1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    4 giờ sáng ngày 11 tháng 4, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho sư đoàn 341 tổ chức một lực lượng đánh vào sở chỉ huy chiến đoàn 43 và một lực lượng đánh xuống sân bay Cáp Rang, bắt liên lạc với sư đoàn 7.
    Chiều hôm trước, địch đã dùng trực thăng đổ lữ dù 1 xuống ấp Tân Phong và lực lượng này đã bao vây tiểu đoàn 18 sư đoàn 7. Địch còn điều tiểu đoàn 1 chiến đoàn 48, tiểu đoàn 1 chiến đoàn 43 và tiểu đoàn 2 chiến đoàn 52 tăng cường giải toả vòng ngoài. Mờ sáng ngày 11 tháng 4, lực lượng này đã tổ chức phản kích vào khu hành chính dinh tỉnh trưởng và dọc theo đường số 1 về phía tây bắc.
    Như vậy nhiệm vụ của sư đoàn càng nặng nề hơn. Phải vừa đánh địch phản kích, giữ vững trận các mục tiêu đã đánh chiếm trong hai ngày qua, vừa tổ chức lực lượng hỗ trợ, giải vây, giải quyết khó khăn cho đơn vị bạn.
    Sư đoàn trưởng chỉ thị cho trung đoàn 270 tung tiểu đoàn 6 kết hợp với tiểu đoàn 7 đánh xuống sân bay Cáp Rang; tiểu đoàn 5 đánh sở chỉ huy chiến đoàn 43; tiểu đoàn 9 giữ vững các mục tiêu đã chiếm; tiểu đoàn 4 chuẩn bị đánh giải vây cho tiểu đoàn 18 sư đoàn 7.
    5 giờ 30 phút ngày 11 tháng 4, pháo binh bắn 30 phút vào sở chỉ huy sư đoàn 18 và chiến đoàn 43.
    6 giờ pháo binh chuyển làn, kiềm chế các trận địa pháo địch ở Núi Thị, Nga ba Tân Phong. Tiểu đoàn 5 lợi dụng các hè phố, các ngôi nhà nhiều tầng bị bom pháo phá sập, áp sát và tiêu diệt được một số mục tiêu vòng ngoài của chiến đoàn 43. Địch chống cự quyết liệt, một vài phân đội của tiểu đoàn 5 lùi lại. Trong lúc đó, đại đội 5 vẫn tiếp tục đột kích theo hướng đã phân công. Trung đội trưởng Nguyễn Phi Nhân dẫn trung đội luồn qua các bức tường đổ, áp sát sở chỉ huy chiến đoàn 43 về hướng đông, tiêu diệt một số hoả điểm bên ngoài. Địch rút sâu vào trong căn cứ. Nguyễn Phi Nhân đuổi theo, tieu diệt một số tên. Nhưng vì các mũi khác gặp khó khăn, không đột phá được vào mục tiêu nên mũi đột kích của Nguyễn Phi Nhân bị lẻ loi. Anh đã hy sinh anh dũng trước sở chỉ huy của chiến đoàn 43. Mãi đến 11 giờ, đại đội 6 tiểu đoàn 5 mới bắt liên lạc được với sư đoàn 7 và cùng với bạn tiếp tục đột phá vào sở chỉ huy chiến đoàn 43.
    Ở hướng các tiểu đoàn 6 và 7 cũng diễn ra những trận đánh giằng co với địch. Địch mới được tăng viện, chúng sử dụng xe tăng, xe bọc thép cùng bộ binh chống trả điên cuồng. Các đơn vị của ta đã bốn lần đột phá vào sân bay Cáp Rang đều bị chúng đánh hất trở lại.
    Tình hình diễn biến không thuận lợi. Hai tiểu đoàn đều gặp khó khăn. Phó sư đoàn trưởng Vũ Cao và chủ nhiệm chính trị Nguyễn Quế xuống ngay sở chỉ huy trung đoàn 266 đốc chiến.
    Đại đội 9 tiểu đoàn 14 được lệnh đưa pháo 85 bắn trực tiếp vào các hầm chứa máy bay lúc bấy giờ là sở chỉ huy lữ dù 1.
