1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc một tài liệu trên mạng, hai bên đều thiệt hại rất nặng... hình như ta phải thay đổi chỉ huy, đưa tướng Trà lên, nhưng vẫn không giải quyết được gì nhiều do tình hình đã thay đổi, vị trí XL đã hết quan trọng. Không những không quân VNCH hoạt động mạnh mà pháo binh hoạt động cũng hiệu quả do họ đào hầm ngầm giấu pháo trên núi khi chiến sự nổ ra mới khai hỏa. Sau những trận thắng như chẻ tre quân ta có phần chủ quan hay thiếu kinh nghiệm?
    [​IMG]
    Quân ta bị bắt tại Xuân Lộc
    u?c chiangshan s?a vo 16:00 ngy 04/05/2006
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chỉ huy trận Xuân Lộc từ đầu đến cuối là thiếu tướng Hoàng Cầm, tư lệnh QĐ4. Không có bất cứ sự thay đổi nào về chỉ huy trước, trong và sau đó.
  3. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi nghĩ là đơn vị này phải ở lại giữ BH, đề phòng kế dương đông kích tây. Trong quân đội, không phải ông chỉ huy thích đi cứu thì đi, không thích đi cứu thì thôi mà còn phải nghe theo lệnh trên.
  4. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Cùng các đồng chi:
    Cám ơn các đồng chí đã cho biết thêm về Trung Đoàn 55. Đây là Trung Đoàn Bộ Binh hay Trung Đoàn Pháo của Sư 341như bác Chiangshan nói? Các tài liệu không ghi lại hoạt động của Trung Đoàn 55 này trong trận Xuân Lộc, chỉ nghe nói tới các Trung Đoàn266, 270 và 273 của sư 341.
    Ngoài ra, nếu được các đồng chí cho biết thêm chi tiết về các sư 6 và 7 nữa thì rất hay.
    T-54
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cám ơn các đồng chí đã cho biết thêm về Trung Đoàn 55. Đây là Trung Đoàn Bộ Binh hay Trung Đoàn Pháo của Sư 341như bác Chiangshan nói?
    => Trung đoàn 55 là trung đoàn pháo binh của Sd 341
    Trích "Sư đoàn Sông Lam"
    ... Ngày 26 tháng 9 năm 1973, Bộ quyết định thành lập trung đoàn pháo binh mang phiên hiệu trung đoàn 55. Trung đoàn 55 gồm:
    -Tiểu đoàn 10 lựu pháo 122: vốn là tiểu đoàn 25 pháo binh Nghệ An
    -Tiểu đoàn 14 cối 120, 82 và ĐKZ của sư đoàn 308B bổ sung về
    -Tiểu đoàn 16 súng 12,7 là một tiểu đoàn của trung đoàn 222 pháo cao xạ Quân khu 4;
    -Tiểu đoàn 12 cao xạ 37 là tiểu đoàn pháo cao xạ của khu đội Vĩnh Linh, do các đồng chí Tường Lâm và Nguyễn Duy Hanh chỉ huy.
    Các tài liệu không ghi lại hoạt động của Trung Đoàn 55 này trong trận Xuân Lộc, chỉ nghe nói tới các Trung Đoàn 266, 270 và 273 của sư 341.
    => Từ từ rùi sẽ thấy trung đoàn 55 xuất hiện.
  6. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn đồng chí ptlinh đã cho biết nhiều chi tiết rất hay về sư 341.
    T-54
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sáng ngày 6 tháng 4, đảng uỷ sư đoàn họp thông qua quyết tâm chiến đấu. Đảng uỷ xác định: Nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị trong kế hoạch tác chiến của sư đoàn, quân đoàn có quan hệ mật thiết đến việc thực hiện nhiệm vụ trọng đại của toàn chiến dịch. Vì vậy, tiêu diệt được sư đoàn 18, giải phóng tỉnh Long Khánh thì sẽ phá vỡ được hệ thống phòng ngự của địch ở đông bắc Sài Gòn, tạo điều kiện áp sát Sài Gòn, tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Sài Gòn-Gia Định, đẩy tốc độ suy sụp của quân nguỵ vốn đã dao động mạnh càng sa sút hơn.
    Thị xã Xuân Lộc là mục tiêu phòng ngự rất trọng yếu của địch ở quân khu 3 nguỵ, bảo vệ Sài Gòn từ phía đông, một trọng điểm phòng ngự từ xa của Mỹ-nguỵ. Nếu giữ được Xuân Lộc, Long Khánh thì tuyến Biên Hoà-Nhơn Trạch-Bà Rịa-Vũng Tàu chưa trực tiếp bị uy hiếp. Sân bay Biên Hoà và cả sân bay Tân Sơn Nhất còn hoạt. Vì vậy, bằng mọi giá, địch cố giữ cho được Xuân Lộc-Long Khánh.
