1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt Trăng

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi thanh786, 06/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngoisaonho88

    ngoisaonho88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bí ẩn của kỳ trăng tròn
    Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, chó và mèo dường như bị chấn thương và bị bệnh nhiều hơn vào kỳ trăng tròn so với những thời điểm khác của tháng. Nhưng các nhà khoa học không biết tại sao.
    Nghiên cứu này được đăng trong ấn bản số ra ngày 15 tháng 7 của Tạp Chí Y Khoa Thú Y Hoa Kỳ, đã phát hiện ra rằng những con vật cưng này đến phòng cấp cứu nhiều hơn vào hoặc gần lúc trăng tròn. Trong khi nghiên cứu 11.940 trường hợp tại Trung Tâm Y Khoa Thú Y Trường Đại Học Colorado State, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, nguy cơ đến phòng cấp cứu tăng 23 phần trăm đối với mèo và tăng 28 phần trăm đối với chó vào những ngày trăng tròn.
    Các loại bệnh phải cấp cứu xếp từ tình trạng tim ngừng đập đến chấn thương.
    ?oNếu bạn nói chuyện với bất cứ người nào, từ nơi chăm sóc chó, y tá cho đến bác sĩ, bạn thường nghe lời nhận xét của họ vào một đêm bận rộn là, ?~"rời ạ, có phải hôm nay trăng tròn không?"? chủ nhiệm nghiên cứu này, bà Raegan Wells nói. ?oNgười ta tin rằng, mọi thứ đều bận rộn hơn vào các đêm trăng tròn?
    Tuy nhiên, niềm tin không phải là một bằng chứng khoa học. Và mặc dù có được những con số mới phát hiện này nhưng bà Well cũng không biết được điều kỳ lạ nào đang diễn ra.
    Bà nói, ?othật khó để hiểu được sự quan trọng về y học của những phát hiện này.?

    [​IMG]


