1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mật tông hỏi đáp

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi fptcomvn, 28/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Truyền Pháp Gia Trì Lực
    Ðể có thể dẫn tới đường đạo cần phải có một cuộc hội ngộ giữa vị thầy bên trong và vị thầy bên ngoài. Tiềm năng giác ngộ của chúng ta phải được thêm sức mạnh và nhận cảm hứng bằng việc tiếp xúc với một người đã phát triển trọn vẹn tiềm năng này. Mỗi phương pháp tu tập, hay Sadhama, tu pháp, tập trung vào một vị thần thiền quán vốn là hiện thân của một phương tiện của tâm giác ngộ.
    Giống như tâm vị kỷ thông thường tạo khung cảnh của riêng mình, trong đó vị thầy hoạt động vì lợi ích chúng sanh. Tập hợp vị thần và khung cảnh đã chuyển hóa này được gọi là mandala và nếu muốn thực hiện một vị thần nào đó trong nội tâm trước hết chúng ta phải được một đạo sư Mật giáo có khả năng giới thiệu mandala của vị thần đó cho mình. Chỉ lúc đó việc tu tập để tự chuyển hóa của chúng ta mới có khả năng thành công.
    Mỗi vị thần Mật giáo có dòng truyền thừa các hành giả riêng của mình. Dòng chân truyền và đáng tin cậy là dòng xuất phát từ một vị tổ bậc thầy đã đạt kinh nghiệm giác ngộ viên mãn và được truyền không gián đoạn cho tới ngày nay. Mỗi vị thầy của dòng truyền thừa đều đã thực hiện trọn vẹn bằng việc thành tựu các pháp tu tập về vị thận. Sức mạnh của Mật giáo (tức tantra, nghĩa là "sự liên tục") nằm ở sự bảo tồn và truyền thừa kinh nghiệm giác ngộ qua một dòng không gián đoạn các hành giả, vì vậy chúng ta cần phải lập liên hệ với dòng truyền thừa này nếu muốn tự chuyển hóa và liên hệ này được thực hiện bằng lễ truyền pháp hay gia trì lực.
    Khi được gia trì lực, một loại năng lực đặc biệt bên trong chúng ta sẽ thức tỉnh và khi có sự truyền thông với vị thầy chúng ta sẽ có cãm hứng để đi theo đường đạo tới cùng. Lễ truyền pháp là một cuộc hành thiền cùng với nhau chứ không có nghĩa là một tu sĩ Tây Tạng đầu tròn áo vuông truyền năng lực để chúng ta có thể sai khiến rắn và bò cạp. Chúng ta cũng không nên bận tâm với hình thức bên ngoài của lễ truyền pháp như tụng niệm, cầu nguyện, đánh chuông và những thứ khác. Ðiều chúng ta cần phải hiểu là lễ truyển pháp có ý nghĩa bên trong rất quan trọng.
    Sự tích thầy trò Tilopa và Naropa cho chúng ta thấy tính chất cốt yếu của một lễ truyền pháp Mật giáo. Tilopa là môt hành giả Mật giáo người Ấn Ðộ, thuộc thế kỷ X. Ðệ tử của ngài là Naropa trong bao nhiêu năm đã thỉnh cầu ngài truyền pháp cho mình, nhưng là người có nhiều hành vi kỳ lạ và thất thường, ngài không bao giờ thỏa mãn những lời thỉnh cầu này. Có khi ngài giả vờ không nghe thấy Naropa nói gì, có khi ngài trả lời với những lời không có ý nghĩa gì cả. Nhưng Naropa vẫn muốn được ngài truyền pháp.
    Trong 12 năm Tilopa đặt đệ tử của mình vào vô số những tình trạng tuyệt vọng và nguy hiểm. Một hôm, khi hai người đang đi qua một vùng hoang vu và khô cằn, Tilopa bất ngờ nói: "Bây giờ đã tới lúc truyền pháp. Hãy dâng cho ta một mandala" Ở đây, mandala là một biểu tượng của vũ trụ dùng để dâng cúng và theo truyền thống một Mandala dâng lên vị thầy để thỉnh cầu ngài truyền pháp thường làm bằng những vật quý, trình bày đẹp đẽ, nhưng trong vùng hoang này thì không có gì cả. Naropa chĩ còn cách đái lên cát rồi dùng cát ướt làm một mandala thô sơ. Tilopa chấp nhận lễ vật khác thường này rồi làm lễ gia trì lực bằng cách đập cái mandala lên đầu đệ tử! Naropa tức khắc nhập định và một hồi lầu sau đó, khi xả thiền, thì vị thầy đã biến đi đâu mất. Ðó là lễ truyền pháp thực thụ mà Naropa đã chờ đợi bao nhiêu năm rồi.
    Truyện này cho thấy lễ truyền pháp không phải chỉ là một nghi thức trang trọng, mà là một cuộc truyền thông đặc biệt giữa thầy và trò và do đó vừa tùy thuộc vào khả năng của vị thầy vừa tùy thuộc vào sự mẫn tâm cũng như trình độ phát triển của đệ tử. Sự truyền thông mật thiết này kích động nội tâm làm cho để tử nhận được sức mạnh để tu tập không gián đoạn và đạt được mọi thành tựu trên đường đạo.
    Nhiều người ở Ðông phương cũng như Tậy phương không biết rõ về lễ truyền pháp Mật giáo. Họ nghĩ rằng người ta chỉ cần đợi được dự lễ còn vị thầy sẽ làm mọi chuyện, vị Lama sẽ làm lễ, nếu có mặt ở đó mình sẽ được thọ pháp. Nhưng như vậy là quá thụ động. Lễ truyền pháp thực sự chỉ diễn ra khi có sự tham dự năng động của cả thầy lẫn trò. Lễ truyền pháp là một hoạt động của hai tâm thức chia sẻ cùng một kinh nghiệm. Nếu không như vậy thì không phải là truyền pháp thực sự.
    Nhận Lễ Truyền Pháp
    Nhận lễ truyền pháp không phải chỉ là sự có mặt ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó để nhận một cái gì mà người ta ban cho mình, mà còn là sự tham dự năng động về mặt tâm linh nữa. Chúng ta phải có khả năng tự buông lỏng để tiếp nhận kinh nghiệm tới với mình, chứ không căng thẳng trông đợi, vì lễ điểm đạo, kể cả những pháp thiền quán là thành phần của cuộc lễ, là một phương pháp đưa chúng ta tới kinh nghiệm về toàn thề và toàn thể này là pháp đối trị trực tiếp cho tâm nhị nguyên, xao dộng và phiền não của chúng ta. Qua chứng nghiệm nội tâm của lễ điểm đạo thực sự, mọi chướng ngại cho việc thực hiện cõi toàn thể đều được giải trừ. Việc giải trừ này, chỉ có bằng kinh nghiệm thực sự của người được truyền pháp chứ không bằng nghe hay học qua kinh sách.
    Ðược truyền pháp là bắt đầu kinh nghiệm thiền quán, khởi sự tập trung, quán tưởng và thâm nhập chân tính của vạn vật. Qua sự truyền lực bạn sẽ có thể dùng trí huệ, tài năng và từ bi mà mình đã có sẵn.
    Cần phải biết là bạn đã có sẵn những phẩm tính trí huệ, tài năng và từ bi. Không nên hiểu lầm là lễ truyền pháp sẽ ban cho mình những phẩm tính hoàn toàn khác với những gì đang tiềm ẩn bên trong. Giáo lý Phật giáo nói chung và kinh nghiệm Mật giáo nói riêng dạy rằng bên trong mỗi người chúng ta là một nguồn trí huệ và từ bi vô tận. Chúng ta chỉ việc khai thác nguồn lực năng và kích động tiền năng giác ngộ của mình.