    Đây là trận đầu tiên sư đoàn đánh tập trung hiệp đồng binh chủng, có trang bị kỹ thuật lớn vào một thị xã. Trong lúc đó, các đơn vị đang trên đường hành quân vào vị trí tập kết, có đơn vị chưa đến, thời gian lại khẩn trương. Nhưng trong tình hình suy sụp không thể gượng nổi của Mỹ-nguỵ, trong sự lớn mạnh vượt bậc của ta, sư đoàn đang có những thời cơ mới, những điều kiện và nhân tố mới để hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, đây là một trận đánh có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng truyền thống chiến đấu và chiến thắng của sư đoàn.
    Các cấp uỷ đảng, chi bộ và các đơn vị phải quán triệt các yêu cầu sau:
    -Tranh thủ thời cơ, mạnh dạn, táo bạo thọc sâu, bao vây chia cắt, thực hiện đánh tiêu diệt và làm tan rã địch.
    -Đề cao tinh thần chủ động hiệp đồng chiến đấu, phát huy tinh thần độc lập chiến đấu, nhất là các trường hợp thọc sâu, bị địch chia cắt, hiệp đồng theo tiếng súng, tiến công kiên quyết, liên tục, tiêu diệt từng đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn địch, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch trên địa bàn tác chiến và sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo.
    -Phối hợp chặt chẽ giữ tiến công và nổi dậy của quần chúng, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy.
    -Triệt để chấp hành mọi mệnh lệnh chiến đấu, chấp hành nghiêm kỷ luật chiến trường và các chính sách.
    Phương án tác chiến của sư đoàn được Bộ tư lệnh Quân đoàn phê chuẩn. Chiều ngày 6 tháng 4, bộ tư lệnh sư đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị:
    -Trung đoàn 266, được bổ sung tiểu đoàn 5 trung đoàn 270 thay tiểu đoàn 8 (quân đoàn đã sử dụng nghi binh ở hướng Túc Trưng), được tăng cường bốn khẩu cối 120, hai khẩu 85, hai khẩu 37 của trung đoàn 55, trực tiếp tiến công vào các mục tiêu do sư đoàn đảm nhiệm trong thị xã.
    -Trung đoàn 270 (thiếu tiểu đoàn 5) đánh địch vòng ngoài, ngăn chặn địch từ Gia Tân, Núi Thi, không cho chúng ứng cứu, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng bước vào chiến đấu nếu trung đoàn 266 gặp khó khăn.
    -Trung đoàn 55 (thiếu đại đội lựu pháo 122) bố trí một cụm pháo bắn trực tiếp, chi viện cho trung đoàn 266 và kiềm chế các trận địa pháo của địch. Tiểu đoàn 12 pháo cao xạ 37 làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời, sẵn sàng bắn máy bay, bảo vệ đầy đủ các phần tử để có thể bắn tất cả các mục tiêu trên địa bàn tác chiến.
    Sau khi nhận nhiệm vụ ở sư đoàn, các đơn vị tiến hành họp đảng uỷ và triển khai công tác tổ chức chiến đấu.
  8. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Còn Trung Đoàn 273? Xin đồng chí ptlinh cho nghe tiếp. Hay quá.
    T-54
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    OK. Đồng ý với bác Đi bộ lang thang Tuy rằng một số vẫn đề Tuất phải hỏi thêm.
    Xuân Lộc hay Ngã ba Dầu Dây đều dễ đi vòng qua. Nên các trận phản kích đều giữ một phần lớn quân ở Trảng Bom hay hướng Bà Rịa, sau Xuân Lộc. Như trong ngày 15,16,17, sau khi chiến đoàn 52 đã bị tiêu diệt, thì chỉ một lực lượng nhỏ phản kích so với số quân tuyến này len đến cỡ hơn một quân đoàn. Bọn Mỹ nó bố trí sau Xuân Lộc nhiều căn cứ lớn, pháo hạng nặng chi viện(40% pháo hạng nặng còn lại cùng toàn bộ không quân. Mỗi ngày cỡ khoảng 400-500 tấn bom). Nhưng điểm yếu của quân Nguỵ là không biết tổ chức cơ động, nên dàn quân ra nhiều điểm, những mỗi điểm lại co cụm mà ít ứng cứu được nhau. Thực tế, chủ yếu lực lượng Nguỵ chỉ ngồi một chỗ hay rút.