    Thực hiện quyết tâm: ?oMỗi viên đạn một lô cốt địch?, phó đại đội trưởng Nguyễn Văn Sửu sau khi chỉ huy khẩu đội bắn thủng hai hầm để máy bay, vừa quay về mo đất cao để quan sát và chỉ huy bắn tiếp, thì một chớp lửa loé lên nơi anh đứng. Tiếp theo là tiếng nổ đinh tai của quả đạn 105 của địch. Đất đá, cát bụi tràn khắp trận địa. Các phảo thủ Trần Xuân Trường, Trần Viết Long đều bị thương. Phó đại đội trưởng Sửu bị giập nát hai đùi.
    Anh em đến băng cho Nguyễn Văn Sửu, anh khoát tay, nói: ?oĐường nào tôi cũng không sống được, các đồng chí băng ngay cho hai đồng chí kia?. Anh bảo vậy, nhưng đồng đội không ai bỏ anh.
    Trong tiếng ầm ào, hỗn độn của máy bay và tiếng nổ của pháo ta, pháo địch, mọi người vẫn nghe rõ tiếng nói dõng dạc của Nguyễn Văn Sửu: ?oBình tĩnh mà bắn, còn một người cũng đánh! Bắn thật chính xác để chi viện cho bộ binh?. Bị thương nặng, máu chảy nhiều, Nguyễn Văn Sửu vẫn bám chặt mô đất, nhoài người về phía trước, động viên bộ đội chiến đấu. Đến khi đã kiệt sức, anh thều thào: ?oHãy chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, xứng đáng với lòng tin của các chiến sĩ bộ binh??. Trên khuôn mặt Sửu thoáng nở một nụ cười? Anh đã trút hơi thở cuối cùng.
    Lâm Văn Học ôm chặt lấy Sửu: ?oAnh Sửu! Anh Sửu!?. Thấy pháo bắn thẳng ngừng bắn, bọn địch lại kéo đại liên ra bắn chặn bộ binh ta. Học nhìn trừng trừng vào cái khoảng không có nhiều tia lửa điên cuồng ấy. Đôi mắt anh ánh lên một cách dữ dội: ?oChúng mày phải chết!?o. Lâm Văn Học lao tới bệ súng. Những viên đạn 85 thẳng căng lại vun vút lao vào căn cứ địch, phá tan các hầm ngầm của địch trong sân bay, tạo điều kiện thuận lợi cho hai tiểu đoàn 6 và 7 đánh chiếm sân bay Cáp Rang vào lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 4.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    11 giờ ngày 11 tháng 4, địch dùng 48 lần chiếc trực thăng đổ quân tăng viện xuống Ngã ba Tân Phong. Thế là địch đã ném xuống cái thị xã này toàn bọ sư đoàn 18, lữ kỵ binh 3, chiến đoàn 8 sư đoàn 5, các liên đoàn biệt động quân của quân khu 3, các liên đoàn biệt động què quặt của quân khu 1 và 2, thiết đoàn 5 xe tăng (60) các tiểu đoàn pháo binh lãnh thổ và lữ dù 1. Chúng ném vào đây đến chín tiểu đoàn bộ binh; chúng đã huy động đến mức cao nhất lực lượng không quân còn lại của Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ-một cuộc thí quân, thí tướng của Mỹ-nguỵ để kéo dài ngày tận số.
    Chúng dùng cả bom hơi ngạt ném xuống các khu vực xung quanh thị xã. Chúng còn huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý ở Sài Gòn đến Xuân Lộc để lên dây cót tinh thần cho binh lính và chỉ huy.
    Với tính chất giằng co ác liệt, Xuân Lộc không còn nằm trong phạm vu của Xuân Lộc và Long Khánh, nó liên quan đến việc mất hay còn của nguỵ quyền Sài Gòn, liên quan đến việc kéo dài ngày giãy chết của chế độ Thiệu.
    Trong chiến tranh không phải mọi việc đều diễn ra theo kế hoạch mà đôi khi lại khác hẳn những điều dự kiến trên các bản đồ tác chiến. Và khi đó, mưu trí sáng suốt, bình tĩnh và lòng dũng cảm, sáng tạo của người chỉ huy vó vai trò quyết định.
    Trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4: ?oKhi địch đã dồn quân vào để cố cứu thị xã Xuân Lộc thì ta không cần tập trung lực lượng tiếp tục đánh thẳng vào đấy nữa, mà chuyển lực lượng đánh các đơn vị địch đến phản kích đứng chân chưa vững ở vòng ngoài đang thiếu công sự và thiếu sự hợp đồng chặt chẽ với nhau; dùng pháo tầm xa bắn phá và khống chế liên tục ngày đêm sân bay Biên Hoà, không cho máy bay chiến đấu của địch cất cánh?.
    Thực hiện ý đồ trên, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho sư đoàn đưa các tiểu đoàn 5, 6, 9 ra ngoài, tiểu đoàn 7 tiếp tục chốt các mục tiêu trong thị xã.
    Đến 21 giờ ngày 12 tháng 4, quân đoàn chỉ thị cho tiểu đoàn 7 lùi ra ngoài và dùng trung đoàn 270 vận động bao vây đánh địch xung quanh khu vực Núi Thị. Trung đoàn 266 khẩn trương củng cố và chuân bị nhận nhiệm vụ.
    Sau khi quân ta ra khỏi thị xã, địch liền đưa hai chiến đoàn 43 và 48 của sư đoàn 18, lữ dù 1, thiết đoàn 5 xe tăng tràn vào chiếm lại; dùng chiến đoàn 52 giải toả Ngã ba Dầu Giây do sư đoàn 6 của ta đánh chiếm hôm 10 tháng 4. Chúng dùng các chiến đoàn 315 và 322 từ Trảng Bom dọc theo đường số 1 đánh ra Dầu Giây để nối lại đoạn đường Long Khánh đi Biên Hoà. Chúng tập trung trên 60 khẩu pháo các loại để chi viện.
    Lúc này, bộ tư lệnh sư đoàn đã điều trung đoàn 270 đánh địch xung quanh Núi Thị: tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 6 đã đánh chiếm được các điểm cao 46, 52 ở phía bắc và đang khép chặt vòng vây quanh Núi Thị. Bộ chỉ huy nhẹ sư đoàn 18 nguỵ đã chuyển đến đây sau khi ta tiến công vào thị xã. Lúc này Bộ chỉ huy chiến dịch tăng cường thêm trung đoàn 95B và sư đoàn 6 mở đợt tiến công đánh chiếm Túc Trưng, tiêu diệt chiến đoàn 52 rồi theo trục đường 20 tiến xuống Ngã ba Dầu Giây và chốt cứng đoạn đường số 1 từ ấp Trần Hưng Đạo đến Ngã ba Dầu Giây. Sau đó, trung đoàn 95B lại đánh lui lữ đoàn 3 kỵ binh từ Biên Hoà ra ứng cứu và giải đoạn đường số 1 do sư đoàn 6 chiếm giữ.
    Sang ngày 15, trung đoàn 266 được sư đoàn giao nhiệm vụ thay trung đoàn 95B và sư đoàn 6 cơ động đánh địch từ ấp Hưng Nghĩa, Bàu Cá ra Ngã ba Dầu Giây và chốt cứng ở khu vực đèo Mẹ Bồng Con.
    Tiểu đoan 6 trung đoàn 270 đánh chiếm Gia Kiệm và làm chủ đoạn đường 20 từ Ngã ba Dầu Giây lên Túc Trưng. Cùng ngày, tiểu đoàn 3 diệt sở chỉ huy chiến đoàn 43 trên điểm cao 245 và 292.
    Thị xã Xuân Lộc hoàn toàn bị cắt lìa khỏi Sài Gòn, Biên Hoà. Lúc này các chiến đoàn 48, 43 và tiểu khu Xuân Lộc bị ta bắn phá liên tục. Lữ dù 1 bị pháo binh ta bắn chặn không nhích lên được. Các trận địa pháo của địch bị triệt dần. Viên chuẩn tướng Lê Minh Đảo đặt hy vọng vào lực lượng tăng viện, nhưng quân ta với ưu thế áp đảo đã cắt đứt nguồn hy vọng ấy của hắn. Lữ đoàn dù 1 tăng viện bị sa lầy trong đồn điền Trần Thiện Khiêm. Các lực lượng quân đoàn 3 của tướng Toàn rõ ràng không có hy vọng chọc thủng vòng vây theo đường số 1.
