không đủ đỉều kiện để được truyền dạy Mật giáo.
    Sau hết, cần phải biết phân biệt tinh túy của Mật giáo với hình thức văn hóa hiện tại của nó. Ý tôi muốn nói một người nước khác không nên bắt chước hình thức bên ngoài hay hành vi của một người Tây Tạng hay của một người thuộc một chủng tộc nào khác. Thí dụ, học cách cầu nguyện bằng một ngôn ngữ ngoại quốc, không phải là cách thực hiện tiềm năng con người tối thượng của mình, còn gọi là giác ngộ chân tính; thay truyền thống văn hóa này bằng một truyền thống văn hóa khác là một việc làm không có giá trị gì cả. Những người chỉ biết tu tập bề ngoài như vậy là mê muội vì không biết mình thực sự là gì, hay cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Tất nhiên, trong thời đại chuyển biến này, khi giáo lý Mật giáo di chuyển từ Ðông sang Tây, chúng ta nên học tiếng Tây Tạng và những thứ khác, nhưng phải hiểu rằng Mật giáo là cái gì sâu xa hơn ngôn ngữ hay tập tục. Mật giáo dạy chúng ta thoát khỏi mọi điều kiện giới hạn sự hiểu biết về tính chất thật của mình và mục tiêu tối thượng mà mình có thể đạt. Nếu biết tinh tấn và cương quyết học hỏi, thực hành những giáo lý đầy oai lực này, chúng ta sẽ có thể làm cho đời sống của mình được trọn vẹn và đáng thỏa mãn như mình đã mong ước
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    3. Lạc Thú, Bất Mãn
    Thực Hiện Tâm Linh
    Mật Giáo Và Hưởng Thụ Lạc Thú
    Chức năng của Mật giáo là chuyển hóa mọi lạc thú thành kinh nghiệm siêu việt về trí huệ hay ý thức sâu xa. Thay vì dạy phân ly với lạc thú phàm turc như nhiều truyền thống đạo lý khác, Mật giáo xác nhận rằng người ta sẽ được lợi ích hơn khi biết hưởng thụ lạc thú và chuyển năng lực hưởng thụ của mình thành pháp tu tập nhanh và mạnh để đạt giác ngộ và tự thực hiện. Ðây là cách tốt nhất dùng tiềm năng con người quý báu của chúng ta.
    Qua các phương pháp chuyển hóa sâu xa, Mật giáo cho thấy rằng là con người chúng ta có khả năng hướng hạnh phúc vô giới hạn đồng thời vẫn thoát vô minh vốn thường làm hại cuộc mưu cầu hạnh phúc của mình. Khác với ý kiến của một số người nào đó, lạc thú và sự hưởng thụ lạc thú không có gì là tội lỗi cả. Người ta chỉ sai lầm khi bám giữ những lạc thú, biến lạc thú từ hạnh phúc thành nguồn đau khổ. Ðó là vấn đề chấp thủ vào lạc thú mà chúng ta cần phải giải quyết để có thể hưởng niềm vui tùy ý mà không cần gây chướng ngại nào cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc của mình.
    Khi biết rỏ phương pháp chuyển hóa, bất cứ việc gì chúng ta làm hai mươi bốn tiếng đồng hồ một ngày cũng có thể đưa mình tới gần mục tiêu toàn thể, tức giác ngộ chân tính và tự thực hiện. Tất cả các hoạt động như đi, đứng, ăn uống và cả bài tiết, đều có thể được đưa vào việc tu tập. Giấc ngủ mà chúng ta trải qua trong vô thức hay trong các giấc mơ cũng được chuyển thành kinh nghiệm trí huệ tịnh quang.
    Những điều nói trên nghe có vẻ không thể thực hiện được và trong khi đó những đường lối tu tập tâm linh khác tiệm tiến hơn, kể cả những phương pháp của Kinh điển thừa Phật giáo, đều dạy rằng các cảm xúc tham, sân, si, ganh tị, kiêu ngạo cùng những thứ khác trong đời sống hàng ngày của chúng ta là bất tịnh và phải được coi là độc hại, gây hậu quả nguy hiểm, cần phải tránh hết sức. Nhưng, như đã nói, Mật giáo có một cách tiếp cận khác. Dù cũng dạy rằng ái dục và chấp thủ là nguồn gốc của phiền não và đau khổ, cần phải được khắc phục. Mật giáo hướng dẫn chúng ta những phương pháp thiện xảo dùng năng lực của những cảm xúc này để mở mang trí huệ và đẩy mạnh sự tiến bộ tâm linh. Giống như những người có tài bào chế thuốc chữa bệnh biến các giống cây có chất độc thành các phương thuốc tốt, các hành giả Mật giáo chịu học hỏi và tu tập có thể dùng lực ái dục và cả lực sân hận làm phương tiện lợi ích cho mình. Chắc chắn chúng ta có thể làm được điều này.
    Hình Ảnh & Biểu Tượng Của Mật Giáo
    Mật giáo không những dạy cách lợi dụng các kinh nghiệm lạc thú thông thường mà còn chỉ cho chúng ta cách tạo kinh nghiệm an lạc sâu đậm hơn và đáng thỏa mãn hơn những lạc thú hưởng thụ qua các giác quan vật chất.
    Trong hiện tại cuộc tìm kiếm lạc thú của chúng ta thường được hướng ra bên ngoài tới những đối tượng của ái dục. Khi không tìm thấy hay không nắm giữ được những vật đó, chúng ta sẽ đau khổ và phiền não. Thí dụ, nhiều người trong chúng ta đang tìm người trong mộng của mình, một người nam hay nữ nào đó sẽ là nguờn hạnh phúc vô tận cho mình, nhưng dù chúng ta có nhiều bạn trai gái, những giấc mộng đó vẫn không được thực hiện.
