1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trận Xuân Lộc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi T54, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bản đồ khu vực Biên Hoà, Xuân Lộc, Hàm Tân
    hmmmmmmm, định post bản đồ lên nhưng không được, có ai giúp được không?
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 16/08/2006
  2. hieutcct

    hieutcct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Theo em khi nói về quyết định đánh Xuân Lộc, ta phải đặt nó vào trong bối cảnh chung của chiến trường khi đó. Trước ngày nổ ra chiến dịch Tây Nguyên, nhiệm vụ của chiến trường Đông Bắc Sài Gòn trong thời điểm chiến dịch Tây Nguyên nổ ra là thực hiện nghi binh, không cho quân địch có khả năng tiếp viện cho chiến trường Tây Nguyên, cắt đứt đường 20 đi Đà Lạt, đồng thời mở rộng vùng giải phóng để tạo chỗ đứng chân cho các binh đoàn lớn triển khai khi đánh vào Sài Gòn. Thực hiện nhiệm vụ này, sư đoàn 9 đánh Dầu Tiếng, còn sư đoàn 7 QĐ4 đánh Định Quán, đánh thiệt hại nặng chiến đoàn 43/SĐ18 VNCH, giải phóng hơn 50 km đường 20, mở thông cánh cửa vào Xuân Lộc. Khi đó, Xuân Lộc còn chưa được tăng cường phòng thủ, nên bộ tư lệnh QĐ4 đề đạt ý kiến được đánh Xuân Lộc tuy nhiên bộ tư lệnh chiến dịch không chấp nhận, yêu cầu sư đoàn 7 phải tiến lên Lâm Đồng, Di Linh, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên. Sau đó, QĐ4 mới được tăng cường thêm các SĐ6, SĐ341 (thay cho các SĐ9 và SĐ5) quay trở lại Xuân Lộc, lúc này đã được tăng cường phòng thủ với lực lượng tương đương 2 sư đoàn. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: nếu như lúc đó QĐ4 không tiến lên đánh Lâm Đồng (thực tế là rất yếu) mà đánh thẳng luôn vào Xuân Lộc thì tình hình sau đó liệu có tốt hơn không? Câu hỏi này đã được thượng tướng Hoàng Cầm đưa ra trong hồi kí của mình. Hoặc giả thiết là lúc đó, BTTM vẫn giấu ý định tấn công Sài Gòn nên chưa cho phép QĐ4 đánh Xuân Lộc.
    Nói tiếp về Xuân Lộc vào thời điểm ngày 9/4 để thấy được tại sao ta phải đánh thị trấn này. Xuân Lộc nằm trong tuyến phòng thủ liên hoàn phòng thủ Sài Gòn từ Đà Lạt ở đàu phía tây qua Xuân Lộc đến Phan Rang. Từ Xuân Lộc có đường QL1 đi Sài Gòn và đường đi Biên Hoà. Nó là điểm then chốt nhất trong tuyến phòng thủ này. Xuân Lộc đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của toàn tuyến phòng thủ. Điều đó giải thích tại sao mà quân VNCH dồn toàn bộ lực lượng vào để giữ Xuân Lộc., còn ta cũng phải đánh để tiêu diệt tuyến phòng thủ của địch, mở đường vào Sài Gòn và Biên Hoà (các bác đừng bảo là đi vòng nhé, điều đó bất khả thi trong trường hợp này). Cần nhấn mạnh là lúc này Phan Rang vẫn còn. Phải đến ngày 14 tháng 4, tức là khi ở Xuân Lộc ta đã thay đổi cách đánh, thì SĐ3 Sao Vàng mới bắt đầu tấn công Phan Rang và chỉ trong có vài ngày thì phòng tuyến Phan Rang đã sụp đổ.
