1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mật tông hỏi đáp

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi fptcomvn, 28/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    5. Thoát Khỏi Sự Bất Mãn
    Những điều kiện tiên quyết để thực hành Mật giáo gồm ba phương tiện chính yếu của kinh tiểu thừa là xả ly, bồ đề tâm, và tri kiến về tính không. Việc trưởng dưỡng ba trạng thái tâm này sẽ tạo không gian nơi cuộc chuyển hóa diễn ra. Chương này nói về xả ly, tâm thoát khỏi những cảm xúc và ý nghĩ giới hạnh, tầm thường, chú ý tới tiềm năng tự tại vâ giới hạn của mình.
    Xả Ly Là Gì?
    Một số phương pháp sơ khởi để tạo không gian bên trong tâm đã được nói tới ở những phần trên. Thí dụ, việc thực hành Mật giáo chỉ có kết quả khi chúng ta từ bỏ thói quen ái dục. Chúng ta phải hiểu rõ rằng bám giữ vào những dục vọng không bao giờ dẫn tới thỏa mãn mà chỉ có đau khổ và bất mãn. Nếu không thấy rằng chấp thủ ái dục chỉ ràng buộc chúng ta vào luân hồi thì khi thực hành Mật giáo chúng ta cũng sẽ phạm những lỗi mà mình đã mắc phải khi theo đưổi hạnh phúc thông thường. Trong tu tập, khi đạt được một cảm giác hoan lạc nào đó, chúng ta sẽ bám giữ nó như một cái gì tự hữu, có khả năng ban cho mình lạc thú vô tận. Giống như con nhện rình mồi, chúng ta sẽ tóm lấy bất cứ kinh nghiệm thú vị nào mình gặp. Tìm lạc thú loại này là hoàn toàn sai lầm và nếu còn sự chấp thụ này chúng ta sẽ không thể biết sự thỏa mãn thực sự. Mật giáo sẽ chỉ là một hành trình vòng quanh giống như những hành trình thông thường khác.
    Vậy, trước hết chúng ta phải thực hành một chút hạnh xả ly . Xả ly thường bị lầm lẫn với tâm trạng e sợ, chối bỏ mà tôi đã nói tới ở phần trên, nhưng thật ra thì không phải như vậy. Khi gặp một tình trạng khó khăn, chúng ta chối bỏ nó hay trốn tránh nó, nhưng sự chối bỏ này không giống sự chối bỏ luân hồi. Khi xung khắc với một người bạn, chúng ta có thể di chuyển tới một thành phố khác để tránh rắc rối, việc này cũng không phải là xả ly. Hay chúng ta có thể chạy vào rừng núi rồi tuyên bố "Tôi chối bỏ hoàn toàn đời sống trần tục". Xa rời xã-hội văn minh để sống như loài thú hoang là một sự xả ly nào đó nhưng vẫn không phải là xả ly thực sự.
    Chúng ta có thể nghĩ rằng xả ly liên quan tới nghi thức tôn giáo, người xả ly thực thụ là người học giáo lý và thực hành thiền quán. Nhưng không nhất thiết như vậy vì nếu có người nào đó phê bình việc ngồi thiền của mình, chúng ta có thể nổi giận và như vậy chúng ta đã không phát triển được hạnh xả ly một chút nào cả, mà chỉ chấp thủ việc làm của mình giống như bám giữ một món đồ quý. Vì còn tính chấp thủ, chúng ta đã biến việc tu tập thành một hình thức bám giữ tầm thường nữa.
    Phát triển hạnh xả ly thực sự nghĩa là không còn dựa vào lạc thú giác quan đề tìm hạnh phúc tối hậu; chúng ta thấy rõ vật chất vô thường và giới hạn không thể làm cho mình thỏa mãn lâu dài. Xả ly không có nghĩa là buông bỏ lạc thú hay chối bỏ hạnh phúc. Xả ly là không trông cậy vào những lạc thú thông thường. Nương tựa vào lạc thú là nguyên nhân biến lạc thú thành đau khổ. Lạc thú không có gì là xấu, chĩ có thái độ chấp thủ, phóng đại, bóp mép và làm bẩn lạc thú của chúng ta là phải được dẹp bỏ.
    Phát Triển Tâm Xả Ly
    Xả ly là quyết định sâu xa, dứt khoát thoát khỏi phiền não và bất mãn của đời sống thông thường. Khi cảm thấy hoàn toàn chán ngán với những vấn đề liên tiếp của đời sống, chúng ta thôi không bám giữ vào sự vật và bắt đầu tìm cách nào khác để làm cho cuộc đời của mình đáng thỏa mãn và có ý nghĩa; như vậy là xả ly. Lập hạnh xả ly, hay buông bỏ để thoát, bao gồm việc từ bỏ thói quen chấp thủ vốn cản trở chú ng ta kinh nghiệm tiềm năng con người trọn vẹn nhất của mình.
    Có đôi lúc các giác quan của chúng ta tự động rút khỏi đối tượng của chúng và chúng ta kinh nghiệm một sự xả ly tự nhiên. Trong những lúc đó không có gì để cho chúng ta ham muồn nắm giữ ngay cả những đối tượng hấp dẫn nhất cũng không thể làm cho tâm chúng ta xao động. Nhưng thông thường thì chúng ta không thể xả ly với những đối tượng của kinh nghiệm sống. Chúng ta tiếp tục bị thu hút và thôi miên bởi một dòng bất tận những ấn tượng cảm giác và luôn luôn tìm kiếm cái gì mới lạ. Nếu chúng ta có một cái xe thì như vậy không đủ, cần phải có hai cái. Khi đã có hai cái, cũng vẫn chưa đủ, phải có một cái thuyền máy. Cái thuyền máy hơi nhỏ, cần phải có một cái du thuyền cỡ lớn. Sự việc cứ tiếp diễn như vậy cho tới vô tận và đó là sự bất mãn, trái ngược với tâm xả ly, hay buông bỏ để giải thoát.
    Dù sao chúng ta cũng phải học cách xa rời một cách tự nhiên khỏi những đối tượng vật chất, khỏi sự vọng cầu cái này, cái nọ. Tôi không nói như vậy vì là một người Tây Tạng lạc hậu, tôi ganh tị với ngưòi Tây phương giàu có. Tôi cũng khộng nói là họ xấu vì họ giầu trong khi người khác nghèo. Tôi chỉ cố gắng trả lời câu hỏi :"Tại sao chúng ta không thỏa mãn?"
    Lúc nào chúng ta cũng có thể tìm ra nguyên nhân của sự bất mãn này ở bên ngoài. Chúng ta có thể cho rằng mình chưa có đủ nhu cầu, nhưng đây không bao giờ là nguyên nhân thật của sự bất an và không thỏa mãn. Sự thiếu thốn của chúng ta nằm ở bên trong và đây là điều mà tất cả mọi người cần phải nhận biết. Sự thỏa mãn không tùy thuộc vào vật chất, mà phát xuất từ sự đơn sơ nội tâm.
    Khi nói về xả ly, tôi muốn nói tới sự thoải mái hơn, đơn sơ hơn. Xả ly không có nghĩa là chối bỏ tất cả, mà là không bám giữ vào sự vật hay để cho tâm chịu sự lôi cuốn của những sự vật hấp dẫn. Trên đời này, có rất nhiều lạc thú, nhưng khi bạn quá chặt chẽ, lo sợ nắm giữ tiền của thì sự giầu có chỉ làm cho bạn càng ngày càng khốn khổ. Nếu không biết làm cho thân tâm của mình thoải mái, và thỏa mãn với những gì mình có, nếu không biết thưởng thức vẻ đẹp tự-nhiên của thế giới chung quanh, nếu không biết trở thành người đơn giản thì dù có sở hữu tất cả của cải thế gian bạn vẫn không hạnh phúc.
    Vậy, xả ly không có nghĩa là từ bỏ mọi lạc thú. Triết lý của Phật giáo nói chung và của Mật giáo nói riêng là như những con người với tiềm năng hầu như vô giới hạn, chúng ta nên nhắm tới lạc thú cao nhất mà mình có thể đạt được. Những lạc thú thông thường của chúng ta chỉ là hạng nhì, đây là điều cần phải biết để làm nền tảng cho tâm xả ly thực sự. Lạc thú thế gian không thể so sánh với hoan lạc dị thường phát sinh từ sự đánh thức các năng lực tiềm ẩn bên trong chúng ta và sự thực hiện tiềm năng sâu xa nhất của mình.
    Do bám giữ các lạc thú tầm thường, chúng ta không thể kinh nghiệm hạnh phúc siêu đẳng của sự tự thực hiện trọn vẹn. Tính chấp thủ vào của cải vật chất là chất men say làm cùn nhụt sự trong sáng tự nhiên cùa chúng ta. Mỗi lúc chúng ta mỗi vướng sâu thêm vào thế giới sắc tướng thông thường và xa dần chân tính. Phát triển tâm xả ly nghĩa là hiểu rằng sự lệ thuộc vào lạc thú ngăn cản chúng ta nếm mùi hạnh phúc trọn vẹn hơn, cao cả hơn.
    Với tâm xả ly, chúng ta phá thói quen lệ thuộc vào các lạc thú cảm giác. Càng hiểu rằng những lạc thú này không thể cho mình hạnh phúc lâu dài như mong ước, chúng ta càng bớt vọng cầu và trở nên thực tế hơn. Chúng ta không tốn tâm lực để theo đuổi lạc thú hay chối bỏ lạc thú với mặc cảm tội lỗi, do đó cảm thấy dễ chịu hơn, mà những hoàn cảnh xấu cũng không làm chúng ta phiền lòng nhiều nữa. Khi kinh nghiệm một điều thú vị nào đó, chúng ta chầp nhận nó một cách dễ chịu, hưởng niềm vui mà nó dành cho mình, không đòi hỏi nó điều gì hơn. Chúng ta có thể có thái độ thoải mái như vậy vì hiều rằng những lạc thú đó là vô thường và hơn nữa, vì chúng ta đã nhắm tới một hình thức hạnh phúc cao cả hơn, đó là sự thực hiện chân tính. Với mục tiêu cao cả này, chúng ta không bị những lạc thú mà mình thọ hưởng lôi cuốn, mà cũng không buồn khi sự việc không tốt đối với mình. Nói cách khác, thay vì nương tựa các đối tượng của các giác quan như giải pháp để đạt thỏa mãn, chúng ta đặt niềm tin vào tiềm năng nội tại của mình.
    Buông Bỏ Sự Quy Y Lạc Thú
    Cũng như quy y Phật, quy y Pháp, và quy y Tăng, khi quy y những lạc thú phù du vô thường, lúc nào chúng ta cũng có thái độ cuồng nhiệt gần như có tính cách tôn giáo, với niềm tin như tin vào một tín ngưỡng. Thí dụ một hôm nào đó cảm thấy buồn, chúng ta đi ra biển, nhẩy xuống nước, đùa giỡn như cá, rồi nằm trên cát để nướng mình trong ánh sáng mặt trời. Khi đã thấy chán, chúng ta lại nghĩ tới ăn uống. Chúng ta nhồi nhét thật nhiều những món ăn vặt, tìm thú vui trong bắp rang, kem, nước ngọt, và sô-cô-la. Chúng ta an trú trong những thứ đó như một cách để thoát khỏi buồn chán, để rồi mập thêm và cháy nắng.
    Khi nói tới quy y, Phật giáo nhấn mạnh tới điểm quan trọng là phải thoát khỏi cuộc đi tìm sự thỏa mãn tuyệt vọng này. Quy y thực sự nghĩa là thay đổi thái độ của mình vì đã trông thấy sự vô gía trị của các hiện tượng phù du mà chúng ta thường ham mê. Khi thấy rỏ tính chất không đáng thỏa mãn của những vật mà mình đang theo đuổi, chúng ta sẽ bớt ham mê chúng và lực bám giữ sẽ giảm. Chúng ta không còn xao động với những thăng trầm của cuộc đời và tìm được không gian để bắt đầu khai thác tìềm lực nội tâm của mình.
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    6. Mở Rộng Tâm Hồn
    Vị Tha & Vị Kỷ
    Cho tới lúc này chúng ta đã bàn về sự thực hiện cá nhân. Khi hiểu ra rằng ái dục đã làm cho mình bị kẹt trong vòng bất mãn liên tục, chúng ta sẽ tìm cách vận động tầng lớp sâu hơn của nội tâm. Mục đích của chúng ta là kinh nghiệm một loại hạnh phúc bền vững và đáng tin cậy hơn, không xao động theo hoàn cảnh và không biến đổi với thời gian. Nhưng ngay cả ý nguyện thoát khỏi vòng ái dục và bất mãn này cũng vẫn không trọn vẹn. Tại sao? tại vì ý nguyện này chỉ liên quan tới lợi ích của riêng bản thân chúng ta.
    Trước kia có thể ý muốn của chúng ta chỉ giới hạn trong sự thủ đắc những đối tượng giác quan, còn lúc này do đà phát triển phần nào tâm xả ly, chúng ta hướng về sự thực hiện tiềm lực sâu xa nhất của mình. Nhưng chúng ta vẫn đứng ở vị-trí cũ :"Mình muốn cái này, mình không muốn cái kia".