  3. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Chào các đồng chí:
    Cho tôi hỏi thăm tên của sư trưởng 341 là Trân hay là Trấn? Còn trung đoàn 273 lúc đó ở đâu sao không thấy tham gia trận đánh?
    T-54
  4. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sau mấy ngày đêm chịu những trận pháo bắn nặng nề nhất chưa từng có trên cái tỉnh lỵ tan nát này, Lê Minh Đảo nhận thấy cuộc chiến trở nên tuyệt vọng. Hắn nhận thấy hoả lực tiến công của đối phương thật dữ dội. Y tưởng chừng nó hơn bất kỳ đơn vị quân Mỹ nào mà y đã mục kích. Các tiền đồn xung quanh Xuân Lộc bắt đầu đổ sập từng cái một. Vòng vây đối phương thu hẹp dần.
    Rạng sáng ngày 19 tháng 4, Đảo nói chuyện với sở chỉ huy quân đoàn 3 nguỵ ở Biên Hoà bằng điện đài. Y được báo cho biết tướng Toàn không có ở đây, nhưng sở chỉ huy đã chỉ thị cho Đảo là ?ophải giữ Xuân Lộc càng lâu càng tốt?, không còn cái kiểu ?ora lệnh phải giữ vững bằng mọi giá?.
    Đến nửa buổi sáng ngày 19 thì tình hình rõ ràng là tuyệt vọng. Xuân Lộc-biểu tượng duy nhất nói lên sự chống cự của quân nguỵ Sài Gòn trước cuộc tiến công mãnh liệt của quân ta đã sắp sửa sụp đổ.
    Xế trưa, Thiệu đang ở dưới hầm trú bom trong dinh ?oĐộc lập? thì một chiếc trực thăng đáp xuống sân cỏ trước dinh. Trên chiếc trực thăng có Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hoà và Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh quân đoàn 3 và quân khu 3 nguỵ.
    Thiếu hốt hoảng: ?oÔng Viên! Tôi đối xử với các ông có đến nỗi nào!?. Thiệu tưởng Viên đảo chính. Nhưng Toàn đã lên tiếng: ?oThưa tổng thống! Cuộc chiến kể như đã xong. Phan Rang tiêu tan rồi. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã bị bát. Căn cứ không quân rơi vào tay Cộng sản. Sự sụp đổ của Phan Thiết và sự khó đứng vững của Xuân Lộc cho thấy là Cộng sản tràn vào Sài Gòn bằng đường số 1 chứ không theo bờ biển. Tôi đã dốc toàn bộ lực lượng cố giữ Xuân Lộc, nhưng hy vọng rất mong manh, tinh thần binh lính đã bạc nhược quá rồi!?.
    Thiệu im lặng trầm ngâm. Toàn và Viên ngao ngán ra về. Cần ?ophải cố thủ Xuân Lộc bằng mọi giá? nữa hay không đã được các quan tướng chóp bu của chế độ Sài Gòn trả lời bằng sự im lặng.
    12 giờ trưa ngày 20 tháng 4, các đài quan sát liên tục báo về sở chỉ huy sư đoàn những hiện tượng lạ: Trong thị xã xuất hiện nhiều đám cháy và tiếng nổ lớn. Có những chiếc GMC tự dưng bốc cháy. Trong lúc đó, bộ binh địch bắn hỗn loạn ra xung quanh thị xã.
    Trưởng ban pháo binh sư đoàn báo cáo: Pháo địch từ các hướng quanh thị xã bắn rất mạnh về sở cao su Gia Kiệm. Theo dõi và đếm kỹ, có tới ba trận địa pháo khác nhau, trên 10 khẩu.
