1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    dùng tạm vậy
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    xóa theo yêu cầu!
    Được cavalry sửa chữa / chuyển vào 08:02 ngày 18/01/2007
  3. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    (Trích từ trang nhà của xã Xuân trường)
    Thiết thực Ky? niệm 30 năm nga?y Miê?n Nam hoàn toàn gia?i phóng thống nhất đất nước.
    Sáng nga?y 29/4/2005, Đa?ng u?y xaf Xuân Trươ?ng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai long trọng tô? chức buô?i họp mặt Ky? niệm 30 năm nga?y gia?i phóng hoàn toàn Miê?n Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 - 30/4/2005 mà Xuân lộc được xem là "cánh cửa thép" để tiến vào Sài gòn giải phóng đất nước.
    Vê? dự có trên 50 Đa?ng viên trong toàn xaf cu?ng các Ban nga?nh, đoàn thê?, các ấp; Tại buô?i họp mặt. Đô?ng chí Vuf Đi?nh Bội, Chu? tịch UBMTTQVN xaf đaf ôn lại nhưfng truyê?n thống cách mạng ha?o hu?ng cu?a dân tộc ta trong nhưfng chặng đươ?ng đấu tranh gia?nh độc lập tự do cho Tô? quốc.

    Đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc
    Nhân kỹ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước chúng ta cùng nhìn lại những trận đánh lịch sử đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc
    Để tiến về được Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi chế độ thực dân, thách thức của quân đội giải phóng là phải phá vở được bức tường thép Xuân Lộc ?" Long Khánh. Nhiệm vụ tiến công Xuân Lộc đã được giao cho Quân đoàn 4 gồm các sư đoàn: Sư đoàn bộ binh 7; Sư đoàn bộ binh 341; Lữ đoàn phòng không 71; Lữ đoàn pháo 24; Lữ đoàn công binh 25; Lữ đoàn thông tin 26; 1 tiểu đoàn trinh sát; Đại đội vận tải. Ngoài Quân đoàn 4, còn có : Sư đoàn bộ binh 6 phối thuộc; 2 tiểu đoàn xe tăng; 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Bộ tư lệnh chiến dịch của ta xác định :
    - Sư đoàn 7 tiến công trên hướng chủ yếu từ phía Đông thị xã, có nhiệm vụ đánh chiếm hậu cứ trung đoàn 5 thiết giáp, chiến đoàn 43, sở chỉ huy sư đoàn 18 ngụy, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Đông thị xã.
    - Sư đoàn 341 tiến công trên hướng thứ yếu từ phía Bắc thị xã, có nhiệm vụ đánh chiếm ty cảnh sát, khu cố vấn Mỹ, dinh tỉnh trưởng và cùng sư đoàn 7 phát triển xuống phía Nam, sư đoàn 6 chia cắt ở đường 1, đoạn ngã 3 Dầu Dây, có nhiệm vụ tiêu điệt các chốt địch từ ấp Hưng Lộc ?" đèo Mẹ Bồng Con, đánh viện binh và đánh địch rút chạy.
    - Quân đoàn tổ chức 4 cụm pháo, 2 cụm cao xạ chi viện và bảo vệ cho các cụm chiến đấu.
    Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Kể từ khi nổ ra chiến dịch (9/4/1975), đã qua 3 ngày chiến đấu, tuy ta đã chiếm được 1 số mục tiêu, diệt 1 bộ phận sinh lực địch và giữ được 1 số địa bàn quan trọng, nhưng ta chưa diệt gọn được 1 tiểu đoàn nào của chúng, bộ đội bị thương vong rất nhiều.
    Trước tình hình nghiêm trọng và xuất phát từ nhận định cơ bản : Xuân Lộc chỉ có giá trị khi được nối với Biên Hòa, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương lập thế trận mới:
    - Cô lập và cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa bằng cách đánh chiếm ngã 3 Dầu Dây
    - Cắt đường số 1, chặn đánh địch từ Trảng Bom lên
    - Đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 đi Bà Rịa.
    Thực hiện chủ trương trên, Bộ tư lệnh đã ra lệnh ngừng tiến công thị xã, mỗi sư đoàn chỉ để lại 1 tiểu đoàn kiềm chế nghi binh, còn lại rút ra phía sau cũng cố làm lực lượng cơ động.
    - Sư đoàn 6 và trung đoàn 95B (vừa được trên tăng cường) tổ chức bao vây tiêu diệt chiến đoàn 52, thực hiện chốt chặn chiến dịch, diệt quân địch từ Biên Hòa, Trảng Bom lên phản kích
    - Trung đoàn 209 triển khai trên dải ở phía Bắc chi khu Tân Phong chặn đánh Lữ đoàn 1 dù không cho chúng vượt qua cầu Gia Liên để phối hợp với trung đoàn 43 trong thị xã . Ngày 13, các đơn vị của ta rút khỏi thị xã.