    Ðể lễ truyền pháp có hiệu quả, thầy và trò phải cùng nhau tạo bầu không khí thích hợp. Vị thầy có bổn phận làm cho sự truyền pháp chạm được vào tâm thức của đệ tử, và phải có khả năng uyển chuyển để việc truyền pháp hợp với thiên hướng của đệ tử. Các đệ tử phải biết tạo thái độ cởi mở, rộng rãi và buông lỏng tâm trong trạng thái thụ động. Nếu họ có quá nhiều tham muốn, quá vị kỷ, hay quá chấp thủ hình tướng tựu hữu của vạn vật thì sẽ không có chổ cho một kinh nghiệm thực hiện nào. Nếu đã tập luyện khá đủ về mặt hạnh xả ly, bồ đề tâm và chánh kiến về tính không, họ sẽ dễ dàng buông bỏ mọi tư tưởng sai lầm và rộng mở cho việc truyền pháp.
    Khi thầy và trò đã có đủ điều kiện, trí huệ an lạc sẽ thấm nhập sự truyền pháp, đệ tử được nếm mùi vị hoan lạc của tu tập trước khi bước vào thực hành. Sự thật là trong quá khứ nhiều đệ tử đã đặt giác ngộ ngay trong lễ truyền pháp.
    Một điều quan trọng nên nhớ là đối với một hành giả nghiêm chỉnh lễ truyền pháp không phải là một cái gì mình chỉ thụ nhận một lần. Các hành giả thường nhận lễ truyền pháp của một pháp môn nào đó nhiều lần, mỗi lần lại có khả năng tiếp nhận những mức chứng nghiệm sâu xa hơn. Vậy chúng ta không nên bất mãn nếu vào lúc đầu việc hành thiền của mình chỉ ở mức tưởng tượng chứ không phải chứng nghiệm thực sự. Việc tưởng tượng mình chứng nghiệm là gieo trồng những hạt giống chứng nghiệm trong tâm thức của mình để rồi chúng sẽ mọc thành những kinh nghiệm thiền quán thực sự. Vậy bạn nên luôn luôn rộng mở, buông lỏng và thỏa mãn với những gì diễn ra trong kinh nghiệm của mình.
    Pháp Ðạo Sư Quán
    Một khi đã nhận lễ truyền pháp để thực hành một pháp thần linh quán nào đó, chúng ta có thể thực hành hàng ngày tu pháp của vị thần đó. Một trong những pháp thiền quán đầu tiên của tu pháp đó là đạo sư quán, được thực hành như sau đây. Quán tưởng ở phía trước hay ở phía trên đỉnh đầu của mình vị thần thiền quán của nghi quỹ mà mình thực hành, vây quanh là các vị sư tổ của dòng truyền thừa. Các vị sư tổ này là các đạo sư đã kế tục nhau truyền giáo lý và kinh nghiệm thành tựu của pháp tu tập đó, và gồm các vị từ vị tổ sáng lập dòng cho tới vị thầy của mình, vị đạo sư đã làm lễ truyền pháp cho mình.
    Kế đó, thỉnh cầu các vị trong tập hội ban cảm hứng và gia hộ cho mình. Ðáp lại lời thỉnh cầu, các vị hòa nhập vào nhau thành một ánh sáng, đi vào tâm mình và đi xuống kinh mạch trung ương rồi tan hòa vào luân xa tim. Khi điều này diễn ra, mọi hình tướng và ý niệm nhị nguyên thông thường sẽ tan biến vào cõi trong sáng của tính không. Tiếp theo, hành giả quán tưởng vị thầy, vốn được đồng hóa với vị thần hợp nhất bất khả phân với tâm thức tinh tế của mình.
    Phẩm tính của vị thầy là trí huệ, tức trạng thái tâm trong sáng mà trong đó hoan lạc và kinh nghiệm tính không hợp nhất bất khả phân, vì vậy khi quán tưởng vị thầy nhập vào tâm mình, chúng ta sẽ cảm thấy trí huệ này gây trong chân tâm của mình một ảnh hưởng bất hoại. Từ lúc đó trở đi chúng ta nên cố nhớ lại kinh nghiệm nội tâm về đại lực và trí huệ này, dù mình đang ở trong hoàn cảnh nào. Nếu để cho ký ức về kinh nghiệm này phai mờ chúng ta sẽ sa ngã dưới ảnh hưởng của những kinh nghiệm giác quan thô kệch, và hoan lạc nội tâm của trí huệ bất nhị sẽ mất hoàn toàn.
    Khi quán tưỡng thầy của mình như vị thần thiền quán, chúng ta nên đặc biệt nghĩ về lòng tốt và sự quan tâm của ngài dành cho mình. Dù vị thầy thần linh không phải là cha mẹ hay người thân nào khác của mình, ngài vẫn quan tâm tới mình và hoàn cảnh của mình giống như một người thân. Dường như ngài chỉ sống vì mình để mình có thể phát triển một thể xác và tâm hết sức lành mạnh. Chúng ta nên quán tưởng vị thầy thần linh như vậy.
    Khi quán tưởng vị thầy và lòng từ bi của ngài, chúng ta lập một mối liên hệ vững chắc với ngài. Thay vì chỉ là một hình ảnh mơ hồ không có cá tính, vị thần được coi là bất khả phân trong bản chất với vị đạo sư từ bi vô lượng của mình. Như vậy chúng ta sẽ cảm thấy một sự thân cận này và vị thần được quán tưởng như một đấng ánh sáng đẹp rực rỡ, cảm hứng có thể tới với bạn rất nhanh. Việc quán tưởng sẽ thu hút nguồn cảm hứng và sự gia hộ, do đó hành giả sẽ đạt những thành tựu rõ rệt. Ðó là ý nghĩa của đạo sư quán. Mục đích của việc quán tưởng vị thầy xuất hiện trong hình dạng siêu diệu không phải là để làm lợi ích cho thầy, một vị thầy chân chính không cần sự tôn thờ như vậy, mà chỉ để đẩy nhanh cuộc tiến hóa tâm linh của chính hành giả.
    Việc Quán Tưởng Liên Tục
    Quán tưởng sự hợp nhất của vị thầy, vị thần và chính mình không phải là việc chỉ được làm trong những thời thiền. Chúng ta cần phải thực hành đạo sư quán, đồng hóa mình với phật tính của vị thầy, trong mỗi khoảnh khắc của đời sống. Thay vì chỉ có những tư tưởng tự hạ, chúng ta nên nhận biết sự hợp nhất căn bản của mình với vị đạo sư tuyệt đối ở bên trong. Nếu tâm vị kỷ hạng nhất của mình phát khởi, thay vì làm cho nó mạnh thêm bằng việc tự đồng hóa với trạng thái mê muội dó, chúng ta nên cố gắng coi chính cái tâm này là toàn thể giác ngộ của đạo sư phật tính, hay cái được gọi là kinh nghiệm pháp thân (xem Chương 10). Như vậy năng lực tâm mê muội này có thể được sử dụng và được chuyển hóa để được tiếp thu vào trí tuệ. Ðây là giáo lý độc đáo và siêu việt của Mật giáo.
    Ðể có thể thành tựu một cuộc chuyển hóa sâu xa như vậy, chúng ta phải thực hành đạo sư quán liên tục. Chúng ta phải quen thuộc sự hợp nhất cốt yếu của đạo sư, vị thần và chân tính của mình. Quyển "Dâng Cúng Ðạo Sư" viết :"Ngươi là đạo sư, ngươi là vị thần, ngươi là Daia và Dakini, ngươi là hộ pháp". Ðể diễn dịch cây này, chúng ta có thể mượn một hình ảnh của Thiên Chúa Giáo, tôn giáo có nền tảng là sự hiện hữu của Thượng Ðế độc nhất, thực tại tuyệt đối. Dù Thượng Ðế, hay Thiên Chúa, biểu lộ trong ba phương diện Cha, Con, và Thánh Thần, Thượng Ðế cốt yếu là một, tức nguyên lý toàn thể. Cũng vậy, Mật giáo nói tới nhiều vị thần, Daia, Dakini, hộ pháp và các vị khác, nhưng ở một điểm nào đó, tất cả những thực thể có vẻ khác nhau này được coi là một sự đơn nhất, một toàn thể bao gồm tất cả. Ðó là điều căn bản của Mật giáo. Khi đã phát triển trọn vẹn để tất cả tiềm năng nội tâm của mình hiển lộ thì chính bạn trở thành một vị thần, chính bạn trở thành một vị Phật. Ðó là mục tiêu tối thượng của đạo sư quán.
