1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Thông tin được trích từ cuốn Nước mắt ngày gặp mặt
  2. minhtit

    minhtit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Gửi các bác đọc trích đọan chương "Cán cửa thép Xuân Lộc" trong cuốn "Từ Buôn Ma Thuột đếm Sài Gòn" của Thiếu tướng GS-TS Huỳnh Nghĩ:
    Theo nhận định của đại tướng Weyand của Mỹ (là tổng tư lệnh cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ ở Nan VN)thì Xuân Lộc là vị trí che chắn cho SG từ cửa ngõ phía đông nên nó có vai trò chiến lược hết sức quan trọng (nhất là trong lúc đó QK2 của VNCH đã mất) và ông ta cho rằng ''Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất SG". Trước tình hình miền Nam VN trong cơn nguy khốn, Weyand đã được cử quay lại SG. Khi còn ở Mỹ, ông ta đã biết rằng miền nam VN đang lâm nguy to, nhưng ông không thể khước từ nhiệm vụ được giao, trước kia cũng như hiện nay ông thống nhất quan điểm với ngọai trưởng Mỹ Kissingẻ rằng Mỹ phải có trách nhiệm giúp đỡ SG đến phút chót. ngày 28/3 Weyand cùng đến SG với đại sứ Mỹ Martin. đến SG Weyand tập trung nghiên cứu tình hìnhđể tìm ra giải pháp cứu nguy. trước hết về quân sự, ông ta kiến nghị thay đổi bố trí phòng thủcủa QĐVNCH để giữ phần đất còn lại. Trước đó, TT Thiệu bố trí tuyến phòng thủ bảo vệ SG kéo dài từ Tây Nình đến Nha Trang, nhưng nay Nha Trang - Cam Ranh đã bị mất nên Weyand kiến nghị chuyển tuyến phòng thủ sang hàng dọc theo quốc lộ 1A từ Phan Rang về Xuân Lộc. TT Thiệu nhanh chóng chấp nhận vì không còn cách nào khác, ông ta cũng yêu cầu Mỹ cho máy bay B52 ném bom để bảo vệ SG, nhưng người Mỹ trả lời ném bom là vi phạm Hiệp định Paris, nên chỉ có thể viện trợ tiền & vũ khí. Về chínht rị, Weyand yêu cầu phải thay đổi chính phủ, phải mở rộng nội các có thể tập hợp lực lượng tiến tới đàm phán với VC. Tuân lệnh Weyand, TT Thiệu sát nhập Phan Rang, Phan Thiết vào QK3, giao phần đất còn lại của QK2 cho trung tướng Nguyễn Văn Tòan, tư lệnh QK3 chỉ huy. Nguyễn Văn Tòan thiết lập 1 sở chì huy tiền phương tại Phan Rang & bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Vĩnh nghi trực tiếp chỉ huy ở Phan Rang........
    Thực thi ý định xây dựng tuyến phòng thủ Xuân Lộc, Weyand đã cùng Cao Văn Viên& Nguyễn Văn Tòan đã bay đi thị sát Xuân Lộc. Sư đòan 18 (1 trong những sư đòan thiện chiến của QĐVNCH)do chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy được giao nhiệm vụ tố chức Xuân Lộc thành khu vực phòng thủ cấp sư đòan, hình thành 1 cánh cửa thép, bảo vệ phía đông SG. Sau khi nhận nhiệm vụ tướng Đảo đã bố trí lại như sau: tại trung tâm thị xã có sở chỉ huy Sư đòan 18, Trung đòan 43, tòa hành chính, tiểu khu, dinh tỉnh trưởng; Ở phí đông thị xã có Trung đòan 52, Trung đòan 5 thiết giáp, lực lượng thám sát & công binh; Hướng nam có Chiến đòan 1 & Tiểu đòan 82 biệt động quân. Ngòai ra còn đông đảo các đơn vị bảo an. Ngoại vi thị xã ở Núi Nhị, trại Lê Lợi, đèo Mẹ bồng con, cầu Gia Thiêu, ngã 3 Tân Phong đều có quân bố trí. Cùng với khu phòng thủ Xuân Lộc, còn 1 lọat các tuyến hpòng thủ khác: Long Khánh, Trảng Bom, Biên Hòa - SG, Long Thành, hình thành 1 hệ thống phòng ngự vững chắc, nhằm ngăn chặn có chiều sâu cuộc tấn công của quân ta vào SG.