    Chúng ta không biết rằng bên trong mỗi người là một nguồn năng lực vô tận có cả hai tính chất nam và nữ. Rất nhiều vấn đề phức tạp phát sinh vì chúng ta không biết tới hay đè nén cái gì mình có bên trong bản thân. Ðàn ông che dấu phương diện nữ của mình, còn đàn bà thì không dám biểu lộ phương diện nam. Kết quả là chúng ta luôn luôn cảm thấy mình không trọn vẹn và do đó hướng về phía người khác đề tìm những phẩm tính mà mình không có, hy vọng đạt được cảm giác toàn hảo. Vì vậy rất nhiều hành vi của chúng ta có tính cách bất an và chiếm giữ cho mình. Thật sự là tất cả những vấn đề của thế giới, từ sự phiền não của một cá nhân cho đến chiến tranh giữa những quốc gia đều có nguồn gốc là cảm giác không toàn vẹn này.
    Các hành giả trình độ cao có thể ẩn tu trong nhiều năm mà không cảm thấy cô đơn, còn người thường chúng ta sẽ buồn kinh khủng nếu phải xa cách bạn trai hay bạn gái của mình dù chỉ một ngày. Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy giữa chúng ta và các "yogi"? Ðiều này liên quan tới các lực nam và nữ, hay âm và dương bên trong mỗi người. Khi hai lực này vẫn không trọn vẹn và không cân bằng, chúng ta sẽ vẫn thấy cần thiết phải có bạn chung đôi và không thể thõa mãn được. Còn nếu "madala" âm dương của chúng ta được trọn vẹn thì kinh nghiệm đau khổ và cô đơn sẽ không có.
    Mật giáo cung cấp những phương pháp mạnh cho việc tiếp xúc với sự toàn vẹn căn bản của chúng ta. Mỹ thuật Mật giáo có rất nhiều hình ảnh tượng trưng sự hợp nhất và trọn vẹn, là đặc điểm của tiềm năng được thực hiện đầy đủ trong chúng ta.
    Hình ảnh các vị thần nam nữ giao hợp thường được các nhà phê bình Tây phương lúc ban đầu coi là dấu hiệu của sự đồi trụy Mật giáo, nhưng tất nhiên sự thật là những hình ành này tượng trưng sự hợp nhất hai lực âm dương bên trong con người. Ở mức sâu xa hơn, sự giao hợp này tượng trưng mục tiêu của các pháp tu tập Mật giáo cao nhất, đó là tạo ra trạng thái an lạc và tinh tế nhất có khả năng thâm nhập thực tại tối hậu và giải thoát chúng ta khỏi vô minh và đau khổ. Ở mức này, vị thần nam là biểu tượng của kinh nghiệm và đại lạc, và vị thần nữ là biểu tưng của trí huệ bất nhị. Vậy sự hợp nhất này không liên quan gì tới giao hợp ********, mà tượng trưng trạng thái hội hợp của trí huệ an lạc hoàn toàn siêu việt ái dục vật chất thông thường. Ðối với những người đã chín chắn thì chỉ cần nhìn thấy hình ảnh đó cũng đù để khôi phục sự hợp nhất của hai phương diện nam và nữ bên trong họ. Tuy nhiên, để tái thiết sự hợp nhất này chúng ta cần phải đoạn lìa ảnh hưởng của trí thông thường. Sự tạo ý niệm của lý trí chịu trách nhiệm phần lớn cho cảm giác xa cách với thực tại bên trong, hay chân tính của chúng ta. Ðó là lý do các hình ảnh và các biểu tượng được dùng trong mỹ thuật và pháp quán tưởng Mật giáo có nhiều hiệu lực hơn ngôn từ trong việc giới thiệu chúng ta với chân tính của mình.
    Bốn Loại Nghi Quỹ
    Mật giáo Phật giáo có bốn loại được gọi là bốn nghi quỹ, thuộc các mức độ cao thấp khác nhau, đó là nghi quỹ hành động, nghi quỹ thi hành, nghi quỹ yoga và nghi quỹ yoga tối thượng. Mỗi loại nghi quỹ này được soạn cho một loại hành giả và khác nhau ở cường độ của lực ái dục mà hành giả khéo léo đưa vào pháp tu tập. Theo truyền thống, những mức độ khác nhau của lực hoan lạc được mô tả bằng những thí dụ về sự thân mật nam nữ. Hành giả thực hành loại nghi quỹ thấp nhất là người có thể dùng và chuyển hóa lực hoan lạc phát sinh chỉ do ngắm một bạn đồng tu hấp dẫn. Ở mức độ thứ nhì, lực hoan lạc do trao đổi nụ cười với người đồng tu sẽ được chuyển hóa. Ở mức độ thứ ba lực hoan lạc được dùng phát sinh từ việc cầm tay nhau. Các hành giả của nghi quỹ yoga tối thượng có khả năng đưa lực ái dục của sự giao hợp vào pháp tu tập. Những hình ảnh linh động này cho chúng ta biết về các mức năng lực từ thấp tới cao có thể được dùng và chuyển hóa qua việc tu tập.