    Gợi Cảm Hứng Cho Con Tim
    Một vấn đề chung cho tất cả chúng ta là trí thức về tâm linh chỉ có ở trong đầu chứ không có ở trong tim của chúng ta. Chúng ta kiêu hãnh vì mình đã học được nhiều về các tôn giáo trên thế giới và có thể còn thông suốt giáo lý và các phương pháp thực hành của những tôn giáo đó, nhưng về căn bản chúng ta vẫn không chuyển hóa, vẫn còn mê muội. Người Tây Tạng thường nói :"Bơ dùng để làm mềm da, nhưng túi đựng bơ thì vẫn cứng". Sự hiểu biết về chuyện tâm linh có thể làm mềm những ý niệm giới hạn, cụ thể và chế ngự sự mê muội, nhưng dù chứa nhiều kiến thức tôn giáo, người ta vẫn có thể không thay đổi gì cả. Lối tiếp cận vấn đề tâm linh nếu bằng lý trí thì sẽ khô khan không thể ảnh hưởng hay làm lay động con tim của chúng ta. Trong trường hợp này, tâm thiếu cảm hứng, hay sự gia hộ và cần phải được thuyết phục bởi một loại kinh nghiệm sống động và cảm động về sự hiện hữu và hiệu năng của một thực tại tâm linh bên ngoài cũng như bên trong. Nếu không như vậy chúng ta sẽ không mở con mắt trí huệ và không thể cảm nhận được thực tại sâu xa này, dù có tích lũy nhiều kiến thức tới đâu.
    Như đã nói, vị thầy là nguồn cảm hứng thiết yếu là mắt xích nối liền tâm thức của chúng ta với kinh nghiệm siêu việt, là tấm gương về hiệu quả tốt của việc tu tập để phát triển từ bi và trí huệ. Khi nghĩ về lòng vị tha của thầy cũng như nhiều phẩm tính khác mà ngài là hiện thận, rồi hòa tan và tiếp nhận dùng truyền thừa các đạo sư vào tâm mình, chúng ta đã làm cho các phẩm tính giác ngộ đó bắt rễ sâu trong tâm. Kinh nghiệm của các thế hệ hành giả làm cho pháp quán tưởng này có hiệu quả sâu xa đối với tâm thức và có thể chuyển hóa sự hiểu biết trí thức khô khan thành chứng nghiệm về trí huệ.
    Trong khi thực hành đạo sư quán, chúng ta nên kiên nhẫn tiến từng bước một. Tuyệt đối không nên cưỡng ép mình làm những gì chưa được hiểu rõ, đặc biệt là là trong pháp quán tưởng vị thầy hợp nhất với vị thần thiền quán. Sự thật là chúng ta không thể thấy hai vị hợp nhất nếu chưa phát triển tới một mức độ nào đó những phẩm tính của vị thần trong tâm mình, vì vậy không nên tự cưỡng ép. Nếu việc tu tập của chúng ta suy thoái thành một bổn phận để làm một cách miễn cưỡng thì thật là đáng tiếc. Ðể tránh điều này, chúng ta nên để cho việc thực hành tu tập của mình tự phát triển theo nhịp độ của nó. Chúng ta sẽ dần dần quen thuộc với tính chất căn bản của tâm cũng như với những phẩm tính của vị thầy và mọi kết quả tốt của pháp thiền quán về vị thần ánh sáng, lúc đó chúng ta sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của pháp đạo sư quán.
  2. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Giãi Trừ Thói Quen Chấp Thủ Hình Tướng Thông Thường
    Các pháp tu tập của Mật giáo được đặt ra để giúp chúng ta khắc phục sự lệ thuộc vào lạc thú thông thường và thói quen chấp thủ những hình tướng và ý niệm thông thường. Từ thời vô thủy chúng ta đã tin rằng thế giới sắc tướng là tuyệt đối có thật, vì đã dựa vào năm giác quan nhị nguyên và rất giới hạn của mình và bây giờ chúng ta sẽ cố gắng phá bỏ tà kiến đã ăn sâu này. Ðây không phải là chuyện dễ, vì trí huệ về tính không vẫn còn non trẻ của chúng ta dễ dàng bị tràn ngập bởi các giác thức thô kệch. Chúng ta giống như những nhà khoa học đã nghiên cứu và biết rằng cái bàn chỉ là sự sắp xếp tạm thời của năng lượng chuyển động không ngừng, nhưng vẫn còn thói quen thấy nó như một vật cụ thể, tĩnh tại. Vậy chúng ta phải thực hành nhiều các pháp quán tưởng có khả năng hòa giải tà kiến tự ngã cụ thể, tăng cường sự hiểu biết và kinh nghiệm bất nhị.
    Có một điều khó khăn lớn là chúng ta dễ coi những kinh nghiệm giác quan của mình là sự thật và khó tin vào sự thật của nội dung quán tưởng. Chúng ta có thể nghĩ rằng thân ánh sáng của mình trong pháp quán tưởng chỉ là ảo ảnh của trò chơi tâm, còn thân xác vật chất của mình là có thật. Chúng ta cần phải biết rằng những kinh nghiệm trong pháp quán tưởng và những kinh nghiệm tiếp nhận qua năm giác quan thực sự là một! Cả hai loại kinh nghiệm này chỉ hiện hữu cho tâm tiếp nhận chúng, chúng không tự có và không có sự thật tuyệt đói nào. Chỉ có một điểm khác biệt là những kinh nghiệm giác quan thông thường gây ra cho chúng ta bất mãn và đau khổ, trong khi sự quán tưởng các thân ánh sáng có ý thức và các pháp như tiếp nhận vị thầy làm cho chúng ta cảm nhận được mức căn bản tinh tế này chúng ta có thể thoát khỏi những ý niệm thô kệch thông thướng và chứng nghiệm hạnh phúc trường cửu của giác ngộ trọn vẹn.
    Nếu chưa nếm hương vị hoan lạc của chân tâm và chưa thấy rằng mình có thể đạt trạng thái trí huệ và cái không thì tất nhiên bạn vẫn nghi ngờ. Bạn có thể nghĩ rằng cảm gíac khoái lạc khi ăn kem là có thật, còn cảm giác hoan lạc nào đó mà mình có thể kinh nhgiệm trong thiền quán chỉ là ảo giác. Chỉ có một cách để vượt qua sự nghi ngờ này, đó là làm cho mình quen thuộc với thực tại nội tâm cho tới khi sự thật này trở nên một cái gì hiển nhiên. Và sau đó bằng pháp đạo sư quán và các phương pháp chuyển hóa khác., bạn sẽ hoàn toàn quen thuộc với tính chất hoan lạc sâu xa của chơn tâm.