    Từ sở chỉ huy trung đoàn 55, tham mưu trưởng Trần Thìn điện về một chi tiết: Các trận địa pháo của địch bắn lung tung, không có bài bản gì cả, ngay một khẩu pháo cũng bắn không đồ lô, đồng điệu.
    Cán bộ trong sở chỉ huy sư đoàn quây xung quanh tấm bản đồ Xuân Lộc; Chính uỷ Trần Nguyên Độ đặt một câu hỏi:
    -Địch bắn yểm hộ cho chi khu Kiệm Tân hay Ngã ba Dầu Giây?-Và đồng chí tự trả lời:-Không phải! Hai nơi này ta đã chiếm từ hai hôm nay!
    Phó sư đoàn trưởng Vũ Cao lại nghĩ khác:
    -Bắn để phá vòng vây, tiếp tục mở thế phòng ngự đang bị ta uy hiếp mạnh.
    Sư đoàn trưởng tiếp lời:
    -Nhưng tại sao lại bắn về phía sở cao su Gia Kiệm trong lúc đang bị uy hiếp mạnh ở phía bắc và phía đông?
    Qua phân tích, sở chỉ huy đi đến kết luận: Có khả năng địch nghi binh, bắn cho hết đạn pháo để tháo chạy khỏi Xuân Lộc.
    Sư đoàn trưởng điện báo cáo lên quân đoàn về tình hình địch và những nhận định sơ bộ của sư đoàn. Quân đoàn ra lệnh: ?oSư đoàn 341 khẩn trương triển khai truy kích theo đường số 22 về hướng Bà Rịa-Long Thành?.
    Lập tức các đơn vị từ bao vây được lệnh chuyển sang truy kích tiêu diệt địch. Trung đoàn 55 pháo binh bắn chặn mãnh liệt vào Ngã ba Tân Phong. Tiểu đoàn 9 vận động về hướng Núi Sóc làm nhiệm vụ đón lõng. Các tiểu đoàn 4, 6, 7 theo đường truy kích về hướng Bà Rịa. Tiểu đoàn 5 tiến công vào thị xã, bắt liên lạc với sư đoàn 7.
    Sư đoàn tiến công đánh chiếm thị xã Xuân Lộc
    [​IMG]
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sau khi điện về sở chỉ huy quân đoàn 3 nguỵ ở Biên Hoà, Lê Minh Đảo ra lệnh cho tiểu khu trưởng Xuân Lộc Nguyễn Văn Phúc lập một vòng phòng thủ nhỏ hơn để bảo vệ Xuân Lộc. Còn sư đoàn 18, Đảo cho phép ?obí mật rút chạy?.
    Đảo còn nói với ban tham mưu của y: ?oCứ để cho chúng giữ, khi chủ lực rút xong, ai biết thì biết?.
    17 giờ ngày 20 tháng 4, Đảo ra lệnh: ?oTuỳ nghi di tản?. Sư đoàn 18 và các lực lượng chủ lực quân đoàn 3 nguỵ rút chạy toán loạn theo đường 22 về Tân Phong và theo đường số 1 về Trảng Bom.
    Trung đoàn 55 pháo binh nhanh chóng chuyển trận địa, kịp thời cấu trúc công sự và cấp tập nã đạn pháo vào Ngã ba Tân Phong. Bọn địch đành bỏ xe, pháo, chạy vào rừng cao su về phía Bà Rịa.
    Tiểu đoàn 9 chốt cứng tại Ngã ba Núi Sóc và kiểm soát vùng ấp Trần Hưng Đạo. Tiểu đoàn 7 tiêu diệt tiểu đoàn dù ở Ngã ba Suối Tre. Tiểu đoàn 4 vận động phục kích một số tàn quân, diệt 81 tên, bắt sống 125 tên ở điểm cao 22 và ấp Suối Vực. Các tiểu đoàn 6 và 8 truy kích địch trong các lô cao su dọc đường 1, bắt sống 700 tên.
