1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đúng 6 giờ 40 phút, hai phát pháo hiệu đỏ rực bay vụt lên bầu trời.
    Các chiến sĩ bộ binh vọt dậy lao qua cửa mở, đánh thẳng vào các căn cứ.
    Tiểu đoàn 7 tiến công trên hướng tây bắc-hướng tiến công chủ yếu vào mục tiêu. Tiểu đoàn 5, hướng đông bắc, tiểu đoàn 9 kẹp sườn bên phải tiểu đoàn 7.
    Ở hướng tiểu đoàn 5, đại đội 5 được chọn làm đơn vị mở cửa.
    4 giờ sáng, đại đội 5 đã tới vị trí sát hàng rào và dùng kéo bí mật cắt được vài lớp. Đến giờ nổ súng, pháo binh cấp tập vào các mục tiêu thì tổ mở cửa của Nguyễn Xuân Loan, Nguyễn Văn Dấu, Trần Văn Ngọc đã đút bộc phá ống vào dưới lớp rào. Bộc phá nổ, xé tung đến hàng rào thứ năm. Địch phát hiện ra hướng mở cưởng, tập trung hoả lực bắn ra như mưa. Máy bay C.130 xổ từng tràng liên thanh vào con đường dẫn tới cửa mở. Một số chiến sĩ thương vong. Bộ phận hoả lực của đại đội 8 lên khẩu nào đều bị thương, cửa mở gặp khó khăn, đội hình ùn lại. Khẩu đội trưởng Nguyễn Đăng Trinh vác khẩu ĐKZ lao lên sát hàng rào, lợi dụng mô đất cao, nhằm thẳng khẩu đại liên đầu cầu của địch, néo cò. Hoả điểm đầu tiên của địch bị dập tắt. Trinh diệt luôn hai khẩu đại liên của địch ở phía trường trung học Hoà Bình đang bắn ra cửa mở.
    Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Văn Lái ôm bộc phá lao lên, giật nụ xoè phá tung thêm hai lớp rào nữa. Địch ở gác hai của trường trung học xả đại liên vào cửa mở. Lái hy sinh. Thêm một số đồng chí bị thương. Đại đội trưởng Nguyễn Quốc Hoàn vừa ôm bộc phá lao lên vừa nói: ?oDù thương vong cũng quyết hoàn thành nhiệm vụ. Hãy trả thù cho những đồng chí đã hy sinh!?. Một viên đạn AR.15 của địch dính vào tay trái Hoàn, ống bộc phá văng sang bên. Tiểu đội phó Nguyễn Xuân Hải nhào đến, ôm ống bộc phá đút vào hàng rào, giật tung lớp hàng rào thứ bảy thì gặp ngay lớp rào vướng chân là là mặt đất.
    Đại đội 5 quyết định mở thêm cửa thứ hai. Các xạ thủ súng ĐKZ Đinh Quang Tạo, Nguyễn Văn Nhung, Nguyễn Đăng Trinh ở đại đội 8 tập trung bắn sập những hoả điểm lợi hại của địch từ trường trung học Hoà Bình, từ trong các căn nhà, cũng là lúc Nguyễn Khắc Sơn mở xong cửa thứ nhất.
    Trung đội 2 do Nguyễn Xuân Loan chỉ huy cũng mở gần xong cửa thứ hai. Còn một lớp rào thì hết bộc phá ống, trợ lý tác chiến tiểu đoàn 5 Lê Hồng Sơn lấy ván bắc qua hàng rào. Tiểu đoàn 5 ào ạt tiến qua hai cửa mở như những cơn lốc, tiêu diệt hàng loạt vị trí của hai tiểu đoàn bảo an 340, 342 bảo vệ mé ngoài và thọc sâu vào các cứ điểm, các mục tiêu ở khu vực xung quanh dinh tỉnh trưởng.
    Cùng lúc đó, ở hướng chủ yếu, đại đội 1 tiểu đoàn 7 đã mở gần xong cửa mở thì địch điều hoả lực bắn vào cửa mở. Một số chiến sĩ thương vong. Chính trị viên tiểu đoàn 7 Nguyễn Hữu Diệt bị thương vào tay phải. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Huyên điều khẩu ĐKZ của đại đội 4 lên diệt ngay cụm hoả lực mới kéo tới của địch. Các đồng chí Trần Văn Quang, Nguyễn Viết Xuân chớp thời cơ mở xong cả hai cửa, cũng là lúc hai phát pháo hiệu đỏ rực vút lên. Tiểu đoàn 7 thành hình chữ A ào ạt công kích vào hướng bắc-đông bắc của thị xã.
    Đến 7 giờ 5 phút, tiểu đoàn 7 đã đánh chiếm xong khu vực bắc nhà thờ, tây bắc dinh tỉnh trưởng, tây bắc bến xe Văn Thành.