    Trong khi ta chuyển thế trận, địch tưởng rằng chúng đã đẩy lùi được cuộc tiến công của ta. Chúng tuyên truyền rùm beng về ?ochiến thắng Xuân Lộc?, về ?okhả năng chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã được phục hồi? ?
    Rạng sáng 15/4/1975, pháo 130mm của chiến dịch bắn dồn dập vào sân bay Biên Hòa, cùng lúc bằng 5 trận tập kích, sư đoàn 6 và trung đoàn 95B đã tiêu diệt chiến đoàn 52, diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo, 1 chi đoàn thiết giáp, giải phóng hoàn toàn chi khu Gia Kiệm, ngã 3 Dầu Giây, cắt đứt đường số 1 đoạn Xuân Lộc ?" Bầu Cá, đường 20 đoạn Túc Trưng ?" Ngã 3 Dầu Giây.
    Trong 2 ngày 16 và 17, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 ngụy ở Trảng Bom đốc thúc Lữ đoàn 3 thiết giáp cùng Chiến đoàn 8 của Sư đoàn 5 với hơn 100 khẩu pháo ở các căn cứ Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần chiếc máy bay mỗi ngày chi viện, phản kích hòng chiếm lại khu vực Dầu Giây. Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B chặn đánh địch quyết liệt ở Hưng Nghĩa và điểm cao 122, diệt gọn 1 tiểu đoàn, bắt hơn 100 tên, đẩy lùi quân địch xuống Bầu Cá.
    Sau một tuần lễ chuyển phương án tác chiến, ta đã đánh quỵ chiến đoàn 52 và Chiến đoàn 8 ngụy. Nhận định tình hình trên các mặt trận đã có những thay đổi, nên Bộ chỉ huy chiến dịch đã quyết định tiến tới tiến công dứt điểm giải phóng Xuân Lộc.
    Một giờ sáng 21 tháng 4 năm 1975 quân ta mở đợt tiến công cuối cùng vào Xuân Lộc, và tới 8 giờ sáng cùng ngày thì ngụy quân, ngụy quyền ở thị xã Long Khánh tháo chạy và tan rã hoàn toàn. Tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở Xuân Lộc bị đập tan - cửa ngõ tiến quân vào Sài Gòn của đại quân ta được mở.
    Việc giải phóng Xuân Lộc ?" Long Khánh đã ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta, đập tan "cánh cửa thép" phía Đông của quân ngụy Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
    (trích từ tiênphongonline)
    Thượng tướng Hoàng Cầm và giờ phút tiến vào Sài Gòn

    Thượng tướng Hoàng Cầm.
    Đôi mắt mệt mỏi của vị tướng già chợt bừng lên khi nghe nhắc tới ngày 30/4 của 30 năm trước. Ký ức về chặng đường binh nghiệp hào hùng của ông, người gắn bó với 2 cuộc kháng chiến vĩ đại, được tái hiện.
    Thượng tướng Hoàng Cầm, tên thật là Đỗ Văn Cầm, xuất thân từ một gia đình nông dân ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Năm 24 tuổi, ông giác ngộ cách mạng và nhập ngũ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312), chỉ huy trung đoàn đầu tiên đánh thọc sâu vào khu trung tâm Mường Thanh, bắt sống toàn bộ Bộ tham mưu của cứ điểm.
    Vào ngày 30/4/1975 lịch sử, Quân đoàn 4 -đội quân chủ lực trên chiến trường B2 (Nam Bộ và Nam Trung Bộ) do tướng Hoàng Cầm chỉ huy cùng các cánh quân khác hội tụ tại dinh Độc Lập, giải phóng một Sài Gòn nguyên vẹn, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trò chuyện với VnExpress, ông kể lại:
    "Ngày 1/7/1974, tại vùng căn cứ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Long, Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền đã họp thông qua phương án thành lập Quân đoàn 4. Lực lượng này gồm ba sư đoàn bộ binh 5, 7, 9 và năm trung đoàn binh chủng. Với chức năng là quả đấm chủ lực, lực lượng cơ động của Bộ ở chiến trường B2, nhiệm vụ của Quân đoàn là tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân, làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang ba thứ quân, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng, đảm nhận một hướng chiến lược, một khu vực chiến trường và mục tiêu cuối cùng là giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định.