    Ta dự kiến ngày 6/4/75 QĐ4 sẽ tiến công Xuân Lộc, nhưng do Sư đòan 7 mới từ Bảo Lộc về, chưa kịp bổ sung quân số, vụ khí, chuẩn bị chiến trường nên ngày N được lui thêm 3 ngày. ngày 9/4/75, chiến dịch tiến công Xuân Lộc bắt đầu. Dưới sự chi viện của pháo binh, bộ binh & xe tăng bắt đầu tiến công vào thị xã. Trên hướng bắc, Sư đòan 341 được sự giúp đỡ của đc Tư Lạc, Tỉnh đội trưởng & đc Nam Thắng, bí thư thị ủy, Trung đòan 3 đã xung phong chọc thủng tuyến tiền duyên phòng ngự của địch, đánh hciếm khu chợ, khu bảo an, sau đó đánh chiếm dinh tỉnh trưởng, đến 10h thì chiếm được khu cố vấn Mỹ & CIA. Cùng lúc Trung đòan 2 đánh chiếm khu cảnh sát & khu gia binh. Trên hướng đông, Sư đàn 7 đột phá gặp khó khăn, bị địch dùng hỏa lực ngăn chặn, nhất là căn cứ thiết giáp. Mụi tiến công của Trung đòan 52 bắn cháy 4 chiếc xe tăng của địch ra phản kích. Trên hướng Sư đòan 6, ta tiến công ấp Trần Hưng Đạo, đánh chiếm trận địa pháo, chiếm đèo Mẹ bồng con, ấp Hưng Lộc, hòan thành mục tiêu trong ngày. Như vậy ngày đầu tiên ta đã chiếm 1/2 thị xã, tòan bộ khu hành chính, lực lượng ta vào trong thị xã 3 Tiểu đòan, cài xen với địch, đã chia cắt đọan đường từ ngã 3 Dầu Giây đến đèo Mẹ bồng con.
    Ngày 10 & 11/4, ta tiếp tục tiến công địch trong thị xã, tranh chấo với địch từng căn nhà, góc phố. Từ ngày 10/4 địch đổ bộ 1 Lữ đòan dù xuống thị xã, tiếp sau lại đổ thêm 2 Lữ đòan thủy quân lục chiến,1 Liên đòan biệt động quân, 1 Trung đòan bộ binh của Sư đòan 5. Như vậy, địch đã đưa đấn Xuân Lộc 50% lực lượng bộ binh, 60% pháo binh, gần hết xe tăng - thiết giáp của QK3. Địch sử dụng mỗi ngày 80 lượt mát bay đánh phá, trong đó có cả lạo bom CBU. Được tăng quân, địch bắt đầu phản kích chiếm lại các mục tiêu đã bị mất, cố đẩy lực lượng ta ra khỏi thị xã
    Trước tình hình trên, đc Thượng tướng Trần Văn Trà thay mặt BTL Miền đã đến tận nơi chỉ đạo cụ thế việc điều chỉnh lại lực lượng, xoay chuyển thế trận & cách đánh, từ chỗ đánh vỗ mặt, chuyển sang cách đánh vào sau lưng địch, lấy tiêu diệt địch vòng ngòai làm chính, đánh chiếm ngã 3 Dầu Giây, cắt đường số 2 đi Bà Rịa -Vũng Tàu. trưa 13/4 BTL đã điện "ở hướng XL không cần tăng thêm lực lượng. Với lực lượng sẵn có, chuyển cách đánh cho thích hợp để đạt được yêu cầu đề ra..."
    Thực hiện ý định trên, sáng 15/4, ta pháo kích sân bay Biên Hòa, địch phải vội chuyển số máy bay còn lại về TSN. Sư đòan 6 & Trung đòan 95B tiến công diệt Chiến đòan 52 ngụy ở ngả 3 Dầu Giây, thu 12 khẩu pháo & tòan bộ xe tăng của Chi đòan 3 thiết giáp, cắt đứt quốc lộ 1A đọan XL-bàu cá, làm chủ đường 20 từ ngã 3 Dầu Giây đến Túc Trưng. Để tránh thất bại tiếptheo, địch tập trung không quân & pháo binh, chi viện gần 200 xe tăng - thiết giáp của Lữ đòan 3 phản kích nhằm chiếm lại ngã 3 Dầu Giây, nhưng tất cả các cuộc phản công này đều thất bại. Ta đã giành lại têế chủ động chiến trường.