    Câu hỏi quan trọng ở đây là làm sao để ứng dụng các pháp chuyển hóa của Mật giáo cho mỗi cá nhân. Nếu chỉ nói tổng quát về lý thuyết và thực hành Mật giáo, về việc dùng ái dục làm pháp tu tập đạt giác ngộ, thì đó là chuyện dễ nhưng không có nhiều giá trị. Ðiều thực sự quan trọng là xét kỹ những khả năng và kinh nghiệm của mình rồi quyết định cách mình đối trị năng lực ái dục trong lúc này. Chúng ta phải tìm hiểu sức mình có thể kham nồi bao nhiêu hoan lạc vật chất mà không đi tới chỗ thái quá. Thật vậy, việc tu tập có thể sẽ khơi dậy trạng thái tâm thức sắc xảo, tinh tế, có tính chất an lạc dị thường, nhưng như vậy không muốn nói chúng ta có thể theo đuổi ái dục một cách bừa bãi bây giờ chỉ vì những dục vọng này cũng đưa tới một sự an lạc nào đó. Chúng ta phải thành thật nhận biết những giới hạn hiện tại của mình và phải thực tế xét những khả năng hiện tại của mình nếu muốn việc thực hành tu tập có kết quả tốt.
    Một trong những chướng ngại lớn nhất của việc phát triển tâm linh là kiêu ngạo và tính chất này đặc biệt nguy hiểm trong tu tập Mật giáo. Chúng ta có thể nghĩ rằng vì Mật giáo được coi là phương pháp dùng ái dục nên mình cứ việc chiều theo những dục vọng hoang đàng, hay tăng thêm những ái dục mà mình đã có rồi sẽ đi theo con đường của một hành giả chân chính. Quả thật, có một số người nghĩ như vậy, nhưng đó là ý kiến sai lầm. Ðừng bao giờ quên rằng nếu việc tận hưởng lạc thú có tính chất giống như tu tập Mật giáo, thì lúc này chúng ta đã là những yogi Mật giáo thuần thuc rồi! Trong tất cả đời chúng ta đã có nhiều dục vọng nhưng cái mà chúng ta đạt được chỉ là đau khổ và bất mãn.
    Tại sao lại như vậy? Tại sao những ái dục thông thường chỉ đưa tới phiền não và bất mãn? Nếu không hiểu được vấn đề này thì những lời bàn về việc dùng ái dục như đạo pháp đạt giác ngộ chỉ là chuyện phù phiếm.
    Ái Dục Và Sự Xuyên Tạc
    Cần phải hiểu là dục vọng đối với một đối tượng hấp dẫn sẽ xuyên tạc, bóp méo nhận thức của chúng ta về đối tượng đó. Một thí dụ rõ ràng là tính dục. Khi một người đàn ông mê một người đàn bà nào đó, hay một người nữ mê một người nam, dù đối tượng có một sự hấp dẫn nào đó, sự ái dục của chủ thể vẫn xuyên tạc vẻ đẹp của đối tượng tới mức kỳ cục. Chủ thể càng say mê thì hình ảnh đối tượng càng xa sự thật. Rốt cuộc hình ảnh này không liên quan gì tới thực tại cả. Như vậy, thay vì được thu hút bởi chính đối tượng thì chủ thể đã say mê hình ảnh của đối tượng mà chính mình tạo ra.
    Khuynh hướng xuyên tạc và phóng chiếu hình ảnh này không thuộc riêng về một nền văn hóa nào cả, mà là một hiện tượng phổ quát. Khi hai người ngắm nhau với ái dục thái quá thì mỗi người sẻ có ý kiến sai lạc về người kia. "Ôi vẻ dẹp tuyệt vời! Không một nét xấu, cả trong lẫn ngoài"! Họ đặt ra một huyền thoại hoàn hảo. Vì ái dục và say mê, họ không trông thấy những khuyết nhược điểm cùa nhau và họ xuyên tạc những phẩm tính tốt của nhau tới mức người ta không thể nhận ra những hình ảnh được họ phóng chiếu. Sự xuyên tạc này chỉ là lối
    diễn dịch mê muội hay sự phóng chiếu của tâm bị ái dục ám ảnh.
    Khuynh hướng xuyên tạc này là đặc tính của tất cả các dục vọng thông thường của mọi người là nhiều hay ít tùy theo mỗi cá nhân. Chúng ta phóng đại vẻ đẹp hay giá trị của cái gì đang thu hút mình, không thấy tính chất thật của nó. Thí dụ, chúng ta quên rằng đối tượng ái dục cùa mình, dù là con người hay một đồ vật, cũng luôn luôn biến đổi giống như chính mình vậy. Chúng ta làm như nó sẽ tồn tại mãi mãi với vẻ đẹp và sự hấp dẫn, nó sẽ làm cho chúng ta vui và thoải mái vĩnh viễn. Tất nhiên ý niệm về thường tồn này không phù hợp với thực tế và nếu bám giữ vào ý niệm này thì người ta chỉ gặt hái đau khổ và bất mãn mà thôi.
    Nên hiểu là trong vô thức người ta tạo thói quen coi những gì mình ham muốn là thường tồn. Nếu có người hỏi: "Bạn có nghĩ là người yêu, hay cái xe mới, hay một thứ nào khác của bạn sẽ lâu bền mãi mãi và luôn luôn đẹp hay không?" Chúng ta sẽ trả lời ngay: "Tất nhiên không" Chúng ta đã quá quen thuộc với lực biến dịch, hư hoại, già và chết để trả lời ngược lại. Nhưng đa số chúng ta chỉ hiểu điều này bằng lý trí, bằng bộ óc chứ không hiểu từ trái tim. Nếu xét lại thái độ của mình đối với đối tượng ái dục, chúng ta sẽ khám phá ra thói quen bám giữ vào sự thường tồn còn xót lại chưa được lý có kinh nghiệm về vô thường đụng chạm tới. Chỉ cần nghe trái tim rung động của mình đối với đối tượng mà mình ham muốn. Nếu không có ý niệm thiếu thực tế về thường tồn thì chúng ta sẽ không rung động như vậy.
