1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    (Trích từ bài của rongxanh về hồi kí của TL_HC)
    ...
    Sáng 29 tháng 4, ở sở chỉ huy cơ bản chúng tôi bắt được mẩu đối thoại giữa phụ tá Tổng Tham mưu trưởng(6) với Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn 3 nguỵ dưới đây qua đài kỹ thuật.
    - Xin trung tướng cho biết tình hình.
    - Nguy ngập lắm! ********* dùng xe tăng đánh chiếm Trảng Bom, Long Thành, pháo kích Long Bình. Đường 15 bị cắt rồi. Vũng Tàu có lẽ cũng rơi vào tay cộng quân, vì hiện mất liên lạc Quân đoàn 3 ở Biên Hoà bị bao vây ba mặt(1). Tôi định di chuyển sở chỉ huy quân đoàn về căn cứ thiết giáp Gò Vấp.
    ...
    Khi được tin sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn 3 chuyển về Gò Vấp tối 29 tháng 4, qua đài kỹ thuật Lê Minh Đảo cầu cứu Bộ Tổng Tham mưu nguỵ rút quân sang bờ tây sông Đồng Nai, trong khi các lực lượng ta vẫn còn bị địch chặn ở ngã ba Hố Nai đi Biên Hoà, Phó tư lệnh Quân đoàn Bùi Cát Vũ ở sở chỉ huy tiền phương lệnh cho pháo bắn chặn hai bên đầu cầu, không cho địch phá cầu. Đó là một xử trí rất kịp thời.
    Sau khi Bộ tư lệnh Quân đoàn thống nhất quyết tâm bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm cho được Biên Hoà trước 0 giờ ngày 30 tháng 4, tôi lệnh cho các đơn vị:
    - Sư đoàn 6 bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến theo bên trái đường số 1, đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 và cầu Ghềnh, thọc sang bờ tây sông đánh chiếm đầu cầu, giữ bàn đạp.(2)
    ...
    (1)- sáng 29/4 (nhưng không biết bức điện thu được lúc mấy giờ):Theo tinh thần bức điện của tướng Toàn là QĐ3 bị bao vây,nhưng thực tế (khoảng từ 9-11h)các chiến xa và F341,F6 đã đánh và chiếm chứ không còn là bao vây(làm gì)nữa.
    (2)Đúng ra đây là nhiệm vụ được phổ biến cho các chiến sĩ F6 ngay ngày đầu chiến dịch.Cụ thể D3/Q4/F6 cùng 1TĐ tăng và 1TĐ cao xạ, đi đầu để đánh chiếm và bảo vệ cầu đường sắt ở BH trên đường 1( có chỉ dẫn cụ thể :muốn đến cầu phải đi qua TX Biên hoà) và bảo vệ cầu cho toàn QĐ4 vượt qua,sau đó khoá đuôi đi theo QĐ tiến vào SG.
    -Nếu ngã 3 BH-Xa lộ là ngã 3 cuối cùng thì về thời gian mệnh lệnh như vậy là không hợp với thực tế: lúc 9h sáng 29/4 ,F6 và 341 đã vượt qua HN rồi, cái gì đập được đã đập nát rồi, (trừ một ít tàn quân-những nhóm không có tổ chức chặt chẽ,chống trả kiểu tự phát bằng các vũ khí nhẹ)không thể quay lại để bỏ qua cái gì ở HN nữa.
  2. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Nếu không ai tìm được dữ kiện phản bác ý kiến thì :
    -Khi xâu chuỗi các sự kiện theo thời gian và địa điểm,so sánh với những cái mà lữ 203-QĐ2 làm được qua sơ đồ hành quân tác chiến(bên 30/4/1975) thì thấy được,sự chậm trễ của F7 ở hướng đông-bắc thật đáng phải xem xét !
    Trong khi F342,F6 hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,thì F7 -anh cả trong QĐ4- là lực lượng xung kích chủ lực vào SG, đã bị bỏ lại quá xa phía sau.