    Ở hướng tiểu đoàn 5, đại đội 5 hình thành ba mũi, tiến công thần tốc, phát triển về phía dinh tỉnh trưởng. Tiểu đoàn 9 cũng đã đánh chiếm và làm chủ khu gia binh và nhà máy điện.
  2. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn đồng chí ptlinh. Bài hay như xem phim. Xin tiếp tục.
    Có bác nào cho thêm chi tiết về các sư khác trong trận Xuân Lộc không?
    T-54
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    [​IMG]
    Tướng Hoàng Cầm.
    Binh đoàn Cửu Long:
    Mở toang ?ocánh cửa thép? Xuân Lộc
    Chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3/1975, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung lần lượt được giải phóng. Sài Gòn bị uy hiếp. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ đồng thời là cựu Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở chiến trường Đông Dương- tướng Weywand cùng Tổng tham mưu trưởng nguỵ Cao Văn Viên quyết định xây dựng các tuyến phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc ở phía đông trên trục đường số 1.
    Đây là hai tuyến phòng thủ trọng yếu của địch hòng ngăn chặn cuộc tiến công vũ bão của quân giải phóng. Phòng tuyến Xuân Lộc cách Sài Gòn 80 km là "cánh cửa thép" cuối cùng bảo vệ đầu não của chúng.
    Mất Xuân Lộc là mất tất cả. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung mọi cố gắng giữ cho được Xuân Lộc để tìm giải pháp chính trị. Chúng bố trí một lực lượng mạnh gồm sư đoàn bộ binh 18, một liên đoàn biệt động quân, một trung đoàn thiết giáp, 9 tiểu đoàn bảo an được chi viện hoả lực pháo binh, máy bay. Sau này khi chiến sự diễn ra chúng còn được tăng cường thêm Lữ đoàn dù số 1, Trung đoàn bộ binh số 8, một liên đoàn biệt động quân và một trung đoàn thiết giáp. Weywand cho rằng: "Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn" còn Lê Minh Đảo - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 18 nguỵ luôn mồm hò hét: "tử thủ bằng mọi giá" nhưng cuối cùng cũng không sao chống đỡ được trước sức mạnh vũ bão của quân giải phóng. Đơn vị mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc chính là Binh đoàn Cửu Long (Quân đoàn 4) - đứa con yêu của Nam Bộ thành đồng do Thiếu tướng Hoàng Cầm (sau này là Thượng tướng) chỉ huy.
    Tướng Hoàng Cầm - một vị tướng tài ba, dạn dày kinh nghiệm trận mạc. Ông sinh ngày 30/4/1920 ở huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây, có mặt trong đội quân giành chính quyền Cách mạng Tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội rồi tham gia Đội tự vệ vũ trang bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Trong chiến dịch Biên Giới năm 1950 Hoàng Cầm là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 130, vinh dự lớn là được lên gặp Bác Hồ. Ông đã cùng đồng đội làm nên chiến thắng Biên giới vang dội, tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Trung đoàn 209 do Hoàng Cầm chỉ huy tiêu diệt cứ điểm Him Lam và là đơn vị cắm cờ " Quyết chiến quyết thắng" lên sở chỉ huy của tướng De Castries, bắt sống toàn bộ bộ tham mưu địch làm nên chiến công vang dội năm châu bốn biển. Những năm kháng chiến chống Mỹ, Hoàng Cầm có mặt ở chiến trường miền Nam. Ngày 2/9/1965 Sư đoàn 9 - sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng được thành lập. Ông được giao nhiệm vụ làm Sư trưởng kiêm Chính uỷ. Sư đoàn đã liên tiếp làm nên những chiến công trong trận Dầu Tiếng (1965) Johson City (1967) tổng tiến công và nổi dậy (1968), Nguyễn Huệ (1972)...
    Trong cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, chiến công đầu của Binh đoàn Cửu Long là đánh chiếm và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long vào ngày 6/1/1975. Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử quan trọng: lần đầu tiên ta giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam. Một mắt xích trong tuyến phòng thủ Sài Gòn của địch bị phá vỡ. Chiến thắng Phước Long là "phép thử" cho thấy Mỹ không có khả năng trở lại can thiệp vào miền Nam và khả năng ta tiếp tục đánh những trận lớn hơn. Hội nghị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ngày 7/1/1975 thống nhất đánh giá: " Chiến thắng Phước Long là một nhân tố mới cho phép nhìn xa về triển vọng thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược. Sang đợt 2 ta có khả năng giải phóng từng khu vực lớn hơn". Trước ngày Phước Long thất thủ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn treo giải 3,2 triệu đồng cho những người lính "tử thủ". Khi được tin mất Phước Long, Thiệu còn hô hào "Kiên quyết lấy lại Phước Long" nhưng kết cục phải cay đắng: "Dành 3 ngày truy điệu và cầu nguyện cho Phước Long!" Chiến thắng Phước Long làm thay đổi cục diện giữa ta và địch trên chiến trường miền Nam. Vùng giải phóng rộng lớn của ta được nối liền, đã áp sát đe doạ đầu não của chính quyền Sài Gòn, tạo thuận lợi lớn cho ta nhanh chóng thực hiện chiến dịch cuối cùng giải phóng miền Nam. Sau chiến thắng Phước Long, Binh đoàn Cửu Long cùng các đơn vị bạn liên tiếp thắng lớn giải phóng Thị xã An Lộc , Chơn Thành, Lâm Đồng, Di Linh... Chấp hành mệnh lệnh của Quân uỷ trung ương, ngày 2 tháng 4 năm 1975 Bộ Tư lệnh miền quyết định mở chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ Xuân Lộc- Long Khánh.