    Khi chỉ quan tâm tới hạnh phúc và giãi thoát của riêng mình, chúng ta sẽ không thể nào thực hiện được tiềm năng rộng lớn của tâm con người của mình. Ðây là sự vị kỷ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân, không biét tới lợi ích của vô số người khác đang chia sẻ nhiều vấn đề của cuộc đời cùng với chúng ta. Quan niệm hạn hẹp này tương ứng với sự chật hẹp của tâm hồn, và đó là khi chúng ta ngấm ngầm có cảm giác :"Mình là người quan trọng nhất trên đời. Những vấn đề của người khác không ăn nhằm gì tới mình. Chỉ có hạnh phúc của mình là đáng kể."
    Chừng nào còn tập trung vào hạnh phúc của riêng mình dù là hạnh phúc gian đoạn hay an lạc tối thượng, chúng ta sẽ không bao giờ đạt kinh nghiệm sự bao la của môt tâm hồn thực sự rộng mở. Chỉ có một cách để đạt quan kiến toàn thể củs tâm giác ngộ trọn vẹn, đó là thoát ra khỏi thái độ vị kỷ, chật hẹp này. Nếu thực sự muốn thực hiện tiềm năng cao cả nhất, hoặc nếu chỉ muốn đạt một sự thỏa mãn trần tục nào đó trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải vượt qua sự vị kỷ và quan tâm càng nhiều càng tốt tới lợi ích của chúng sanh. Ðây là cách độc nhất để đạt được tâm hồn mở rộng hoàn toàn, cách độc nhất để kinh nghiệm hạnh phúc lâu dài.
    Vị tha chỉ có nghĩa là sau khi dã tạo được một bầu năng lực tốt bên trong bản thân, bạn quyết định chia xẻ thật nhiều hạnh phúc này với người khác. Theo tâm lý học Phật giáo, nếu không có vị tha tới mức độ nào đó, người ta sẽ không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn, mà sẽ còn buồn chán và cô đơn. Ðúc Panchen Lama nói trong luận thư của ngài "Kinh Lễ Ðạo Sư" :"Vị kỷ là nguyên nhân của mọi khổ đau và bất mãn, còn quý trọng người khác hơn mình là nền tảng của mọi thành tựu tri kiến. Vậy hãy làm cho tôi thay đổi tính vị kỷ thành sự quan tâm tới người khác". Ðây không phải là một triết lý phức tạp mà là một câu nói đơn giản. Ðể biết tính vị kỷ của mình có phải là nguyên nhân của phiền não hay không, chúng ta chỉ cần nhìn lại những kinh nghiệm trong đời mình.
    Ðức Panchen Lama khuyên chúng ta coi lại tiểu sử Ðức Phật để thấy là ngài đã từ bỏ địa vị, tài sản, thú vui, cống hiến trọn vẹn cuộc đời của mình cho lợi ích của chúng sanh, kết quả là ngài đạt an lạc tối thượng của giác ngộ viên mãn. Và chúng ta hãy nhìn lại chính mình. Chúng ta chỉ quan tâm tới "cái ta", nhưng chỉ để đạt được đau khổ và bất mãn. Ðây là lối so sánh rất thẳng thắn, đơn giản, nói lên một sự thật mà ai cũng có thể thấy rõ, không cần phải dựa vào thần quyền của Ðức Panchen Lama hay bất cứ ai khác. Tất cả bằng chứng đều có sẵn trong cuộc đời của mình cũng như trong cuộc sống của người khác, vì vậy chúng ta chỉ cần kiểm lại để thấy rằng tâm vị kỷ luôn luôn đưa tới bất mãn, còn tâm hồn rộng mở vị tha sẽ mang lại hạnh phúc và cảm giác sung mãn.
    Bồ Ðề Tâm
    Chúng ta đã thấy thói quen chấp thủ những đối tượng của cảm giác là chướng ngại cho việc đạt kinh nghiệm hạnh phúc và thỏa mãn mà mọi người đều mong ước. Nếu thành tâm muốn đạt lạc thú tối thượng của con người, chúng ta phải dành cho tâm một không gian bằng cách gây dựng tâm xả ly, tức là phải từ bỏ thói quen bám giữ lạc thú để có kinh nghiệm lạc thú chân thực. Hơn nữa, nếu chỉ biết tới hạnh phúc của riêng mình thì chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm hạnh phúc tối thượng của một tâm giác ngộ trọn vẹn. Nói cách khác, nếu muốn đạt mục tiêu cao nhất, khả hữu, chúng ta phải trưởng dưỡng động lực cao nhất để đi theo con đường tâm linh.
    Trong Phật giáo, động lực tối thượng này được gọi là bồ đề tâm, ý nguyện đạt giác ngộ trọn vẹn, tức Phật Quả, để có thể làm lợi ích nhiều nhất cho người khác. Chỉ bằng cách dâng hiến bản thân làm việc tạo hạnh phúc cho người khác, nghĩa là gây dựng tâm hồn rộng mở bồ đề tâm, thì chúng ta mới có thể kinh nghiệm hạnh phúc tối thượng.
    Bồ đề tâm là năng lực mạnh nhất có thể chuyển hóa trọn vẹn nội tâm kinh nghiệm bản thân sẽ chứng minh điều này và đây không phải là một tín điều để tin theo một cách mù quáng. Khi bạn đã phát triển bồ-đề-tâm, mọi điều tốt trong đời sẽ được thu hút tới bạn, rồi tự động đổ như mưa lên bạn. Trong lúc này, vì tâm vẫn còn đầy những tư-tưởng vị kỷ nên hình như chúng ta chỉ thu hút những điều không may. Nhưng với bồ-đề-tâm chúng ta sẽ tự-động nhận được những điều tốt, kể cả bạn tốt, thức ăn tốt và đủ thứ tốt đẹp khác.
    Như Ðức Dala Lama đã nói, nếu vị-kỷ thì ít nhất hãy vị kỷ một cách khôn ngoan. Ngài muốn nói rằng ở một phương diện, bồ đề tâm giống như một sự vị ký lớn khi phát tâm từ bi hiến dâng bản thân cho người khác, bạn sẽ mang về cho mình hạnh phúc nhiều hơn là bằng những cách khác. Thông thường, chúng ta có rất ít hạnh phúc, mà hạnh phúc đó cũng không lâu bền, vì vậy nếu muốn có thật nhiều hạnh phúc thì chỉ có một cách là thành tâm dâng hiến bản thân cho lợi ích của người khác.
    Thoát Khỏi Sự Vị Kỷ
    Chúng ta không nên nghĩ bồ đề tâm là một thái độ "Tôn Giáo", một cái gì để chấp nhận chỉ bằng niềm tin. Tâm từ bi tối thượng này chính là kết quả trực tiếp của trí huệ và chân tính của mình cũng như của người khác. Khi chỉ quan tâm tới bản thân, chúng ta sẽ khó vượt qua những vấn đề của mình, tâm sẽ đầy phiền não. Chúng ta bận tâm về vẻ bề ngoài của mình, về tình cảm của người khác đối với mình, về thành công và thất bại. Tất cả những gì liên quan tới "cái ta" đều trở thành những vấn đề gây lo nghĩ, đe dọa lợi ích và an-ninh của mình.
    Cách độc nhất để thoát khỏi ám ảnh với bản thân tới mức điên loạn này là hãy mở rộng tâm hồn của mình với người khác. Khi đã thực sự quan tâm tới lợi ích của một người nào khác, chúng ta sẽ tự động ngừng quan tâm tới những vấn đề của mình, ít nhất cũng trong một thới gian. Với tâm từ bi vì người khác thay cho những tư tưởng ích kỷ, chúng ta khám phá những kho tàng năng lực và trí huệ tiềm ẩn bên trong bản thân. Có thể nói rằng thủ đắc bồ-để-tâm chính là một loại kinh nghiệm giác ngộ. Khi tạo ra không gian mở rộng này trong tâm, chúng ta đạt được một đức tính phổ quát hơn, thay vì tự giam trong thực tại nhỏ bé của mình, chúng ta đi vào bầu khí quyển rộng lớn của sự quan tâm phổ quát và do đó tự động thoát khỏi đa số những vấn đề của mình.
    Do không hiểu biết chúng ta thường làm cho những sự kiện nhỏ trong đời của mình biến thành những vấn để lớn. Khi đã phát triển quan kiến bồ đề tâm phổ quát, những điều bận tâm nhỏ sẽ không còn quan trọng và sẽ không làm phiền chúng ta nữa. Bỏ được gánh nặng vị kỷ này, chúng ta sẽ kinh nghiệm một chút hương vị tự do hoàn toàn xuất hiện với sự thực hiện tâm linh trọn vẹn. Những kinh nghiệm như vậy sẽ làm cho chúng ta phấn khởi vì chúng cho thấy từng ngày rằng việc tu tập và chuyển hóa tâm của chúng ta đã có kết quả tốt.
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Những Ðiều Hiểu Lầm Về Bồ Ðề Tâm
    Khi mới nghe nói về Bồ Ðề Tâm, một số người đã lầm nó với trạng thái tình cảm xúc động cao độ và họ có thể nghĩ :"Ôi mình muốn mọi người được hạnh phúc quá, nghĩ tới sự đau khổ của họ là mình không thể chịu nổi. "Họ cảm thấy nhu cầu của người khác tràn ngập nơi mình tới nỗi tâm trở nên u uất. Nhưng bồ-đề-tâm thực sự không phải như vậy, không liên quan gì tới trạng thái tâm bối rối và tê liệt, mà có tính chất trong sáng và thoải mái, với trí huệ an tĩnh cũng như cảm giác từ bi sâu xa. Bồ đề tâm là tâm hồn mỡ rộng hoàn toàn và chúng ta nên hết sức để cho nó mở rộng.
    Một điều hiểu lầm nữa là khi nghe nói cần phải phát triển trọn vẹn tiềm năng nội tâm để có thễ làm lợi ích nhiền nhất cho người khác, người ta cho rằng mình không thể làm bất cứ điều gì để giúp người khác trước khi trở thành một vị Phật. Họ nghĩ rằng cần phải nghiên cứu giáo lý trong nhiều năm mới có thể đạt tâm xả ly và phát bồ-đề-tâm và rồi trong một tương lai xa nào đó, khi giác ngộ họ mới có thể làm lợi ích cho người khác.
    Như vậy là sai lầm, vì chúng ta chỉ tự làm trì trệ với những ý nghĩ về việc phát triển đời sống tâm linh của mình như thế nào. Nếu tin vào một chương trình cố định như vậy thì tử thần sẽ đến viếng lúc nào không biết, trước khi chúng ta bắt đầu bước đi trên đường đạo.
    Sự thật là trong khi gây dựng từ bi, trí huệ và tất cả những phương tiện dẫn tới giác ngộ, chúng ta có thể giúp đỡ ngưòi khác một cách liên tục. Trước hết, chỉ bằng lối sống đơn giản với lòng vị tha, chúng ta đã tự nhiên làm lợi ích cho người khác. Và sau đó là, từ đầu tới cuối, mỗi giai đoạn tu tập đều có sức mạnh và khả năng hiện có. Vậy, khi hiểu ý nghĩa căn bản của việc tu tập tâm linh, chúng ta sẽ không nghĩ là mình không thể làm được gì trước khi giác ngộ.
    Ðiều hiểu lầm này liên quan tới lối nghĩ mà chúng ta đã quen thuộc. Thí dụ, ỡ trường học, chúng ta thường nghĩ :"Mình phải học những môn học chán ngát này để có thể thi đậu, lãnh bằng cấp, kiếm một việc làm tốt để có nhiều tiền và sẽ có hạnh phúc. Tất cả đều nhắm tới tương lai, khi có tiền, khi có nhà, khi về hưu, và rất dễ chuyển qua tu tập để trở thành "Khi mình tu tập xong" "Khi mình giác ngộ". Giấc mộng về tương lai giả ảo cũng làm cho hành động hiện tại của chúng ta không thực tế.
    Cần phải hiểu rằng tu tập là một công việc mà chúng ta làm trong mọi khoảnh khắc, mọi ngày. Chúng ta làm bất cứ cái gì mình có thể làm, với bất cứ trí hưệ nào mình có, rồi hồi hướng cho lợi ích của người khác. Chúng ta phải sống một đời sống đơn giản với tất cả khả năng của mình, chính điều này sẽ có lợi ích lớn cho người khác, không cần phải đợi thành Phật rồi mới bắt đầu hoạt động.
    Tâm Bình Ðẳng Nền Tảng Của Từ Bi
    Nếu hiểu triết lý và tâm lý bồ-đề-tâm và ra sức hành động với sự hiểu biết trong đời sống hàng ngày, thì nghiệm với tâm hồn rộng mở vì người khác trong mọi hoạt động, thì như vậy đủ để gọi là tu tập tâm linh. Tất nhiên, việc phát triển bồ-đề-tâm thực sự, trạng thái quan tâm tới người khác nhiều hơn bản thân, là một sự thực hiện sâu xa mà chúng ta phải mất nhiều ngày giờ mới có thể đạt được . Tâm hồn mở rộng không phải là một điều ước để thành sự thật trong khoảnh khắc, chúng ta phải tập luyện để phát triển dần dần tâm phổ quát này.