    Chiến công đầu tiên của Quân đoàn 4 là chiến dịch tấn công địch ở đường 14 - Phước Long. Mục tiêu cụ thể là diệt 2 chi khu Đồng Xoài, Bù Đăng, yếu khu Bù Na và một loạt đồn bốt nhỏ, giải phóng quốc lộ 14 đoạn từ Đồng Xoài đến Bù Đăng. Sau đó đánh phản kích, diệt từ một đến ba tiểu đoàn chủ lực địch, cô lập tiểu khu Phước Long.
    10 giờ sáng ngày 29/4/1975, tôi nhận được mệnh lệnh tiến công số 03/ML của Trung tướng Lê Trọng Tấn - Phó tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của Quân đoàn 4 là nhanh chóng tiêu diệt địch, đánh chiếm Hố Nai, Tam Hiệp, Biên Hoà, Cầu Ghềnh, Cầu Mới, phát triển tiến công đánh chiếm vững chắc đầu cầu ở hữu ngạn sông Đồng Nai, mở đường tiến về Sài Gòn. Tiếp đó, đột kích vào nội đô tiêu diệt địch, đánh chiếm quận 1, nhằm vào mục tiêu chủ yếu là Dinh Độc Lập và đài phát thanh.
    Rút kinh nghiệm từ cuộc giải phóng Lâm Đồng trước đó, Sư đoàn 7 đang tập kết ở đường quân sự cách Trảng Bom 5 km đã tổ chức thành hai thê đội, mỗi thê đội là một trung đoàn bộ binh. Trước giờ xuất quân, tôi đã trao lá cờ ?oQuyết chiến Quyết thắng? cho anh Lê Nam Phong, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7. Lúc 4h sáng ngày 30/4/1975, tôi đã cùng Bộ tư lệnh Quân đoàn ở tại Biên Hoà.
    Cũng lúc ấy, phân đội đi trước của Sư đoàn 7 tiến đến cầu xe lửa Biên Hoà (cầu Ghềnh). Cầu có trọng tải 12 tấn, xe tăng không qua được. Lúc này, trên tất cả các hướng, quân ta đang vượt qua những điểm phòng thủ cuối cùng của địch, ào ạt tiến vào Sài Gòn. Hướng Đông Nam, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đánh chiếm chi khu Nhơn Trạch, khu kho thành Tuy Hạ, phát triển đến phà Cát Lái. Lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đã tiến đến cầu Xa Lộ trên sông Đồng Nai, bắt liên lạc với Trung đoàn đặc công 116, đơn vị đã chiếm và giữ cầu từ trước, cùng tiến vào Sài Gòn. Hướng Bắc, Quân đoàn 1 đã đánh chiếm chi khu Tân Uyên, căn cứ Lái Thiêu. Hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 diệt căn cứ sư đoàn 25 ngụy tại Đồng Dù, trung đoàn huấn luyện Quang Trung, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Hướng Tây Nam, Đoàn 232 đã giải phóng thị xã Hậu Nghĩa, đưa lực lượng đến sát vùng ven thành phố.
    Trên hướng Đông Sài Gòn, Quân đoàn 4 đã đánh tới thị xã Biên Hoà. Nhưng đường số 1 làm từ thời Pháp, lòng đường hẹp, cầu yếu. Quân địch ở khu căn cứ Biên Hoà, khu vực phòng thủ mạnh nhất của địch trước cửa ngõ Sài Gòn vẫn tiếp tục chống trả. Trước tình hình rất khẩn trương như vậy, tôi và Bộ tư lệnh Quân đoàn lệnh cho Sư đoàn 6 (thuộc Quân khu 7 nhưng tại thời điểm đó do Quân đoàn 4 chỉ huy) tiếp tục truy quét tàn binh địch, diệt các mục tiêu còn lại. Sư đoàn 341 (được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tăng cường đứng trong hàng ngũ Quân đoàn 4 từ ngày 2/3/1975) vượt qua cầu đường sắt bằng xe tải, đánh chiếm các mục tiêu đã được phân công ở quận Gò Vấp, quận 3 và quận 10. Sư đoàn 7 không tiến theo đường số 1 nữa mà quay ra đường Xa Lộ để vào quận 1.
    Bao năm sau bây giờ mới biết : sư 6 chỉ là con nuôi của QĐ4 !
    (Thảo nào luôn được tự do oanh kích)
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Phét ra chuyện này thì có ích lợi gì mà phét. Mà chắc chẳng ai đem bố mình ra để bốc phét cả đâu. Ông cậu bác không biết thì không có nghĩa là không có, cớ gì mà bác bảo người ta phét, bác cũng chỉ nghe qua miệng một cá nhân khác thôi.