    Xin đừng hiểu lầm điều này. Tôi không phê bình một cách khắc nghiệt và nói rằng mọi quan niệm của chúng ta là nông cạn, và mọi phản ứng cảm xúc của chúng ta là sai lầm. Tôi chỉ cố gắng tìm hiều một tâm trạng mà mọi người khắp nơi đã có kinh nghiệm bản thân, tức là dù những dục vọng được nhắm tới việc tạo hạnh phúc, nhưng người ta vẫn không vừa lòng và không thỏa mãn. Nếu không hiểu lý do của sự kiện này thì chúng ta không có hy vọng dùng ái dục để đạt hạnh phúc trọn vẹn của sự thực hiện tâm linh.
    Nguồn Gốc Của Bất Mãn
    Sai lầm nằm ở chỗ nào? Người nào hay cái gì chịu trách nhiệm cho sự thất bại liên tục của việc tìm kiếm hạnh phúc và an lạc, hai điều mà chúng ta đang rất cần? Ðể trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xét một lần nữa đường lối vận hành của ái dục thông thường. Cảm thấy không trọn vẹn, không an ninh và không thỏa mãn, chúng ta nhìn ra bên ngoài mình để tìm một cái gì hay một người nào có thể làm cho mình cảm thấy toàn vẹn. Trong ý thức hay trong tiềm thức, chúng ta nghĩ: "Phải chi có vật đó thì mình sẽ hạnh phúc!" Ý tưởng này thúc đẩy chúng ta tìm cách sở hữu đối tượng đang hấp dẫn mình, chuyển đối tượng đó thành một thần tượng, đánh giá quá mức tính hấp dẫn của nó cho tới khi khác xa tính chất thật của nó.
    Khi cố gắng chiếm đối tượng ái dục được đánh giá quá mức này, chúng ta có thể thành công hoặc thất bại. Nếu thất bại đối tượng vẫn ở ngoài tầm tay, thì tất nhiên chúng ta sẽ bất mãn. Càng tham muốn đối tượng, chúng ta càng phiền não khi không sở hữu được nó.
    Nhưng chuyện gì xảy ra lúc thành công, khi chúng ta chiếm được cái mình muốn có? Thực tế và ước mơ khác xa nhau, vì chúng ta sẽ thấy cái mình chiếm được không phải lả hình ảnh trong mộng của mình, không phải là cái trường tồn, trọn vẹn, có thể làm cho mình thỏa mãn, mà là một cái gì không hoàn hảo, không trường tồn và không trọn vẹn như chính mình vậy. Người đó hay vật đó có thể đem lại cho chúng ta một chút lạc thú tạm thời, nhưng không bao giờ có thể giống như hình ảnh mơ mộng mà chúng ta đã gán cho. Sớm muộn gì chúng ta cũng cảm thấy mình đã lầm và sẽ bất mãn.
    Trở lại câu hỏi chúng ta buộc tội người nào hay vật nào đã làm cho chúng ta không hạnh phúc. thông thường thì chúng ta sẽ buộc tội đối tượng. Thí dụ chúng ta sẽ nghĩ: "Phải chi cô ta xinh đẹp hơn", "Phải chi anh ta đối xử với mình tốt hơn.", "Phải chi chiếc xe đó chạy nhanh hơn, hay mới hơn". Những ý tưởng nhị nguyên như vậy sẽ tràn ngập chúng ta khi bất mãn với cái mình đã có và muốn tìm một đối tượng khác có thể mang lại hạnh phúc mà mình mong ước. Chúng ta lại đặt hy vọng vào đối tượng mới một cách không thực tế như với đối tượng cũ. Chúng ta đi vòng vòng như vậy, thay đổi cái này hay cái nọ trong đời nhưng không bao giờ tới gần hạnh phúc và an lạc như mơ ước.
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Giải Pháp Mật Giáo
    Ðối với vấn đề này Mật Giáo có giải pháp rất cấp tiến, đó là sự chuyển hóa trọn vẹn quan kiến thông thường của chúng ta. Ðây chính là tâm điểm của phương pháp Mật giáo. Lực ái dục đẩy chúng ta đi từ tình trạng bất mãn này tới tình trạng bất mãn khác được chuyển hóa bằng phương pháp Mật giáo thành kinh nghiệm siêu việt về an lạc và trí huệ. Hành giả tập trung trí huệ an lạc này để nó cắt như một tia Laser qua những hình phóng chiếu giả tạo của các đối tượng ái dục và thâm nhập vào tận trung tâm của thực tại.
    Lực trí huệ an lạc sẽ diệt trừ mọi phiền não đang xâm chiếm nội tâm, ngăn cản chúng ta kinh nghiệm trọn vẹn tiềm năng con người của mình. Như vậy lực ái dục được kiềm chế để không gây thêm bất mãn mà lại hủy diệt chính nguyên nhân là những bất mãn của chúng ta, đó là sự vô minh cố hữu không biết tới chân tính của thực tại.
    Trong truyền thống Mật giáo Tây Tạng, sự chuyển hóa ái dục này được trình bày bằng ngụ ngôn sau đây: Những con mọt gỗ bắt đầu chu kỳ đời sống khi trứng của chúng được đặt sâu ở trong thân cây. Khi lớn lên chúng ăn chính thân cây nơi mình đã sinh ra. Tương tự, qua pháp chuyển hóa Mật giáo, ái dục sẽ sinh ra trí tuệ và trí huệ sẽ tiêu diệt mọi ý hướng tiêu cực che phủ tâm chúng ta kể cả ái dục vốn đã sinh ra trí huệ.