    Ngày 9/4, QĐ4 bắt đầu tấn công Xuân Lộc. Diễn biến và mức độ ác liệt thì các bác cũng đã biết. Cuộc chiến quyết liệt ở đây khiến bộ tư lệnh chiến dịch phải quyết định thay đổi cách đánh: đánh vào một điểm then chốt khác của tuyến phòng thủ nhưng yếu hơn là Phan Rang (do QĐ2 đã vào đến nơi), còn Xuân Lộc sẽ là nơi ta đánh lực lượng dự bị chiến lược của VNCH, khiến quân VNCH không còn lực lượng để xây dựng các tuyến phòng thủ khác. Đây là một quyết định cực kỳ sáng suốt. Phòng tuyến Phan Rang sụp đổ ngày 16/4, cánh quân Duyên hải tiến cực nhanh giải phóng các tỉnh ven biển, mở được đường ra Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngã ba Dầu Giây được giải phóng, ta có thể bỏ qua Xuân Lộc mà tiến thẳng về Biên Hoà. Đến lúc này thì giá trị phòng thủ của Xuân Lộc mới thực sự là không còn, lại đứng trước nguy cơ bị bao vây mới buộc QĐ3 VNCH ra lệnh tuỳ nghi di tản.
    Chiến thắng thực sự của quân giải phóng ở Xuân Lộc chính là việc quân VNCH đã vào đây tung toàn bộ lực lượng dự trữ chiến lược, vốn dành để phòng thủ Sài Gòn (lữ 3 thiết kỵ, lữ dù 1, chiến đoàn 8 sư 5, 1 lữ thuỷ quân lục chiến như bác gì có nói). Lực lượng dự trữ này bị QĐ4 đánh cho tơi tả. Khi Xuân Lộc sụp đổ rồi thì quân VNCH chẳng còn lực lượng dự bị nào trong tay để xây một tuyến phòng thủ mới cả, và một sự sụp đổ hoàn toàn là điểu không thể tránh khỏi. Đây mới là chiến thắng thực sự của trận Xuân Lộc.
    Nói tóm lại, quyết định đánh Xuân Lộc ngày 9/4 là chính xác. Không thể đi vòng qua được vì không có đường để đi (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) còn lực lượng phòng thủ của địch còn rất mạnh lúc nào cũng có thể múc vào mạng sườn. Vá quyết định thay đổi cách đánh ở Xuân Lộc thì còn cao tay hơn.
    P/S: lữ đoàn 1 dù VNCH bị đánh tơi tả ở Xuân Lộc nhờ công rất lớn của tiểu đoàn 8 trung đoàn 12 sư đoàn 7. Tiểu đoàn này đang trên đường đến cầu Gia Lương thì bị pháo kích trúng đội hình phải dừng lại làm đội hình phòng thủ của trung đoàn 12 bị khuyết. Lữ dù 1 VNCH đổ quân vào chổ khuyết đó, bao vây được tiểu đoàn 8 nhưng đánh suốt 5 ngày mà chẳng làm tiểu đoàn này sứt mẻ tí nào, lại còn bị 2 tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 12 vây ở ngoài và ăn pháo liên tục, bị thiệt hại nặng. Đến khi trung đoàn 14 sư đoàn 7 bước vào tấn công thì lữ dù 1 tháo chạy.
    Được hieutcct sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 16/08/2006
  3. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Quốc lộ 1 từ miền Trung vào đến Xuân Lộc (một huyện thuộc Đồng Nai, điểm đầu tiên của miền Đông Nam bộ nối với Trung Nam Bộ) một bên là núi, một bên là biển. Đại quân ta tiến vào rất nhiều đơn vị, rồi từng đơn vị có nhiệm vụ giải phóng từng địa phương nhưng mục tiêu chính là tiến thẳng về Sài Gòn. Phan Rang cách xa Xuân Lộc lắm, còn hơn từ Xuân Lộc về Sài Gòn. Có thể các bác chưa đi đến đoạn đường từ Xuân Lộc về Sài Gòn nên không thấy, đi Sài Gòn từ hướng Bắc vào đến Xuân Lộc mà không qua được chỉ có nước quay về gần đến Phan Rang rồi đi ngược lên Đà Lạt về Quốc lộ 20 đi ngã ba Dầu Giây (sau lưng Xuân Lộc khoảng 40km). Em nghĩ khi đụng độ quyết liệt tại Xuân Lộc các bác chỉ huy nhà ta đã nghĩ tới phương án đi vòng lại (chiếm Phan Rang) và tìm đường vòng hướng Bình Thuận qua Bà Rịa ra Quốc lộ 51(thời điểm đó không có đường lớn, em có đọc sách của đại tá). Và thực tế, quân ta đã vòng ra được QL 51 và chia làm 2 mũi: tiến về Sài Gòn và đi ngược lên giải phóng Vũng Tàu.