  3. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    10. Pháp Tu TậpMật Giáo Cao Nhất
    Thân Kim Cương và Tâm Thường Trụ
    Theo nghi quỹ Yoga tối thượng, thể xác và chơn tâm của chúng ta không chỉ hiện hữu ở mức thô kệch mà chúng ta thường quen thuộc, mà còn ở những mức tinh tế mà đa số chúng ta không biết tới. Thân vật chất thông thường của chúng ta cấu tạo bằng các nguyên tố vật chất và lệ thuộc vào những điều khổ như sinh lão bịnh tử của các kiếp luân hồi. Ở cùng một vị trí với thân vật chất là một thân tinh tế hơn, được gọi là thân kim cương, nghĩa là thân không thể hủy hoại. Giống như thân vật chất thô kệch có một hệ thống thần kinh thông thường, thân kim cương có hàng ngàn kinh mạch (nadi) trong đó chảy các dòng khí lực (prana) và các giọt (bindu), là nguồn của hoan lạc rất quan yếu cho pháp tu tập mật giáo cao nhất.
    Cũng như tâm nguyên thủy thanh tịnh và an lạc, thân ý thức tinh tế này hiện hữu bên trong chúng ta ngay từ lúc đầu và công việc của hành gỉa là khám phá và sử dụng nó. Một khi chúng ta đã tiếp xúc với thân ánh sáng này quan thiền quán, thân vật chất sẽ không còn là một vấn đề vì chúng ta đã siêu việt nó. Những giới hạn vật chất chỉ là một trong những dấu hiệu của tính ngã chấp và khi chúng ta đã hòa nhập với chân tính thanh tịnh thì tất cả những giới hạn đó sẽ được vượt qua. Lúc đó thân hào quang của vị thần không còn chỉ là một hình quán tuởng mà trở thành một sự thật.
    Ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về kinh mạch trung ương (avadhuti hay shushuma) vì sự quan trọng đặc biệt của nó. Kinh mạch này chạy theo một đường thẳng từ đỉnh đầu xuống phía trước phần cuối của xương sống và dọc theo nó là những điểm tập trung gọi là luân xa (chakra). Mỗi luân xa có một chức năng riêng trong pháp tu tập. Hành giả chú tâm và thâm nhập một luân xa nào là tùy theo nghi quỹ mà mình thực hành và tùy theo giai đoạn tu tập. Hành giả không thể tự ý chọn một trung tâm lực; những điều này được trình bày chi tiết trong các sách nghi quỹ và các sách luận giảng về các nghi quỹ. Các đạo sư cũng giảng cho vài đệ tữ có khả năng của mình về cách thực hành. Luân xa quan trọng nhất nằm ở chỗ ngang với trái tim, là chỗ trú ngụ của tâm tinh tế, hay chân tâm, báu vật vô giá của tất cả các hành gỉa Mật giáo. Tâm tinh tế này đã hiện hữu cùng với chúng ta ngay từ khi nhập thai bào; phải nói là cùng với khí lực, dòng tâm này đã ở cùng chúng ta từ kiếp vô thủy. Chân tâm hay tâm thức căn bản trụ ở trung tâm lực tim trong suốt cuộc đời nên cũng được gọi là tâm thường trụ. Nhưng dù là hiện hữu qua các kiếp tâm này hiếm khi có cơ hội hoạt động. Tâm tinh tế có khả năng thâm nhập chân tính của thực tại nhưng không được kích thích và bị cãn trở bởi những trạng thái tâm thô kệch liên tiếp phát khởi của chúng ta. Ðây là những ý nghĩ và cảm xúc đến và đi liên tục, lấn át hoàn toàn tâm thường trụ.
    Hoạt động của tâm thô kệch cũng như tâm tinh tế tùy thuộc vào các khí lực và nơi các khí lực này di chuyển. Các khí lực này đi qua hàng ngàn kinh mạch nhưng không đi qua kinh mạch trung ương, vì vậy chúng chỉ kích động những ý nghĩ và cảm xúc thô kệch, mê muội và phiền não, tức những kinh nghiệm sống thông thường của chúng ta. Nhưng khi khí lực đi vào, trụ lại và hòa tan trong kinh mạch trung ương, thí dụ như vào lúc qua đời, tâm thô kệch sẽ ngưng hoạt động, còn tâm ánh sáng trong sạch tinh tế sẽ phát khởi.
    Khi khí lực hòa tan trong kinh mạch trung ương, môi trường mà trong đó tâm thô kệch vẫn hoạt động sẽ tự động tan biến, mọi ý nghĩ và cãm xúc sẽ không xuất hiện nữa. Trong sự an tĩnh này, tâm thường trụ tức tâm thức nguyên thủy sẽ tỉnh thức.
    Tiến trình này diễn ra một cách tự nhiên vào lúc chết nhưng rất ít người biết cách lợi dụng tâm thức tịnh quan tinh tế phát khởi vào lúc qua đời này. Sự thật là hiếm có ai biết về tâm thức này. Các hành gỉa Mật giáo tự luyện tập để nhận ra tâm thức an lạc này vào lúc chết, hơn nữa họ có thể đánh thức tâm tính quan này trong thiền quán và do đó nắm quyền điều khiển nó trọn vẹn.
    Bằng cách tập trung tâm vào thân kim cương nói chung và kinh mạch trung ương nói riêng, họ có thể giải trù những hoạt động tâm ở mức thô kệch và tiếp xúc với chân tâm. Với khả năng tập trung cao họ thiền quán về tính không và tính vô ngã của vạn vật, thâm nhập tinh chất thật cũa thực tại, do đó thoát khỏi mọi tà kiến và vọng tưởng. Khi nhập vào cõi bất nhị thanh tịnh, họ kinh nghiệm sự bộc phát của năng lực hoan lạc không thể diễn tả được. Sự hợp nhất của đại lực và tri kiến về tính khôn g(kinh nghiệm này được gọi là Mahamudra, đại ấn) là con đường nhanh nhất dẫn tới giác ngộ viên mãn.
    Thay Ðổi Quan Niệm Về Sự Chết
    Ðiều quan-trọng trong pháp tu tập cao cấp của Mật giáo là sự hòa tan của khí lực trong kinh mạch trung ương và vì sự việc này diễn ra tự nhiên vào lúc qua đời nên chúng ta cần phải biết rõ về sự chết ngay từ bây giờ.
    Nhiều người trong chúng ta không thích nghĩ tới sự chết, nhưng chúng ta cần phải biết tâm của mình hoạt động như thế nào vào lúc thức, lúc ngủ và cả lúc chết nữa. Khi nghiên cứu về những điều người ta vẫn thường tránh né, chúng ta sẽ thấy cai chết không phải là một lỗ đen khủng khiếp đang đợi để hút mình vào, mà là một nguồn an ủi lớn và còn là một niềm vui nữa.
    Chúng ta thường nghĩ rằng chết là một điều xấu, nhưng thật ra chết có thể là một kinh nghiệm thú vị hơn những lạc thú thông thường, vì những lạc thú này không thể cho chúng ta sự hoan lạc và bình an dị thường mà kinh nghiệm chết có thể mang lại. Phong cảnh đẹp hay một người bạn có thể làm cho chúng ta hoan lạc tới một mức nào đó nhưng không thể giải quyết một vấn-đề căn bản nào của chúng ta. Những lạc thú thông thường chỉ có thể giải quyết tạm thời những vấn đề tình cảm bên ngoài. Vào lúc chết tất cả những vấn đề tình cảm và mọi phiền não đều chấm dứt. Khi mọi ý nghĩ hỗn loạn tan biến, chúng ta có thể đạt kinh nghiệm về trí huệ siêu việt. Vì vậy, cần phải hiểu rằng, cái chết không phải là một sự hủy diệt bất ngờ và kinh khủng, mà là một tiến trình trong đó tâm của chúng ta trở nên mỗi lúc mỗi tinh tế hơn. Nếu muốn thực hành nghi quý cao nhất, hay nếu chỉ muốn sửa soạn cho những gì mình sẽ trãi qua vào cuối đời, chúng ta nên làm quen với tiến trình này ngay từ bây giờ, nếu để tới lúc chết thì quá muộn.
