1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt Trăng

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi thanh786, 06/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Trăng đánh lừa mắt ta
    Kỳ trăng tròn tuần này sẽ treo thấp trên bầu trời hơn bất kỳ đợt trăng tròn nào khác trong năm nay, và là cơ hội tốt để đánh lừa chúng ta.
    Khi nằm thấp ở gần đường chân trời, mặt trăng trông có vẻ to hơn so với khi nằm trên cao. Nhưng kỳ thực nó chỉ là một ảo giác đánh lừa mắt, các nhà khoa học nói, và nó chẳng liên quan gì đến bất cứ ảnh hưởng nào của bầu khí quyển. Thay vào đó, nó là do quan niệm của bạn.
    Và đây là cơ chế hoạt động của hiện tượng đó:
    Não của chúng ta nghĩ rằng mọi thứ nằm trên đường chân trời thì ở xa hơn so với những thứ ở trên đầu. Đó là bởi chúng ta đã quen với việc nhìn thấy các đám mây gần ngay trên đầu so với các thứ khác ở đường chân trời. Trong con mắt của tư tưởng, bầu trời là một mái vòm phẳng.
    Và lấy mái vòm này làm chuẩn, chúng ta ước định các thứ ở đường chân trời (mặt trăng chẳng hạn) sẽ ở xa hơn, và vì thực tế nó không xa hơn so với khi ở trên đầu, nên não của chúng ta sẽ ngốc nghếch tưởng tượng rằng nó to hơn.
    [​IMG](Ảnh: NASA)
    Nếu bạn hoài nghi? Có thể thử điều này tại nhà.
    Khi trăng bắt đầu mọc, hãy cầm một thứ nhỏ giống như một cục tẩy và so sánh kích cỡ nó với mặt trăng trên bầu trời. Làm lại 2 giờ sau đó khi mặt trăng đã ở cao hơn.
    Hoặc có thể thử cách khác: Hãy chụp ảnh mặt trăng ở hai vị trí, sau đó cắt, dán và so sánh.
    Một mẹo khác: Làm một ống nhòm bằng tờ giấy cuộn lại, sao cho lỗ hổng chỉ nhỉnh hơn mặt trăng chút xíu so với khi trăng bắt đầu lên. Dán cái ống lại sao cho kích cỡ của nó cố định, và sau đó làm lại thí nghiệm để xem mặt trăng có thay đổi kích cỡ không.
    T. An Theo Space, Vnexpress
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn:http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16005
     