    Sau khi giải phóng Đà Nẵng, BCT có ý định để QĐ2 lại phòng thủ Đà Nẵng, đề phòng quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng chia cắt chúng ta như đã làm ở Bắc Triều Tiên. Nhưng BTL QĐ đã đề nghị với đc Lê Trọng Tấn tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng, xin chỉ để lại Đà Nẵng sư đòan 324, còn cho QĐ2 tiếp tục hành quân vào tham gia gải phóng SG. Hôm sau đc Lê Trọng Tấn bay ra HN đề đạt với BCT kiến nghị trên. Xét thực tế tính hình, BCT đồng ý để QĐ2 cấp tốc hành quân vào tham gia chiến dịch giải phóng SG. Ngày 5/4 tại sở chỉ huy của QĐ2 tại Khánh Hòa, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh cánh Đông của chiến dịch đã giao nhiệm vụ cho QĐ2 "thời gian là vàng ngọc, QĐ2 làm sao đúng ngày 7/, khối đi đầu có thể xuất phát được. Vừa hành quân vừa tác chiến làm sao khuôn gọn vào 18 ngày, chỉ được phép trong vòng 18 ngày, tòan QĐ phải có mặt tại nơi tập kết Rừng Lá (Bà Rịa), cách XL 20km. Khi sở chỉ huy tiền phương của QĐ đến Cam Ranh thì được biết địch đã tổ chức tuyến phòng thủ Phan Rang khá vững chắc. Ngày 16/4 QĐ 2 đưa Sư đòan 325 tăng cường 20 xe tăng & pháo binh tiến công theo đường 1A đánh vào thị xã Phan Rang. sau 2 giờ chiến đấu, ta đã làm chủ thị xã........
    Tiếp đó ngày 18/4 QĐ tiến đến Tuy phong, hàng chục tàu chiến của địch bắn phá dữ dội đọan đường từ Tuy Phong đến Vĩnh Hảo, QĐ sử dụng pháo D74 & 130mm bắn trả, bắn chìm 3 tàu....
    Ở Hàm Tân lúc này dịch các nơi chạy về, co cụm tại đây khỏang 5,000 lích, trong đó có Trung đòan 40, tiếu khu Bình Tân, 1 Đại đội pháo, 1 Chi đòan thiết giáp. Địch thấy QĐ2 đi thẳng về XL nên hô hào tử thủ Hàm Tân. BTL QK6 đến yêu cầu QĐ2 cho lực lượng quay lại đề cùng địa phương tiêu diệt quân địch ở Hàm Tân, 5h ngày 22/2 ta triển khai ở ngã 3 Hàm Tân & quốc lộ 1A, đến 23 giờ ta tiêu diệt tòan bộ cụm địch ở Hàm Tân......
    Lúc này trong thị xã XL, Sư đòan 7 & Sư đòan 341 vẫn tiếp tục bám đánh địch trong nội thị. Phát hiện QĐ2 đã đến Rừng Lá, địch đinh ninh rằng ta sắp tăng cường lực lượng tấn công XL. Trước nguy cơ không thể giữ nội XL & đăng đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hòan tòan, Tướng Đảo đã báo cáo xin được rút chạy. Buộc lòng BTTM ngụy phải đồng ý. Chiều tối ngày 20/3, tòan bộ quân địch ở Xl-Long Khánh theo tỉnh lộ số 2 rút chạy về XL-Long Khánh. Tướng Đảo & 1 số tùy tùng được máy bay trực thăng cứu thóat. Để cuộc rút quân tránh tổt thất, tướng Đảo phái đại tá Lê Xuyên Hiền chỉ huy 600 lính ở lại chặn quân ta truy kích. Cuộc rút lui của Su đòan 18 nguỵ quá bất ngờ, khi ta biết tin & tổ chức truy kích thì đã muộn. Rạng sáng 21/4 TT Thiệu nghe tin sét đánh "Rạng sáng ngày 21/4 quân BV đã tiến công mạnh vào XL, họ nhằm vào sở chi huy của tướng Đảo. BCH ở SG mất liên lạc với quân bảo vệ XL, trận tuyến phòng thủ hiện nay chỉ còn cách SG chưa đầy 42km.