    Tôi nghĩ rằng một trong những nét đẹp của Phật giáo là tôn giáo này trình bày cho chúng ta phương pháp tập luyện tâm. Thay vì nói :"Bồ-đề-tâm là siêu diệu vì đức Phật đã nói như vậy". Phật giáo dạy chúng ta cách phát triển bồ-đề-tâm rồi tự xét xem nó tốt hay không tốt, siêu diệu hay không siêu diệu.
    Theo những phương pháp này, điều đầu tiên chúng ta cần phải có là tâm bình đẳng. Giống như cái nền của một ngôi nhà cần phải bằng phẳng, cân đối, chúng ta cần phải có thái độ không nghiêng lệch đối với chúng sanh, đó là tâm bình đẳng, nền tảng để xây dựng bồ-đề-tâm. Kinh-nghiệm của các hành gỉa quá khứ cho thấy rằng khi có tâm bình đẳng người ta có thể gây dựng bồ-đề-tâm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, do thói quen phân biệt bạn, thù, thân, sơ đã ăn sâu nên chúng ta không dễ gì đạt được tâm bình đẳng trọn vẹn. Chúng ta bám giữ những người bạn thân, sân hận và chối hỏ những người mình không thích, và với sự lãnh đạm chúng ta làm lơ vô số người mà mình cho là không có lợi cũng không có hại đối với mình. Khi nào tâm còn có tính chấp thủ, sân hận và lãnh đạm như vậy, chúng ta sẽ không thể nào tạo được bồ-đề-tâm quý báu trong tâm hồn mình.
    Tâm bình đẵng không phãi là một ý niệm thuần lý trí để chúng ta chơi đùa ở trong đầu, mà là một trạng thái tâm, một phẩm tính đặc biệt của tâm thức, đạt được qua sự quen thuộc dần dần. Nói cách khác, bạn phải tập luyện tâm để chuyển hóa thái độ căn bản của mình đối với người khác. Thí dụ, khi gặp một nhóm học viên mới ở một khóa tu tập, tôi có cùng một cãm tưởng đối với mỗi người trong nhóm. Tôi chưa gặp người nào trước kia, chưa có thời gian để trở nên chấp thủ hay sân hận với họ. Ðối với tôi họ đều bình đẳng. Nếu tôi lấy cảm tưởng không thiên vị đối với những người lạ mặt này ứng dụng cho những người bạn mà mình thân quen và những kẻ thù địch mà mình không ưa, thì khi đó tôi đã bắt đầu phát triển tâm bình đẳng đối với mọi người.
    Chúng ta có phương pháp thiền quán chi tiết để gây dựng tâm bình đẳng. Tóm tắt là bạn tưởng tượng mình được ba người vây quanh: một người là bạn thân nhất của bạn, một người mà bạn ghét nhất và một người hoàn toàn lạ mặt. Hình dung bạn thân của mình đứng ở phía sau, kể thù và người lạ mặt đứng ở đằng trước và tất cả các sinh linh khác có hình người tu tập ở xung quanh bạn. Bạn xét cẩn thận những cảm giác của mình đối với mỗi người trong ba người đó và phân tích lý do mình đã phân biệt họ như vậy.
    Khi tự hỏi: "Tại sao mình chỉ thân với một người mà không thân với những người khác", bạn có thể sẽ khám phá ra rằng những lý do của mình rất phiến diện, chỉ được dựa trên những sự kiện mà bạn đã chọn lựa theo ý riêng của mình. Thí dụ, có thể bạn gọi người thứ nhất là bạn vì khi nào nghĩ tới người đó bạn lại nhớ tới những tình cảm mà người đó dành cho mình. Người thứ nhì là thù địch vì bạn chỉ nhớ tới những điều mà người đó đã làm hay nói với mình. Bạn coi người thứ ba là xa lạ vì bạn không có ký ức gì về người đó đã làm gì tốt hay xấu cho mình.
    Thực ra những lý do của bạn không có tính cách công bằng. Nếu thực thà tìm lại ký ức của mình, bạn chắc chắn sẽ thấy có nhiều trường hợp ba người đó không thích hợp với loại người mà mình đã xếp họ vào. Có thể bạn nhớ lại những lúc kẻ thù của mình đã tử tế với mình, còn người bạn thân đã làm cho mình nổi giận và ngay cả người lạ mặt hiện tại cũng đã có lần liên quan nhiều tới mình. Nếu thực sự nghĩ về chuyện này thì bạn không thể nào tiếp tục nhìn những người đó với nhãn quan đầy thành kiến như bây giờ. Và khi suy ngẫm rằng từ thời vô thủy, mỗi sinh linh đều đã làm những điều tốt lành cũng như những điều xấu xa giống như người bạn và kẻ thù của mình làm trong kiếp này, bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều bình đẳng ở chỗ họ đều đã làm bạn,thù và người xa lạ của mình bao nhiêu lần rồi.
    Khi luyện tâp tâm như vậy, những tình cảm rằng buộc thù hận và lãnh đạm của chúng ta dành cho bạn, thù, và người xa lạ sẽ giảm dần; tâm bình đẳng bắt đầu phát triển và khi cảm giác cân đối này được duy trì, nó sẽ trở thành một phần gắn liền với tâm.
    Quan niệm về tâm bình đẳng là cách tốt nhất để tạo sức khoẻ tốt cho tâm thức . Thay vì tốn tiền để tham khảo một chuyên viên tâm lý trị liệu, bạn hãy thiền quán về tâm bình đẳng! Nhắm mắt lại, làm lơ tất cả những cảm giác của thân thể. Buông bỏ cảm giác của năm giác quan rồi chìm sâu vào tâm thức về tâm bình đẳng của mỉnh. Chắc chắn bạn sẽ thấy mình cân bằng hơn, cởi mở và an tĩnh hơn. Chỉ sau mười phút thiền quán loại này, bạn sẽ bước vào một thế giới khác.
    Có một điều hiểu lầm chung về việc phát triển tâm bình đẳng. Có những người nghĩ rằng tâm bình đẳng có nghĩa là lãnh đạm với mọi người. Họ sợ rằng nếu giảm mối ràng buộc với gia đình và bạn bè, tình thân ái của họ sẽ không còn. Nhưng không có chuyện đó, vì với tâm bình đằng thực sự chúng ta không thể nào đóng kín tâm hồn với bất cứ ai.
    Sau khi đã bỏ được thói quen xếp mọi người vào ba loại bạn, thù, và người xa lạ, càng tập trông thấy sự bình đẳng của họ, tâm hồn của chúng ta càng mở rộng hơn, làm gia tăng rất nhiều tình cảm yêu thương. Khi không còn thành kiến nào cả, chúng ta sẽ thấy rõ là mọi ngưòi đều muốn có hạnh phúc và xứng đáng được hưởng hạnh phúc, đều muốn trámh khổ đau, dù chỉ một chút phiền não. Vi vậy, với căn bản là tâm bình đẳng chúng ta sẽ có thể gây dựng tình yêu phổ quát, tâm từ bi và rốt cuộc thực hiện trọn vẹn bồ-đề-tâm, tức tâm hồn rộng mỡ được hiến dâng trọn vẹn cho lợi ích tối thượng của chúng sanh.
    Bồ Ðề Tâm Là Cần Thiết Cho Thực Hành Mật Giáo
    Là điều kiện tiên quyết để thành công trong tu tập Mật giáo, việc phát triển bồ-đề-tâm là tuyệt đối cần-thiét. Tất cả các vị thầy đều dạy rằng để có khả năng thực hành Mật giáo, thực sự có khả năng đều muốn đi theo con đường nhanh nhất dẫn tới giác ngộ, không phải vì muốn được giải thoát sớm mà vì họ quá từ bi đối với người khác. Họ hiểu rằng mình càng mất nhiều thời gian để đạt giác ngộ thì chúng sinh càng phải chờ đợi lâu. Vì vậy Mật giáo, hay "thừa chớp nhoáng", được dành cho những người muốn giúp đỡ người khác nhiều hết sức và nhanh hết sức.
    Dù Bồ-đề-tâm thực sự là điều kiện quan trọng nhất để tu tập Mật giáo, sự thật là phải nói ngược lại mới đúng mục đích của việc tu tập Mật giáo là mở rộng bồ-đề-tâm.
    Bạn có thể được nhập môn các pháp tu tập về các vị thần Mật giáo như Quan Thế Âm Bồ Tát, Bồ Tát Văn Thù, Tara và các vị khác; có rất nhiều vị thần để bạn thiền quán, nhưng những vị thần này là gì? Thiền quán về họ để làm gì? Không để làm gì khác hơn là phát triển và mở rộng bồ-đề-tâm. Thật vậy, tất cả các vị thần này không có lý do nào khác để được quán niệm. Sự thật là tất cả các pháp thiền tập Mật giáo, không có ngoại lệ, đều chỉ có một mục đích duy nhất là phát triển bồ-đề-tâm. Một thí dụ là pháp thiền quán về Quan Thế Âm Bồ-Tát có một ngàn cánh tay. Thần thức của hành giả biểu lộ như một đấng quan minh thiêng liêng có một ngàn cánh tay để có thể vươn tay ra với ngàn phương tiện thiền xảo cứu giúp chúng sinh đang chịu đau khổ. Còn có lý do nào khác để bạn cần nhiều tay như vậy? Và nếu thấy khó biểu lộ thành một vị thần một ngàn tay, bạn có thể tự biểu lộ nội tâm thành Chúa Jesus, Thánh Francis, Văn Thù Bồ Tát, hay một đấng thiêng liêng nào khác.
    Chúng ta cần phải hiểu là các vị thần thánh, như Quán Thế Âm và Jesus, đều chỉ là một, vì tính chất chủ yếu của mỗi vị là lòng vị tha hoàn hảo tự hiến dâng cho việc phụng sự chúng sinh. Vì vậy, chúng ta bắt chước các vị qua thiền quán, cầu nguyện, hay một phương pháp nào khác, là chỉ để phụng sự người khác cùng với lòng vị tha như vậy. Phụng sự chúng sinh một cách vô vị kỷ chính là ý nghĩa chân thật của bồ-đề-tâm và đó là lý do bồ-đề-tâm không chỉ là điều kiện tiên quyết mà còn là kết quả quan trọng nhất của việc tu tập Mật giáo.
  4. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    7. Giải Trừ Những Giới Hạn Tự Tạo
    Gánh Nặng Tà Kiến
    Chúng ta đã thấy hai điều kiện quan trọng cho tu tập Mật giáo là tâm xả ly và bồ-đề tâm giúp việc tạo không gian cho chúng ta khám phá chân tính của mình. Tâm xả ly nới lỏng sự bám giữ vào lạc thú và sự lệ-thuộc bên ngòai để tìm thỏa mãn, còn bồ-đê tâm thì đối trị thái độ vị kỷ chỉ nhắm vào lợi ích của riêng mình, không biết tới lợi ích của người khác. Bây giờ chúng ta sẽ xét điều-kiện căn bản thứ ba, gây dựng chánh kiến.
    Ở đây, chánh kiến có nghĩa là trí huệ hiểu rõ cách hiện hữu của mình và vạn vật. Trí huệ này là pháp đối trị trực tiếp cho mọi ý niệm sai lầm về ý nghĩa của con người và thế gian. Khi mang gánh nặng những tà kiến này, chúng ta bị kẹt trong thế giới của những hình phóng chiếu từ chính mình, phải lang thang trong luân hồi đau khổ do chính mình tạo ra. Nhưng nếu biết nhổ rễ và loại bỏ tà kiến, chúng ta sẽ tìm thấy sự tự-do, không gian và hạnh phúc tự nhiên mà hiện tại không thể có được.
    Hiểu đúng sự thật không phải là chuyện huyền bí. Ðây không phải là chuyện cầu nguyện để được ban cho chân lý từ trên cao thay cho tà kiến ở hạ giới. Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng những thành phố ô nhiễm ở Tây Phương chỉ có toàn tà kiến, còn chánh kiến thì chỉ xuất hiện ở Himalaya trong lành. Sự thật là chánh kiến có ở mọi nơi, mọi thời. Khuôn mặt đẹp của chân lý hiện hữu ở bên trong tất cả mọi hiện tượng, ngay tại đây và ngay bây giờ. Ðây chỉ là vấn đề gỡ bỏ những lớp phóng ảnh của chính mình vốn che phủ khuôn mặt thật của thực tại. Tà kiến là của chúng ta và công việc giải trừ tà kiến cũng là của chúng ta. Khi nào bám giữ vào ý kiến cho rằng mình hiện hữu theo một cách đặc thù nào đó, khi đó chúng ta đang có ảo tưởng. Mỗi lần ngắm mình trong gương, chúng ta lại có một định kiến như vậy. Thí-dụ, có thể chúng ta nghĩ: "Hôm nay mình trông ra sao? Mình không muốn người khác nhìn thấy mình như thế này!" Sự thật là chúng ta luôn luôn thay đổi. Chúng ta biến đổi từng lúc một, nhưng vẫn có cảm tưởng là mình không đổi khác gì cả.