    Cùng thời gian trên ở hướng QĐ2,lúc 16h/ 29-4 lữ 203 mới ở cầu Sông Buông,lúc 24 h mới ở cầu Biên hoà(xa lộ),nếu cầu Ghềnh(là cầu đường sắt)cùng bắc qua sông Đnai ở địa điểm khác, xa hơn 1 chút về phía hạ lưu,thì có thể xem QĐ4 đã đi trước QĐ2 thời gian gần 6 tiếng.
    Nếu F7 bám sát được đội hình,chỉ 1-2giờ sau là có thể xác định được cầu đường sắt không thể qua được, xin bộ tổng cho đi vòng vào đường xa lộ.
    Và tận dụng thời gian hành quân đột kích,có thể đến cầu Rạch chiếc trước.Chỉ cần vài giờ thôi,biết đâu bớt được chút gì đó cho các chiến sĩ ĐC giữ cầu.
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Đọc đoạn này hài vãi...
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Em sẽ xem lại vụ F7 trong 2 ngày 29 và 30/4 cùng bác

    Được rongxanhpmu sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 22/01/2007
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Đây có thể là áp lực tức thời
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Khó lắm vì diện tích quá lớn lại không khép kín.
    1m2 = 10.000 cm2.
    Đường kính 100m thì diện tích là 7.854m2.
    7.854m2 = 78.540.000cm2
    Hàng tấn trên cm2 có nghĩa là hàng ngàn át mốt phe. Nếu tạm tính là 2000 thì con số đã khổng lồ lắm.
  7. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Trích từ baophutho.org.vn
    Thứ sáu, 28/04/2006 07:41 GMT+7
    Gặp người chiến sĩ lái xe tăng đánh chiếm sân bay Biên Hòa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
    Chiến sĩ Trần Xuân Hoàn với những tài liệu còn giữ được trong những ngày tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    (PTĐT) Bộ phim tài liệu ?oTháng 4 - Việt Nam xuân Ất Mão? với những tư liệu quý giá ghi lại chân thực cảnh chiến đấu anh dũng của các chiến sỹ giải phóng quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cảnh quay giải phóng sân bay Biên Hòa sáng ngày 29-4 (?)có hình ảnh đoàn xe tăng mang cờ giải phóng dũng mãnh tiến vào sân bay, làm chủ hoàn toàn chiến trường. Chiếc xe đi đầu mang số hiệu T54-352. 31 năm sau ngày toàn thắng, rất tình cờ, chúng tôi may mắn tìm gặp được ông Trần Xuân Hoàn - người chiến sỹ lái chiếc xe tăng trong thời khắc lịch sử năm xưa, hiện sinh sống tại khu Tân Thịnh (Thị trấn Đoan Hùng).
    Hành trình từ đất Tổ đến Sài Gòn
    Sinh năm 1952 trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê Đoan Hùng, anh thanh niên Trần Xuân Hoàn rời ghế nhà trường chưa được bao lâu đã lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vào năm 1972 và được chọn vào Trung đoàn 201 thuộc Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp. Sau 6 tháng huấn luyện, làm quen với những ?ochú voi sắt? có sức mạnh hoả lực khủng khiếp trên chiến trường, anh Hoàn được giao lên Lạng Sơn nhận chiếc T54-352 đưa về Vĩnh Yên rồi vận chuyển vào Bù Đốp - Lộc Linh (Phước Long) tham gia chiến đấu. Tổ chiến đấu gồm: Nguyễn Văn Tặng (trưởng xe), Nguyễn Văn Nhượng (pháo thủ số 1), Nguyễn Văn Hoà (pháo thủ số 2), Trần Xuân Hoàn (lái xe) cùng chiếc T54-352 đã tung hoành hàng trăm trận tại chiến trường Phước Long, giáng những đòn sấm sét khiến Mỹ Ngụy kinh hoàng. Ông Hoàn kể lại: ?oTrên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, xe tăng là vũ khí cơ giới hạng nặng, vỏ thép chắc chắn trước nhiều vũ khí của đối phương lại có hoả lực mạnh, khả năng cơ động nhanh nên có ưu thế đặc biệt, là mối đe dọa khủng khiếp với những vị trí, lô cốt