    Như vậy, chúng ta thấy chức năng thông thường và chức năng giác ngộ của ái dục đối ngược nhau. Trong Mật giáo, kinh nghiệm an lạc phát sinh từ ái dục sẽ mở rộng tâm để chúng ta vượt qua mọi giới hạn của mình, khác với lạc thú thông thường làm cho tâm hẹp lại gây ra sự mong ước có thêm lạc thú đáng thỏa mãn hơn. Say sưa với lạc thú, chúng ta không có ý thức gì về toàn thể, tức chân tính và chìm vào trạng thái mê muội. Tâm cùa chúng ta bị đối tượng ám ảnh và khi bám giữ nó để tìm thòa mãn, chúng ta mỗi lúc mỗi đi xa thực tại hơn. Có thể nói ái dục làm cho chúng ta chìm vào một loại vô thức và khi tỉnh mộng, chúng ta thấy lạc thú không còn nữa mà chỉ còn lại sự bất mãn thường có.
    Thông thường, kinh nghiệm lạc thú của chúng ta u tối vì vô minh, không có ý thức trong sáng. Trong pháp tu tập Mật giáo, chúng ta kết hợp kinh nghiệm lạc thú với ánh sáng trí huệ và sự hợp nhất này được tượng trưng bằng hình ảnh hai vị thần nam nữ giao hợp. Ðây là sự hợp nhất của lực an lạc nam và lực trí huệ nữ. Hai lực này phải hợp nhất để chúng ta kinh nghiệm sự thực hiện tính chất sâu xa nhất, hay chân tính của mình. Chúng ta phải nỗ lực tu tập để đạt kinh nghiệm về toàn thể này.
    Ghi Chú :
    Thói quen rơi vào trạng thái mê muội khi tìm lạc thú đã ăn sâu vào chúng ta, vì vậy không thể chuyển hóa nhanh lực ái dục thành sự trong sáng có tính cách mở rộng của tâm. Dù Mật giáo là con đường nhanh nhất dẫn tới sự trọn vẹn của kinh nghiệm giác ngộ, chúng ta vẫn phải tiến từng giai đoạn tùy theo khả năng của mình, nếu không chúng ta sẽ phải chịu một sức nặng mà mình chưa thể chịu nổi, giống như những quốc gia vội vả trong việc hiện đại hóa mà làm đảo lộn đời sống khá cân bằng và đơn giản của người dân. Mục đích của việc hiện đại hóa là mang lại lợi ích vật chất, nhưng hậu quả là bất an và bất mãn. Cũng vậy, nếu việc tu tập để chuyển hóa không phù hợp với mức cảm xúc và khả năng tâm của chúng ta, nếu chúng ta nghĩ tới việc tìm và chuyển hóa nhiều lực ái dục hơn là mình có thể đảm đương, thì như vậy chúng ta sẽ chỉ thêm phiền não.
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    4. Lật Ðổ Sự Ðộc Tài Của
    Sắc Tướng
    Vượt Giới Hạn: Tự Coi Mình Như Một Vị Thần
    Lực ái dục có thể ảnh hưởng tới chúng ta trong hai cách. Bằng các pháp tu tập của Mật giáo lực ái dục này có thể được chuyển hóa thành trí huệ an lạc và như vậy trở thành một năng lực dũng mãnh trong cuộc phát triển tâm linh của chúng ta. Thông thường, lực ái dục tạo thói quen chấp thủ, làm giảm ý thức, gia tăng vô minh và bất mãn. Một trong những công việc chính yếu của hành giả là nhận định thật chính xác những nhân tố gây ra chu trình bất mãn này rồi ứng dụng pháp đối trị thích hợp nhất để tiêu diệt chúng, như vậy lực chuyển hóa mới có nhiều quả lớn nhất.
    Theo Mật giáo, chúng ta bị kẹt trong sự bất mãn vì quan kiến về thực tại của mình rất chật hẹp. Chúng ta có quan niệm rất giới hạn về mình là ai, và mình sẽ trở thành cái gì, kết quả là chúng ta thấy mình thấp kém, xấu xí, cảm thấy bất lực và không hy vọng.
    Khi còn có ý kiến về bản thân như vậy thì cuộc đời của chúng ta vẫn còn vô ý nghĩa. Nhiều người nghĩ rằng loài người không hơn loài khỉ bao nhiêu, tâm của con người chỉ là một loạt những phản ứng hóa học và xung điện trong bộ óc. Quan niệm này làm cho con người chỉ là một khối vật chất không thể vươn lên một bình diện cao hơn nào cả. Nếu vậy thì người ta sống để làm gì? Hay là chỉ để hưởng thụ những lạc thú trước khi trở về với cát bụi?
    Mật giáo thách thức quan niệm thấp sáng này về tiềm tàng của con người bằng cách dạy chúng ta coi mình và người khác có vẻ đẹp siêu việt, là những vị thần. Một trong những pháp tu tập cốt yếu của tất cả các cấp trong Mật giáo là giải trừ những ý niệm thông thường về bản thân, rồi trong khoảng không mà những ý niệm này tan biến sẽ xuất hiện thân ánh sáng rực rỡ của một vị thần, đó là biểu lộ trong sáng nguyên thủy của chân tính. Càng tập coi mình như một vị thần thiền quán như vậy, chúng ta càng bớt bất mãn và phiền não. Sự tự quán tướng thiêng liêng này làm cho chúng ta có khả năng điều khỉển đời sống của mình và tạo cho mình một môi truờng trong sạch để chân tính có thể hiển lộ.