    Nhiều nghiên cứu đã cố gằng tìm ra mối liên hệ giữa kỳ trăng tròn vài hành vi của con người và động vật nhưng ít có được nghiên cứu đưa ra được kết luận. (Ảnh: NOAA/AURA & NSF)
    Việc nghiên cứu các mối liên hệ mặt trăng huyền bí đã từ lâu có nhiều kết quả khác nhau. Hai nghiên cứu vào năm 2001 đã nghiên cứu xem có bao nhiêu người bị thú vật cắn trong mùa trăng tròn. Các nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện ra có mối liên hệ với mặt trăng, trong khi nghiên cứu khác ở Úc lại không phát hiện ra sự liên hệ nào.
    Gần đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, biển bị ô nhiễm nặng hơn trong kỳ trăng tròn. Tuy nhiên, phát hiện đó lại có mối liên hệ với sự thay đổi của thủy triều có liên quan đến chu kỳ quay của mặt trăng.
    Mối liên hệ giữa hành vi của con người và động vật và các hoạt động của trăng đã được chứng minh là khó hiểu. Một lý giải cho một số thay đổi này là người ta (và vật cưng) đi chơi nhiều hơn vào kỳ trăng tròn bởi vì bầu trời sáng và lý tưởng để đi dạo. Và điều này có thể đã gây ra nhiều vấn đề hơn, và cũng có thể giải thích cho việc một số cơ quan cảnh sát của Anh gần đây đã quyết định gia tăng thêm việc tuần tra vào kỳ trăng tròn.
    Thanh Vân
    Theo LiveScience, Sở KH & CN Đồng Nai
    Sưu tầm từ Khoahoc.com.vn: http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=16258
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    ĐỪNG ĐỔ LỖI BỞI NGÀY RẰM !
    By WILLIAM J. KOLE, Associated Press Writer Tue Jul 31, 6:21 PM ET
    Các nhà khoa học Áo đã tuyên bố rằng, nếu bạn có bị búa trượt vào ngón tay, hoặc sụn lưng vì bê một vật quá nặng.. đừng có đổ tội là do trăng tròn. Đơn giản bởi vì không có một mối liên hệ nào về mặt thiên văn tới các tai nạn đó cả.
    Robert Seeberger, một nhà vật lý thiên văn Áo nói rằng: ''Một nhóm các chuyên gia đã nghiên cứu khoảng 500000 trường hợp tai nạn lao động ở Áo từ năm 2000 tới 2004 và đã không tìm ra một mối liên hệ nào tới chu kỳ của Mặt trăng tới các tai nạn lao động''.
    Nghiên cứu này được thực hiện bởi Văn phòng Bảo hiểm các tai nạn thông thuờng. Theo bản báo cáo, có khoảng 415 tai nạn được thông báo mỗi ngày, thế nhưng vào những ngày trăng tròn, con số đó chỉ còn 385. Tuy nhiên các số liệu đó chưa phải là một thống kê đầy đủ.
    Quan niệm về ảnh hưởng của kỳ trăng tròn đã có từ đầu Công nguyên. Học giả La mã Pliny, một vị Nguyên lão, đã viết rằng những quan sát của ông ta cho thấy ánh trăng làm cho những người ngủ đêm ngoài trời cảm thấy bị sững sờ, uể oải v.v?
    Seeberger nói rằng ông và một đồng nghiệp, Manfred Huber đã quyết định nghiên cứu kỹ lưỡng hơn vấn đề này bởi quan niệm về ngày rằm vẫn làm người ta phải suy nghĩ.
    Họ cũng nghiêu cứu vai trò có thể có của tần suất tai nạn với vị trí tương đối giữa Mặt trăng và Trái đất. Theo đó, lực hấp dẫn của Mặt trăng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của người công nhân trong quá trình sản xuất.
    Nhưng Mặt trăng bay quanh Trái đất trong một quỹ đạo gần như là một đường tròn hoàn hảo, và cũng không có một số liệu thống kê nào nói tới quan hệ giữa tần suất tai nạn lao động với thời điểm Mặt trăng gần nhất tới Trái đất.
    Theo nghiên cứu của ông, có khoảng 400 tai nạn trong một ngày khi Mặt trăng có vị trí gần Trái đất nhất, so với trung bình 396 tai nạn tính cho các thời điểm khác.
    Các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng ?~nhẹ?T của kỳ trăng tròn tới chu kỳ sinh học của con người đã cho các kết quả không thống nhất.
    Một nghiên cứu quan trọng được công bố vào năm 1984 do tạp chí Y tế Anh tiến hành đã nghiên cứu mối liên quan giữa kỳ trăng tròn với các vụ phạm tội ở Ấn độ trên ba khu vực: Nông thôn, Thành thị và Công nghiệp. Nghiên cứu này đã cho thấy tần suất phạm tội nói chung tăng vọt khi trăng tròn.
    Nhưng trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở Canada vào năm 1998, khi nghiên cứu gần 250000 vụ tai nạn giao thông nhẹ trong suốt 9 năm, đã không tìm thấy sự liên hệ nào tới ngày rằm cả.
    Hầu hết các nhà khoa học đề đồng tình rằng, với khoảng cách từ Trái đất tới 239240 dặm, Mặt trăng quá xa, và con người quá nhỏ bé để có thể bị gây ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của chị Hằng
    D.John Hillier, một giáo sư thiên văn của ĐHTH Pittsburgh, người cũng tham gia chương trình nghiên cứu ở Áo nói rằng : ?oKhông có một lý do thực sự nào khả dĩ để điều đó xảy ra?.. Ông nói tiếp, ?oThường thì do các vụ việc xẩy ra đối với con người sẽ dễ nhớ hơn khi chúng trùng với kỳ trăng tròn. Khi không có việc gì, đối với đa số chúng ta, chu kỳ của Mặt trăng không làm ta để ý. Và sự ghi nhớ có lựa chọn này đã làm cho quan niệm về ảnh hưởng của tuần trăng vẫn cứ tồn tại ?o.
    Theo newsyahoo : http://news.yahoo.com/s/ap/20070731/ap_on_re_eu/full_moon_mishaps
    Ghi chú: Cảnh sát nước Anh gần đây đã tăng cường tuần tra đêm vào các kỳ trăng tròn so với các ngày bình thường.
  3. garanngon

    garanngon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Bài viết:
    1.855
    Đã được thích:
    0
    Bác cho em hỏi, muốn mua 1 chiếc kính viễn vọng (loại nhỏ, có chân giá) thì mua ở đâu hả bác (ở VN).
  4. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Các bạn có thể giải thích tại sao mặt trăng lưỡi liềm luôn quay lưng về phía trái đất không ???...
    [​IMG]
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bởi vì phần lưng của trăng lưỡi liềm luôn hướng chính xác về phía Mặt trời. Vào ban đêm, mặt trời đã lặn, có nghĩa là ở dưới đường chân
    trời, do vậy lưng mặt trăng luôn phải hướng về phía trái đất.
    Nhưng đôi khi ta có thể nhìn được trăng lưỡi liềm vào ban ngày, và khi đó có thể lưng trăng lại quay ngược lên trên đấy ạ.
    [​IMG]
    Đôi khi để ý, ta có thể thấy Mặt trăng như thế này.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 04/02/2008
  6. bsb_long

    bsb_long Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    19
    mặt trăng chắc là có liên quan đến chu kì ... của phụ nữ chứ các bác nhỉ , cũng 28,29 ngày gì đấy thì đúng bằng 1 tuàn trăng rồi còn gì
  7. starstar53

    starstar53 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0

    Cái này chị hỏi các anh ý thì làm sao mà các anh ấy biết được
  8. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ chắc là ko liên quan đến mặt trăng đâu chỉ là do trùng hợp với chu kỳ trăng tròn thôi.

Chia sẻ trang này