địch. Đối thủ đáng sợ nhất của anh em chúng tôi là đạn ĐK và mìn chống tăng. Tôi đã tận mắt chứng kiến nhiều đồng đội của mình hy sinh vì ?othằng ĐK?. Đại đội tôi có 12 xe, vậy mà vào đến Sài Gòn chỉ còn lại 6. Trong trận đánh quận lỵ Phước Long (tháng 1-1975), ba đại đội tăng chúng tôi hợp đồng binh chủng với đơn vị bộ binh nhận nhiệm vụ tấn công giải phóng quận lỵ. Địch tuyên bố tử thủ, ngoan cố chống trả rất quyết liệt. Xe tôi nhận nhiệm vụ đột kích mở lối cho bộ binh xung phong, tiếp cận vị trí địch. Đang hành tiến, tôi bỗng thấy người như chao đi, đầu óc choáng váng. Phải mất mấy phút tai đỡ ù, tôi mới nghe được giọng nói gấp gáp của trưởng xe qua bộ đàm : ?oLái xe chú ý, sang phải gấp?. Thì ra xe chúng tôi đã hứng chọn một quả ĐK của bọn Ngụy. May mắn làm sao, quả đạn đã hụt tầm chỉ còn đủ sức xuyên qua móc cáp, mũi xe, khoan thủng thùng dầu 215lít, găm chặt vào quả đạn pháo 100ly cách người tôi chỉ gang tay. Dầu chảy nhầy nhụa khắp xe nhưng anh em không ai bị trầy da, xước thịt. Thế là lại tiếp tục xung phong diệt cứ điểm. Sau trận này, tổ chiến đấu chúng tôi được cấp trên tặng Huân chương Chiến công. Sức mạnh chiến đấu của xe tăng là tinh thần đồng đội. Đã ngồi vào xe là tính mạng của mình, của anh em cùng tổ, của xe gắn lại là một. Vậy nên anh em trên chiếc T54-352 cũng được coi là một đồng đội trong tổ chiến đấu. Ngoài ra, đơn vị xe tăng còn phải hợp đồng, phối hợp tác chiến chặt chẽ với các binh chủng khác. Phương châm, khẩu hiệu chiến đấu của chúng tôi là : Còn người còn xe, mất người mất xe. Không sợ cô đơn, không sợ hở sườn, đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể, đã ra quân là chiến thắng ?o.
    Sau khi giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long, đầu tháng 4-1975 anh Trần Xuân Hoàn cùng đơn vị nhận nhiệm vụ tấn công vào Xuân Lộc - cửa ngõ Sài Gòn. Tối 26-4-1975, tại Trảng Bom (Biên Hòa), thiếu tướng Hoàng Cầm đã trực tiếp đến chỉ thị cho đơn vị anh được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thẳng vào Sài Gòn. Nhận được lệnh, cả đơn vị ai cũng thấy phấn chấn, tự hào, hồi hộp chờ đợi giây phút được tấn công vào hang ổ đầu não của địch, đập tan chế độ ngụy quyền. Giải phóng Biên Hoà, anh Hoàn cùng đơn vị tiến thẳng tới cầu Ghềnh, qua Đồng Nai để vào Sài Gòn. Nhưng đến Đồng Nai thì cây cầu huyết mạch trên xa lộ bị đánh sập. Các anh đành vòng lại Biên Hoà tiến về Sài Gòn theo lộ trình khác. 10h 37'' ngày 30-4-1975, chiếc tăng T54-352 mang vết đạn ở mũi xe do anh Hoàn lái đã có mặt trên đường phố Sài Gòn. Để rồi ngày 6-5-1975, tại thành phố mang tên Bác, anh và tổ chiến đấu của mình được vinh dự tham gia lễ diễu binh lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam, biểu dương lực lượng, tư thế của người chiến thắng.
    Dư âm bản giao hưởng chiến trường
    Sau đại thắng 30-4-1975, theo sự phân công, anh Hoàn vẫn tiếp tục công tác trong binh chủng Tăng thiết giáp, tham gia giảng dạy cho học viên quân đội nước bạn, trợ lý kỹ thuật, phụ trách kỹ thuật tăng T54, T59, M113?tại mặt trận. Năm 1982, anh xuất ngũ trở về quê hương Đoan Hùng. Được chính quyền và nhân dân tín nhiệm, anh tham gia công tác ở rất nhiều lĩnh vực : Từ đội trưởng đội trồng chè, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã, Chủ tịch UBND xã?và bây giờ là Chủ tịch MTTQ thị trấn Đoan Hùng. Ở bất cứ cương vị công tác nào, anh cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc.