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nguyên gốc là flattened dome , dịch là mái vòng phẳng thì chẳng biết như thế nào đã vòm lại còn phẳng . Ở đây dịch là mái vòm dẹt thì mới có nghĩa
    ----
    Bài này mình viết trong box vật lý , cũng post trong box thiên văn rồi , như xin post lại cho đúng chủ đề
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thảo luận tại chủ đề Mặt trời gần hay xa ? http://www9.ttvnol.com/vatly/766909/trang-1.ttvn
    ---
    Tranh thủ nghỉ tay một chút xem "Ronandihô" đá tớ dịch cái bài này từ trang của Nasa cho các bác hiểu thêm
    http://science.nasa.gov/headlines/y2005/20jun_moonillusion.htm
    Bài này viết vào 20-6-2005 nhân dịp thời điểm trăng tròn ở vị trí gần chân trời nhất kể từ năm 1987. Vì trăng tròn vào này 22 còn ngày hạ chí là 21 ( bàn thêm thì lạm sang thiên văn.-> mời các bác sang box TVH)
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    "Summer Moon Illusion"
    Có những lúc đừng tin vào mắt mình. Tuần này sẽ là một lần bạn có trải nghiệm như thế.
    Chúng ta đã biết điều này từ vài ngàn năm truớc: Mặt trăng khi gần chân trời có vẻ to một cách bất thường. Mắt ta cho là vậy nhưng với các thiết bị thu nhận ảnh nhưng máy quay phim thì không. Đó thực sự là một ảo giác.
    [​IMG]
    Một chuỗi hình ảnh được ghi lại khi mặt trăng lên cao trên bầu trời thành phố Seattle. Với Camera, Mặt trăng cho thâý có kích thuớc như nhau bất chấp nó ở vị trí nào trên bầu trời.
    (Có cre*** với Copyright hè nhưng nhìn giống là có xử lý bằng photoshop !!!)
    ....
    Khi bạn nhìn mặt trăng, những tia sáng từ mặt trăng sẽ hội tụ và tạo nên một hình ảnh có độ rộng 0.15mm lên võng mạc. Trăng trên cao hay gần chân trời đều tạo ra hình ảnh hội tụ có kích thuớc như nhau. Vậy tại sao mà não chúng ta lại có thể nghĩ rằng một cái to hơn cái còn lại? Sau rất nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra ảo giác này.
    Một ảo giác tương tự được khám phá vào năm 1913 bởi Mario Ponzo. Xem hình ảnh. vạch vàng ở bên trên có vẻ dài hơn vạch ở bên duới. Điều này chứng tỏ cảnh quan xung quanh là yếu tố đánh lừa mắt chúng ta.
    [​IMG]
    Nhưng lại có một vấn đề khác. các phi công khi bay rất cao trên bầu trời đôi khi cũng thấy ảo giác mặt trăng mặc dù không có vật thể nào chi phối cảnh quan. Vậy cái gì đã đánh lừa mắt của họ.
    Có lẽ là do hình dạng của bầu trời. Con người cảm nhận thấy bầu trời giống như một mái vòm dẹt, với thiên đỉnh ở gần hơn so với các chân trời. Nó gây ra cảm giác: Chim bay qua đầu, thì gần hơn khi thấy chim bay ở chân trời. Khi mặt trăng ở gần chân trời, não của bạn đã quen với nhận thức như trong truờng hợp chim bay, đã tính nhầm khoảng cách cũng như kích thuớc của Mặt trăng.
    [​IMG]
    ---
    Có nhiều cách giải thích khác ở trang này: http://facstaff.uww.edu/mccreadd/
    Một nghiên cứu của tiến sĩ Don McCready, khoa tâm lý học Đại học University of Wisconsin
    ----
    Một kiểm chứng vui: đo kích thuớc của MT bằng cách uớc lượng khỏang cách giữa ngón trỏ và ngón cái. Hay nhìn trăng tròn gần chân trời qua một ống giấy cuộn lại khi đó có thể bạn sẽ không bị ảo giác do cảnh vật xugn quanh chi phối."
    ------------------------
    --------
    Hè đọc bài này nhớ lại ngày xưa quá ngày xưa tớ cũng thử làm như vậy. Khi nào có trăng tròn mấy bác thử kiểm chứng xem.
    Còn về nhận định do hiệu ứng thấu kính thì mấy bác nên đọc qua bài này. http://www.space.com/scienceastronomy/top5_myths_020903-2.html
    Tặng mấy bác mấy hình ảnh ảo giác
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:43 ngày 02/07/2007
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Còn vấn đề thuộc về thiên văn học không thây nhắc đến trong bài báo !
    Đố các bạn tại sao: tuần trăng này bài báo lại nói trăng tròn ở vị trí thấp nhất so với những lần trăng tròn khác ?
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có gì đâu bác. Mặt trăng quay quanh Trái đất theo 1 quỹ đạo nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của TĐ quanh Mặt trời là 5 độ. Tuần trăng này, trăng tròn rơi đúng vào điểm cực trị thấp. Sẽ tồn tại 1 điểm nữa khi đó trăng tròn ở vị trí cao nhất.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thế thì thử xác định xem đó là như điểm nào trong năm .
    ??? Tớ đang hỏi chứ không đố đâu nhé
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cái này tính toán không dễ đâu bởi vì chu kỳ của nó quá lẻ. Sự trùng lắp này phụ thuộc vào tuần trăng, phụ thuộc vào vị trí của Trái đất trong quỹ đạo quanh Mtrời . Vì trục quay của Trái đất cũng nghiêng 23,5 độ). Mặt trăng thì chu kỳ là 27 ngày 7h và hơn 40'', còn Mặt trời thì 365 ngày.
    Nếu suy luận của em chính xác, thì sang năm 2008, một trong 2 ngày rằm của tháng 6 và tháng 7 Tây lịch sẽ có một ngày trăng thấp nhất. Còn ngày trăng cao nhất, để hôm nào ngồi tính thử, nếu có đáp số sẽ đưa lên cho các bác tham khảo. Khả năng tồn tại 2 ngày trăng cao và 1 ngày trăng thấp trong 1 năm.
    Em nghĩ điều này cũng liên quan tới việc chọn ngày Rằm Trung thu của dân ta (và cả Trung Quốc). Bởi vì có lẽ lúc đó là trăng lên cao nhất.
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hay đấy, trong quá trình tìm câu trả lời lại tìm được bức ảnh này.
    chắc mọi người cũng đã nghe đến từ Sun Analemma , độ cao mặt trời thay đổi theo từng ngày và khi ghi nhận độ cao đó ở một giờ nhất định trong năm ta sẽ thấy nó thay đổi theo dạng hình gần như số 8.
    Analemma rất quan trọng trong nghiên cứu thiên văn, để tính lịch, làm đồng hồ mặt trời (có lẽ chúng ta sẽ thảo luận ở một chủ đề riêng về vấn đề này).
    Với mặt trời thì độ cao thay đổi với chu kỳ theo năm. Còn mặt trăng cũng vậy, tuy nhiên chu kì này bằng đúng 1 tuần trăng.
    Câu hỏi mình đề ra ở trên khá hay nếu bạn nào quan tâm xin cùng tìm hiểu. Câu trả lời sẽ post sau
    [​IMG]
    Sun analemma - Ghi nhận sự thay đổi độ cao của mặt trời cùng 1 thời điểm qua các ngày, chu kì 1 năm
    [​IMG]
    Moon analemma - Ghi nhận sự thay đổi độ cao của mặt trăng cùng 1 thời điểm qua các ngày, chu kì ~ 29 ngày (1 tuần trăng)
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác Fairy khẳng định chu kỳ độ cao của Mtrăng là 1 tuần trăng là không chính xác đâu, nếu thế thì sang rằm tháng 7 dương nó lại ở vị trí thấp nhất tiếp hay sao?.

    Quên quote:
    Bác Fairy đã viết:'' Với mặt trời thì độ cao thay đổi với chu kỳ theo năm. Còn mặt trăng cũng vậy, tuy nhiên chu kì này bằng đúng 1 tuần trăng.
    Câu hỏi mình đề ra ở trên khá hay nếu bạn nào quan tâm xin cùng tìm hiểu''
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 21:19 ngày 02/07/2007
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ah , chính xác cái vòng số 8 của mặt trăng còn dịch lên dịch xuống khoảng vài độ (mình nghĩ là khoảng 5 độ) trong 1 năm.
    Trăng tròn càng gần ngày hạ chí sẽ có độ cao thấp nhất trong năm.
    Còn đúng là mùa thu trăng tròn sẽ có độ cao nhất trong năm.
    Khoảng 18 năm 1 lần trăng tròn sẽ gần đúng ngày hạ chí khi đó nó sẽ là thấp nhất .
    Tính toán thử xem bà con.

Chia sẻ trang này