    Xem ra, chỉ huy chiến đoàn 48 khá tốt, dựa vào điểm cao Núi Thị, vừa giữ được vị trí vừa liên tiếp phản kích vào sườn sư 7 và 341. Cộng thêm với tiếp viện lữ dù 1, hai đơn vị này gây tổn thất nặng nề cho 341.
    Tuy nhiên, Lữ dù 1 đang ở Nha Trang-Phan Rang. Kéo về đây thì quân đoàn 2 tiến như chẻ che.
    Việc "lười" không cơ động, dẫn đến bị động và "bắt buộc phải cơ động". Khi sư 7 và sư 341 tiến không đạt mục tiêu đề ra, thì ngay ngày đầu tiên, Chiến đoàn 52 đã tháo chạy bỏ Tuân Nghĩa. Tiếp theo, khi ta bố trí lại lực lượng thì ngày 15-4, chiến đoàn 52 bị tiêu diệt. Mất ngã ba Dầu Dây tức phải bỏ Xuân Lộc, thế là địch đang phòng thủ tự nhiên thành tấn công, đến lúc này thì tấn công cũng không đạt kết quả. Rượu mời không uống lại đi uống rượu phạt. Trong toàn bộ 55 ngày 1975, nguỵ quân không tổ chức được cuộc phản công chủ động nào, cho thấy nguỵ quân chỉ huy tồi quá.
    Xet cho cùng, quân ta đạt được không phải dương đông kích tây, mà cơ động hơn. Khi ta cơ động hơn, thì Xuân Lộc chỉ như cái lô cốt cố định, dễ dàng đi vòng qua. Trong khi địch đặc biệt hơn ta về phương tiện cơ động, thì địch lại chôn chân một chỗ để ta đi.
    Cũng xét cho cùng, số người chết ở đây, địch mất gấp rưỡi ra. nếu tính số quân tan rã thì địch mất rất nhiều. Đây là trận đánh điển hình cho lợi thế phòng ngự công sự vững chắc. Ai ở trong công sự nhiều hơn thì hơn, ai phải tấn công hoặc công sự kém thì kém.
    Tương quan công sự đó dẫn đến ta thắng, cả thắng mục tiêu lẫn thắng điểm. Tõm tắt thế này.
    Ngày 9: Địch phòng ngự ở 3 cụm. Xuân Lộc có sự bộ 18 và chiến đoàn 43 gần đó. Tân Phong có chiến đoàn 48. Dầu Dây có chiến đoàn 52.
    Ngày 12. Địch chỉ còn phòng thủ ở Xuân Lộc. Dầu Dây bị khống chế sau khi bỏ cả tuyến đường co cụm về. Từ Tân Phong, lữ dù 1 và chiến đoàn 48 phản kích vào sư 341 và su 7
    Ngày 15. Ta tấn công nối phần còn lại ở Dầu Dây. Địch vẫn chưa có công sự vững chắc, mất ngay, chiến đoàn 52 bị tiêu diệt.
    Ngày 16, 17. Ở Dầu Dây, địch tung một phần tiếp viện ra phản kích. Cả Tân Phong và Xuân Lộc, địch đánh ra trung đoàn 209, sư 7 và sư 341.
    Ngày 18: địch rút khỏi Long Khánh
    Ngày 19: địch lợi dụng cơ mưa chập tối chuồn. Ta đuổi theo nhưng chỉ bắt được một phần (trong đó có tỉnh trưởng Long Khánh).
    Như vậy, tình thế chyển dần, ta-địch=tấn-thủ >> ta-địch=thủ-tấn. Đây là nguyên nhân ta thắng điểm. (số quân mất). Còn nguyên nhan ta thắng knockout thì do địch "uống rượu phạt".
    Bác Chiangsan hay bác nào có ảnh bản đồ nào không thì hay quá.
    Cũng không phải dịch quý M-48. Trước trận đánh, cố vẫn cấp cao nhất Mỹ đã nạt Thiêu: mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. Mất nước rồi thì còn dùng M-48 vào việc gì.
    Ngày 20 ta tiến vào Xuân Lộc, Thiệu chuồn, Tổng Thống Mỹ phát biểu "chiến tranh đã chấm dứt". Thế việc còn lại là gì???
    Địch tập trung quân ở hướng Trảng Bom và Bà Rịa để đỡ Xuân Lộc, nhưng để phần lớn quân tiếp viện ở đây, chỉ một phần nhỏ trực tiếp phản kích. Địch mất Xuân Lộc, thì những điẻm này là nơi ta tập kết quân và bố trí trận địa pháo tầm xa cho Sài Gòn. Đó là nghịch lý cho việc lười cơ động của địch.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 11:57 ngày 06/05/2006
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    18 giờ ngày 8 tháng 4, các đơn vị được giao nhiệm vụ đánh vào Xuân Lộc xuất phát.