    31 năm đã trôi qua nhưng ký ức những ngày máu lửa khốc liệt mà vinh quang với những kỷ niệm thắm đượm tình đồng đội vẫn còn nguyên vẹn trong ông. ?oBản giao hưởng chiến trường? với những thanh âm : tiếng máy nổ ầm ĩ, tiếng đạn AR15 loạn xạ như bắp rang, tiếng AK điểm xạ chắc nịch, tiếng lựu đạn chát chúa, đạn pháo tăng 100ly ầm ào?vẫn văng vẳng hàng đêm bên tai ông. Rõ ràng, đều đặn nhất là điệp khúc mật lệnh chiến đấu từ bộ đàm liên lạc : ?o00 : chuẩn bị; 01 : sẵn sàng; 02 : xuất kích?? và tiếng hô xung phong quyết liệt của những chiến sỹ bộ binh giải phóng quân như nhắc nhở ông phải sống sao cho xứng đáng với những hy sinh, mất mát to lớn của đồng đội để có cuộc sống no ấm hôm nay.
    Chia tay chúng tôi, ông Hoàn nói mà mắt nhìn xa xăm, giọng trầm xuống như đang tâm sự với chính mình : ?oNgày này năm 1975, anh em tôi đang quần nhau với ?othằng Xuân Lộc?. Ước gì tôi có thể vào Biên Hoà ngay bây giờ để gặp lại anh em, đồng đội đã khuất, thắp cho nhau một nén nhang, gặp lại ?othằng 352? để sờ tay vào vết thương của nó mà hỏi xem nó còn khoẻ không, có còn nhớ thằng Hoàn đã cùng nó lăn lộn với bom đạn suốt 3,4 năm trời??
  8. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Bom ném xuống Xuân Lộc năm 1975 là loại bom CBU-55 (fuel-air explosive bomb). Loại bom này khi ném xuống trước hết sẽ tạo ra một đám mây aerosol nhiên liệu (ở CBU-55 là ethylene oxide). Đám mây khí nhiên liệu này có đường kính khoảng 60 feet, dày khoảng 8 feet, sau đó ngòi nổ sẽ kích hoạt gây ra vụ nổ, nhiệt độ lúc đó khoảng 500oC đốt cháy tất cả oxy trong khu vực rộng lớn đồng thời gây ra một áp suất rất lớn tiêu diệt tất cả các dạng sống trong khu vực đó kể cả trong hầm, trong xe tăng?
    Về CBU-55

    Each CBU-55 weighed about 500 pounds and consisted of a canister containing three smaller bombs. When released from an aircraft, the canister opened and the three bomblets drifted to earth by parachute. Each bomblet was filled with a flammable gas. On impact, the bomb released the gas creating and then detonating an explosive mixture. The resulting blast had a force comparable to that of a conventional 2, 000-pound bomb.
    Tác động của nhiệt do bom FAE tạo ra
    Almost all organic material in the form of a dust cloud will ignite at temperatures below 500o C - approximately the same temperature as a newly extinguished match. Cotton, plastics and foodstuffs such as sugar, flour and cocoa can also, under the right con***ions, act as explosives.
    P/s: bài chỉ post được tới đây viết thêm thì bị báo lỗi nên không post được. Các bác có thể xem lại topic "Bom Mỹ ở Xuân Lộc" - Link: http://5nam.ttvnol.com/Quansu/358800/trang-3.ttvn)
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 24/01/2007
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Thấy cái này pót lên các bác xem:
    -----------
    Mỹ đã từng ném bom chân không CBU -55 xuống Bến Tre In
    Trong thời chiến tranh, Mỹ đã từng ném nhiều loại bom xuống đất Bến Tre, từ bom bi, bom napalm, bom chùm, bom phá, bom chìm, bom nổ chậm, bom xuyên, bom 7 tấn, bom B.52 rải thảm, chất độc hóa học. Nhân dân còn phát hiện thêm loại bom chân không CBU - 55, mà trước nay báo chí chỉ mới đưa tin là Mỹ đã sử dụng ở chiến trường Quảng Trị (1972) và ở Xuân Lộc (Đồng Nai) trong chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn (4-1975).