    Trải qua 13 ngày đêm, QĐ4 đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương, tiến công liên tục, đập tan Cánh cửa thép XL, mở ra 1 hướng mới tiến công hiểm yếu cho QĐ4 & QĐ2 đánh vào SG. Mất Xuân Lộc, TT Thiệu phải từ chức. Chiến dịch tấn công XL thắng lớn, nhưng đồng thời cũng là chiến dịch tiến công ác liệt nhất kể từ khi QĐ4 được thàn lập. Chỉ trong 3 gnày đầu, Sư đòan 7 đã thương vong 300 căn; Sư đòan 341 thương vong gần 1.200, 6 trong 9 chiếc tăng tham gia bị bắn cháy, pháo 85mm & pháo cao xạ 57 bị hỏng gần hết.
    Các báo đài phương tây đều đưa tin mất XL. Tờ đi Figaro, số ngày 24/4/75, bình luận "tướng Thiệu đã thua cuộc, cả Hoa kỳ cũng đã thua cuợc cả Hoa Kỳ cũng đã thuy cuộc, thế giới tự do cũng thua nốt. Sự sụp đổ là hòan tòan & dù khua môi, múa mép thế nào thì cụng không thay đổi được nữa"....
  3. chinadog

    chinadog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Kính chào các bác, đọc các bài các bác trên này hay quá. Nhưng có một điều em thắc mắc mãi xin các bác chỉ giáo hộ.
    Đọc nhiều tài liệu, thấy quân đội VNCH thuộc vào lọai "khủng" với quân số cỡ chừng 1triệu với trang bị khá đầy đủ, chắc chắn là hơn QĐNDVN thời bấy giớ, nhưng sao khá năng tập hợp lực lượng trong các trận chiến lớn lại quá yếu như vậy. Cụ thể :
    1. Cuộc tập quân lớn nhất là chiến dịch Lam sơn 719 chỉ có chừng 3,5 Sư (Sư dù, sư TQLC, sư BB 1 thiếu, 1 lữ đòan thiết giáp và 1 liên đòan biệt động). Lực lượng thế này mà đòi đánh vào cứ điểm của đối phượng thì quá là mơ mộng.
    Nếu so sánh, phía QĐNDVN tấn công Ban mê thuột, chỉ có cỡ 2 trung đòan phòng phủ (gồm cả địa phương quân) dùng tới gần 3 sư thì làm gì chả chắc thắng.
    2. Lực lượng dự bị chiến lược quá yếu, chỉ có 2 sư là sư dù và sư TQLC thì làm sao cơ động và đủ quân ứng cứu cho cả 4 vùng chiến thuật. Thật vô lý quá sức. Chắng lẽ các nhà họach định chiến lược của phía VNCH lại không thấy điều này ?
    3. Các trận chiến quan trọng trong suốt thời gian chiến cuộc, phía VNCH chưa thấy có trận nào tập hợp cở chừng 3 sư (trừ Lam sơn 919), trong khi đó phía QĐNDVN, trận quan trọng nào cũng tầm 3 sư. Thế chẳng lẽ, lực ựoơng QĐNDVN tại chiến trường Nam Việt Nam đông hơn hẳn QĐVNCH ?
    4. Cả vùng Tây nguyên chi có 1 sư chính quy phòng thủ (hình như sư 22 hay 23 gì đó) thì làm sao chịu nổi? Một "huyệt đạo" quan trọng thế mà sao lại có lực lượng quá mỏng như vậy ? Theo iem phải cỡ 3 hay 4 sư gì đó mới phòng thủ nổi. lại một câu hỏi đặt ra là các nhà chiến lược quân sự của VNCH không nhận ra sao ?
    5. Sau khi mất Tây nguyên và 1 phần miền Trung, VNCH lập lá chắn thép ở Xuân lộc. Em đọc đâu đó thấy cả phía Mỹ và VNCH khi khảo sát chiến địa đều đánh giá là vô cùng chắc chắn. Thế mà chỉ có 1 sư đòan, sau này mới bổ xung vài lữ đòan. Lá chắn thép kiểu gì kỳ thế, có mà khiên gỗ thì có. Theo iem phải cỡ 4 hay 5 sư gì đó mới gọi là lá chắn thép được chứ. Đánh nhau hơi lâu là vì phía QĐND tung có 3 sư không đủ lực (vận động trước đó quá nhiều), chứ nhỡ họ tung vào 4 hay 5 sư thì 2-3 ngày là toi à (chắng hạn không vận luôn 1 sư của Quân đòan 2 từ Đà nẵng vào) ?