    Sự Chết, Trạng Thái Trung Gian và Tái Sinh
    Giáo lý của kinh điển và mật điển có nhiều cách trình bày khác nhau về những vấn đề của luân hồi và cùng đưa ra những giải pháp khác nhau cho những vấn đề này. Theo các kinh điển, nguồn gốc của đau khổ là ngã chấp, tức tà kiến tin tưởng và chấp thủ cái "ta" được coi là có thật. Ðể đối trị với tà kiến này người ta phải học các gây dựng trí huệ về tính không, hoàn toàn đối nghịch với mọi ý niệm về tự tính độc lập. Vậy kinh điển nhấn mạnh vào việc giải trừ tà kiến và thiết lập chánh kiến.
    Ðạo pháp Mật giáo không chối bỏ giáo lý của kinh điển nhưng đưa ra vài cách tiếp cận khác, cấp tiến hơn, cho những vấn đề của cuộc đời. Theo giáo lý Mật giáo, mọi sự khó khăn đều phát xuất từ những kinh nghiệm thông thường của chúng ta về cái chết và sau khi chết. Khi chết mà không biết cách kiểm soát, chúng ta dễ lọt vào trạng thái trung gian (bardo) với tâm trạng hoang mang, rồi từ đó chúng ta trải qua sự tái sinh không thể kiểm soát đưa tới một kiếp sống không thể kiểm soát khác. Bánh xe luân hồi cứ quay như vậy, đưa chúng ta từ kiếp sống bất mãn này tới kiếp sống bất mãn khác.
    Cần phải nhắc lại rằng sự chết không phải là một điều đáng sợ mà là một cơ hội quý báu. Ðối với ngưòi đã sửa soạn kỹ thì tiến trình chết là cơ hội tốt nhất để kinh nghiệm cái mà mình đã luôn luôn tìm kiếm, đó là tâm tinh quan tinh tế và đầy hoan lạc. Tuy nhiên, dù tâm hoan lạc đó phát khởi tự động trong tiến trình chết, đa số chúng ta không biết lợi dụng nó. Chúng ta không biết gì nhiều về đời sống cũng như cái chết, do đó không thể kiểm soát cái chết một cách tỉnh táo và có ý thức để có thể giải thoát mà cứ để bị dẫn tới một kiếp sống phiền não khác.
    Ðể tránh luân hồi đau khổ, chúng ta thực hành một loại thiền quán để chuyển hoá những kinh nghiệm thông thường về sự chết, bardo và tái sinh thành kinh nghiệm giác ngộ của một vị Phật. Vì vậy, pháp đối trị của Mật giáo không đối nghịch với vấn đề, như trí huệ về tính không đối nghịch với tà kiến ngã chấp, mà là một cái gì tương tự vấn đề. Vì pháp chữa bệnh giống với căn bệnh nên những lực thường dẫn tới phiền não và đau khổ có thể được dùng để mang lại sự trong sáng của tâm và sự thành tựu. Ðó chính là lý do Mật giáo được xem là con đường nhanh và nguy hiểm nếu chúng ta thực hành không đúng cách.
  4. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ba Phương Diện Của Phật Quả
    Ðể hiểu cách Mật giáo giải quyết những vấn đề sự chết, bardo và tái sinh, chúng ta cần phải biết một chút về ba thân của một vị Phật. Khi mọi tấm màn che phủ tâm đã được gỡ bỏ và khi mọi tiềm năng đã được phát triển hết sức, chúng ta sẽ đắc trong cùng một lúc pháp thân, hay thân sự thật, báo thân, hay thân hưởng phước báo, và hoá thân, hay thân biển lộ trong cõi vật chất, của một vị Phật. Pháp thân là tâm tự tại, vô giới hạn của một đấng giác ngộ, còn hai thân kia là hai mức mà tâm này tự biểu lộ để làm ích lợi chochúng sinh. (Pháp thân được coi là tượng trưng sự thành tự ý nguyện của mình bằng việc đạt được những phẩm tính siêu việt của tâm. Báo thân và hóa thân tượng trưng sự thành tựu ý nguyện của người khác bằng sự biểu lộ tự nhiên của một vị Phật trong những hình dạng mà người thường có thể tiếp xúc.
    Kinh nghiệm về ba thân là kinh nghiệm giác ngộ trọn vẹn. Là những người thường, chúng ta chưa có kinh nghiệm này, nhưng có thể đạt được một cái gì tương tự và theo phương pháp kết quả của Mật giáo thì chúng ta đang đạt được! Giống như người ta cố gắng để có những mục tiêu vật chất tốt nhất, ngay bây giờ, khi thực hành Mật giáo chúng ta tìm cách đạt kinh nghiệm hoan lạc của sự kiểm soát có ý thức tất cả những phương tiện của đời sống ngay trong hiện tại.
    Thân Người Là Quý
    Việc chuyển kinh nghiệm chết, bardo và tái sinh thành con đường đạt giác ngộ không phải là một ảo tưởng. Với thân xác vật chất chúng ta có thể làm được việc này. Theo giáo lý của các kinh điển, thân thể của chúng ta thường được coi là một chướng ngại. Thân vật chất suy thoái từng khoảnh khắc, hay bị bệnh và thu hút đau khổ như nam châm hút sắt. Thật vậy, diệu đế thứ nhất đời là khổ có thể được diễn dịch là thân xác chính là đau khổ. Giáo lý Mật Giáo có ý kiến khác về thân vật chất. Không phải là một chướng ngại, thân người được coi là vật quý báu nhất vì nó chứa mọi đồ trang bị cho việc đạt giác ngộ ngay trong đời này. Thân xác được cấu tạo bởi bốn nguyên tố: đất, nước, gió, và lửa, và vì sinh ra từ bào thai, nó chứa các giọt tinh trắng và đỏ, ngưyên là của cha và mẹ, cần thiết cho việc kích thích lực hoan lạc của kinh nghiệm kundalini, tức là đưa khí lực vào kinh mạch trung ương.
    Ðã có thân người, chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội thực hiện trọn vẹn tiềm năng của mình. Chúng ta đừng giống như những người không biết cách dùng cho đúng tài nguyên thiên nhiên của họ. Thí dụ, tôi được biết rằng có nhiều nông dân Nepal đốn những cây xoài của họ để làm củi. Một cây xoài phải mất nhiều năm để sinh trái, vì vậy rất quý, nhưng những người này hình như không biết như vậy, không biết dùng mà lại hủy hoại những cây xoài quý này, hậu quả là đất canh tác bị soi mòn và không còn gì cả. Nếu không dùng năng lực quý báu của thân thể cho việc đạt giác ngộ, mà lại lạm dụng nó trong cuộc theo đuổi những mục tiêu vô nghĩa của cuộc đời thì chúng ta còn dại dột hơn những người nông dân đó nhiều. Chúng ta nên làm như những nhà khoa học biét cách khai thác năng lượng từ mọi thứ, như ánh sáng mặt trời, thủy triều, gió và những thứ khác, cũng biết cách dùng năng lượng này cho mục đích xứng đáng. Nói cách khác, chúng ta nên vận dụng tài năng cao nhất cho việc chuyển hóa thân thể hiện tại của mình từ một nguồn đau khổ và bất mãn thành con đường đầy hoan lạc dẫn tới hạnh phúc tối thượng cho mình và người khác. Ðây là mục tiêu tối hậu của mọi pháp tu tập Mật giáo.
    Tiến Trình Chết
    Khi thân thể tính giác ngộ hay chân tính, được thực hiện thì hành giả sẽ đắc pháp thân, báu thân,và hóa thân cùng một lúc. Nhưng về mặt tu tập thì ba thân này tiến hóa dần dần trong một tiến trình giống như tiến trình tự nhiên của sự chết, trạng thái trung gian Barlo và tái sinh. Vậy như đã nói, trước hết chúng ta phải hiểu tiến trình tự nhiên này diễn ra như thế nào để có thể hiểu sự thành hình của ba thân giác ngộ.