    Tình hình chiến trường chung thì thuận lợi, nhưng đối với Binh đoàn Cửu Long không ít khó khăn vì thời gian chuẩn bị chỉ được 6 ngày. Sư đoàn 7 vừa từ Lâm Đồng chiến đấu trên chặng đường hàng trăm km về chưa kịp nghỉ ngơi, củng cố. Sư đoàn 9 vừa tách khỏi binh đoàn để bổ sung cho cánh quân Tây- Tây Nam. Được bổ sung Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 của Quân khu 7 nhưng nhìn chung lực lượng chưa mạnh trong lúc phải đối đầu với địch trên một phòng tuyến có ý nghĩa sống cò. Biết là khó khăn, ác liệt nhưng cán bộ và chiến sĩ Binh đoàn tự tin, chủ động bước vào chiến trận với khí thế " thần tốc" tranh trủ giành chiến thắng. Rạng sáng 9 tháng 4 năm 1975 ta nổ súng tiến công địch. Binh đoàn sử dụng một bộ phận bộ binh , toàn bộ xe tăng, pháo binh tiến công thẳng vào sở chỉ huy sư đoàn địch, thực hiện bao vây, chia cắt, diệt viện binh, giải phóng thị xã. Sau năm ngày chiến đấu ác liệt, địch phản kích điên cuồng, ta vẫn chưa chiếm được các mục tiêu chủ yếu mà lại bị thượng vong nặng, trên 1.000 cán bộ, chiến sĩ hi sinh. Địch dùng cả loại vũ khí mới CBU đốt không khí, sát thương diện rộng do Mỹ vừa mới cung cấp.
    Trước tình hình đó Bộ Chỉ huy chiến dịch đề nghị Binh đoàn thay đổi cách đánh. Ngày 15 tháng 4 ta chuyển hướng: đánh chiếm ngã ba Dầu Dây-Núi Thị và đoạn đường từ Trúc Tân đến Kiệm Tân trên đường 20. Ta nhanh chóng chiếm Dầu Dây- Núi Thị uy hiếp sở chỉ huy Quân đoàn 3 nguỵ buộc chúng bốc một phần lực lượng từ Xuân Lộc chạy về Biên Hoà - Trảng Bom lập phòng tuyến mới. Số còn lại không đủ sức chống cự nên ngày 20 tháng 4 cũng phải tháo chạy khỏi Xuân Lộc qua Bà Rịa về Biên Hoà. Ngày 21 tháng 4 tuyến phòng thủ Xuân Lộc bị Binh đoàn Cửu Long phá vỡ. Cánh của thép vào giải phóng Sài Gòn được mở toang. Trải qua 12 ngày đêm ác liệt Binh đoàn Cửu Long đã cùng lực lượng vũ trang Long Khánh giành thắng lơi vẻ vang. Là người chỉ huy mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, sau này ông suy nghĩ về cái giá phải trả trong cuộc chiến: "Con đường đi đến chiến thắng Xuân Lộc là không đơn giản, mà phải qua những gập ghềnh, thăng trầm; có thông minh mưu trí, nhưng cũng có cả thiếu sót khuyết điểm trong sự vận dụng đường lối và nghệ thuật quân sự của Đảng , có chiến thắng và cũng có cả mất mát. Tất cả làm rõ, tô điểm thêm tính anh hùng ca của trận đánh Xuân Lộc, sẽ mãi mãi lưu giữ trong tâm tưởng mỗi người". Chiến thắng Xuân Lộc là trận mở màn rất có ý nghĩa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong hồi ký "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng" Đại tướng Võ Nguyên Giáp nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, phấn khởi viết những dòng sảng khoái: "Chiến thắng Xuân Lộc làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân nguỵ càng thêm suy sụp. Tin chiến thắng làm nức lòng nhân dân cả nước".
    Mất Xuân Lộc tướng Mỹ Weyw đau đớn thốt lên: "Thế là hết, tình hình quân sự tuyệt vọng!" lên máy bay chuồn về nước. Ngay tối hôm đó Tổng thống Nguyễn Văn Thiệụ tuyên bố từ chức rồi cũng tìm đường cao chạy xa bay. Bên kia bán cầu Tổng thống Mỹ J. Ford tuyên bố: "Cuộc chiến tranh VN đã kết thúc đối với Mỹ".