    Hai quả bom CBU - 55 đầu tiên Mỹ ném xuống ấp 1, xã Tam Phước, huyện Châu Thành vào tháng 8-1972. Quả bom CBU - 55 thứ hai, Mỹ ném xuống xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm vào giữa năm 1973.
    Hiện nay, 2 vỏ bom mang dòng chữ "BOMB... CBU - 55, US ARMY" được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre.
    Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Chắc, thương binh loại 1/4, quê xã Tam Phước, người đã chứng kiến trận ném bom này thì vào một buổi sáng tháng 8-1972, sau những loạt đại bác bắn phá dữ dội, ông nhìn thấy một chiếc máy bay xuất hiện trên bầu trời, phóng ra hai trái bom dài có dù bay là là trên ngọn cây, sau đó phát nổ. Từ xa, chỉ thấy những cụm khói lửa bốc cao mù mịt. Ba ngày sau, ông đến hiện trường thì không còn thấy một cây nào, dù lớn nhỏ còn đứng được.
    Bom CBU của Mỹ đã từng sử dụng ở chiến trường miền Nam có nhiều loại:
    * CBU - 241B, bom bi hình cầu.
    * CBU - 34 và CBU - 42.
    * CBU - 55 (loại đã ném xuống Bến Tre).
    Bom CBU - 55, theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, H., 1996, tr. 81) là loại "bom chùm hàng không dạng cát-xét, kiểu nổ xon khí đầu tiên của Mỹ. Dài 2,3m, đường kính 0,36mm, sải cánh đuôi 0,72m, khối lượng 235kg, chứa 3 bom con BLU - 73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi hẹn giờ tới nắp đáy, có đặt một dây nổ, đảm bảo mở cát xét ở trên không. Mỗi bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg oxít êtylen lỏng, có dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng oxít êtylen thành các giọt, tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu - không khí) có đường kính 25 - 17m; cao 2,5 - 3m. Đám mây này được một trạm nổ kích thích ở độ cao 1m sau khi hình thành 0,12s. Bán kính sát thương của mỗi bom con là 50m.
    Bom CBU - 55 được thiết kế cho loại máy bay tốc độ dưới âm (như A-37, OV-10 và máy bay trực thăng UH=1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120km/giờ). Bom được trang bị cho không quân của hải quân đánh bộ và không quân chiến thuật Mỹ (1969 - 1971). Lần đầu tiên bom được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở Quảng Trị (1972), ở Xuân Lộc (Đồng Nai) vào tháng 4-1975, với mục đích tiêu diệt sinh lực, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ, cũng gọi là bom chân không, bom nổ khối, bom nhiên liệu - không khí, bom phát quang.
  10. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tiếp:
    www.qdnd.vn/qdnd/sukiennhanchung.nhintuphiabenkia.2255.qdnd+%22bom+CBU%22&hl=vi&ct=clnk&cd=8&gl=vn
    -------
    - Dẫu sao cũng đã có những trận chiến dữ dội ở Xuân Lộc, cách Sài Gòn chừng 60 km đó thôi?
    - Trên thực tế, đó là cuộc giao chiến duy nhất trước khi Sài Gòn thất thủ. Chính Lê Văn Đào, một tướng trẻ tuổi là người khai chiến. Nhưng yếu tố có tính quyết định của trận giao chiến này là việc sử dụng loại vũ khí khủng khiếp do máy bay vận tải ném xuống: bom CBU làm giảm khí ô-xy. Loại vũ khí này đã chặn bước tiến của quân cộng sản chậm lại mà thôi. Lúc đó, chúng tôi có một loại bom thứ hai, nhưng người Mỹ đã cấm chúng tôi sử dụng vì các phương tiện thông tin đại chúng phương Tây công phẫn đã tố cáo ?otội ác chiến tranh này? rồi-bom hóa học-sinh học...

Chia sẻ trang này