    Quan niệm của chúng ta về thế giới bên ngoài cũng sai lầm. Các giác quan của chúng ta có thói quen cảm nhận sự vật một cách nhị nguyên, nghĩa là mỗi đối tượng cảm giác xuất hiện với chúng ta có vẻ tự hiện hữu như một cái gì cụ thể và riêng biệt. Chúng ta nghĩ rằng vì mình trông, nghe, ngửi, nếm và rờ thấy những đối tượng đó nên chúng phải có thật, phải có sự hiện hữu cụ thể riêng của chúng ở đó như mình cảm nhận. Nhưng ý niêm kiên cố về cách hiện hữu của các đối tượng này cũng là ảo tưởng và không liên quan gì tới sự thật của chúng cả.
    Ðể đoạn lìa những tà kiến đã ăn sâu này và khám phá cách hiện hữu thực sự của vạn-vật, chúng ta phải có thời gian để luyện tập và tìm hiểu với một tâm thức sáng suốt. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu tiến trình này ngay bây giờ chỉ bằng cách nghi ngờ những gì xuất hiện trong tâm thức của mình. Thí dụ, ngay khi nhận thấy mình đang có định kiến về bản thân như :"Mình là người thế này", "Mình nên là người như thế kia", chúng ta nên nhớ lại rằng những ý tưởng như vậy chỉ là ảo tưởng, một phóng ảnh phù du của tâm. Chúng ta không nên thụ động chấp nhận rằng những hiện tượng bên ngoài hiện hữu một cách cụ thể và riêng biệt như mình cảm nhận chúng. Chúng ta nên nghi ngờ những cảm giác và những ý niệm của mình giống như người mua xe cũ không tin ngay những gì người bán nói về chiếc xe.
    Những Giấc Mộng Và Tính Không
    Ðể hiểu lý do mình bị những phóng ảnh của tâm lừa dối và cách thoát ly khỏi ảnh hưởnhg của chúng, chúng ta có thể xét thí dụ về những giấc mộng. Khi chúng ta thức dậy vào **** sáng, tất cả những người mà mình mơ thấy đêm qua đã đi đâu? Họ từ đâu tới trong giấc mơ? Họ có thật hay không? Tất nhiên là không. Những người mộng này và những hoạt động trong mộng của họ đều phát sinh từ tâm ngủ mơ của chúng ta; họ chỉ là những hình ảnh đối với riêng tâm đó. Họ chỉ có thật khi chúng ta còn ở trong trạng thái mộng, còn đối với tâm lúc thức vào sáng hôm sau thì họ chỉ là một ký ức mơ hồ. Khi chúng ta đang ngủ thì họ có vẻ thật, có sự hiện hữu cụ thể phân biệt với chúng ta. Nhưng khi thức dậy, chúng ta hiều ra rằng họ chỉ là những hình ảnh mà tâm ngủ mơ của mình phóng chiếu. Dù có vẻ thật bao nhiêu, những người trong mộng này không có một chút sự hiện hữu khách quan nào, họ chỉ là ảo ảnh trong kinh nghiệm mộng của chúng ta.
    Cũng giống như vậy, tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm trong lúc thức, kể cả ý niệm "ta" rất mạnh, đều không có sự hiện hữu thực sự. Dù có một sự hiện diện cụ thể nào đó đối với chúng ta, những hiện tượng này không có sự tự hiện hữu nào cả. Chỉ khi nào tâm quy ước thông thưòng của chúng ta hoạt động, hay ở trạng thái mở, thì những hiện tượng tương đối này mới hiện hữu đối với chúng ta. Nếu tâm thông thường ở trạng thái đóng, thì những hiện tượng thông thường này sẽ ngừng xuất hiện với tậm chúng ta.
    Vậy, người và vật trong thế giới cảm giác của chúng ta không hiện hữu một cách cụ thể, khách quan như mọi người vẫn tưởng. Những hình dạng này chỉ là sự biểu lộ của chính tâm thức thông thường của chúng ta và chỉ được nhận ra hay gọi tên nơi tâm thông thường. Nhưng vấn đề căn bản của chúng ta không phải là vạn vật có vẻ hiện hữu một cách độc lập, mà là chúng ta chấp nhận những hình tướng đó cứ như là chúng hiện hữu thực sự.
    Từ vô thủy chúng ta đã quen tin vào, hay chấp giữ, những sắc tướng quy ước, coi chúng là có thật và là sự thật tuyệt đối, vì vậy tà kiến này rất khó bị loại bỏ. Nhưng chúng ta có thể bắt tay vào việc nhổ rễ thói quen sai lầm này bằng cách nhận ra rằng ý niệm của mình về thực tại là không đúng sự thật, rằng niềm tin trực quan của mình về sự hiện hữu độc lập của vạn vật là không có giá trị vì không đúng với cách hiện hữu thực sự của chúng. Hiểu biết đúng như vậy là chúng ta có thể bắt đầu thức tỉnh.
    Ngã Chấp Và Sự Bất An
    Không những vạn vật bên ngoài chúng ta không có sự thật cụ thể, khách quan mà ngay cả ý thức về tự ngã nội tại của chúng ta cũng vậy. Do bản năng chúng ta cảm thấy mình hiện hữu như một cài gì rất thật, rất rõ rệt và cụ thể. Chúng ta không nghi ngờ gì về cái ta thật này và không bao giờ nghĩ rằng đây cũng chỉ là một ảo tưởng. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu cái ta được coi là chắc thật này chúng ta sẽ không tìm thấy nó ở đâu cả. Ðầu, mình, chân và tay của chúng ta đều không phải là "ta". Tâm của chúng ta cũng vậy, không có một ý nghĩ hay cảm giác liên tiếp nhau biến hiện nào là cái ta thực. Và tất nhiên chúng ta càng không thể tìm thấy cái ta kiên cố này ở một nơi nào ngoài thân tâm của mình. Vậy mà chúng ta vẫn bám chặt vào nó ở tận đáy tâm hồn cứ như nó là một cái gì có thật nhất. Niềm tin cố hữu vào một cái không có thật này là nguồn gốc của mọi vấn-đề của chúng ta, và được gọi là "ngã chấp". Ðây là một tà kiến thuộc loại bản năng đã gắn liền với chúng ta ngay từ khi mới ra đời. Sự thật là chính ngã chấp đã thúc đẩy chúng ta tái sinh trong luân hồi từ lúc đầu.
    Ngã chấp bám vào tà kiến của nó như thế nào? Chúng ta có thể biết tổng quát về điều này bằng cách theo dõi những ý nghĩ của mình trong mọi khoảnh khắc. Những ý nghĩ đó có thể là: "Tâm của mình diễn dịch như thế nào về thực tại? Ai là người tin rằng mình hiện hữu?" Nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy mình luôn luôn có sẵn một định kiến vững chắc về tự ngã, thí dụ "Mình đích thực là như thế này" và chúng ta cũng hiểu ra rằng ý tưởng này không đúng sự thật.
    Ý niệm tự ngã của chúng ta phát sinh ý nghĩa: "Rõ ràng là mình hiện hữu ở một nơi chỗ, mình có thật." Không bao giờ chúng ta nghĩ rằng con người mình chỉ là kết quả của việc đặt tên cho một nhóm những thành phần tâm lý và vật lý luôn luôn biến đổi. Óc ngã chấp của chúng ta có khuynh hướng thiết lập và duy trì một cái ta vững chắc và an toàn, vì vậy nó sẽ không bao giờ chấp nhận cái ta hay tự ngã chỉ là một sự quy kết, một danh từ dùng để chỉ định, mà nó sẽ nghĩ: "Mình hiện hữu một cách độc lập ngay từ lúc đầu. Mình không phải là một cái gì do mê tín tạo ra." Nhưng như vậy là hoàn toàn sai lầm và đây chính là tà kiến nằm ở gốc rễ của mọi vấn đề khó khăn của chúng ta.
    Chúng ta đã quá quen thuộc với vẻ bề ngoài cụ thể của vạn vật, kể cả bản thân, nên không dễ gì thay đổi để chấp nhận một ý niệm rộng và thoáng hơn. Trong vấn đề này, tự ngã, hay tạm đảo điên, bám vào ý thức về cái ta kiên cố để có chỗ tựa, vì vậy tự ngã này rất mạnh và sẽ chiến đấu chống lại bất cứ ý tưỡng nào đe dọa sự an toàn của mình. Nó sẽ không thích ý kiến cho rằng cái ta, giống như mọi vật khác, chỉ là một cái gì được chỉ định bởi lý trí thông thường. Vì vậy chúng ta nên biết trước là sẽ có nhiều đối kháng khi mình quán niệm về tính vô ngã của bản thân cũng như của vạn vật. Ðiều này là tự nhiên, vì ý niệm bản ngã đã ăn sâu của chúng ta sẽ tranh đấu chống lại sự hủy diệt của nó.
    Nhận Diện Kẻ Ðịch Nội Tại
    Chừng nào tính ngã chấp còn tiếp tục phóng chiếu quan kiến giới hạn và kiên cố về thực tại của nó, tâm chúng ta sẽ còn thiếu không gian để kinh nghiệm quan kiến rộng rãi về toàn thể mà thâm tâm mọi người đều mong ước. Vì vậy, để vượt qua mọi ý niệm và những kết luận sai lầm, trước hết, chúng ta cần phải loại bỏ mọi tà kiến về bản thân. Chúng ta cần phải thấy rõ cách mình đang tạo ý niệm về chính mình, cách mình bám vào ý thức sai lầm về tự ngã, vì không có cách nào khác để gây dựng chánh kiến trừ việc hiểu rõ về tà kiến chủ hữu của mình.
    Các hành giả bậc thầy của quá khứ đã nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc nhận diện thật chính xác những ý niệm sai lầm của tâm. Chúng ta không thể dùng phương pháp thiền quán minh sát để loại bỏ một tà kiến tế vi hay chỉ sai lầm ở lý thuyết về tự ngã, mà phải nhận diện tận gốc rễ những vấn-đề khó khăn của mình bằng cách nhìn sâu vào tâm thức để tìm những tà kiến tiêu biểu của nó. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tấn công vào nguyên nhân căn bản của mọi vấn đề này. Nếu không như vậy thì cũng giống như chúng ta không biết quân địch đang tiến tới từ hướng nào.
    Cần phải nói rõ hơn về điểm này: Một trong những nguyên nhân chính làm cho chúng ta tiếp tục chịu đau khổ của luân hồi, liên tục di chuyển từ tình trạng bất mãn này sang tình trạng bất mãn khác, là sự không biết những vấn đề của mình phát sinh từ đâu. Ngay cả khi loại bỏ được ý kiến sai lầm cho rằng những khó khăn của mình có nguyên nhân bên ngoài, chúng ta vẫn thường không nhận diện đúng kẻ địch bên trong. Thí dụ, chúng ta có thể kết luận sai lầm rằng nguồn gốc bất mãn của mình là một quan niệm hay ý kiến trí thức đặc biệt nào đó mà mình vẫn chấp thủ và rằng tất cả những gì cần phải làm để điều chỉnh tình trạng là chấp nhận một triết lý cao hơn. Nhưng lối tiếp cận phiến diện như vậy không thể nào chạm được vào gốc rể của vấn-đề.
    Vấn đề căn bản của chúng ta không phải là một vấn đề thuộc loại trí thức. Có thể chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích mình là ai và mình là gì và rồi sau đó thay đổi ý kiến, chấp nhận một quan niệm ngược lại. Một sự thay đổi như vậy có thể làm thỏa mãn về mặt trí thức nhưng không giải quyết vấn đề tự ngã, một vấn đề căn bản và có cơ cấu phức tạp. Sự thật là dù có thể sung sướng với mức hiểu biết trí thức mới đạt được của mình, chúng ta cũng chưa làm được gì khác hơn thay thế những điều dị đoan này bằng những điều dị đoan khác. Thay vì làm suy yếu tính ngã chấp, chúng ta chỉ đưa cho nó một cái gì khác để nương tựa.
  5. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Thoát Khỏi Tà Kiến
    Cần phải hiểu là chúng ta không thể buông bỏ định kiến cố hữu về tự ngã ngay được. Phải có nhiều thời gian để vượt qua hình ảnh cái ta kiên cố này. Nhưng ngay bây giờ chúng ta có thể cùng phá những lớp tà kiến thô kệch bằng cách buông lỏng sự bám giữ vào những ý kiến của mình về thực tại. Lúc đó, dù sắc tướng kiên cố của vạn vật vẫn có mặt nhưng chúng không thể đánh lừa chúng ta một cách dễ dàng.