    Nói chung là nhà iem thấy quân đội cả triệu gì mà lại qúa mỏng, không có khả năng tập hợp lực lượng lớn thì đánh đấm kiểu gì ? Trong khi đó phía bên kia chỉ trong vòng có vài chục ngày đã tập hợp ngay được hơn 20 sư chủ lực có mặt ở Miền Nam VN thì kiểu gì VNCH không thua ?
  4. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    3- Quân số 1 sư đoàn QĐND thường chỉ 5k-7k, trong năm 1975 cao nhất chỉ có 8k-9k thôi. Trong khi 1 sư đoàn VNCH tứ 11k-13k.
    Ngoài ra QĐND chả phải rải quân chiếm giữ các vùng đất làm gì, đánh xong là rút về cứ nghĩ, để cho các chú du kích nhiệm vụ quấy phá
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Bác nên biết là lực lượng quân ta thời 75 là 1 lực lượng khủng khiếp trong khu vực so với tương quan thời đó, vốn là 1 lực lượng "cách mạng", được trui rèn trong suốt 30 năm chiến đấu, có những đại danh tướng chỉ huy và vũ khí thuộc loại tối tân của Mỹ(chiến lợi phẩm) và LX. VNCH là 1 thành viên trong khối Xì- to (SEATO, 1 kiểu NATO phương đông), thế mà các nước trong khối không dám hó hé động binh, đành đứng nhìn VNCH bị làm gỏi!
  6. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    1 - VNCH có tham gia vài cuộc hành quân quy mô nhiều sư đoàn và lữ đoàn phối hợp với quân Mẽo và Nam TT, ví dụ như chiến dịch tiến đánh Bình Định, Quảng Ngãi. Tuy nhiên về cơ bản thì Mẽo là người tổ chức chiến dịch..
    2 - Theo cơ cấu tổ chức thì sư dù và TQLC phải là lực lượng đi đầu, nhưng chỉ có mấy sư này là tinh nhuệ nhất nên lại dùng vào làm lực lượng trừ bị. Lý giải tại sao lại ít thế cũng phức tạp. Có thể là do tổng hợp các lý do: BK dù và TQLC là lực lượng tấn công chính chuyên tác chiến cùng ...Mẽo, trong khi bộ binh là lực lượng trừ bị chính thức. Mẽo rút thì bộ binh VNCH từ thế tấn công co cụm về giữ đất, BKD và TQLC là đơn vị chinh chiến nhiều nhất trở thành hạt nhân chính. Cũng có thể do bị căng ra hỗ trợ trên nhiều chiến trường nên hao hụt lớn ko tái tổ chức được... Dù gì thì nó cũng phản ánh rằng tướng lãnh VNCH ko tự cơ cấu lực lượng của mình được nếu ko có Mẽo...
    4 - Có khá nhiều Địa phương quân và Nghĩa quân nữa, nhưng quân này ko được như du kích và bộ đội miền, đụng trận chạy là chính. Bố trí 1 sư phòng thủ là cũng tính đến ko yểm và ko viện. Phía ta dùng đến 3 sư ở BMT là bao gồm cả lực lượng diệt viện và dự bị cho cả chiến dịch. Ta nhờ yếu tố nghi binh thành công nên mới dành được thắng lợi. Ko có chuyện dùng cả 3 sư quây vài trung đoàn đâu
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Xuân Lộc cũng không mềm lắm đâu, 1 sư bộ binh + mấy tiểu đoàn địa phương quân, sau đó là mấy lữ đoàn dù, TQLC, BĐQ tăng cường, chưa kể pháo binh, không quân và phần lớn thiết giáp của vùng 3 hỗ trợ. Hơn nữa cần lưu ý là về mặt trang bị thì 1 sư của VNCH có số lượng pháo nhiều gấp đôi 1 sư chủ lực miền Bắc, còn với sư chủ lực của MTDTGP thì tỉ số này còn cao hơn nữa.
  8. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Một lý do nữa là có thể QGP đã cố tình đánh chậm"?"