    Các vị thần thiền quán trong Mật giáo khác với của thần linh trong thần thoại của các tôn giáo. Ở đây, vị thần mà chúng ta chọn để đồng hóa là tượng trưng cho các phẩm tính cốt yếu của kinh nghiệm giác ngộ trọn vẹn tiềm ẩn bên trong chúng ta. Vị thần thiền quán là nguyên mẫu của chân tính, tính chất sâu xa nhất ở mức sâu nhất của tâm thức. Trong Mật giáo, chúng ta tập trung tâm vào một hình nguyên mẫu như vậy là đồng hoá mình với hình đó để kích thích những phương diện sâu xa nhất của mình rồi đưa chúng vào thực tại của chúng ta. Nếu tự coi mình đã sẵn những phẩm tính thanh tịnh, hùng mạnh và đầy đủ khả năng thì chúng ta sẽ thực sự phát triển những phẩm tính đó, còn nếu vẫn coi mình là thấp kém thì chúng ta sẽ không vươn lên tới đâu cả.
    Một thí dụ về pháp chuyển hóa Mật giáo, chúng ta có thể quán tưởng mình là Văn Thù, một vị thần cao quý thường được vẽ với mầu vàng cam, tay phải cầm gươm trí huệ, tay trái cầm quyển kinh "Bát Nhã". Nhưng một hình quán tưởng như vậy không phải là đức Văn Thù thực sự. Văn Thù thực sự là trí huệ, là sự trong sáng nguyên thủy của tâm đã thực hiện trọn vẹn tiềm năng của mình, và mục đích của pháp quán tưởng này là thúc đẩy sự khai mở trí huệ đã có sẵn bên trong chúng ta. Thanh gươm của Văn Thù tượng trưng trí huệ đoạn lìa vô minh và tà kiến. Càng quán tưởng sâu xa về phẩm tính của một vị thần thiền quán, chúng ta càng kích thích tâm của mình phát triển những phẩm tính đó.
    Vào lúc đầu, việc quán tưởng mình là thần linh này phần lớn là giả tạo, nhưng nếu kiên trì thực hành pháp thần linh quán chúng ta sẽ có thể cảm nhận vị thần tự sinh này rõ ràng hơn, hình tự tạo của mình trong lúc này nhiều. Tâm của chúng ta sẽ hợp nhất với tâm của vị thần, những kinh nghiệm qua các giác quan thông thường, như nghe, nhìn - sẽ được chuyển hóa thành những lạc thú của vị thần. Ðây không phải là truyện thần tiên, mà sự chuyển hóa như vậy là kinh nghiệm của vô số hành gỉa Mật giáo trong quá khứ và không có lý do gì để chúng ta không thể đạt được những kinh-nghiệm siêu việt này.
    Những Vấn Ðề Của Việc Quán Tưởng
    Bạn có thể thắc mắc : " Tại sao tôi lại phải làm như mình là Văn Thù hay một vị thần nào khác? Ðời sống của riêng tôi thì cũng đủ khó khăn rồi, tại sao tôi lại thay đổi hình dạng, khoác vào hình dạng của một vị thần?"
    Nên nhớ là khi quán tưởng mình như Văn Thù, chúng ta không biểu lộ một cái gì khác với bản chất của mình. Chúng ta đã có sẵn những phẩm tính sâu xa của một sự biểu lộ thiêng liêng như vậy bên trong mình lúc này. Chúng ta thực hành thần linh quán là để nhận thức rõ hơn và trau dồi những phẩm tính này không chịu kẹt trong thái độ tự hạ cho rằng mình là xấu, hèn kém và vô dụng.
    Có thể bạn vẫn còn thắc mắc :"Nhưng làm sao Văn Thù hay một vị thần nào khác lại có thể là chân tính của con người đã có sẵn trong tôi?. Hình dạng của tôi không giống một vị thần nào cả. Tôi không vàng, xanh hay lục. Tôi không có nhiều đầu, nhiều tay như một vị thần". Ðể giải đáp những thắc mắc này, trước hết chúng ta phải xét kỹ để biết mình thực sự là ai.
    Bộ mặt hiện tại của bạn không phải là bạn, xương thịt của bạn không phải là bạn. Không có một bộ phận cơ thể nào là chân thực con người bạn. Có thể nói thân thể của bạn giống như một người máy robot, vì nó không thể tự hoạt động mà phải được điều khiển bởi một vật khác. Cũng giống như chương trình máy tính điều khiển người này, tâm của bạn (hay thần thức, linh hồn, gọi là gì tùy ý) chính là vật làm cho thân thể có sự sống . Vì vậy, nếu muốn tìm chân tính của mình, nếu muốn biết cái gì chịu trách nhiệm cho lối sống của mình, bạn phải nhìn vào tâm thức.
    Ðiều thứ nhì cần phải biết là từ lúc sinh ra cho tới bây giờ bạn đã tự biều lộ nhiều cách khác nhau. Giống như tất cả mọi người, bạn thường thay đổi hình dạng. Thí dụ, khi nổi giận, bạn trông giống một con quỷ, còn khi đầy tình cảm yêu thương thì bạn giống như một thiên thần. Những cảm xúc biểu lộ như sân hận, thanh thản, ganh tị, yêu thương, từ bi, si mê hay sáng suốt, đều không phát sinh từ cơ thể, hay thân vật chất, mà tự lực tâm của bạn. Tâm có khả năng sinh ra hàng ngàn cảm xúc và trạng thái khác nhau, còn thể xác chỉ biết đi theo theo sự dìu dắt của tâm. Nhưng chúng ta thường đồng hóa mình với thể xác hơn là với tâm. Chúng ta có khuynh hướng coi thể xác là chủ nhâ, còn tâm chỉ là phụ thuộc và chúng ta gần như là nô lệ của thể xác. Chỉ cần coi truyền hình vài phút là thấy rõ nền văn hóa của chúng ta dành bao nhiêu năng lực để phục vụ thân xác và một phần nhỏ nào để tu dưỡng tinh thần. Vì vậy mà sự việc quá rối loạn.