    Chết là sự phân ly giữa tâm với thể xác. Sự phân ly này có thể diễn ra trong vài giờ hay vài ngày tùy theo cái chết do nguyên nhân tự nhiên hay cái chết bất ngờ vì tai nạn. Nhưng cả hai trường hợp đều có một số giai đoạn xác định trong tiến trình chết. Thể xác không mất khả năng giữ tâm thức ngay một lúc, mà mất đi dần dần khi mỗi nguyên tố của thể xác như đất nước gió và lửa lần lượt mất khả năng hổ trợ của mình.
    Các sách Mật giáo viết về tiến trình chết diễn tả một cách linh động bốn giai đoạn đầu tiên của sự chết. Trước hết nguyên tố đất chìm, hay tan vào trong nguyên tố nước, rồi nguyên tố nước tan vào nguyên tố lửa, nguyên tố lửa tan vào nguyên tố gió và nguyên tố gió tan vào chính tâm thức. Lối diễn tả này có ích cho việc thiền quán nhưng không tiêu biểu theo nghĩa đen. Thí dụ nguyên tố đất "chìm" vào trong nguyên tố nước có nghĩa là khi những phần thuộc chất đặc của thân thể mất dần khả năng hoạt động và trở nên bớt ràng buộc hơn với tâm của người hấp hối, những thành phần thưộc tính chất lỏng có vẻ mạnh hơn và nhiều hơn.
    Khi những thành phần vật chất này lần lượt trở nên mạnh hơn hoặc yếu hơn, người hấp hối kinh nghiệm một số dấu hiệu bên ngoài và bên trong nội tâm liên quan tới mỗi giai đoạn của tiến trình phân giải. Những dấu hiệu hay ấn chứng này đã được mô tả chi tiết trong các sách khác nên không cần phải nói tới ở đây. Tuy nhiên, chúng ta nên kể một số linh ảnh, hay thị kiến thường xuất hiện lúc vừa chết.
    Thông thường khi chết ngưòi ta không thể tự kiểm soát được nữa. Vì trong đời sống họ không tu tập nên kinh nghiệm chết làmcho họ rối loạn và hoang mang, trong khi các thành phần của thể xác mất thăng bằng và không hoạt động một cách hòa hợp nữa. Họ cảm thấy dường như mình đang ở giữa một trận động đất dữ dội và vì vậy nếu không phải là bất khả thì cũng rất khó cho họ giữ bình tĩnh để ý thức. Những gì đang diễn ra, Vậy sự chết được kinh nghiệm như một loạt những ảo giác đáng sợ, một tai họa khủng khiếp. Nhưng đối với một người đã sửa soạn thì những thị kiến đó lại mang tới thêm sự an tỉnh. Còn với những hành giả trình độ cao thì mỗi giai đoạn của tiến trình phân giải sẽ mang lại trí huệ và sự trong sáng mỗi lúc mỗi nhiều hơn.
    Theo tâm lý học Phật giáo, một đối tượng mang lại thỏa mãn hay không là tùy thuộc vào quyết định đã có trước của tâm thức. Trước khi bạn nhìn thấy một vật đặc thù nào đó, tâm của bạn đã nghĩ tới và quyết định: "Một vật như vậy sẽ làm cho mình hạnh phúc". Và khi nhìn thấy nó bạn nghĩ: "Ôi đẹp quá" Phản ứng ghét hay đố kỵ cũng giống như vậy. Nếu tâm thức đã quyết định là mình không thích một người nào thì khi gặp người đó bạn sẽ chỉ thấy một người đang bất mãn. Chúng ta thích cái gì thì cho cái đó là tốt, ghét cái gì thì cho cái đó là xấu, vì vật đó chỉ là những ý niệm gỉa tạo của tâm.
    Những điều nói trên liên quan gì tới kinh nghiệm chết? Phật giáo dạy rằng muốn sống sung sướng và chết hạnh phúc thì phải nhận ra tính chất thật của sự vật chứ không để cho sắc tướng bên ngoài mê hoặc. Trong đờì sống chúng ta gặp hết đìều bất mãn này tới điều bất mãn khác vì tin rằng những ý kiến của mình về sự vật là đúng và vì vậy chúng ta dùng hết thời giờ và sức lực để theo đuổi những gì mình thích, trốn tránh những gì mình ghét. Trong đời sống, chúng ta tạo thói quen liên hệ với sự vật bằng việc tham muốn hoặc sự kiên kỵ, như vậy nên hậu quả là vào lúc chết, khi mọi vật tan rả, tâm của chúng ta sẽ rối loạn.
    Ðể tránh điều nói trên chúng ta phải biết rằng vạn vật chỉ là những hình tướng đối với tâm, không có một chút sự tự có độc lập nào và chỉ phát sinh từ nhân duyên, mọi sự vật đều giống như những ảo giác. Khi tâm thức của mình trải qua tiến trình chết chúng ta cũng hiểu biết như vậy đối với những thị kiến xuất hiện liên tiếp. Chúng ta nên làm quen với những gì mình sẽ gặp khi chết, để có thể dối phó với những ảo giác này, thay vì để chúng tràn ngập và làm cho mình rối loạn. Trong lúc sống cũng như khi chết, điều quan trọng là biết ảo giác chỉ là ảo giác, những phóng chiếu của tâm chỉ là những phóng chiếu và ảo tưởng chỉ là ảo tưởng, như vậy chúng ta sẽ an nhiên tự tại.
  5. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Sự Chết Và Pháp Thân
    Trước hết chúng ta hãy xét những gì sẽ xảy ra cho mình nếu không tu tập và không sửa soạn, mình chết trong trạng thái lo sợ và hoang mang. Tuyệt vọng bám vào cái "ta" được coi là vững chắc, chúng ta sẽ hốt hoảng khi thân xác của mình bắt đầu tan rã. Khi nguyên tố đất của cơ thể hủy hoại và nguyên tố nước có vẻ trở nên mạnh hơn, tâm chúng ta sẽ đầy một thứ ảo ảnh có màu xanh bạc lấp lánh. Chúng ta cảm thấy tù túng và ngẹt thở cứ như mình đang bị chôn vùi trong đất hay bị kẹt trong một vụ đất lở. Sau đó nguyên tố nước chìm vào nguyên tố lửa và hình ảnh một làn khói xoay tròn hiện ra, chúng ta cảm thấy như mình đang chết đuối hay bị một giòng nước lũ cuốn đi. Kế tiếp, nguyên tố lửa tan biến và thân thể chúng ta lạnh dần, rồi xuất hiện hình ảnh những đóm ánh sáng giống như những tia lửa nhẩy múa trên một ngọn lửa trong đêm. Có những người hấp hối kêu lên trong tiến trình này vì nghỉ là mình đang bị lửa đốt. Sau cùng, nguyên tố gió tan biến, hơi thở ngắn lại, chúng ta cảm thấy mình chao đảo như chiếc lá bị gió thổi, cũng với kinh nghiệm này là thị kiến về một ngọn lửa đang tàn dần trong một căn phòng tối và giống như một ngọn nến vụt sáng lên trước khi tắt, ngọn lửa này bùng vở trong nỗ lực cuối cùng của mình. Hơi thở của chúng ta, trước đây đã yếu dần, lúc này hoàn toàn ngừng lại. Ðối với thế giới bên ngoài thì chúng ta có vẻ đã chết (và đây thường là dấu hiệu cho những người tụ tập quanh chúng ta bật khóc)
    Nhưng chúng ta chưa chết. Bốn nguyên tố của thể xác và những ý niệm liên hệ với chúng đã ngừng hoạt động, nhưng vẫn còn những mức tâm thức tinh tế để hòa nhập. Ðiều này xẩy ra khi giọt trắng tinh tế nhận từ cha vào lúc hoài thai, trụ ở đỉnh đầu trong lúc sống và giọt đỏ nhận của mẹ, trụ ở bụng, tiến lại nhau và rốt cuộc gặp nhau ở chỗ trái tim. Khi giọt trắng đi xuống chúng ta thấy thị kiến cõi không thấm nhập bởi một màu trắng và khi giọt đỏ đi lên, chúng ta thấy hình ảnh cõi không thấm nhập một màu đỏ. Hai giọt này gặp nhau, làm thành một bầu chứa tâm thức nguyên thủy, rất tinh tế của chúng ta cùng với khí lực liên 1uân tới tâm thức này ở tim và chúng ta cảm nhận một mầu đen như trong một căn phòng hoàn toàn tối. Mầu đen này sẽ mỗi lúc mỗi đen hơn cho tới khi chúng ta rơi vào vô thức hoàn toàn.