  9. B.40

    B.40 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Tôi tạm trao đổi với bác vài vấn đề nhé:
    Về bộ binh: năm 75 VNCH có 13 sư đoàn chủ lực bao gồm cả sư đoàn dù, sư TQLC, ngoài ra còn có liên đoàn 81 Biệt kích dù ( cái này khác sư dù nhá, các bác đừng lầm), 17 liên đoàn biệt động quân, các liên đoàn địa phương quân.
    Về nhiệm vụ và bố trí các lực lượng của VNCH cơ bản như sau:
    - Lực lượng trừ bị và cơ động trên toàn lãnh thổ gồm có sư dù, TQLC, các liên đoàn biệt động quân, lực lượng này chịu sự điều động trực tiếp từ Bộ TTM VNCH, khi cơ động phối thuộc thì chịu sự điều động của tư lệnh các quân khu, các sư đoàn bộ binh.
    - Lực lượng của các quân khu/quân đoàn: 11 sư đoàn bộ binh, QK/QĐ1: các sư 1,2,3; QK/QĐ2: sư 22 và 23; QK/QĐ3: sư 5, 25, 18; QK/QĐ4: các sư 7,21,9. Tại thời điểm tháng 3/1975 sư dù và TQLC đang phối thuộc và nằm trong hệ thống chỉ huy của QK/QĐ1
    - Ngoài ra lực lượng của các quân khu còn có các liên đoàn địa phương quân làm nhiệm vụ cơ động tác chiến trên địa bàn các tỉnh
    Ở đây có sự khác biệt giữa VNCH và QGP. VNCH kết hợp quân khu và Quân đoàn vào một và tác chiến chủ yếu trên địa bàn được giao, lực lượng cơ động là 2 sư tổng trừ bị và BĐQ. Còn với miền bắc thì quân khu làm nhiệm vụ phòng thủ địa bàn còn các quân đoàn ( từ năm 1973) làm nhiệm vụ cơ động.
    Một sư đoàn của VNCH cũng khác với QGP, sư đoàn VNCH tổ chức theo kiểu của Mỹ
    - 1 sư gồm 3 trung đoàn bộ binh, có từ 9 đến 17 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn bộ binh có từ khoảng 700 đến 900 tay súng và gồm ít nhất 4 đại đội,
    - 1 trung đoàn pháo có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 pháo đội 6 khẩu tổng cộng 54 khẩu gồm 36 pháo 105mm và 18 pháo 155mm.
    - Thường sư đoàn này được phối thuộc 1 chiến đoàn thiết giáp có khoảng 54 xe tăng thiết giáp M41, M48, M113.
    - Ngoài ra còn có các tiểu đoàn quân y, truyền tin, tiếp vận, căn cứ, công binh?, các đại đội thám sát, vận tải?.Trung tâm huấn luyện tân binh.
    Tổng cộng sư đoàn này có từ 11 ngàn đến 13 ngàn quân, cá biệt năm 1975 sư đoàn TQLC có tới 4 lữ đoàn với 16 ngàn quân vì VNCH định thành lập sư đoàn TQLC thứ 2.
    Một điểm đáng lưu ý là các sư đoàn này đều có trung tâm huấn luyện tân binh riêng, khi tác chiến có bị thiệt hại thì được bổ sung rất nhanh chóng nên sức chiến đấu được duy trì liên tục.
    Sư đoàn của QGP biên chế có khoảng 10 ngàn quân, nhưng thực tế chỉ có nhiều nhất là hơn 8 ngàn, nhiều khi chỉ 5 đến 6 ngàn, nếu sư đoàn bộ binh nặng thì có 1 trung đoàn pháo có 3 tiểu đoàn mỗi tiểu đoàn 12 khẩu gồm các loại 85mm, 122mm lựu pháo, 105mm, cao xạ 37mm hoặc 12,7mm
    Đơn thuần xét về mặt số lượng sức thì sức chiến của1 sư của QGP yếu hơn nhiều VNCH, nhất là về hỏa lực, quân số, chi viện đường không, đạn được
    Khi viết sách, người viết thường làm xiếc với các con số. Nếu quân số như nhau nhưng số lượng sư đoàn/đơn vị khác nhau thì người ta nhấn mạnh số lượng đơn vị/sư đoàn, nếu số lượng đơn vị/sư đoàn tương đương thì người ta nhấn mạnh về quân số để tạo ấn tượng với người đọc về ưu thế/bất lợi của một bên nào đó, giống như viết báo vậy, VD: người ta thường nói 1300kg gạo bị thất thoát ấn tượng hơn con số 1,3 tấn . Các bác nên lưu ý điểm này.