    Ðặt thể xác trước tâm là một điều sai lầm, nhưng chúng ta lại còn không biết rằng thể xác vật chất thô kệch không phải là thể độc nhất mà mình có. Ngoài thể xác chúng ta còn có một thể ý thức thuộc một loại vật chất tinh tế hơn thể xác và liên hệ chặt chẽ với các mức tâm thức sâu. Từ những mức tinh tế này lực trí tuệ an lạc từ chỗ tiềm ẩn sẻ phát khởi một năng lực có sức mạnh chuyển hóa hoàn toàn tính chất đời sống của chúng ta. Tại đây, các vị thần Mật giáo được tượng trưng cho sự phát triển trọn vẹn từ lực trí huệ an lạc này, do đó, có thể nói rằng một vị thần như vậy, dù có mầu gì và có bao nhiêu mặt, tượng trưng chân tính của chúng ta và quả vị mà chúng ta có thể đạt được. Vì vậy thần linh quán không phải là tưởng tượng điều bất khả, mà là một phương pháp rất thực tiễn để sống với tiềm năng cao nhất của mình qua việc tu tập và chuyển hóa tâm.
    Mới nghe thì thần linh quán có vẻ xa lạ và không thực dụng, nhưng chúng ta có thể biết qua về sự hiệu nghiệm của pháp môn này bằng cách nghĩ tới những phương pháp tương tự đã cho thấy giá trị của chúng với cả những người đa nghi nhất. Thí dụ, có nhiều trường hợp được ghi nhận về những người tự chữa bệnh ung thư và những bệnh khó chữa khác chỉ bằng thực hành pháp quán tưởng. Thay vì chịu thua bệnh tật, những người này coi mình như hoàn toàn lành mạnh. Họ không nghĩ tới hình ảnh bệnh hoạn, thay vào đó là hình ảnh đầy sinh lực. Trong nhiều trường hợp phương pháp này tỏ ra hiệu nghiệm ngay cả sau khi các y sĩ đã bỏ tất cả hy vọng.
    Sức khỏe của cơ thể và tâm chính yếu là vấn đề tự quán sát. Những người nghĩ xấu về chính mình, dù với bất cứ lý do nào, sẽ không thể nào vươn lên cao hơn được, trong khi những người biết nhận ra và khai thác các nguồn năng lực nội tại có thể vượt qua những tình trạng khó khăn nhất. Thần linh quán là một trong những phương pháp tốt nhất để nâng cao hình ảnh tự thân và đó là lý do Mật giáo được coi là đạo pháp mạnh và nhanh trong việc thực hiện tiềm năng vĩ đại của chúng ta.
    Chướng ngại lớn nhất cho sự chuyển hóa bản thân thành một vị thần Mật giáo chính là sự bám giữ vào sắc tướng thông thường của chúng ta. Chúng ta đã quen chỉ thấy mình là một người thông thường, chứ không tự coi mình là một đấng giác ngộ. Chúng ta không thấy mình có thân ánh sáng của một vị thần mà vẫn đồng hóa mình với thân xác thô kệch. Chúng ta không bao giờ có thể tiếp xúc với chân tính thanh tịnh nguyên thủy của mình nếu còn cho rằng tâm của mình không có gì khác hơn những cảm xúc và những ý nghĩ thô kệch.
    Vậy, nếu muốn thực hiện trọn vẹn, chúng ta phải tìm cách thoát khỏi sự độc tài của hình tướng và ý niệm thông thường. Chúng ta phải hiểu rõ là không nên nghĩ về thân tâm, hay hình ảnh của bản thân mình, một cách thô thiển và giới hạn. Nếu chỉ biết chấp nhận sắc tướng thông thường thì chúng ta sẽ mỗi lúc mỗi phiền não, bất an và bất mãn hơn.
    Lưỡng lự và sợ sệt là sản phẩm của tâm nhị nguyên, cái tâm tạo ra một chuỗi bất tận những ý nghĩ mâu thuẫn như: "Hy-vọng mình trông đẹp nhưng hình như mình xấu". Ðây cũng là lối nhận xét nông cạn mà chúng ta thường mắc phải. Hình dạng bên ngoài không phải là thước đo giá trị bên trong của bất cứ ai, nhưng chúng ta lại hay sợ những khuyết điểm thân thể có thật hay tưởng tượng nào đó. Có những người tuyệt thực cho tới chết vì họ thấy mình quá xấu, vô giá trị. Ðây là trường hợp cực đoan, nhưng tôi nghĩ rằng đa số chúng ta tự coi nhẹ và tự làm cho mình khốn khổ vì lý do này hay lý do khác.