    Làm chủ hoàn toàn Xuân Lộc, Binh đoàn Cửu Long tiếp tục đánh chiếm Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, sở chỉ huy Quân đoàn 3 nguỵ, sân bay Biên Hoà rồi cùng đại quân tiến về Sài Gòn chiếm Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân địch... 13 giờ 30 ngày 30 tháng 4 tướng Hoàng Cầm và Binh đoàn Cửu Long đã có mặt tại dinh Độc Lập.
    Uỷ ban quân quản thành phố Sài Gòn được thành lập, Thượng tướng Trần Văn Trà Tư lệnh Quân giải phóng làm Chủ tịch, thiếu tướng Hoàng Cầm cùng nhiều đồng chí khác nữa làm Phó Chủ tịch.
    Từ bài viết của: Ngọc Phúc
  4. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác:
    Mong bác ptlinh và các bác khác tiếp tục cho biết thên về sư 341.
    Ngoài ra, bác nào có tư liệu thêm về sư 6 và sư 7 trong trận Xuân Lộc, vui lòng "post" lên diễn đàn để mọi người cùng chiêm ngưỡng chiến thắng lớn của quân dân ta trong cuộc chiến vừa qua.
    T-54
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Tui gửi bản đồ Bến Cát - Xuân Lộc - Trảng Bom - Sài gòn lên cho các bác nghiên cứu (Tên file là tên địa danh chính của bản đồ).
    Ben Cat
    [​IMG]
    Xuan Loc
    [​IMG]
    Sai Gon
    [​IMG]
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    7 giờ 40 phút, cả ba tiểu đoàn đã thanh toán xong và các mục tiêu khu thông tin, khu cố vấn, khu cảnh sát và đang hợp điểm tại khu vực dinh tỉnh trưởng.
    Địch bị dồn cả vào khu vực này, lợi dụng các dãy nhà nhiều tầng kiên cố đặt đại liên, trung liên, M.79? bắn chặn các mũi tiến công của ta. Khẩu đội trưởng Nguyễn Đăng Trinh ôm khẩu ĐKZ đặt lên thùng phuy đất, bắn hỏng khẩu đại liên địch ở gác mé trái nhà thờ. Từ cánh phải trường trung học, một toán địch co cụm bắn M.79, tiểu liên cực nhanh ra phía Trinh. Một mảnh đạn cắm vào đùi. Đang băng bó, nghe anh em gọi phát hiện địch co cụm bắn vào đội hình bộ binh, nép sát người vào tường, Trinh vận động tới, vác khẩu ĐKZ lên vai nện một phát. Bọn địch giạt sang phòng cuối. Trinh quay nòng chuyển hướng bắn tiếp một phát. Cả mảng tường đổ sập, bọn địch câm họng.
    Thấy vết thương ở đùi Trinh ra nhiều máu, chính trị viên Phạm Văn Bình bảo anh lùi về phía sau. Trinh nói: ?oTôi còn chiến đấu được. Đề nghị xin thêm đạn?.
    Tiểu đội chuyển thêm hai quả đạn. Trinh vận động lên 200 mét, bắn hỏng khẩu đại liên của địch ở góc phải nhà thờ. Lúc này, Trinh đã bị thương lần thứ hai. Anh giấu đồng đội, ngồi dựa vào tường định nghỉ một lát để lấy sức. Bỗng nghe chính trị viên Bình gọi:
    -Địch dùng xe tăng phản kích, đang tập trung ở ngã tư đường Quang Trung và đường 1.
    Nghe nói có xe tăng co cụm, Trinh bật dậy:
    -Chính trị viên để tôi!
    Còn viên đạn cuối cùng, Trinh lẻn vào một căn nhà dân, nhìn thấy ba xe tăng địch đang bắn mạnh về phía dinh tỉnh trưởng. Anh kê khẩu ĐKZ vào bục cửa sổ, ngắm chiếc đi đầu. Chiếc xe tăng rùng mình đứng sững lại. Hai chiếc còn lại quay vòng bỏ chạy. Anh tiếc rẻ vì đạn đã hết.
    Qua ba giờ chiến đấu, Nguyễn Đang Trinh đã bắn 14 phát ĐKZ, phá sập nhiều lô cốt, bắn cháy một xe tăng địch, nêu tấm gương bị thương không rời trận địa chiến đấu kiên cường, táo bạo, lập công xuất sắc.
    Sau khi đưa xe tăng ra chi viện, bị bắn chát, nhiều hoả điểm lợi hại bị tiêu diệt, bọn địch đành rút lui dần về phía sân bay Cáp Rang.
    Đến 9 giờ 30 phút, khu vực nhà tên tỉnh trưởng đã bị chiếm. Các chiến sĩ Phạm Lê Canh, Nguyễn Văn Trọng của tiểu đoàn 5 và Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Minh Đức của tiểu đoàn 7 cùng lên cắm cờ trên nóc nhà tên tỉnh trưởng. Hai lá cờ chiến thắng phần phật trong nắng sớm vẫy gọi các chiến sĩ tiếp tục tiến lên.