    Thông thường cứ 1 người lính trực tiếp chiến đấu thì cần có 1 người phục vụ, nếu quân đội càng được trang bị hiện đại thì tỉ lệ lính phục vụ càng cao (quân Mỹ tại VN thường là 1 lính chiến :1,5 đến 1,7 phục vụ, trong chiến dịch HCM, Quân GP có 15 sư đoàn với 500 ngàn quân thì có 220 ngàn trực tiếp chiến đấu, còn lại là phục vụ). Với tỉ lệ trên thì 1 triệu quân VNCH chỉ có 500 ngàn lính chiến đấu, trong đó khối chủ lực là có 230 ngàn thì cơ cấu 11 sư đoàn bộ binh với 2 sư đoàn và 17 liên đoàn cơ động chiến lược là hợp lý rồi
    Năm 1975 VNCH dự định thành lập thêm 3 sư đoàn trừ bị nữa (sư BĐQ 101 và 106 thực tế là ghép các LĐ BĐQ lại, 1 sư TQLC nữa) nhưng chưa xong thì tan hàng. Lưu ý là quân dự bị chiến lược của VNCH cơ động đến đâu thì đã có sẵn các sư đoàn bộ binh, hỏa lực, không quân, thiết giáp của quân khu đó, các đơn vị dự bị này được bổ sung để làm tăng khả năng chiến đấu, đột kích của quân khu/QĐ đó. Do đó lực lượng dự bị như vậy là tương đối ổn, đảm bảo tỉ lệ giữa lực lượng phòng thủ/cơ động trên từng tỉnh ?" phòng thủ/cơ động tại các quân khu/quân đoàn- cơ động toàn lãnh thổ, cái này khác với lực lượng cơ động của QGP.
    Với cơ cấu 1 sư của VNCH như vậy, việc thành lập thêm 1 sư đoàn không phải là chuyện dễ dàng . Để thành lập 1 sư đoàn, nhất là sư đoàn cơ động chiến lược luôn là vấn đề không đơn giản với bất kể quân đội nào, đừng nghĩ là có 10 ngàn lính với chừng đó khẩu M16 thì thành lập được 1 sư đoàn, khi là 1 tiểu đoàn độc lập ghép lại thành 1 trung đoàn đã là vấn đề, ghép các trung đoàn thành 1 sư đoàn lại càng là vấn đề, vấn đề tổ chức các đơn vị lớn phải đảm bảo nó được trang bị, huấn luyện, khả năng tác chiến, khả năng chỉ huy, phối hợp tác chiến , hỏa lực, trang bị, sức cơ động hơn hẳn khi là các đơn vị nhỏ độc lập. Như VNCH chẳng hạn, lấy đâu ra lính (các đơn vị trừ bị của VNCH đều lấy lính tình nguyện) , pháo, xe tăng, xe cộ, hậu cần, huấn luyện, các trang bị khác. Thành lập được rồi thì có đủ máy bay và các hỏa lực chi viện cho nó tác chiến không, có đủ phương tiện để cơ động nhanh sư đoàn này không, nếu không thì sức chiến đấu của nó sẽ suy giảm rõ rệt, làm sao giữ được vai trò dự bị chiến lược. Hằng năm, tiền, quân số, trang bị bổ sung và duy trì hoạt động cho nó trong điều kiện tác chiến liên tục không đơn giản chút nào.
    Năm 71 mặc dù được Mỹ trang bị toàn bộ nhưng VNCH phải vét tối đa lính để thành lập sư đoàn 3, do chất lượng lính không ổn nên khả năng chiến đấu của sư đoàn này chưa bằng các sư đoàn khác của VNCH
    các vấn đè khác nếu có thời gian tôi sẽ trao đổi thêm
    chúc vui
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Các bác VNCH cũng muốn tăng số sư đoàn, nhưng chưa kể thương vong chiến đấu đã có dịch đào ngũ mất 200.000 lính mỗi năm rồi thì lo tìm nguồn bổ sung cũng đủ mệt!

Chia sẻ trang này