    Nhưng chúng ta vẫn chưa chết. Bên trong bầu này ở luân xa tim là tâm thức rất tinh tế của chúng ta và khí lực tinh tế liên quan tới nó. Sau một thời gian có thể lâu tới ba ngày kể cả với người không tu tập, bầu này mở ra và tâm chúng ta được soi sáng. Tâm rất tinh tế thức tỉnh và thị kiến cõi không trong sạch và sáng ngời. Tâm thức tinh quan này là trạng thái tâm cuối cùng và tinh tế nhất trong tất cả những trạng thái tâm mà chúng ta kinh nghiệm trong đời.
    Ðối với người thường thì tất cả những sự hòa nhập này, từ sự xuất hiện của thị kiến ảo ảnh đầu tiên cho tới sự xuất hiện của ánh sáng trong suốt, đều không được kiểm soát. Chúng xuất hiện liên tiếp nhau nhưng chúng ta gần như không biết gì về chúng, vì tâm lúc này quá rối loạn. Còn những người đã tu tập tốt từ trước sẽ giữ được ý thức rõ ràng về mọi sự việc diễn ra trong tiến trình này. Họ biết thị kiến kế tiếp nào sẽ tới và hiểu rằng chúng chỉ là những ảo ảnh xuất hiện với tạm trong lúc hấp hối, không tự hiện hữu độc lập như một cái gì độc lập ở bên ngoài. Vì hiểu biết như vậy nên họ không sợ gì cã trong lúc qua đời này. Tâm của họ sẽ mỗi lúc mỗi tinh tế hơn, trí huệ về tính không của thực tại trở nên mổi lúc mỗi sắc xảo hơn. Rốt cuộc, khi tính quang xuất hiện, tâm rất tinh tế này hòa nhập bất khả phân với tính không trong sự hoan lạc không thể diễn tả được. Ðối với một người như vậy, chết là một cơ hội quý báu để hoàn thiện hóa trí huệ về cái bất nhị, tức tính không. Trí huệ trong sáng, vô chướng ngại này là phương tiện để một người có tu tập dùng trong việc chuyển hóa tiến trình chết thông thường thành kinh nghiệm pháp thân giác ngộ.
    Kinh nghiệm pháp thân về bất nhị là điều vượt ngôn từ, vượt diễn dịch, vượt ý niệm. Người nào nói về kinh nghiệm này sẽ gặp nguy cơ trình bày sai sự thật. Vậy các bạn không nên tin những lời sai lầm của tôi. Dù khéo đến đâu, ngôn từ vẫn là sự biểu lộ của những ý niệm giới hạn và được hiểu bởi tâm giới hạn. Ðiều cần thiết là đạt được chính kinh nghiệm và vượt lên trên ngôn từ thường được dùng để mô tả nó. Ðó là lý do Mật giáo nhấn mạnh tới thực hành hơn là lý thuyết.
    Việc nghiên cứu các kinh sách Phật giáo và nhận xét phân tích chúng một cách sắc xảo là điều tốt, nhưng có khi lối tiếp cận phân tích này gây tai hại thực sự. Một trong những đạo sư của tôi có lần nói với tôi rằng: "Tới một lúc nào đó con phải bỏ cách hiểu sự vật qua triết lý. Con phải vượt lên trên mọi tranh luận". Lời dạy này làm tôi ngạc nhiên, vì lúc đó tôi còn trẻ, hăng say, thích phân tích và phê bình tất cả những gì mình được biết. Nhưng về sau tôi hiểu ý của ngài là việc kẹt trong những ức đoán của lý trí có thể ngăn cản chúng ta đạt những kinh nghiệm thiền quán sâu xa. Vậy, cần phải biết lúc nào nên thả lỏng và để cho tâm của mình trụ trong trạng thái tự nhiên có tính chất trong sáng.
    Các vị thầy thực sự tài năng của tất cả các truyền thống tâm linh luôn luôn nhấn mạnh rằng có những lúc người ta không nên phân tích hay lý luận gì cả. Thí dụ, dùng lý trí để phân tích trong khi thực hành giai đoạn thành tựu của nghi quỹ yoga tối thượng là sai lầm lớn. Vì khi bạn dùng lý trí thì tự nhiên đủ loại tà kiến sẽ xuất hiện. Tâm của bạn sẽ quá bận rộn và rung động với năng lực phân tán của những ý niệm hỗn tạp đó. Sau đó, vì mỗi trạng thái tâm liên kết với khí lực của riêng mình nên hệ thống kinh mạch tinh tế cũng sẽ bận rộn rung động với những khí lực khác nhau. Như vậy, bạn không thể kiểm soát được hệ thống kinh mạch trong khi thực hành những pah1p giai đoạn thành tựu này, người Tây Tạng gọi là "lung", nghĩa là khí lực vô tác dụng ở tim. Như với tất cả những phương tiện củ đường đạo, có lúc cần phải dùng lý trí và có lúc phải dẹp nó qua một bên.
    Bardo Và Báo Thân
    Ðối với người thường, khi ánh sáng trong suốt chấm dứt, tâm kinh nghiệm những thị kiến của kinh nghiệm pháp thân vừa được nói ở trên nhưng theo thứ tự ngược lại, từ bóng tối của vô thức tới thị kiến ảo ảnh. Vào lúc bắt đầu tiến trình đảo ngược này, tâm rời thể xác và người ta thực sự chết. Ngay sau đó là trạng thái trung gian Bardo, và lúc này tâm lại mất kiểm soát. Với tốc độ của ý nghĩ, chúng ta bị đẫy từ tình trạng này tới tình trạng khác như trong một giác mơ, nhưng giấc mơ này thường là một cơn ác mộng. Có khi những thị kiến kinh khủng xuất hiện làm cho chúng ta hoảng sợ bỏ chạy, những hình ảnh này phát xuất từ những nghiệp xấu mà mình đã tạo trong quá khứ. Cũng có khi những hình ảnh cám dỗ xuất hiện, và chúng ta ham muốn đuổi theo chúng để rồi sẽ chỉ có bất mãn. Những sự kiện này đã xẩy ra khi chúng ta còn sống, suốt đời chúng ta tìm kiếm sự an toàn, theo đuổi những gì mình ưa, trốn tránh những gì mình ghét. Nhưng bây giờ tình cảnh của chúng ta cực đoan hơn. Vì thân Bardo của chúng ta trong cõi trung gian này được cấu tạo bằng khí lực tinh tế, nên có thể đi xuyên qua vật chất không bị cản trở một chút nào cả và do đó chúng ta dễ bị đưa vào những tình cảnh khác nhau bởi chính tâm hoảng sợ hay ham muốn của mình.
    Ðây là kinh nghiệm bardo thông thường nhưng một lần nữa các hành giả hiểu biết có thể chuyển hóa kinh nghiệm này thành phương tiện đạt giác ngộ. Vì họ đã tu luyện để có thân cầu vồng nên khi tịnh quang lúc chết chấm dứt họ sẽ có thân ánh sáng rực rỡ thay vì thân bardo thông thường. Như vậy họ chuyển hóa kinh nghiệm bardo thông thường thành kinh nghiệm báo thân.