    Kinh sách Phật giáo trình bày điểm này với hình ảnh nhà huyền thuật và các khán giả. Bằng thuật thôi miên vào mấy miếng gỗ hay cục đá, một nhà huyền thuật có thể làm cho người ta nhìn thấy ngựa thay vì gỗ hay đá, thí dụ như vậy. Ðể thấy rằng ảnh hưởng của pháp thuật không những nhìn thấy những con vật giả ảo này mà còn tin là chúng có thật nữa. Họ bị quyền năng của nhà huyền thuật dẫn dụ để tin vào ảo ảnh của người đó. Do lực pháp thuật, nhà huyền thuật cũng nhìn thấy ngựa nhưng tất nhiên không tin là chúng có thật và biết rõ chúng là gỉa ảo, vì chính mình đã tạo dựng chúng lên bằng pháp thuật. Vậy trong khi các khán giả sững sở vì trò huyền thuật thì huyền thuật gia vẫn tỉnh táo.
    Thông thường chúng ta cũng giống như số khán giả đó. Chúng ta tin bất cứ cái gì mà mọi ý niệm nhị nguyên của mình dựng lên. Nếu một vật gì có vẻ hấp dẫn, chúng ta sẽ bị vẻ bề ngoài của nó đánh lừa ngay và sẽ theo đuỗi nó. Nếu hình tướng của nó thay đổi không còn hấp dẫn nữa thì chúng ta lại tức khắc tránh xa nó mà không suy nghĩ rằng những hình dạng biến đổi đó chỉ là một phản ảnh từ tâm của mình và không liên quan gì nhiều tới chính đối tượng. Kết quả là chúng ta liên tục bị dẫn từ trạng thái hiện hữu không thỏa mãn này tới trạng thái hiện hữu đáng bất mãn khác, luôn luôn tìm sự hỗ trợ cho cái ta giả ảo bằng cách theo đuổi hoặc trốn tránh những đối tượng cũng giả ảo. Như vậy cuộc đời của chúng ta trở thành một vở kịch phi lý đầy những cảm xúc trái ngược, phiền não và bất mãn.
    Nhưng chúng ta có khả năng buông bỏ những tà kiến này. Giống như nhà huyền thuật, chúng ta không việc gì phải bị dẫn dụ bởi những hình tướng cụ thể khi chúng xuất hiện. Rốt cuộc, khi tâm không còn một ý niệm méo mó nào cả thì chính những hình tướng nhị nguyên này cũng thôi xuất hiện. Nhưng chúng ta không cần phải đợi tới lúc đó mới thoát khỏi những cảm xúc trái ngược của mình, vì ngay khi bắt đầu buông lỏng những ý niện cố hữu của mình chúng ta sẽ kinh nghiệm hương vị của sự tự do này.
    Gây Dựng Trung Ðạo
    Sau khi xét về vô ngã và tính giả ảo của vạn vật như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng bản thân chúng ta, mọi người khác, thế giới và giác ngộ đều hoàn toàn không có thật. Tuy nhiên kết luận này có tính cách hư vô và quá cực đoan, vì vạn vật có sự hiện hữu thực sự. Chúng ta chỉ sai lầm ở chỗ cho rằng vạn vật có sự hiện hữu cụ thể và độc lập vì chúng có vẻ bề ngoài như vậy.
    Thí dụ về cầu vồng. Cầu vồng có thật hay không? Tất nhiên cấu vồng có thật, nhưng nó là cái gì? Cầu vồng phát sinh từ sự tương tác của những hạt nước nhỏ trên bầu trời, ánh sáng mặt trời và điểm quan sát của chúng ta. Vậy cầu vồng là một hiện tượng liên thuộc có nhiều nguyên nhân và điều kiện. Khi ngắm cầu vồng chúng ta có thể xúc động vì vẻ đẹp của nó tới mức cố đưa tay ra nắm lấy nó. Nhưng khi chúng ta tiến tới thì hình như cầu vồng lại lùi lại. Dù chạy nhanh bao nhiêu và xa bao nhiêu chúng ta cũng không thể nào bắt kịp nó. Tính chất của cầu vồng là không thể nào nắm được và chúng ta phải nhận hiện tượng đẹp này là một hình tướng mà mình không thể nắm giữ hay sở hữu được.
    Cũng vậy, tất cả các hiện tượng chỉ là những hình dạng xuất hiện từ sự tương tác của các nguyên nhân và điều kiện khác nhau, hay nhân duyên. Chúng thành hình, tồn tại và tiêu diệt với sự biến đổi liên tục. Bản thân chúng ta cũng vậy. Dù ý thức ngã chấp cố hữu có thể tin chắc vào tự ngã, nhưng không có một cái ta cụ thể nào ở bên trong hoặc bên ngoài các thành phần tâm lý và vật lý của chúng ta cả. Bản thân chúng ta và tất cả các hiện tượng khác không có một chút sự hiện hữu độc lập nào cả và chính tính không này là tính chất thật của vạn vật.
    Ðức Phật giảng những giáo lý sâu xa nhất của Ngài về tính không trong bộ kinh "Bát Nhã", và vị luận sư người Ấn Ðộ thuyết minh và khai triển những giáo lý này là Nagarjuna (Long Thọ) vừa là một triết gia uyên thâm vừa là một đại thành tựu giả Mật Giáo.
    Hệ thống triết học phân tích của Nagarjuna được gọi là Trung Ðạo, hay Madyamika, vì không có những quan niệm cực đoan tự hiện hữu hay không hiện hữu, thường tồn hay hư vô, thái quá hay bất cập. Theo Long Thọ, mọi ý niệm thông thường của chúng ta về vạn vật đều sai lầm,. Vì chúng ta quen áp đặt lên những đối tượng kinh nghiệm của mình những tính chất cụ thể, độc lập, và tự hiện hữu mà thực ra chúng không có. Nói cách khác, quan niệm sai lầm thông thường của chúng ta về thức tại, cả ý thức tự ngã lẫn vẻ bề ngoài của các hiện tượng như hình ảnh, âm thanh, v.v. đều mê muội và nhị nguyên.
    Như đã nói ở trên, chúng ta liên tục phóng chiếu những hình ảnh giả tạo lên những gì mình gặp, để rồi lại tin rằng những hình ảnh giả tạo đó chính là những đối tượng. Khi đã biết một chút về tính giả ảo của những ý niệm nhị nguyên của mình về thực tại, có thể chúng ta sẽ phản ứng quá mạnh, chối bỏ sự hiện hữu của tất cả mọi vật. Ðây là thuyết hư vô cực đoan, vừa sai lầm mà cũng vừa nguy hiểm. Chúng ta cần phải hiểu là vạn vật hiện hữu thực sự, nhưng không hiện hữu một cách cụ thể và độc lập như mình vẫn tưởng. Ðể gây dựng ý niệm chân xác về tính không chúng ta phải bác bỏ tất cả những ý tưởng về sự tự hiện hữu độc lập mà không từ chối sự hiện hữu tương thuộc có giá trị của vạn vật, tức lý nhân duyên sinh.
    Khi cố gắng dùng lý trí để chứng minh cho chính mình tính không của một vật nào đó, rằng nó không có sự tự hiện hữu cụ thể, có khi chúng ta cảm thấy mình đi quá xa. Chúng ta tìm nhiều lý do để kết luận nó là không và phần nào cảm thấy không thỏa mãn. Ðó là vì việc ứng dụng luận lý quá lạm dụng thường gây hại hơn là có lợi cho sự hiểu biết của chúng ta. Không nên lạm dụng khả năng luận lý của mình trong việc tìm hiểu mà chỉ nên quan sát cách vận hành của đối tượng được nghiên cứu nó họat động ra sao, nó từ đâu tới và nhiều điều khác. Thí dụ, khi tìm hiểu về một vật để biết nó có sự hiện hữu như vẻ bề ngoài hay không, chúng ta có thể có những nhận xét như sau: "Vật này được ráp bởi những công nhân ở một xưởng sản xuất, sau đó nó được đưa ra thị trường để bán; mình trông thấy và mua về; bây giờ mình đang dùng nó"; như vậy, tính chất không tự hiện hữu của vật đó trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta thấy nó như một vật phát sinh từ các nguyên nhân, tùy thuộc vào nhiều vật để có sự hiện hữu, hoạt động như thế này hay như thế kia; sự hiểu biết này sẽ làm cho chúng ta bớt có cảm tưởng vật đó có sự hiện hữu độc lập và vững chắc, một vật kiên cố tự hiện hữu một cách đầy đủ. Cách tìm hiểu tính tương thuộc và không hiện hữu, hay tính không, là một phương pháp trực tiếp và thỏa đáng. Một khi đã quen thuộc với cách tiếp cận này chúng ta sẽ hiểu tại sao nhiều vị thầy ngày xưa đã dạy rằng tính tương thuộc hay sự phát sinh từ nhân duyên, là vua của luận lý và là cách tốt nhất để hiểu tính chất thật của vạn vật.
    Theo quan điểm của luận sư Long Thọ, thuyết tính không của vạn vật không có ngoại lệ. Tâm không phải là một ngoại lệ và cả đức Phật cũng không phải là một ngoại lệ. Chúng ta không thể nói rằng một vật vô giá trị nào đó, thí dụ một cái thùng rác, là không và không tự hữu hay không có tự tính, còn một vật rất đáng tôn kính, như đức Phật Thích Ca thì tuyệt đối và có sự tự hiện hữu thực sự. Không thể có chuyện đó, vì theo quan điểm tính không và bất nhị của vạn vật thì chân tính của đức Phật và thực tại tuyệt đối của thùng rác là một.
    Chúng ta có thể rút ra một kết luận là không nên vội chấp nhận những hình tướng nhị nguyên của mình, như sự phân biệt vật này vật kia, tốt và xấu, v.v.. là sự thật tuyệt đối, nhưng cũng không hoàn toàn chối bỏ chúng, mà nên giữ một chút buông lơi, một chút nghi ngờ. Cần phải biết rõ điều này, chúng ta sẽ không để cho chúng dụ dỗ mình một cách dễ dàng. Và nếu biết tự luyện tập để quán tưởng sự trong sáng nguyên thủy của tâm thì chúng ta có thể đạt kinh nghiệm bất nhị trong đó mọi phiền não và vô minh đều không còn.
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    tui copy bên văn hoá phương đông, do anh Phổ Quang gởi, còn mấy chương để hôm sau gởi tiếp.
  7. kundalini

    kundalini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Wow, một trong rất ít lần bài của Dungwind dài quá 3 dòng!!
    Chúc mừng bạn
  8. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    8. Sự Trong Sáng Nguyên Thủy Của Tâm Thức
    Tạo Không Gian Qua "Không Thấy"
    Như đã trình bày, xả ly, bồ đề tâm, và chánh kiến về tính không là ba điều kiện tiên quyết để thực hành tu tập Mật giáo. Nhưng như vậy không có nghỉa là chúng ta phải hiểu thấu đáo ba điều này trước khi có thể đi theo con đường Mật Giáo, mà chỉ cần hiểu tổng quát là có thể bắt đầu thực hành tu tập.
    Một thí dụ về việc tìm hiểu tính không. Sự hiểu biết hoàn hảo về tính chất tuyệt đối của vạn vật là một thành tựu sâu xa, vì vậy nếu phải đợi tới lúc đạt thành tựu này mới có thể thực hành tu tập thì bao giờ chúng ta mới bắt đầu? Có lẽ không bao giờ! May mắn thay là chúng ta không cần phải đợi lâu. Ðể tu tập các pháp chuyển hóa của Mật giáo, chúng ta chỉ cần buông lỏng phần nào ý thức tự ngã chứ không cần phải hiểu trọn vẹn tính vô ngã của mình. Ðiều cần thiết là dành cho mình khoảng không gian trong vai trò một cá nhân phân cách với mọi vật khác mà chúng ta vẫn chấp nhận theo sự thôi thúc của bản năng.
    Các Lama Tây Tạng thường nói: "Không thấy là cái thấy hoàn hảo." Câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực ra mang ý nghĩa sâu xa, vì nó mô tả kinh nghiệm của một hành giả trình độ cao về thực tại phổ quát, rộng lớn, kinh nghiệm siêu việt nhị nguyên.
    Trong kinh nghiệm sống thông thường, chúng ta bị tràn ngập bởi vô số nhận thức và ý niệm nhị nguyên. Mỗi ngày chúng ta theo đuổi những đối tượng hấp dẫn và tránh những gì mình không ưa. Do chỉ có những ý niệm chật hẹp về mình nên chúng ta dùng thời giờ để chạy theo hoặc trốn tránh sự vật như vậy. Như đã nói, thói quen nhìn sự vật một cách nhị nguyên mà tin vào trí phân biệt nhị nguyên của mình chỉ dẫn tới phiền não và bất mãn liên tiếp. Nhưng chúng ta vẫn có thể gây dựng một quan kiến hoàn toàn khác về thực tại. Khi đã chán cuộc chạy đua bất tận trong luân hồi, chúng ta có thể tu tập để mở trí huệ và phát triển nhận thức trực tiếp về tính chất thật của vạn vật.