  4. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ cũng không hẳn. Sở dĩ về sau có thể yên yên ổn ổn "đi vòng" qua Xuân Lộc cũng là nhờ lúc đó Xuân Lộc đã bị bao vây chặt, vả lại sau mấy ngày quyết chiến ở đó thì VNCH phải dồn hết cả lực lượng dự bị vào Xuân Lộc rồi. Nhờ đó mà ta có thể ung dung di chuyển ở những điểm khác. Nếu ngay từ đầu mà ta quyết định không đánh Xuân Lộc thì phía VNCH họ cũng đâu cần phải dồn quân vào đó nhiều đến thế. Lúc đó họ sẽ có thủ đoạn khác để đối phó với kế hoạch đi vòng của ta.
  5. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Theo mô tả trận Xuân Lộc thì ta đã cắt rời được đường 1A trục XL-Biên Hoà đồng thời chiếm được Dầu Giây. Địch cố phản kích chiếm lại Dầu Giây nhưng thất bại đành rút bỏ XL. Như vậy phải chăng "đường vòng" ở đây không phải là hướng Nam (Bà Rịa) mà là hướng Bắc?
    Thật ra phải đi đường vòng thì chỉ đúng với điều kiện lực lượng ta còn ít thôi, sau này đã quyết định tung toàn lực vào thì đơn giản là lấy 15 sư đoàn đè bẹp XL rồi đến SG! Như vậy việc 1 mình QĐ4 đánh XL là do ban đầu dự kiến đánh SG với lực lượng hiện có, chưa có kế hoạch huy động thêm lực lượng miền Bắc vào?
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đúng lắm, chắc bác là cựu sĩ quan? XL khó đánh vì nó đông quân thôi chứ địa hình hiểm trở sao bằng mấy cái đèo ở miền Trung! Không biết trước đó ta có đánh phòng tuyến nào mà lực lượng phòng thủ (có tổ chức) của địch lớn hơn 1 sư đòan chưa nhỉ? Có lẽ chỉ có trận công phá sư đòan 3 yếu kém của VNCH hồi năm 1972 thôi!
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Bản đồ đây các bác:
    [​IMG]
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bản đồ do bác Khikho007 cung cấp
    [​IMG]
  9. AK_M

    AK_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    2.948
    Đã được thích:
    0
    Xí !!! Xen ngang cái nha - vài hình về bông mai bông hoa trên quân phục tác chiến - Nói đúng ra là để phân biệt lính VNCH cũng không khó - cứ rằn ri là 1 trong các thứ : Dù, TQLC, BDQ , BK ... còn lại trơn thì các binh chủng khác.
    Nội cái chuyện phù hiệu riêng của VNCH không cũng đếm không xuể - nếu chỉ tính từ cấp đại đội trở lên - chưa kể các lực lượng hỗn hợp - rồi mỗi chiến dịch ....
    [​IMG] [​IMG]
    Lon Tá / Úy trên quân phục tác chiến
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Cảm ơn bác Ptlinh. Xin ghi chú thêm cho các thành viên tham khảo: Bản đồ này do Cơ quan bản đồ quốc phòng, Trung tâm địa hình ấn hành tháng 4-1973, nên tương đối cập nhật với thời điểm tháng 4-1975. Scale: 1:250000. Khoảng cách giữa các đường màu xanh tương đương với 10 km .

Chia sẻ trang này