    0 giờ 30 phút ngày 9 tháng 4, sở chỉ huy sư đoàn đã nhận được báo cáo từ các hướng:
    -Tiểu đoàn 5 đã áp sát bìa rừng cao su, đang vượt đường 1 về lô cao su phía đông.
    -Tiểu đoàn 9 đã vượt Suối Tre.
    -Các khẩu đội cối, cao xạ 37, pháo 85 đang cấu trúc trận địa.
    4 giờ sáng, các hướng báo về: Bộ đội đã áp sát hàng rào, các trận địa pháo đã chuẩn bị xong phần tử.
    5 giờ, ở hướng tây bắc xảy ra tình huống nhân dân trong thị xã mở cổng ấp chiến lược đi làm nương, thấy bộ đội ta đào công sự ngay sát hàng rào, bà con đứng lưỡng lự ở cổng ấp. Để giữ bí mật đến giờ ?oG?, chính trị viên đại đội 9 Tạ Quang Trung tới gặp nhân dân, đề nghị bà con đi làm và không một ai quay về nhà.
    Hai chiến sĩ được lệnh đứng chặn ngang cổng ấp đề phòng tình huống bất trắc. Đồng bào vui vẻ kéo nhau ra rẫy, không một ai quay trở lại.
    Trời vẫn còn tối và dày đặc sương mù. Cùng thời gian ấy, trên các trận địa pháo, các pháo thủ đang chỉnh tầm, hướng và sẵn sàng lao đạn. Trên đài quan sát, tiểu đoàn trưởng Tạ Duy Bảo và đại đội trưởng Nguyễn Hữu Đa cũng đã đánh dấu xong cự ly các mục tiêu.
    Giờ ?oG? chỉ còn 10 phút nữa, nhưng sương mù vẫn còn dày. Sư đoàn điện lên quân đoàn xin kéo dài thêm 10 phút nữa cho sương tan bớt, nhìn mục tiêu rõ hơn. Quân đoàn chuẩn y.
    Trực ban tác chiến Lê Hải Anh điện phổ biến lại giờ ?oG? cho các hướng.
    Kim đồng hồ vượt qua con số 5 giờ 30. Sở chỉ huy sư đoàn hồi hộp chờ đợi. Không khí trầm lặng, nghiêm trang.
    Kim đồng hồ chỉ đúng 5 giờ 40 phút ngày 9 tháng 4-giờ quyết định khai tử tiểu khu Xuân Lộc.
    Pháo chiến dịch và các trận địa pháo của trung đoàn 55 đồng loạt nhả đạn. Từng đụn khói trùm lên các mục tiêu. Quả đạn 85 đầu tiên bắn trực tiếp, phá tung cụm ăng-ten của khu trung tâm thông tin. Quản lựu pháo 122 đầu tiên cũng bẻ gãy nốt cột ăng-ten trên đỉnh Núi Thị.
    Sau mỗi loạt đạn nổ, tiếng các chiến sĩ thông tin ở các đài quan sát pháo binh và các mũi tiến quân của bộ binh lại báo cáo về sở chỉ huy sư đoàn. Pháo bắn chính xác ngay loạt đạn đầu. Trúng khu trung tâm thông tin.
    Bọn địch trong tiểu khu Xuân Lộc gào bọn pháo binh chi viện.
    Các trận địa pháo địch ở Núi Thị, Suối Tre, Ngã ba Tân Phong bắn như vãi đạn dọc đường số 1 về phía bắc-tây bắc. Chúng định dùng hàng rào lửa ngăn chặn bộ binh và phản pháo các trận địa của ta. Máy bay trinh sát vè vè trên bầu trời. Máy bay AD.6, A.37, F.5 điên loạn, ***g lộn chúc đầu xuống trút bom.
    Các trận địa cao xạ 37 kịp thời nhả đạn, hất ngược chúng lên.
    Mặc cho bom đạn địch nổ đinh tai, nhức óc, mặc cho máy bay địch gào thét xé rách bầu trời, các khẩu đội pháo vẫn giữ đúng phần tử rót vào các mục tiêu trong thị xã. Sau một trận mưa pháo khủng khiếp, phần lớn các hoả điểm địch đã bị pháo ta phá hoại hoặc làm tê liệt.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 15:14 ngày 07/05/2006

Chia sẻ trang này