1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt Trăng

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi thanh786, 06/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Không thẳng hàng thì chỉ có nguyệt thực nhật thực hình "lưỡi liềm" thôi bạn
    Bạn có thể hiểu như thế này khoảng cách từ Trái Đất đến Mtrời và Mặt trăng không phải là hằng số cho nên có lúc mặt trăng không che hết mặt trời tạo nên NThực hình khuyên (toàn phần hình khuyên). Còn Nguyệt Thực thì chẳng có gì là sự phối hợp kỳ diệu vì Trái Đất to như thế mặt trăng không bị che mới là lạ.
    ---
    Mà cũng có như thế này : Đường kính góc của Mtrăng với Mặt trời cũng gần xấp xỉ nhau.
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
  3. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Đó cái hay là ở chổ nó che vừa đủ khít chứ không phải là nó che bao phủ ,khi ta ngắm nguyệt thực hay nhật thực ta thấy các đĩa chồng lên nhau rất vừa khít ,thật là kỳ lạ !!.
    Mặc dù khoảng cách giữa các thiên thể có thay đổi nhưng sự thay đổi đó không có nghĩa gì với một khoảng cách lớn !
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Điều này chỉ đúng cho Nhật Thực thôi còn nguyệt thực thì Bóng do trái đất tạo ra to hơn nhiều so với mặt trăng, nhưng như đã nói khoảng các giữa mặt trăng và trái đất có thay đổi vì thế có lúc đĩa Mtrăng không che hết được Mặt trời.
    Dù sao cũng thấy là có sự phối hợp khá ngẫu nhiên của các thông số (khoảng cách và đường kính).
    Đường kính góc của Mặt trăng dao động từ 29.43 -> 33.5 phút.
    Của mặt trời là khỏang 31.6->32.7 phút. Do đó đĩa mặt trăng xấp xỉ đĩa mặt trời.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 10:40 ngày 11/03/2007
  5. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh với những giải thích tận tình. Thiên nhiên là kỳ thú phải không anh, nhờ có hiện tượng nhật thực toàn phần tuyệt vời vậy mà con người đã hiểu hơn về mặt trời.Trời đất hình như tạo điều kiện cho con người khám phá !!!
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trên Mặt Trăng:
    + Các vùng tối (trước đây bị nhầm tưởng là các vùng biển và đại dương) được đặt tên theo các tính từ trạng thái (biển Tĩnh Lặng, ...) hoặc các hiện tượng thiên nhiên trên Trái Đất (biển Bão Tố, ...)
    + Các crater thường được đặt tên theo các nhà khoa học nổi tiếng
    + Các dãy núi thường được đặt tên theo các dãy núi trên Trái Đất
    + Các ngọn núi thường được được đặt tên theo các nhà khoa học, theo tên của một crater gần đó hoặc theo một tên người thông dụng.
    + Các thung lũng thường được đặt theo tên theo các nhà khoa học nổi tiếng
  7. cadic94

    cadic94 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    11
    em ngó mãi = cái kính của e mà nó cứ loá loá - chịu chưa kiẻm soát được, nghe các bác tả hay quá!
  8. vtt

    vtt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Có một cách đơn giản để cải thiện chất lượng hình ảnh là em hãy che bớt vật kính lại là sẽ nhìn rõ hơn đấy. Cá nhân anh thường dùng 1 tấm bìa cáctông nhỏ cắt 1 lỗ tròn ở giữa đường kính từ 1 đến 2cm rồi đặt trước vật kính là quan sát Mặt Trăng đẹp nhất.
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất của chúng ta sở hữu có mỗi một vệ tinh, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng thua chị kém em là mấy. Tuy không bằng các đại gia như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, nhưng vẫn còn hơn Sao Thủy, Sao Kim chẳng có vệ tinh nào, Sao Hỏa có 2 cái nhưng lại bé tẹo, hình dạng gồ ghề như cục gạch. Sao Thiên Vương thì có nhiều vệ tinh nhưng cái to nhất cũng kém xa Mặt Trăng. Ba bác dwarf planets mới được phong, về mặt "đẳng cấp" thì có vẻ hơn (ta đây là hành tinh lùn, chuyển động quanh Mặt Trời cơ , đâu như mấy thằng vệ tinh), nhưng nếu xét về kích thước thì cũng kém Mặt Trăng nốt.
    [​IMG]
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất của chúng ta sở hữu có mỗi một vệ tinh, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng thua chị kém em là mấy. Tuy không bằng các đại gia như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, nhưng vẫn còn hơn Sao Thủy, Sao Kim chẳng có vệ tinh nào, Sao Hỏa có 2 cái nhưng lại bé tẹo, hình dạng gồ ghề như cục gạch. Sao Thiên Vương thì có nhiều vệ tinh nhưng cái to nhất cũng kém xa Mặt Trăng. Ba bác dwarf planets mới được phong, về mặt "đẳng cấp" thì có vẻ hơn (ta đây là hành tinh lùn, chuyển động quanh Mặt Trời cơ , đâu như mấy thằng vệ tinh), nhưng nếu xét về kích thước thì cũng kém Mặt Trăng nốt.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này