    10 giờ, các đơn vị đã cơ bản làm chủ các mục tiêu được phân công.
    Đến 11 giờ, địch điều tiểu đoàn 1 chiến đoàn 48 từ Ngã ba Tân Phong đến phản kích ở hướng tây bắc và điều tiểu đoàn 2 chiến đoàn 52 từ Gia Tân đánh vào bên sườn trung đoàn 266, nhằm bịt cửa của ta. Chúng còn điều một chi đội xe tăng từ ấp Tân Xuân, men theo đường Quang Trung, chọc một mũi qua Ngã tư đường Hoàng Diệu, kết hợp với các tiểu đoàn 1, chiến đoàn 48 phản kích, nhằm chiếm lại các mục tiêu tại khu vực dinh tỉnh trưởng. Mặt khác, địch dùng máy bay, pháo binh bắn bừa bãi và dọn đường cho bộ binh tiến công, đồng thời ngăn chặn ta phát triển xuống sân bay.
    Trước tình hình đó, phó trung đoàn trưởng Lê Tiến Hạt hội ý chớp nhoáng với cán bộ tiểu đoàn và thống nhất: Kiên quyết tập trung binh lực, hoả lực để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, giữ vững các mục tiêu đã chiếm. Trước mắt, phải diệt bằng được bọn địch đang co cụm trên tháp chuông nhà thờ, trên gác ba nhà ngân hàng Đồng Tiến và tai ngã ba đường sắt. Tổ chức hoả lực ngăn chặn xe tăng, đồng thời lùng sục, truy quét và củng cố các vị trí đã chiếm, chuẩn bị đánh địch phản kích.
    Lúc này, sư đoàn trưởng lệnh cho trung đoàn 270 tung tiểu đoàn 4 từ Bình Lộc Sở hiệp đồng với tiểu đoàn 9 đánh tạt sườn quân địch đến phản kích.
    Tiểu đoàn 1 chiến đoàn 48 nguỵ từ Ngã ba Tân Phong vừa mon men đến lô cao su sát đường số 1 ở hướng tây bắc, bị tiểu đoàn 9 đánh hất trở lại, lại bị tiểu đoàn 4 đánh tạt sườn bị tiêu diệt một số, phải lùi về vị trí cũ.
    Trong thị xã, tiểu đoàn 7 tổ chức lực lượng gọn nhẹ, lợi dụng các dãy phố, các căn nhà nhiều tầng, tiến sát ngã tư đường Hoàng Diệu-Quang Trung bắn cháy bốn xe tăng, tiêu diệt một số bộ binh. Tiểu đoàn 5 bắn cháy hai chiếc khác ở đoạn ngã tư đường sắt.
    Âm mưu phản kích của địch tạm thời bị bẻ gãy. Qua một ngày chiến đấu, ta tiêu diệt và làm tan rã một số lớn quân địch, bắt sống 235 tên, bắn cháy bảy xe tăng, làm chủ các mục tiêu được quân đoàn phân công.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bộ tư lệnh sư đoàn nhận định: Địch bị đánh bất ngờ, đối phó lúng túng. Nhưng ở hướng chủ yếu của quân đoàn gặp khó khăn và không đánh trúng các mục tiêu, nên chiến đoàn 43 địch còn tăng cường lực lượng để phản kích, giành lại các vị trí đã mất.
    Về ta, trung đoàn 266 phát triển thuận lợi, tinh thần chiến đấu tốt, nhất là tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 7. Nhưng do chuẩn bị vật chất chưa tốt, đạn hết, nên tốc độ tiến công và phát triển có chậm. Tiểu đoàn 4 đánh vận động tuơng đối tốt, đã bẻ gãy đợt phản kích của tiểu đoàn 2 chiến đoàn 52, bảo vệ tốt cạnh sườn cho trung đoàn 266.
    Bộ tư lệnh sư đoàn chủ trương:
    -Kiên quyết giữ vững những mục tiêu đã chiếm.
    -Nhanh chóng giải quyết thương binh, tử sĩ.
    -Bổ sung đạn, gạo, xốc lại lực lượng để ngày mai tiếp tục tiến công, tạo điều kiện cho hướng chủ yếu của quân đoàn đột phá.
    Suốt đêm 9 tháng 4, các đơn vị triển khai thực hiện các chủ trương trên.
    Đêm xuống, không khí căng thẳng của một ngày chiến đấu ác liệt chìm vào bóng tối, thỉnh thoảng dăm ba ngọn pháo sáng vút lên rồi rớt nhanh xuống đất, tắt ngấm.