    Xin lỗi bác. Nghe thằng bạn kể một chuyện, về nhà mới nghe một chuyện khác thì đã xộc ngay lại chửi thẳng vào mặt thằng kia rằng "Mày nói phét!". Đó có khác gì bọn trẻ con chưa đi học.
    Được vo_quoc_tuan_new sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 18/01/2007
  5. boy_tia_lia

    boy_tia_lia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    1
    Chắc bác này đang nói tới dân vệ đây mà , ngày xưa thanh niên 15t phải gia nhập dân vệ giống như nhân dân tự vệ , chỉ được phát carbin M1 hay thompson thôi, 1 ấp có 1 tiểu đội dân vệ chiến đấu được phát carbin M2 tự động và mìn playmore tụi này rất là hăng máu , nếu mấy bác muốn coi cảnh Hố Nai 1975 mua 1 cuốn phim tư liệu VN war về coi có cảnh dân vệ hố nai đạp xe đạp vừa bắn carbin M1 , vừa xịt M79 , chuông nhà thờ rung in ỏi phê vãi dân vệ không mặc đồ lính , còn chuyện dàn hàng ngang như đánh trận thế kỉ 19 thì để cho mấy bác chiên ra xoi xét
  6. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tớ có coi rồi, vui phết. Ngồi xe đạp, dek thèm nấp niếc gì, chĩa carbin bắn đì đùng . Mà toàn giọng Bắc thế mới đau. Trang bị cũng ko tồi đâu: M-60, M-79, M-16 có hết (chắc đi lượm đâu về)
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hê hê, ở địa hình trống trải thì đến lính Mẽo đi càn còn "dàn hàng ngang đánh trận như thế kỉ 19" nữa là.
    Phim này còn có vài cảnh độc đáo, ví dụ lính VNCH đội mũ sắt, mặc áo chống đạn ngồi trên M-48 tươi cười vẫy tay với quay phim, đi phía sau là ô tô chở toàn ...bộ đội GP. Làm mình lúc đầu cứ ngỡ ngàng
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 18/01/2007
  8. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Phim này hình như là những ngày cuối cùng ở SG hay SG ngày 30/4/75 gì đấy, của bọn Pháp làm. Nội dung khá khách quan, cảnh quay thật. Mà đã là dân Công giáo thì đa số là dân Bắc vào Nam năm 54, người Nam Định -Ninh Bình - Thái Bình... Đám này có tư tưởng chống + còn hơn cả lính nguỵ nữa. Em cũng ấn tượng với đoạn chú dân vệ ngồi xe đạp bắn M1, trông ngộ phết. Mình cứ tưởng bắn nhau chỉ vài trăm mét, nhưng theo ống kính máy quay thì chắc phải đến cả km, chả thấy "địch quân" ở đâu mà chỉ thấy các chú bắn loạn xạ...
    Bác nào ở HN cứ liên hệ bác Yesterday_For_You ý, bác ấy cho ngay. (Lúc nào rỗi em với bác lại coffee tiếp bác YFY nhẩy)
  9. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    sau giải phóng mấy chú dân vệ này thế nào nhỉ, tự giác nộp vũ khí rồi ngồi im hay là chôn giấu vũ khí, tổ chức phá hoại?
  10. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị các nhà nghiên cứu lịch sử xem xét , xác minh và làm rõ thêm về thời gian và địa điểm,(đề các đ/c QK 7-xác minh từ các cựu binh Q4-F6 còn đang sống rất nhiều tại Bà rịa)
    1-Ngã 3 Hố nai đi BH là ngã 3 trước khi vào Hố nai hay sau khi đi qua HN(tính từ hướng XL đi SG).
    2-Ngày 29 tháng 4 ,lúc 11h ,F 341 và F6 đánh và đã làm chủ căn cứ tại ngã 3 cuối cùng .Căn cứ này nằm bên phải đường 1, ngoài cổng có biển rất to mang dòng chữ "Bộ tư lệnh ...." (nhưng không nhớ rõ chữ tiếp theo là quân đoàn 3 hay sư đoàn 3).Đây là trận đánh lớn cuối cùng (theo tôi đánh giá-vì t54 phải dàn đội hình vào cuộc)của QĐ4 trên đường 1.Vượt căn cứ này là đến ngã 3 : 1hướng đi xa lộ,1 hướng vào BH
    3-Chiều khoảng 4-5 h ngày 29-4,lúc trời còn nắng,F6 đã vào TP Biên hoà-Qua đêm tại sân bay và mờ sáng 30-4 cùng QĐ4 tiếp tục trên xa lộ.
    4-Các sự kiện của TLệnh HC trong hồi kí về F6 phải là ngày 28 (hoặc 27)mới chính xác!

Chia sẻ trang này