    Việc tu tập này được tiến hành trong nhiều giai đoạn khác nhau, một số giai đoạn có tính cách lý thuyết và phân tích cao, một số khác thì trực tiếp hơn và có tính cách thực nghiệm. Rốt cuộc, khi đã quen trụ trong kinh nghiệm cõi không, những hình tướng cụ thể, thông thường, vốn chiếm ngự tâm chúng ta sẽ tan biến giống như mây mùa hè tan vào bầu trời xanh trong và những ý niệm nhị nguyên của chúng ta không còn, để chỉ còn lại khoãng không trong sáng bất nhị. Trong cõi không vô phân biệt này, tâm cảm thấy an tịnh và tự tại, thóat khỏi mọi giới hạn. Không còn bận tâm với cái thấy thông thường hay tin rằng sắc tướng là sự thật tối hậu, chúng ta bước vào "cái thấy hoàn hảo" của kinh nghiệm bất nhị.
    Kinh nghiệm bất nhị không phải là trạng thái vô tâm giống như ngủ, mà trong những lúc như vậy tâm tỉnh thức và cảnh giác, không chối bỏ hay khẳng định gì cả, nhưng chấp nhận tất cả. Không còn cảm thấy bị kẹt và bị hạn chế, bị bắt buộc chơi những trò chơi tự ngã vô mục đích nhàm chán, chúng ta bắt đấu nếm hương vị giải thoát thực sự của tâm thức không vướng bận. Sự giải thoát này là khả hữu, vì tâm nhị nguyện, vọng tưởng, lệ thuộc quy ước và nông cạn không phải là tính chất nguyên thủy của con người. Chân tính của chúng ta trong sáng như pha lê, do đó thái độ tự hạ hay tủi thân là sai lầm. Thái độ này sẽ tan biến cùng với mọi giới hạn có tính cách giam hãm tâm.
    Nếu có thể nhập vào và trụ trong trạng thái trong sáng của tâm thức chúng ta sẽ có thời gian và không gian để nhìn sự vật một cách chân xác. Chúng ta còn có thể làm công việc trong đời sống hàng ngày một cách khéo léo hơn và đấy là điều mà nhiều người thắc mắc, họ cho rằng khi tâm trở lại tính chất căn bản của mình, trạng thái không phức tạp này. Người ta không thể di chuyển, không thể tiếp tục nghề nghiệp của mình, không thể nấu ăn hay làm một việc gì khác. Nhưng sự thật là trong trạng thái tâm thức trong sáng bạn sẽ được tự do để dành hết sự chú ý của mình vào việc mình đang làm và do đó tất nhiên sẽ làm tốt việc đó. Những vấn đề phức tạp chỉ phát sinh khi bạn không sống trong trạng thái tự nhiên của tâm thức. Lúc đó dù đang làm việc gì tâm của bạn cũng qui hướng về một điểm. Thí dụ, bạn đang quét nhà nhưng tâm của bạn lại nghĩ về chuyện đi ra phố ăn kem. Ðó là lúc bạn chỉ có thể gặp khó khăn.
    Trong Sáng Và Bất Nhị
    Bằng việc đưa dòng tâm thức của mình vào thiền định chúng ta tự nhiên được dẫn tới kinh nghiệm cõi không bất nhị. Khi theo dõi những ý nghĩa của mình ta sẽ thấy chúng tự xuất hiện, rồi lại tự biến đi. Chúng ta không cần phải đuổi ý nghĩ ra khỏi tâm thức, vì như mỗi ý nghĩ phát khởi từ sự trong sáng của tâm, nó cũng tự nhiên tan biến trở vào tính trong sáng này. Khi mọi ý nghĩ đã tan biến hết, chúng ta nên giữ cho tâm tập trung vào sự trong sáng mới xuất hiện này càng ít xao lãng càng tốt.
    Chúng ta nên tập cho mình không theo đuổi một ý nghĩ nào trong những ý nghĩ liên tiếp xuất hiện trong tâm thức. Tâm thức của chúng ta giống như một đại dương có nhiều chỗ cho những ý nghĩa và những cảm xúc bơi lội, nhưng không nên để cho tâm xao lãng với một ý nghĩ này tốt hay xấu, đẹp hay khó ưa, chúng ta nên giữ không xao lãng và tập trung vào sự trong sáng căn bản của tâm. Ngay cả khi một linh ảnh tuyệt vời mà mình đã trông đợi từ lâu xuất hiện chúng ta cũng không chú ý tới nó. Tất nhiên chúng ta nên có ý thức về những gì đang diễn ra, vì mục đích không phải là sự hôn trầm không nhận thấy gì cả. Nhận biết những ý nghĩ xuất hiện nhưng không bị lôi cuốn bởi một ý nghĩa nào, chúng ta nên giữ ý thức, hay chánh niệm, về sự trong sáng nền tảng mà từ đó những ý nhĩa này phát khởi.
    Tại sao cần phải thiền quán về sự trong sáng của tâm thức như vậy? Vì nguồn gốc của sung sướng và đau khổ, của niết bàn cũng như luân hồi, chính là tâm. Bên trong tâm là tà kiến cố hữu, tín ngã chấp sai lầm và không vững chắc bám vào cái ta cụ thể mà giả ảo và coi nó là một chân lý. Ðể phá ảo tưởng này chúng ta phải trông thấy tính chất giả ảo của sự vật và nhận ra rằng mọi hiện tượng chỉ là những hình ảnh phù du xuất hiện trong khoảng không trong sáng của tâm thức. Vậy càng thiền quán về sự trong sáng của tâm thức chúng ta càng bớt coi các hình tướng là cụ thể và có thật, do đó càng bớt đau khổ.
    Biết được sự sinh diệt của những ý nghĩ, chúng ta sẽ tiến gần hơn tới quan kiến chân xác về tính không. Những hình tướng có vẻ cụ thể sẽ vẫn phát sinh, tồn tại một lúc rồi tan biến trở vào sự trong sáng của tâm thức. Khi mỗi ý nghĩa biến đi như vậy, chúng ta phải thật cảm thấy sự tan biến này còn thật rõ hơn sự xuất hiện cụ thể lúc đầu của ý nghĩ đó. Càng luyện tập loại "không thấy" này, chúng ta càng quen thuộc với cõi trong sáng của tâm thức. Lúc đó dù có sự phát khởi của nhiều ý nghĩ và mọi cảm xúc rất tai hại như sân hận và ganh tị chúng ta cũng vẫn giữ được sự tiếp xúc thanh tịnh căn bản của tâm thức. Sự thanh tịnh này luôn luôn có trong chúng ta và bất cứ ảo tưởng nào xuất hiện cũng chỉ là những hiện tượng phiến diện trong lâu bền, sẽ biến đi để chỉ còn lại tính trong sáng trong tâm thức.
    Khi quán niệm về tâm thức của mình với ý thức trọn vẹn, không chú ý tới bất cứ ý nghĩ tốt hay xấu nào, bạn sẽ tự nhiên được dẫn tới kinh nghiệm bất nhị. Tại sao lại có việc này? Chúng ta hãy xét như sau: tâm thức giống như bầu trời trong xanh, còn mọi ý niệm giả tạo, không tự nhiên của tính chấp ngã giống như khói và những chất ô nhiễm khác mà chúng ta thải vào bầu khí quyển. Chúng ta nói rằng khí quyển bị ô nhiễm nhưng thật ra bầu trời không bao giờ dơ bẩn, bầu trời vẫn trong sạch dù có bao nhiêu chất ô nhiễm đã được đưa vào khí quyển, bằng chứng là khi điều kiện thay đổi, chúng ta lại thấy bầu trời trong sáng. Cũng vậy, dù những ý niệm vị kỷ có tạo ra bao nhiêu vấn đề cũng không bao giờ có ảnh hưởng tới tính chất trong sáng và thanh tịnh của tâm thức. Theo quan điểm tương đối, tâm thức của chúng ta vẫn luôn trong sạch vì tính chất ô trược của vô minh.
    Theo quan điểm tuyệt đối cũng vậy, tâm thức của chúng ta luôn luôn trong sạch. Tính bất nhị của tâm không bao giờ hư hại vì những ý niệm nhị nguyên phát khởi bên trong nó. Như vậy tâm thức đã, đang và sẽ còn trong sạch.
    Có thể bạn sẽ hỏi là tính chất của tạm khi có những cảm xúc độc hại như sân hận và ganh tị có trong sáng không. Có mọi trạng thái tâm đều có tính chất trong sáng, vô vật chất này. Dù tốt hay xấu, đúng hay sai, mọi trạng thái tâm đều phản chiếu rõ ràng đối tượng của riêng nó. Giống như một tấm gương thì phải trong sáng để phản chiếu hình người soi gương, dù người đó xấu hay đẹp, tâm cũng trong sáng như vậy. Nếu một trạng thái tâm nào đó không trong sáng thì nó sẽ không phản chiếu một cái gì cả, dù tốt hay xấu.
    Chúng ta có thể so sánh những trạng thái tâm tích cực với nước yên tĩnh và những trạng thái tâm tiêu cực với nước sôi động. Tâm cũng vậy, dù an tĩnh hay sôi động vì quan kiến nhị nguyên phức tạp, tính chất căn bản của tâm vẫn là trong sáng và có ý thức.
    Vậy, chúng ta đều có khả năng đi từ trạng thái phiền não của tính tự ngã đấu tranh tới trạng thái trong sạch của tâm thức thanh tịnh. Không bao giờ nên nghĩ rằng tâm của mình bị ô nhiễm tới mức không thể sửa đổi được, vì không thể có chuyện đó. Nếu biết luyện tập để nhận ra và trụ trong trạng thái thanh tịnh, tự nhiên của tâm thức thì rốt cuộc chúng ta sẽ đạt kinh nghiệm về sự tự tại của trí huệ bất nhị.
  9. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Những Biểu Lộ Của Tâm Thức
    Theo quan điểm Phật giáo, tất cả những hoàn cảnh sống là sự biểu lộ tâm thức của mình. Ðây là giáo lý trung ương của Phật giáo. Những tình trạng đau khổ và phiền não phát xuất từ tâm đau khổ và phiền não, mọi kinh nghiệm hạnh phúc, từ một niềm vui thông thường tới sự thực hiện giác ngộ cao nhất, đều có nguồn gốc là tâm của chính mình.
    Chúng ta có thể dễ dàng thấy tâm điều khiển trọn vẹn cuộc đời của mình, đặc biệt là tâm ái dục và chấp thủ. Chúng ta luôn luôn nghĩ tới việc đi chỗ này chỗ nọ, có cái này cái kia và rồi hành động theo những dục vọng đó trong cuộc mưu cầu thỏa mãn.
    Không những tâm xao động của chúng ta liên tục sinh ra những ý tưởng mới mà chúng ta còn có khuynh hướng đi theo những ý tưởng đó tới bất cứ chỗ nào chúng dẫn mình đi tới. Kết quã là chúng ta bị dụ dỗ từ tình trạng này tới tình trạng khác bởi viễn ảnh hạnh phúc, nhưng cuối cùng chúng ta chỉ có mệt mỏi và bất mãn. Giải pháp cho việc này không phải là đè lên ý tưởụng và dục vọng, vì đó là chuyện bất khả, không khác nào đè lên nắp nồi để nước khỏi sôi. Cách tiếp cận tốt nhất là tập quan sát những ý nghĩ của mình mà không theo đuổi chúng, như vậy chúng sẽ mất năng lực cưỡng bách, giống như lấy nồi nước ra khỏi lò lửa. Rốt cuộc chúng ta sẽ đạt được an tịnh và trong sáng.
    Chúng ta thường kiêu hãnh với khả năng suy nghĩ của mình, nhưng sự suy nghĩ đó thường làm cho sự việc trở nên phức tạp. Chúng ta có thể thấy ngay cả mảnh giấy gói miếng sô-cô-la cũng chứa đầy thông tin và quãng cáo. Khả năng tạo một loạt ý tưởng về một vật đơn độc là dấu hiệu của trí thông minh, nhưng rất nhiều việc mà chúng ta làm với trí thông minh này có tính chất không tự nhiên và hoàn toàn không cần thiết.
    Tất nhiên lý trí của chúng ta, tức tâm thô kệch chấp thủ những giá trị thông thường của xã hội, tin rằng những việc mình làm đều quan trọng, nhưng chúng ta không nên mê muội tin rằng tất cả sự suy nghĩ phức tạp này là chân lý. Có thể có nhiều thứ cần thiết cho chúng ta trong đời sống hàng ngày, nhưng chúng ta không cần phải tin vào chúng. Và khi đang có những ý nghĩa phức tạp, chúng ta không nên tin cả chính mình.
    Ðiều này có nghĩa là tất cả những gì mình làm hay nghĩ đều sai lầm hay không? Không, vì vẫn có một sự thật nào đó trong mọi việc. Thí dụ, dù bầu trời căn bản là trong sáng, nhưng vẫn có sự thật nào đó về việc có chất ô nhiễm trong không khí. Tôi chỉ muốn nói là chúng ta không nên tin những ý tưởng của mình về một điều nào đó là tuyệt đối đúng sự thật. Sự ô nhiễm trong không khí có thể có một sự thật nào đó, nhưng nó không cụ thể, tự hữu, hay tuyệt đối có thật. Cũng vậy, những ý nghĩ của chúng ta có thể chứa một lượng sự thật nào đó, nhưng chúng ta không nên tuyệt đối tin vào chúng.