    Trong đêm tối, các chiến sĩ tranh thủ củng cố các công sự ở các hẻm phố, các góc nhà. Các đơn vị công binh vận tải, chuyển đạn, cơm nắm, lương khô cung cấp cho các đơn vị bộ binh trong thị xã và giải quyết thương binh, tử sĩ đưa về tuyến sau. Các chiến sĩ thông tin chắp nối. Các cấp uỷ, cán bộ chỉ huy tranh thủ hội ý, rút kinh nghiệm, bổ sung các phương án, xốc lại lực lượng, biên chế sắp xếp lại tổ chức ở các mũi, các phân đội. Tất cả đang chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ngày mai.
    Trong lúc đó, ở một ngách chiến hào, chiến sĩ mới Nguyễn Đăng Ngô một mình với sáu khẩu súng thu được của địch, ngồi giữ trận địa. Chiều nay, mải truy kích, Ngô bị lạc đơn vị, do đó chỉ còn mình anh trụ lại ở cái trận địa này.
    Bỗng một tiếng rên khe khẽ của ai đó cất lên cách chỗ Ngô không xa. Anh bò đến. Từ dưới cống, một tiếng rên nấc lên. Ngô lao xuống cống.
    -Ối! Trung đội trưởng Thành!
    -Cả người Thành đầy máu, đang cựa quậy:
    -Khát? Khát!
    Gặp trung đội trưởng chưa kịp mừng, cơn khát của Thành càng làm Ngô đau lòng. ?oTìm nước ở đâu đây??-Chợt Ngô nhớ tới mấy cây chuối non bị pháo tiện đứt lúc chiều. Anh trườn đi và kéo thân cấy chuối non còn khét mùi thuốc súng về. Nửa bát nước đọt chuối mà Ngô nhai nhả ra làm Thành tỉnh lại:
    -Đơn vị đâu cả?-Anh em ai còn, ai mất?
    -Còn quanh đây cả thôi!
    Ngô quyết định đưa trung đội trưởng về tuyến sau. Anh đặt Thành lên lưng và đưa Thành ra khỏi hàng rào. Giao Thành cho bộ phận tải thương xong, Nguyễn Đăng Ngô trở lại vị trí chiến đấu.
    Sau ngày chiến tranh kết thúc, Phạm Văn Thành gặp lại Nguyễn Đăng Ngô tại Sài Gòn. Thành ôm Ngô, khóc: ?oTôi được trở về đội ngũ, được thất đất nước giải phóng, tôi nớ ơn Ngô rất nhiều?. Ngô khiêm tốn: ?oAnh trở về đội ngũ là nhờ bệnh viện, nhờ đồng đội và chính là ở tinh thần chiến đấu kiên cường của anh?.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cũng đêm 9 tháng 4, ở đại đội 2 tiểu đoàn 17 công binh vừa đào xong công sự cho sở chỉ huy sư đoàn thì được lệnh cử một trung đội đi làm nhiệm vụ góp phần giải phóng Xuân Lộc. Cả đại đội vùng dậy, quên cả đói, mệt, cơn buồn ngủ tan đâu mất. Những cánh tay rắn chắc giơ cao xin đi làm nhiệm vụ. Không ai biết nhiệm vụ gì, song được góp phần vào giải phóng Xuân Lộc là niềm vui lớn nhất đối với chiến sĩ công binh. Tiểu đoàn phải chỉ định ai đi, ai ở mới dàn xếp được.
    Trung đội 3 do đại đội trưởng Nguyễn Văn Lý và trung đội trưởng Phạm Xuân Toại chỉ huy được lệnh lên đường.
    Tại sở chỉ huy sư đoàn, trung đội 3 được giao nhiệm vụ áp tải hai xe đạn các loại vào Xuân Lộc, khi trở sẽ áp giải tù binh.
    Trời tối như bưng, lái xe căng mắt không đi đúng con đường làm tạm. Chiếc xe tải bò từng bước. Các trận địa pháo của địch vẫn bắn chặn đường. Máy bay địch thỉnh thoảng quảng vào quả pháo sáng chao đảo trên không. Pháo sáng tắt, màn đêm càng dày đặc.
    Luồn lách qua các hẻm phố, vừa đánh địch vừa sục sạo tìm kiếm, trung đội 3 đã tìm được tiểu đoàn 5.
    Đang lúc thiếu đạn, bụng đói, được công binh tiếp đạn, cơm nắm, lương khô, các chiến sĩ tiểu đoàn 5 xúc động rơi nước mắt. Ai cũng hứa quyết tâm tiêu diệt địch để khỏi phụ lòng quan tâm của cả sư đoàn đối với lực lượng xung kích đang trực tiếp chiến đấu.
    5 giờ 27 phút ngày 10 tháng 4, pháo binh ta bắn vào một số mục tiêu còn lại trong thị xã. 5 giờ 47 phút, pháo binh ngừng bắn. Tiểu đoàn 9 hình thành hai mũi tiến công vào toà hành hcính. Tiểu đoàn 5 phát triển xuống sân bay Cáp Rang. Tiểu đoàn 7 đánh vào căn cứ Lê Lợi, nơi đồn trú của hai tiểu đoàn 343 và 367 bảo an.