    Tâm Trí Xao Ðộng
    Có khi tâm chúng ta chạy ra khắp hướng cùng một lúc, ngó bên này, nhìn bên kia, tìm kiếm một cách tuyệt vọng. Nhưng tìm cái gì? Chúng ta tìm một cái gì vô danh có thể làm cho mình vững chắc và an toàn, tìm khắp nơi vì vậy mà tâm luôn xao lãng. Chúng ta rất khó tập trung vào việc mình đang làm vì một phần của tâm đó bất mãn và đã bắt đầu tìm kiếm cái vô danh khác đó. Có khi làm một việc gì mình thích chúng ta cũng để mất tập trung. Như vậy không những chúng ta không tìm thấy ý nghĩa cao cả và mục đích của cuộc đời mà lại còn hay thất bại trong các công việc thông thường của mình.
    Dù có ý niệm quá giới hạn về mình, chúng ta có khuynh hướng quay ra bên ngoài để tìm giải đáp cho những vấn đề của mình. Quen nghĩ là mình không hoàn hảo, chúng ta không nhìn vào nguồn lực bên trong mà chỉ tìm ở ngoại cảnh. Tìm kiếm như vậy là vô ích vì không một người nào, một đồ vật nào hay một tư-tưởng nào có thể thỏa mãn dục vọng của chúng ta khi nào nội tâm vẫn chưa trọn vẹn. Chắc chắn quyền lực và của cải không phải là giải pháp để chúng ta có được sự thỏa mãn lâu dài và thanh thản tâm hồn.
    Ngay cả khi quay khỏi vật chất, hướng về một thực tại tâm linh cao cả nào đó để tìm giải đáp, những ý niệm hạn hẹp về bản thân vẫn có thể giới hạn nhiều những lợi ích mà chúng ta có thể đạt được. Tín đồ của các tôn giáo thường cảm thấy có một khoảng cách không thể vượt qua giữa họ và một đấng cao cả nào đó ỡ một nơi nào đó trên trời. Càng có ý kiến thấp về tiềm năng của mình thì lời kêu cầu Trời hay Phật của chúng ta càng thảm thiết, nhưng khi còn cuộn mình trong sự tủi thân thì chúng ta sẽ không nhận được bao nhiêu
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Thám Hiểm Nội Tâm
    Phương pháp tự coi mình như một vị thần là pháp đối trị thái độ tự hạ này. Càng tự coi mình là có thân thể và tâm bằng ánh sáng thanh tịnh, chúng ta càng tự mở rộng để đón nhận các lực lợi ích có ở bên ngoài cũng như bên trong mình. Bằng pháp quán tưởng, chúng ta có thể mời gọi các lực nội tại chữa những căn bệnh nguy hiểm nhất. Như vậy, thân và tâm tùy thuộc lẫn nhau, tâm giữ việc quy định kinh nghiệm sống của mỗi người. Nếu hình ảnh mà chúng ta hình dung về chính mình là tốt thì tự nhiên chúng ta sẽ hành động một cách tự tin, gây ấn tượng mạnh và đầy sinh lực đối với người khác. Ngược lại, nếu có ý kiến xấu về bản thân, chúng ta sẽ có vẻ yếu ớt và không có năng lực, thu hút nhìều vấn đề rắc rối, dễ gặp tai nạn và bệnh tật.
    Tùy theo nhân sinh quan của mình mà chúng ta thành công hay thất bại, mạnh khỏe hay bệnh tật, đẹp hay xấu, vui hay buồn. Nhưng khi gặp khó khăn trong đời sống, chúng ta lại quen nhìn ra bên ngoài mình để tìm giải pháp. Thay vì nhìn thẳng vào tâm rồi tạo một thái độ có khả năng chuyển hóa kinh nghiệm sống của mình, chúng ta cố sửa đổi hoàn cảnh bên ngoài để giải quyết vấn đề. Nhưng như vậy không bao giờ mang lại thỏa mãn lâu dài, vì dù chúng ta có thay đổi hoàn cảnh nhiều bao nhiêu mà không kèm theo một sự chuyển hóa tâm sâu xa thì đó cũng chỉ là thành công tạm thời. Sớm muộn gì những vấn đề cũ sẽ tái xuất hiện và chúng ta lại khó chịu và bất mãn như trước.
    Chúng ta đều có chân tính thanh tịnh nguyên thủy, nhưng việc tiếp xúc với chân tính không phải là dễ. Những tình cãm và tư tưởng thông thường đầy trong tâm làm cho chúng ta không biết tới sự rung động tinh tế của chân tính. Ðể tiếp xúc với chân tính, chúng ta cần phải dẹp mọi ý tưởng xao lãng và thoát khỏi sự kiềm chế của sắc tướng và ý niệm thông thường. Nói cách khác, chúng ta cần phải tạo một không gian trong đó chân tính có thể hoạt động mà không bị gián đoạn. Như vậy khi dùng kỹ thuật quán tưởng mình như một vị thần , chúng ta sẽ không giả vờ, mà sẽ làm hiển lộ những phẩm tính thiêng liêng vốn luôn luôn hiện hữu bên trong chúng ta.
    Các pháp sơ khởi Mật giáo chính là những phương pháp tạo không gian thiết yếu này. Nếu tìm cách dùng những năng lực chuyển hóa rất mạnh của Mật giáo mà không thực hành các pháp sơ khởi trước thì sẽ không thành công mà lại còn có hại. Máy bay phản lực là phương tiện di chuyển nhanh nhất, nhưng một người không có sự luyện tập mà ngồi vào ghế phi công thì sẽ chỉ đi tới tai họa. Cũng vậy, Mật giáo là phương pháp nhanh nhất để đạt thực hiện trọn vẹn, nhưng nếu thực hành mà không có viẹc sửa soạn thân tâm trước thì sẽ cực kỳ nguy hiểm và như vậy là không hiểu mục đích của Mật giáo.

Chia sẻ trang này