    Vậy, điều quan trọng là chúng ta phải có ý thức trong sáng, tức phải giữ sự tỉnh táo, khi đoạn lìa lối phản ứng với sự vật theo thói quen cũ. Thông thường, khi có chuyện gì xảy ra, phản ứng tức khắc của chúng ta sẽ có tính cách nhị nguyên. Thí dụ, khi có người nào đưa cho người bạn của mình một miéng sô-cô-la, có thể chúng ta sẽ phải ứng với những ý nghĩ như :"Tại sao cô ta đưa miếng sô-co-la cho anh bạn mà không đưa cho mình?" Hay "Anh ta là người may mắn, còn mình thì không? " Tâm chúng ta liên tục phát ra những ý nghĩ nhị nguyên độc hại thuộc đủ loại như vậy và đời sống của chúng ta phản chiếu những phiền não đó. Một hậu quả là mối liên hệ của chúng ta với người và vật sẽ hay thay đổi chứ không bền vững. Chúng ta có thể dễ dàng từ bỏ một người bạn mới quen hay một đồ vật mà mới ngày hôm trước mình cho là rất đẹp. Sự thay đổi liên tục giữa ưa và ghét này là một dấu hiệu nữa cho thấy mọi ý niệm cụ thể thông thường của chúng ta vể thực tại sai lầm và chỉ là những phóng ảnh của tâm phiền não và vô minh.
    Tuy nhiên, trong khi hành thiền cũng như ngoài thời thiền, có nhiều lúc mọi tư tưởng nhị nguyên hỗn loạn không xuất hiện nữa và chúng ta kinh nghiệm trạng thái an tĩnh, trong sáng của ý thức thuần túy hay trí huệ. Sự an tĩnh tâm này là một trạng thái không thể diễn tả được và siêu việt mọi lạc thú phù du mà các giác quan của chúng ta luôn theo đuổi. Nhưng nếu chỉ đạt kinh nghiệm an lạc nội tâm này một vài lần thì không đủ để tiến tới một sự thực hiện lâu bền nào. Chúng ta cần phải tu tập liên tục để có thể đoạn lìa mọi ý nghĩ nhị nguyên độc hại, hay vọng niệm và trụ vững trong cõi trong sáng căn bản của tâm. Nếu thực hành theo một phương pháp tốt như pháp tu tập. Mật giáo thì rốt cuộc ý thức của chúng ta về cõi trong sáng căn bản của tâm sẽ trở nên vững chắc và chúng ta sẽ không còn phải chịu sự khống chế của những tà kiến nhị nguyên nữa.
    Trong Sáng, Tình Yêu và An Lạc
    Sự trong sáng an tĩnh và sâu xa của chân tâm có một tính chất nữa là tình yêu, hay từ bi và sự an lạc này không bị phá rối bởi sân hận. Khi trụ trong trạng thái ý thức sâu xa, hay trạng thái thiền định, tâm không phát ra một ý nghĩ tốt hay xấu nào để gây ra sự xao động. Ðây không phải là chuyện quyết định một cách hữu ý ngừng sân hận để trở nên đạo đức, vì cảm giác yêu thương với hảo ý, hay từ bi, phát sinh một cách tự nhiên và vô công từ đáy tâm hồn.
    Khi cảm giác về sự rộng mở này phát triển và khi chúng ta tiến tới gần hơn quan kiến vô vật chất và vô ngã, ý thức về sự hợp nhất giữa mình và vạn vật sẽ xuất hiện. Thay vì cảm thấy bị vây hãm bởi khung cảnh, cảm giác "ta" chống lại "chúng", chúng ta sẽ cảm thấy dường như có đủ chỗ cho mọi vật ở trên đời này. Bên trong không gian trong sáng của sự bất nhị, mọi vật lướt đi một cách tự tại trong tiến trình liên tục đến và đi, sinh và diệt, biến và hiện. Bên trong cõi thực tại vô ngã này, mọi vật vận hành một cách hoàn hảo mà không cản trở nhau. Không có tranh chấp, hỗn loạn, hay phân cách. Thay vì cảm thấy phân cách với mối trường, với người khác và cả với chính mình, chúng ta chia xẻ với nhau kinh nghiệm về sự hòa hợp của vạn vật.
    Khi hiểu rằng tính chất con người căn bản của mình, tức chân tính là trong sạch, chúng ta có thể đoạn lìa mọi ý niệm thiên lệch, hạn hẹp và tự giam hảm. Trong cõi trong sáng của tâm an tĩnh không có sự phân biệt chân tính của mình và của người. Không có chân tính nào hơn hay kém chân tính nào. Rốt cuộc, không có tốt và xấu, thanh tịnh và bất tịnh. Mục đích của thiền quán, tụng niệm, hay một pháp tu tập nào khác là khám phá nguyên lý căn bản của tính chất con người, đi sâu vào chân tính này, tiếp xúc với chân tâm, nguyên lý căn bản của toàn thể, hay cái bất nhị, cái một. Trong kinh nghiệm này, mọi ý nghĩa và cảm xúc nặng nề không thể phát sinh, không có một tư tưởng nhị nguyên nào, không có Phật, Thượng Ðế, thiên đường hay địa ngục. Chỉ có sự hiện hữu trong an lạc, và đây là sự thỏa mãn tối thượng.
    Trong Sáng, Màu Sắc và An Lạc
    Mật Giáo có vài phương pháp mạnh để đánh thức lớp tâm thức sâu xa nhất và để hướng tâm thức trong sáng, tinh tế và an lạc này về phía thị kiến bất nhị sắc xảo và rộng mở. Trước khi tu tập thuần thục chúng ta đã có thể tiếp xúc với trạng thái trong sáng tự nhiên của tâm và nếm hương vị tự tại của kinh nghiệm bất nhị. Trong lúc phiền não, chúng ta có thể dùng một phương pháp đơn giản là nhìn lên bầu trời xanh. Không tập trung vào một đối tượng nào, chỉ nhìn vào không gian với ý thức trọn vẹn và buông bỏ mọi tư tưởng về mình. Chỉ có bầu trời xanh vô tận, không có gì khác xuất hiện. Khi tâm thức tràn đầy kinh nghiệm về không gian trong sáng này, chúng ta sẽ tự nhiên đi tới thiền quán về sự trong sáng của tâm thức.
    Như những con người, khi quán tưởng không gian ánh sáng xanh như vậy những ý niệm có tính vật chất của chúng ta sẽ ngừng xuất hiện. Ðó là một lý do trong các tranh vẽ của Mật Giáo mầu xanh thường được dùng để tượng trưng tính bất nhị, hay cái đơn nhất, trạng thái không có sự xuất hiện của những ý niệm nhị nguyên về sự vật. Nhiều người cảm thấy sự tự tại thoát mọi ý niệm này khi ngắm bầu trời xanh hay biển xanh. Tôi không nói chuyện triết lý phức tạp hay một niềm tin mà chỉ nói về một kinh nghiệm thực chứng của nhiều người và bạn cũng có thể đạt được.
    Theo quan điểm Mật Giáo, mỗi khi mở rộng tâm thức và cảm giác với thế giới khách quan, nhận thức của chúng ta luôn luôn liên quan tới một mầu đặc biệt nào đó. Và mỗi mầu sắc mà chúng ta cảm nhận, xanh, đỏ, vàng, hay mầu nào khác, liên quan trực tiếp tới sự kiện đang diễn ra trong nội tâm của mình. Ðó là lý do trong pháp quán tưởng thần linh và các pháp khác mầu sắc và ánh sáng có vai trò rất quan trọng.
    Chúng ta hãy xét một thí dụ cũng về mầu xanh. Như đã nói, ánh sáng xanh có ý nghĩa đặc biệt là sự tự do thoát mọi ảo tưởng. Nếu những ý tưởng sai lầm được phóng chiếu qúa mạnh, như khi chúng ta quá suy nghĩ về chính mình tới nỗi không thể thoát được sự u uất, thì ngay cả vào một ngày trong sáng chúng ta cũng không thấy mầu xanh của bầu trời, mà chỉ thấy toàn một mầu xám. Ðây là một sự thật và cũng với kinh nghiệm thấy mầu đỏ khi nổi giận hay xanh mật vì ganh tị, cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa mầu sắc và trạng thái tâm.
    Vậy, chúng ta có thể tạm thời thoát khỏi việc tạo ý niệm bằng cách ngắm những tia nắng mặt trời buổi sáng hay một hồ nước yên tĩnh. Chúng ta chỉ nhìn mà không cần phải tìm hiễu gì cả và tới một điểm nào đó tâm sẽ không cảm nhận gì cả ngoài sự trong sáng bên ngoài rồi đưa nó vào bên trong với tâm thức của mình, một phương pháp mạnh và trực tiếp để đoạn lìa phiền não của tâm và để kinh nghiệm sự an tĩnh.
    Khi thiền quán về sự trong sáng của tâm thức, ngoài sự an tĩnh chúng ta còn tự động kinh nghiệm một cảm giác hoan lạc. Thông thường, tâm nhị nguyên với những ý nghĩ phức tạp và những phán xét về đủ chuyện làm cho chúng mệt mỏi, vì vậy việc làm cho tư tưởng và cảm xúc lắng dịu rồi tan biến là điều rất tốt. Kết quả là chúng ta đạt được sự trong sáng của tâm với kinh nghiệm an tĩnh và thật hoan lạc. Nhưng sự hoan lạc này không giống những lạc thú thông thường, vì nó làm cho chúng ta thỏa mãn thực sự. Các lạc thú giác quan kích động tâm chúng ta, còn sự hoan lạc này gia tăng sức mạnh và làm cho sự tập trung của tâm sâu xa hơn.
    Trụ Trong Thực Tại Với Hoan Lạc
    Tất cả những người đã thực hành thiền quán đều biết rằng chướng ngại lớn nhất cho sự tập trung là những ý nghĩ làm cho tâm xao động. Khi cố gắng tập trung vào một đối tượng hay một đề tài nào đó, chúng ta sẽ thấy tâm lang thang ở chỗ nào khác. Chúng ta không thể giữ cho tâm yên tĩnh lâu và khó có thể thâm nhập một điều gì mà không xao động. Kết quả là chúng ta không thấy có khả năng thực hiện một mục tiêu nào cả. Tại sao tâm hay xao động? Tại vì chúng ta mang nặng cảm tưởng không thỏa mãn. Chúng ta liên tục tìm kiếm một cái gì có thể làm thỏa mãn một ước vọng tiềm ẩm và mơ hồ, nhưng cuộc tìm kiếm này không bao giờ thành công. Khi tìm thấy một cái gì mang lại cho mình lạc thú, chúng ta cũng không thỏa mãn lâu dài và chẳng bao lâu sẽ lại tìm kiếm một cái gì khác. Sự xao động này là đặc tinh của tâm nhị nguyên và nó sẽ hiện rõ khi chúng ta cố gắng tập trung trong thiền quán.
    Sự hoan lạc xuất hiện trong thiền quán về tính trong sáng của tâm thức chính là pháp đối trị tốt cho tâm xao động, vì nó cung cấp một sự thỏa mãn sâu xa và an tĩnh mà các lạc thú thông thường không thể tạo ra được. Với kinh nghiệm hoan lạc này bạn cảm thấy mình thực hiện trọn vẹn, tâm của bạn không nghĩ tới một điều gì khác và sự tập trung của bạn tự nhiên sâu xa hơn.
    Tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm việc đặt hết tâm vào một cái gì đó đến nỗi không biết tới một sự vật nào khác. Cũng vậy, khi thiền quán sâu và liên tục về sự trong sáng vô sắc tướng của tâm, chúng ta có thể ngừng cảm nhận những hình dạng, âm thanh, mùi vị và những thứ khác tới với mình qua các giác quan. Khi những kinh nghiệm giác quan và những ý nghĩ chấm dứt thì ảo tưởng cũng không còn và chúng ta có ý thức về một năng lực hoan lạc phát khởi trong nội tâm. Niềm hoan lạc mạnh mẽ này xuất hiện một cách tự nhiên chứ không do một sự vận động nào của chúng ta. Càng kinh nghiệm nhiều trạng thái hoan lạc này chúng ta càng thâm nhập sâu vào nó và đây là con đưởng đưa chúng ta tới kinh nghiệm về những trạng thái tâm thức mở rộng, tự tại và bao quát mà hiện giờ mình chưa biết.
    Trạng thái tâm trong sáng và hoan lạc nói trên có sẵn trong mỗi người chúng ta ngay bây giờ. Nhưng dù có tính chất thanh tịnh căn bản này. Chúng ta vẫn chưa giác ngộ, vì chúng ta đã chứa chấp tham, sân, si, ganh tị và đủ những tính chất khác của tà kiến ngã chấp. Không thể có một vị Phật vô minh. Bên dưới những lớp thô kệch có sự hoạt động của mọi ý tưởng độc hại này là một cái gì tế nhị hơn, căn bản hơn cho bản tính của chúng ta. Phương tiện cốt yếu của tâm thức này có tiềm năng đạt giác ngộ trọn vẹn và an lạc vĩnh cửu.