    Tái Sinh Và Hóa Thân
    Tiến trình chết và bardo thông thường không được kiểm soát mà chỉ có động lực là tính chấp thủ, sự tái sinh thông thường cũng có tính cách như vậy. Sau giai đoạn bardo, chúng ta bị gió nghiệp thổi tới nơi cha mẹ tương lai của mình. Ở đó tâm lẫn lộn những cảm giác mong muốn và trốn tránh, rồi chúng ta bất tỉnh và nhập vào bào thai của mẹ. Ðây là lúc bắt đầu một cuộc đời bất tịnh và đau khổ. Thân vật chất của chúng ta chịu những nỗi khổ của sinh, lão, bịnh, tử, còn tâm trí hay thần thức như một dòng tiếp tục chảy từ kiếp trước, sẽ chịu sự bức bách của các tính tham, sân, si, và tạo nghiệp xấu gây ra bất mãn và đau khổ trong tương lai.
    Một hành gỉa tài năng có thể chuyển hóa kinh nghiệm tái sinh thông thường này cùng một cách với việc chuyển hóa kinh nghiệm chết và bardo. Thay vì di chuyển từ trạng thái bardo tới kiếp kế tiếp với lực vô minh và chấp thủ, rơi vào vô ý thức, nay những người đã tu tập có thể tự ý chọn sự tái sinh của mình một cách có ý thức. Vì không còn chấp thủ hình tướng thông thường, họ cảm thấy cha mẹ tương lai của mình và chính mình là những vị thần. Tùy theo trình độ tu tập và pháp thực hành của họ trong kiếp trước, họ còn có thể tái sinh trong một tĩnh thể, tức trạng thái hiện hữu trong đó mọi vật đều dẫn tới sự thật giác ngộ. Nếu sinh ra trong cõi vật chất, họ có thể chọn hoàn cảnh sống nào thích hợp cho việc phát triển tâm linh để tiếp tục thực hành tu tập cho tới khi đạt giác ngộ hoàn toàn như vậy, họ chuyển hóa kinh nghiệm tái sinh thông thường thành kinh nghiệm hóa thân giác ngộ.
    Ðó là sơ lược về cách chuyển hóa sự chết, bardo và tái sinh thành ba thân giác ngộ của các hành giả Mật giáo, đủ cho chúng ta biết về một mục đích của pháp tu tập cao nhất của Mật giáo. Hiện tại chúng ta vẫn bị các lực của vô minh và nghiệp xấu tràn ngập, lôi cuốn trong luân hồi, không có khả năng kiểm soát hay tự chọn đời sống. Không phát triển trí huệ để chuyển hoá sự sống và sự chết thành kinh nghiệm giác ngộ của một đức Phật, chúng ta sẽ tiếp tục luân hồi trong đau khổ, luôn tìm kiếm hạnh phúc nhưng chỉ gặp bất mãn.
    Ðoạn Lìa Tái Sinh
    Chúng ta đều có thể thấy rõ những kinh nghiệm về sự chết, bardo và tái sinh là nguồn gốc của mọi khó khăn của mình. Vì chúng ta sống, chết, và tái sinh với tâm và thể xác không được kiểm soát nên bây giờ chúng ta phải chịu nhiều nỗi khổ về tâm và thể xác trong đời sống. Có thể nói, nếu không sinh ra đời thì những nỗi khổ đó đã không có. Bằng pháp tu tập của nghi quý cao nhất chúng ta có thể tránh được việc tái sinh trongmột đời sống đáng bất mãn.
    Người ta có thể không hiểu, khi nghe nói tu tập Mật giáo có thể đoạn lìa tái sinh. Họ sẽ hỏi đoạn lìa tái sinh để làm gì, tại sao lại bỏ cơ hội sống lại ở thế gian để không hiện hữu gì cả, và họ không đồng ý như vậy.
    Chúng ta nên hiểu rằng :"đoạn lìa tái sinh" có ý nghĩa đặc biệt là thoát khỏi kinh nghiệm tái sinh không kiểm soát. Chúng ta có thể tu tập đạt thành tựu mà vẫn trở lại thế gian này, vì do động lực bồ-đề-tâm chúng ta không muốn bỏ rơi người khác, chúng ta sẽ trở lại vì lợi ích của họ. Ðức Phật đã tái sinh và sống kiếp cuối cùng để làm lợi ích vô tận cho chúng sinh. Hiện tại, chúng ta tái sinh không có sự kiểm soát chỉ để tiếp tục luân hồi đau khổ; đây là lối tái sinh cần phải được đoạn lìa. Sự chết và bardo cũng vậy, kinh nghiệm chết và bardo không được kiểm soát phải được chuyển hóa.
    Cuộc đời không có kiểm soát và đầy tham, sân, si của chúng ta chắc chắn sẽ kết thúc với cái chết không kiểm soát và trong lúc chết những vô minh đó sẽ làm cho tâm rối loạn hơn. Những ảo giác phát sinh từ sự phân giải của các nguyên tố thể xác, sẽ tràn ngập và làm chúng ta bước vào trạng thái trung gian với hoảng sợ và mong ước lẫn lộn. Ở cõi bardo, vì có thân tâm thức thay vì thân vật chất nên những tà kiến vốn có sẵn sẽ có ảnh hưởng mạnh hơn với chúng ta. Mỗi cảm xúc hay ý niệm sai lầm xuất hiện trong tâm sẽ tức khắc đưa chúng ta vào tình trạng gỉa ảo tương ứng. Ðây là một tình trạng cực kỳ khủng khiếp và rốt cuộc, khi nhận được thị kiến về cha mẹ tương lai của mình, lòng mong ước sự an toàn sẽ thúc đẩy chúng ta tái sinh và chúng ta bắt đầu một kiếp sống nữa. Không có chỗ nào an tĩnh để nghĩ ngơi, vì đời sống thông thường trong cõi luân hồi không có tính chất an toàn và hạnh phúc, dù chúng ta vẫn mong ước và tìm kiếm.
    Mục đích của pháp tu tập Mật giáo là giúp chúng ta thoát luân hồi đau khổ. Bằng việc tu tập để tâm vượt qua được sự chế ngự của hình tướng gỉa ảo thông thường và bằng việc sửa soạn trước cho những gì mình sẽ trải qua vào lúc chết và lúc tái sinh, chúng ta sẽ có khả năng chuyển hóa những kinh nghiệm chết, bardo, và tái sinh thành kinh nghiệm giác ngộ về ba thân của một vị Phật.
    Ptpt = Muốn tái sinh có ý thức (tức chọn cảnh sình giới mà đến) ta phải tỉnh thức cả 3 bardo : bardo thức, bardo ngủ và bardo mộng. Như chiếc chìa khoá, khi làm chủ được một bardo, thì ta dễ dàng thành tựu được 2 bardo kia. Thông thường đang sống trong cõi động nên ta đã tu tập bardo Thức, vì mượn âm thanh lẫn thần lực mà vào nên Tịnh Mật là pháp
  6. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Ha ha ha. Sau bao thử thách hôm nay gió nhớn công tử cũng đã chấp nhận học trò. Ha ha. Mà ông này đã chọn học trò thì học trò không muốn cũng phải học.
    Chúc thày trò tân tiến, tinh tiến. Khà khà.
  7. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    COPY AND PASTE
  8. fptcomvn

    fptcomvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Những người muôn năm cũ... hồn ở đâu bây giờ....
    Pháp luôn xuất hiện tùy theo căn cơ người cầu Pháp. Chư Phật, Bồ Tát, Thiện Tri Thức ở khắp muôn nơi. Hữu cầu tất ứng.
    Om Mani Padme Hung !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chia sẻ trang này