    Các lực lượng chủ lực của quân đoàn 3 nguỵ ở mặt trận Xuân Lộc rút chạy đã bị ta chặn đánh kịch liệt. Chúng bị tiêu hao một số lớn, một số chạy thoát về Long Bình, trong đó có cả Lê Minh Đảo và ban tham mưu của y. Lực lượng ?ophòng thủ nhỏ? của Nguyễn Văn Phúc ở Xuân Lộc cũng chịu chung số phận. Phúc vét toàn bộ lực lượng của hắn được khoảng 600 tên đã mất tinh thần để nống ra phía đông bắc. Vừa mon men rời căn cứ đã bị sư đoàn 7 và tiểu đoàn 5 (sư đoàn 341) tiêu diệt và bắt sống gọn. Riêng tiểu đoàn 5 dã bắt sống 257 tên. Tên đại tá Nguyễn Văn Phúc khi bị bắt mới biết sư đoàn 18 đã rút hết từ đêm hôm trước. Y cúi đầu, lầm bầm: ?oTưởng đánh một trận cho oai hùng cho thế giới biết, ai ngờ nó đã cao chạy xa bay. Quân chó đểu!?.
    Cả một đạo quân hùng hậu có đủ mặt các sắc lính thiện chiến của quân đoàn 3 và quân khu 3 nguỵ đã bị đánh tơi tả.
    Bức ?otường thép? Xuân Lộc-phòng tuyến ?obất khả xâm phạm? vòng ngoài của chế độ sư đoàn do tướng Mỹ Wayend lập ra và được quân nguỵ cất công xây đắp với sự cố gắng mỏng manh để bảo đảm cho sự tồn tại của nguỵ quyền Sài Gòn đã bị đập vỡ.
    Thị xã Xuân Lộc, một vùng đất bình dị ít người biết đến, nay bỗng trở thành một cái tên được cả nước biết đến, và đối với sư đoàn 341, Xuân Lộc đã trở thành một địa danh lịch sử, ghi nhận chiến công của các chiến sĩ Sông Lam.
    Cách cửa phía đông Sài Gòn đã mở để đón các lực lượng hùng mạnh của ta vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng-Tổng tiến công vào Sài Gòn-Gia Định.
  7. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các đồng thí đã cho biết thêm chi tiết về sư 341. Ai có tài liệu về sư 6 và 7 và hình ảnh trong trân Xuân Lộc, vui lòng cho biết.
    Cám ơn các đồng chí.
    T-54
  8. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    ___________________________________
    Hi,T-54 ! bạn rất quan tâm tìm hiểu về sư 6 ,sư7,bạn có phải là lính cũ của các sư này không?
  9. T54

    T54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Chào các đồng chí:
    Tôi muốn biết nhiều về trận Xuân Lộc, nhất là hoạt động của các sư vì con trai lớn của tội đã chết trong trận này khi dẫn đường cho tăng bộ đội ta tiến công Xuân Lộc. Vì vậy tôi lấy tên là T54.
  10. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Xin được chia buồn cùng bác T54,thật tiếc là tôi không có nhiều tư liệu về sư 6-7 để chia sẻ với bác,mặc dù tôi là lính của sư 6. vì là lính nên không biết nhiều về lịch sử của sư đoàn.Sư 6 được thành lập từ các trung đoàn bộ binh : trung đoàn4(thường gọi là Q4), trung đoàn 33 (E 33)và(hình như là )trung đoàn Sông Mao.đây là các trung đoàn độc lập của QK 7,tác chiến độc lập trong các chiến dịch nhỏ.Nhưng thời gian tồn tại của sư 6 rất ngắn,chỉ khi mặt trận XL bắt đầu đến kết thúc chiến dịch HCM-lúc này sư 6 thuộc quân đoàn 4,sau ngày giải phóng trung đoàn 4 lại sát nhập vào sư 5 khi vào cuộc chiến với CPC.các trung đoàn còn lại(tôi) không biết đi đâu.Tại mặt trận XL -Sư 6 không tấn công trực diện vào XLộc -mà đánh chiếm và chốt chặn các cứ điểm dọc QL1 từ Hàm tân đến Dầu giây.
    Tôi cũng rất mong được chia xẻ với các bác nào có thông tin về các sư này .
    u?c chiangshan s?a vo 16:50 ngy 07/08/2006

Chia sẻ trang này