    Đêm 9 tháng 4, địch đã củng cố lạ các khu vực trong thị xã. Do đó yếu tố bất ngờ không còn nữa. Địch đã chủ động đối phó ngay khi lực lượng xung kích của ta áp sát hàng rào. Tiểu đoàn 7 đã năm lần tổ chức đột phá vẫn không thủng. Số thương vong ngày một cao. Chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Hữu Điệt hy sinh. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Huyên tạm thời cho bộ đội lùi xuống dưới chân đồi và xin sư đoàn cho pháo binh bắn cấp tập theo hiệu chỉnh của các chiến sĩ bộ binh. Được chiến sĩ bộ binh chỉnh tầm, chỉnh hướng, các trận địa pháo của ta đã phá tung một loạt công sự vòng ngoài, ghìm cứng bọn địch trong các công sự. Căn cứ Lê Lợi chìm trong lửa và khói. Lực lượng xung kích tiểu đoàn 7 lợi dụng thời cơ phá tung hàng rào. Pháo vừa ngừng, các mũi đột kích đã thọc sâu vào căn cứ. Một trận đánh bằng lựu đạn, lưỡi lê diễn ra ác liệt. Đến 18 giờ, tiểu đoàn 7 làm chủ chiến trường, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn bảo an 343 và 367.
    Ở hướng tiểu đoàn 9 cũng diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt giữa chiến sĩ ta với tiểu đoàn 2 chiến đoàn 43.
    Mờ sáng ngày 10 tháng 4, được chiến đoàn xe tăng 81 chi viện, tiểu đoàn 2 địch mở đợt phản kích hòng đánh chiếm lại khu vực nhà thờ và toà hành chính. Tiểu đoàn 9 đã giành giật với địch từng ngách phố, căn nhà, từng đoạn hào giao thông nhỏ. Cuộc chiến đấu ở đây không còn là đội hình chiến đấu của đại đội, tiểu đoàn, mà phần lớn là tổ chiến đấu, thậm chí là cá nhân chiến đấu. Mỗi tổ, mỗi người đều tự ghép mình thành từng bộ phận, tự hiệp đồng với nhau, hỗ trợ nhau chiến đấu. Chiến sĩ liên lạc đại đội 9 Phạm Văn Lái cùng phó đại đội trưởng Đặng Xuân Dần và ba chiến sĩ Trúc, Toại, Hà hình thành một mũi đánh vào một đoạn chiến hào của địch. Để tránh đánh vỗ mặt, Lái xin phép phó đại đội trưởng Dần, dẫn Toại và Hà vòng phía trái, bí mật thọc một mũi vào sau lưng địch. Bị đánh bất ngờ, bọn địch bỏ chạy. Lái đuổi theo. Mải đuổi giặc, Lái thọc quá sâu vào tung thâm, trong lúc đơn vị được lệnh chuyển hướng tiến công. Phạm Văn Lái chỉ còn một mình với khẩu AK hết đạn. Lái xác định: Còn một mình cũng đánh, tìm súng địch mà đánh! Lái vớ được khẩu AR.15 với băng đạn còn đầy và hai quả lựu đạn Mỹ. Anh củng cố công sự để chuẩn bị chiến đấu. Từ gốc cao su bên cạnh, ba tên địch mặc áo rằn ri mò lại. Lái im lặng chờ chúng đến thật gần mới tung lựu đạn. Một tên chết tại chỗ, một tên bị thương và tên kia bỏ chạy. Lái cầm khẩu AK đã lắp lê, đuổi theo lao một đường lê. Tên lính bị lưỡi lê xuyên qua lưng, bổ sấp về phía trước.
    Trời tối dần. Qua một ngày chiến đấu, đói khát, mệt mỏi. Lái định tìm về đơn vị. Nhưng anh lại nghĩ nhiệm vụ là bảo vệ mục tiêu, không thể bỏ ra được.
    Đang củng cố vị trí chiến đấu thì có ba bóng người xuất hiện sau một mô đất. Quan sát kỹ, nhận ra ba du kích, Lái cùng với ba du kích lập một tổ chiến đấu.
    Sáng hôm sau (11 tháng 4), một đại đội địch mở đợt tiến công, địch chiếm lại một đoạn hào đã mất. Lái nâng khẩu B.40 của chiến sĩ du kích, lao quả đạn vào đội hình địch, thiêu cháy 14 tên. Bọn sống sót xô nhau chạy. Phạm Văn Lái nhảy lên công sự đuổi đánh. Một mảnh đạn M.79 cắm phập vào tay trái của anh, Lái phải trở về vị trí cũ.