    Chúng ta phải làm sao để có thể tiếp xúc với chân tính của mình và thực hiện tiềm năng giác ngộ của nó? Các pháp tu tập được đặt ra đặc biệt để thành tựu sự chuyển hóa tối thượng này thật nhanh, nhưng như đã nói ở phần đầu, chúng ta không thễ nhẩy ngay vào thực hành tu tập mà không sửa soạn gì cả, mà phải làm cho mình chín chắn bằng các pháp sơ khởi. Ba phương diện chính yếu của đạo pháp, xả ly, bồ-đề-tâm, và tính không, là những pháp sơ khởi thông thường của Mật giáo. Ngoài ra, chúng ta cần phải luyện tập những pháp sơ khởi bất thường gồm lễ truyền pháp và giữ một số giới nguyện về việc thọ pháp, thanh lọc các chướng ngại để việc tu tập có kết quả, tích lũy một lượng năng lực tốt và đạt tin tưởng qua thực hành thần linh quán.
  10. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    9. CẢM HỨNG VÀ Vị THẦY
    Sự Cần Thiết Của Cảm Hứng
    Trước khi thực hành tu tập Mật giáo, chúng ta nên hiểu tại sao cần phải bỏ quan niệm chật hẹp cố hữu về bản thân để gây dựng sự giác ngộ của một con người tiến hóa trọn vẹn. Chúng ta phải hiểu rằng tính tự hạ là dấu hiệu của sự không biết về tính chất căn bản vốn trong sạch của mình và tự hạ là tự làm cho mình bị kẹt trong sự bất mãn thường trực. Chúng ta phải tạo không gian để có chỗ cho sự tự chuyển hóa bằng cách phát sinh những điều kiện tiên quyết tâm xả ly, bồ đề tâm và trí huệ, cũng như trụ trong bản chất trong sáng của tâm.
    Ngoài việc biết rằng sự tự chuyển hóa đó là cần thiết và khả hữu, chúng ta còn phải tạọ sức mạnh và sự tự tin để có thể đi theo con đường tu tập tới cùng, nghĩa là chúng ta phải có cảm hứng. Chúng ta phải biết rằng đạt giác ngộ, tức thành tựu phát quả hay đạt toàn thề, không phải chỉ là một khả năng trên lý thuyết mà còn là một mục tiêu mà những người như chúng ta có thể và đãụ thực sự đạt được. Trong truyền thống Mật giáo nguồn cảm hứng là vị thầy, vị đạo sư hướng dẫn mình, tiếng Ấn Ðộ là Guru và tiếng Tây Tạng là Lama. Nền tảng của đạo pháp Mật giáo chính là sự hợp nhất giữa bản thân với nguồn cảm hứng này bằng pháp đạo sư quán, hay guru yoga.
    Hiện tại chúng ta đang tạm thời không có khả năng đối phó những vấn đề do tâm vị kỷ của mình tạo ra. Ðể giải quyết những vấn đề này, Ðức Phật dạy những phương pháp thoát khỏi nhà tù vị kỷ và tự đồng hóa với các đấng giác ngộ quá khứ, hiện tại, và vị lai. Các đấng giác ngộ này đã đạt trạng thái không có sự phân cách hay phân biệt giữa thấp và cao, mà chỉ có sự bình đẳng hoàn toàn của kinh nghiệm giác ngộ. Pháp đạo sư quán sửa soạn cho chúng ta bước vào kinh nghiệm thực hiện trọn vẹn này. Bằng cách coi mình và thầy của mình là một chúng ta sẽ loại bỏ được tư tưởng tự hạ, thí dụ như ý nghĩ cho rằng các vị Phật là quá cao vời, còn mình thì không là gì cả. Chúng ta nên học cách đồng hóa nội tâm của mình với tâm của đạo sư, là người được coi là bất khả phân với các vị đã giác ngộ viên mãn.
    Qua pháp đạo sư quán trí huệ giới hạn của chúng ta sẽ phát triển trọn vẹn. Năng lực từ bi, trí huệ và thiện xảo của vị thầy sẽ có ảnh hưỡng lớn, làm cho chúng ta phát triển những phẩm tính vô cùng lợi ích đó. Chúng ta trở thành vị thầy và như vậy có thể làm lợi ích vô lượng và vô tận cho chúng sinh. Nếu không như vậy thì chúng ta không thể giúp ích chi cho cả chính mình.
    Vị Thầy Bên Ngoài Và Bên Trong
    Kinh sách Mật giáo thường nói rằng mọi thành tựu đều phát xuất từ vị thầy, điều này đúng, nhưng chúng ta phải hiểu rằng "Guru" có hai lớp nghĩa khác nhau. Vị Guru khách quan, tương đối là vị thầy truyền thông với chúng ta bằng nhiều cách, trực tiêp hoặc gián tiếp, dạy chúng ta khám phá tính toàn thể của mình. Ở lớp chủ quan hơn và sâu xa hơn, vị Guru chính là trí huệ nội tại của mình, sự trong sáng căn bản từ chơn tâm của chính mình.
    Chúng ta hãy xét những lối phản ứng khác nhau với cùng giáo lý của một vị thầy. Một đệ tử có thể không hiểu về mặt lý trí những ý niệm chứa trong giáo lý đó. Một người khác có thể hiểu nhưng không thể thâm nhập ý nghĩa bên trong của những ý niệm. Có những người vượt lên trên lời lẽ và ý niệm để kinh nghiệm sự hợp nhất hoàn toàn với trí huệ và từ bi của vị Thầy. Có những phản ứng khác nhau về mỗi người có một mức tiến hóa trí thức và tâm linh khác nhau. Càng tiếp xúc nhiều với vị thấy nội tâm của mình, họ càng hiểu giáo lý một cách sâu xa hơn.
    Trong thực tế, vị thầy bên ngoài, tương đối chỉ có thể giúp chúng ta tới một mức độ nào đó, chứ không thể bảo đảm chúng ta sẽ đạt trí huệ và thành tựu. Nhưng vị thầy nội tâm, tức trí huệ trong sáng của chính mình, có khả năng tành tựu bất cứ mục tiêu nào. Vì vậy pháp đạo sư quán có mục đích chính là để tập cách nghe vị thầy bên trong này.
    Thông thường ngay cả khi có tiếng nói nội tâm của trí huệ chúng ta cũng không chịu nghe. Mà chúng ta cũng không nghe thấy! Chúng ta đang bận nghe những chuyện rác rưởi của tâm nhị nguyên thô kệch, vì vậy khi trí tuệ phát khởi như trí trực giác chúng ta thường không chấp nhận. Với pháp đạo sư quán chúng ta có thể buông bỏ dần dần lối liên hệ nông cạn với thế giới và tiếp xúc với trí huệ tiềm ẩn trong nội tâm. Sau đó chúng ta có thể truyền thông một cách sâu xa với vị thầy bên ngoài. Nếu không biết tiếp xúc với vị thầy bên trong thì không thể hòa nhập vào giáo lý của vị thầy bên ngoài, dù những giáo lý đó có sâu xa bao nhiêu.
    Nhưng như vậy không có nghĩa là vị thầy tương đối ở bên ngoài không quan trọng, vì ngài là người hướng dẫn chúng ta học những giáo lý mà Ðức Phật đã truyền dạy 2500 năm trước. Những giáo lý này có dễ hiểu với chúng ta không? Dù đã có những lời giảng giải của các đạo sư danh tiếng như Naropa, Marpa và Tzongkhapa, chúng ta có thể nào nói rằng mình thông hiểu Mật giáo không cần một vị thầy nào hướng dẫn cả? Tất nhiên là không. Ðối với các giáo lý của kinh điển thừa cũng vậy, dù Ðức Phật đã dạy Tứ Diệu Ðế từ lâu chúng ta cũng không hiểu trọn vẹn giáo lý này, trừ khi gặp một vị thầy có khả năng chỉ cho mình thấy ý nghĩa thật của nó. Nếu không có tấm gương sống và nguồn cảm hứng của vị thầy bên ngoài thì trí tuệ bên trong của chúng ta không thể phát triển.
    Người Hướng Dẫn Và Gương Mẫu Tâm Linh
    Ðể mọi ngưới có thể học và hiểu giáo lý của đấng giác ngộ cần phải có một dòng truyền thừa không gián đoạn các đạo sư và các đệ tử bảo tồn những giáo lý và tri huệ của các ngài cho tới ngày nay. Là một người thuộc dòng truyền thừa này, vị đạo sư sẽ làm cho các giáo lý này sống thực với bạn bằng nguồn cảm hứng hay sự gia hộ của ngài. Hiểu cá tính và khả năng riêng của đệ từ, một vị thầy có thể trình bày giáo lý rõ ràng đến nỗi chính tâm của đệ tử sẽ trở thành đường đạo đạt thánh tựu. Nguồn cảm hứng hay gia hộ có nghĩa như vậy. Và thực hành đạo sư quán có nghĩa là tự mở rộng để tiếp nhận nguồn cảm hứng này.
    Thêm nữa, chúng ta cần phải có một vị hướng dẫn có kinh nghiệm dạy mình cách thực hành các giáo lý. Chúng ta sẽ không đi tới đâu nếu chỉ học qua kinh sách rồi tự mò mẫm thực hành. Tất cả thông tin đều có ở trong sách, nhưng hầu hết các văn bản Mật giáo có lối trình bày khó hiểu và chúng ta chỉ có thể hiểu được khi nghiên cứu cùng với một hành giả tài năng. Việc thực hành những điều trong sách cũng không dễ, cần phải có một vị thầy biểu diễn các phương pháp thực hành cho chúng ta.
    Một người hướng dẫn có nhiều kinh nghiệm là điều kiện rất cần thiết trong việc thực hành Mật giáo, vì Mật giáo là một hệ-thống phát triển con người hay hệ thống tu tập, có tinh cách kỹ thuật cao, kỹ thuật nội tâm. Chúng ta cần phải được hướng dẫn cách ráp mọi thứ lại với nhau để hiểu rõ việc thực hành, nếu không sẽ giống như một người đứng trước một đống những bộ phận rời với một quyển sách chỉ dẫn cách lắp ráp một chiếc xe hơi Rolls Royce. Nếu không phải là một thợ máy đã được huấn luyện thuần thực thì người đó sẽ hoang mang không biết phải làm sao. Thật là bất hạnh cho ta, khi chưa gặp được những vị hướng dẫn tâm linh có khả năng cao là nguyên nhân chính làm cho ngày nay tôn giáo ở cả Ðông phương lẫn Tây phương suy thoái rất nhiều. Nếu không gặp những vị thành tựu cao người ta sẽ khộng có cách gì để biết về những khả năng tâm linh vô giới hạn của mình. Các sách ghi chép công hạnh và thành tựu của các vị thầy quá khứ không đủ để gây cảm hứng nhiều cho chúng ta. Sự thật là những quyển sách như vậy chỉ làm tăng cảm giác xa cách của người đọc. Chúng ta có thể nghĩ rằng đức Phật và chúa Jesus là những bậc đạt đạo thuộc về một thời đại khác đã qua từ lâu, còn những người như mình sống trong thế kỷ XX suy đồi này không thể trở thành tựu một cái gì giống như các Ngài. Cũng có thể chúng ta không tin tất cả những việc về những thầy đời trước, coi đó là những chuyện thần tiên dành cho trẻ con và những người nông cạn. Ðể dẹp bỏ những ý tưởng nghi ngờ bất khả và chua chát này, chỉ có một cách là trực tiếp một người nào đã kích động tiềm năng cao nhất của mình, một tấm gương về sự thanh tịnh và tiến hóa tâm linh cho chúng ta noi theo.
    Vậy, vị thầy bên ngoài là cực kỳ quan trọng cho chúng ta thấy rằng một người giống như mình đã phát tiển vượt những giới hạn mà mình tự đặt ra trong hiện tại. Khi may mắn thấy một người không còn tính vị kỷ, đã từ bỏ mọi điều quan tâm nhỏ mọn của thế gian, nói và hành động với trí tuệ và thành tâm phụng sự lợi ích của người khác, chúng ta sẽ phát tâm tin tưởng và nghĩ rằng mình cũng có thể đạt được những thành tựu đó.
    Người gương mẫu không chỉ quan trọng đối với những người quan tâm tới việc tu tập tâm linh mà còn quan trọng đối với xã-hội. Ðiều cần thiết nhất cho thế giới ngày nay là hòa bình và hòa hợp. Nhưng không thể có hòa bình bằng lời nói suông và chắc chắn không thể bằng võ lực. Chúng ta cần tấm gương của những người đã lấy hòa bình và hòa hợp làm trung tâm đời sống của họ, đã sống một lối sống mạnh mẽ và trong sạch. Chỉ có những tấm gương như vậy mới có thể làm cho thế giới thấy rằng hòa bình giữa mọi người cũng như trong nội tâm là điều có thể thực hiện được tại đây, ngay bây giờ.

Chia sẻ trang này