    Đang băng vết thương thì gần chục tên địch lại lò dò tới gần. Lái phân công mục tiêu cho ba chiến sĩ du kích, còn anh dùng quả lựu đạn còn lại, tung vào cụm địch. Mấy tên địch ngã nhào. Đợt phản kích của địch bị tổ của Lái đánh bật ra. Đến 11 giờ, đơn vị vận động đến, cũng là lúc Phạm Văn Lái bị ngất đi và được đồng đội đưa về trạm phẫu thuật trung đoàn.
    Hơn một ngày chiến đấu trong hoàn cảnh một mình một hướng tiến công, độc lập chiến đấu, lấy súng địch tiêu diệt địch, bị thương không rời vị trí, Phạm Văn Lái đã diệt 31 tên địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, nêu tấm gương chiến đấu kiên cường, mưu trí sáng tạo, táo bạo tiến công.
    Đêm 10 tháng 4 là một đêm đấu pháo quyết liệt. Địch dùng hàng chục trận địa pháo với 86 khẩu đủ loại 105; 106,7; 155 cùng hàng chục lần máy bay ném bom phá hoại các khu vực đã bị ta đánh chiếm trong hai ngày qua. Chúng phản pháo vào các trận địa của ta, đồng thời bắn chặn các con đường từ hậu cứ dẫn vào thị xã. Máy bay C.130 xổ từng tràng đạn 120mm. Chúng định làm thành một rào lửa ngăn chặn, không cho ta tiếp đạn và giải quyết thương binh. Chúng đị huỷ diệt toàn bộ lực lượng ta còn bám trong thị xã.
    Nhưng các tiểu đoàn 5,7,9 vẫn kiên cường bám trụ, vừa củng cố công sự, vừa chuẩn bị tư thế đánh địch phản kích trong ngày mai.
  9. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi các đồng chí ptlinh và rongxanhpmu:
    Cám ơn các đồng chí đã đưa bài và bản đồ để mọi người dễ theo dõi chiế ncông "đập tan cửa thép" của quân dân ta.
    Nhân dịp 30/4, tôi thấy có nhiều bài viết về trận Xuân Lộc của các bác Cộng Hòa trong webistes hải ngoại. Bài nào cũng ca tụng "chiến thắng Xuân Lộc", vì vậy nên muốn tìm hiểu xem "chiến thắng" này thật sự ra sao.
    Mong các bác sẽ góp thêm tư liệu, ý kiến, phê bình cũng như nhận xét. Nếu ai tìm được bản đồ điều quân cũng như vị trí địch bạn thì dễ theo dõi hơn.
    Rất cám ơn các bác.
    T-54
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Mấy ông cộng hoà thì tin làm gì. Trận đánh này ta thắng cả điểm lẫn knockout. Ta thắng điểm ở chỗ quân địch bỏ lại trận địa 2600 xác chết, cộng thêm số bị bắt. Còn tan rã thì không kể. Về tương quan lực lượng. Ta có 2 sư đoàn tăng cường tham chiến. Địch chỉ riêng ở tam giác Xuân Lộc-Tân Phong-Dầu Dây lúc đỉnh điểm đã có quân số tương đương quân đoàn. Còn từ Bà Rịa về Xuân Lộc, Trảng Bom, Biên Hoà thì đông vô kể. Tăng pháo máy bay địch áp đảo. Thật ra, ta thương vong nhiều là hợp lỹ, vì địch dồn vào đây lực lượng quá lớn cố thủ. Bình thường, tấn công căn cứ phòng ngự vững, cần gấp 3 lần, đây quân ta ít hơn.
    Thực ra, trận đánh quyết liệt và gây thương vong nhất cho quân ta là ngày 10-11-12. Quân địch ồ ạt chi viện. Quân ta vất vả cũng hợp lý. Lịch sử nhà ta viết về trận này rất rõ ràng chính xác, vì đây là một trận đánh quan trọng. Hơn nữa, ở đây còn nhiều bài học về sử dụng tăng pháo, đánh lớn.
    Ta thắng knockout thì khỏi nói, đây là mục tiêu đặc biệt quan trọng. Khu vực Xuân Lộc có thể coi trung tâm miền Đông, cánh cửa Sài Gòn. Cũng thật ra, ngay ngày đầu tiên, ngày 9-4, khi chiến đoàn 52 bỏ Hưng Nghiã, thì phòng tuyến địch đã thủng.
    Mấy ông cộng hoà toàn giọng cộng hoà giỏi, thua là do trời. Đánh thua lại bảo quân Biên Hoà không cứu. Ô trời, bỏ Biên Hoà cứu Xuân Lộc thì khác gì bỏ Sải Gòn giữ lấy Quảng Trị.
    Còn thời điểm bắt đầu trận đánh. Quá xuất sắc. Khi Quân Đoàn 2 còn đang di chuyển ở miền Trung thì trung Tâm Đông Nam Bộ, cửa ngõ Sài Gòn đã bị tiến công. Góp phần giúp Quân Đoàn 2 tiến như chẻ tre. Miền Trung còn cần gì nữa khi mất Xuân Lộc.

Chia sẻ trang này