1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trời gần hay xa?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haidelft, 16/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Mặt trời gần hay xa?

    Tôi nhớ có một câu chuyện về Khổng tử. Mấy đứa trẻ hỏi ông : Mặt trời buổi sáng gần mặt đất hơn hay buổi trưa gần hơn.
    Khổng tử trả lời : buổi sáng gần hơn vì nó trông to hơn. (mà to hơn thật).
    Bọn trẻ vặn lại : thế tại sao buổi trưa mặt trời xa hơn mà lại nóng gay gắt hơn?. Đến lúc này thì Khổng tử cũng bị bí.
    Nhờ các bác giải thích hộ tí
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Câu trả lời trong quyển "10 vạn câu hỏi vì sao" Vnexpress có đăng.
    Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn?
    Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của trái đất, trái đất quanh mặt trời. Khoảng cách giữa trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hầu như không thay đổi. Thế mà có lúc ta thấy mặt trời hoặc mặt trăng to như cái nia, còn lúc khác lại chỉ bé như quả bưởi. Tại sao vậy?
    Lý do là trong những điều kiện nhất định, mắt của con người nhìn mọi vật dễ sinh ảo giác. Chúng ta hãy xét hai ví dụ:
    [​IMG]
    Hình 1.
    1) Khi ta để một vật vào giữa các vật khác nhỏ hơn, ta sẽ thấy nó to hơn bình thường. Ngược lại nếu để nó giữa các vật khác to hơn, ta lại thấy nó như nhỏ lại. Hình1: Vòng tròn nhỏ ở giữa bên phải nhìn có vẻ lớn hơn ở bên trái, mặc dù chúng to như nhau.
    [​IMG]
    Hình 2.
    (2) Hiện tượng ảo giác quang học, hay còn gọi là tác dụng thấu quang. Hình 2: Hình tròn màu trắng nhìn có vẻ to hơn hình tròn màu đen, mặc dù chúng bằng nhau. Kết hợp hai ví dụ trên, chúng ta có thể giải thích hiện tượng thay đổi độ lớn của mặt trời và mặt trăng như sau:
    Khi mặt trời và mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có một góc khoảng không. Gần đó lại là núi đồi, cây cối, nhà cửa hoặc các vật khác. Mắt chúng ta tự nhiên sẽ so sánh mặt trời hoặc mặt trăng với các vật kể trên, vì vậy ta có cảm giác chúng như to hẳn ra. Nhưng khi lên tới đỉnh đầu, bầu trời bao la không có vật gì khác, chúng ta thấy chúng nhỏ hẳn lại.
    Mặt khác, khi mặt trời hoặc mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, bốn phía đều mờ tối khiến ta có cảm giác chúng sáng hơn (như ví dụ 2, vòng tròn trắng giữa nền đen). Khi đó, mắt ta sẽ thấy chúng to hơn.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
    Trường hợp các bạn còn nghi ngờ. Thì bên thiên văn có dụng cụ gọi là thước đo góc để đo độ cao cũng như độ to của thiên thể. sau khi đo bằng thuớc đo góc thì thấy rõ đường kính của Mtrời chẳng to hơn hay nhỏ hơn. Kính đo góc chế khá đơn giản ai không tin thì làm thử rồi đo
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    __________________
    Theo tôi cách giải thích theo ảo giác có vẻ chưa thuyết phục hẳn. Tôi đã dùng phương pháp que đo để thử (buổi trưa phải có kính bảo vệ) thì thấy mặt trời buổi sáng vẫn to hơn.
    Hoặc nếu ở vùng núi, khi mặt trời gần với một đỉnh núi cao thì thấy vẫn nhỏ hơn khi mới mọc (sắp lặn), chứng tỏ ảo giác của mắt không đóng vai trò lớn ở đây ???.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Không dám nói khẳng định, nhưng cách đo của bạn chắc có vấn đề vì lệch chỉ chút ít thì kết quả đã khác. Tôi cũng đã đo thử và kết quả là chẳng to hơn chút nào
    Như tôi nói bên thiên văn có dụng cụ là thuớc đo góc. dùng để đo đường kính của thiên thể và từ xưa đến nay chẳng có nhà thiên văn học nào bảo là MT to hơn vào buổi sáng cả. Tôi vẫn chưa kiểm nghiệm đo bằng thuớc đo góc, nếu không tin thì bạn thử làm rồi đo xem
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    search google mới thấy cái này có cả đề tài nghiên cứu khoa học hẳn hoi, có cả luận văn nghiên cứu vấn đề này trong ngành tâm lý học nữa. Đây là một ảo giác rất nổi tiếng bạn có thể ra với từ khóa "moon illusion", có nhiều trang giải thích rất chi tiết bạn có thể tham khảo
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Oah, tôi không chấp nhận kết quả giải thích của cậu. Nói tóm lại cậu tìm thấy lời giải thích ở chỗ ảo giác của con người hay là hiện tượng tâm lý phải không. Chứng tỏ cậu chưa từng chờ mặt trời mọc ở bãi biển nhỉ. Tôi thì nhìn nhiều rồi. Mặt trời khi mới nhô khỏi đường chân trời to đến bất ngờ. Lần đầu tôi còn không tin vào mắt nữa. To như một cái thúng. Cảm giác như nó nuốt chửng mấy cái thuyền đậu ngoài xa cơ. Khi mặt trời lặn cũng vậy.
    Vậy hiện tượng gì xảy ra?
    Có lẽ tôi phải thay thế cụm từ ảo giác của cậu bằng cụm từ ảo ảnh hay ảnh ảo. Câu trả lời tìm thấy ở tầng khí quyển của chúng ta.
    Có một câu trả lời rằng khi mặt trời ở "là là" mặt đất, hành trình của các tia sáng đi xuyên qua lớp khí quyển chứa hơi sương nhiều hơn. Các hạt nước có tác dụng làm khuếch tán tia sáng, do đó hình ảnh của mặt trời bị nhoè đi, bạn sẽ thấy nó to hơn nhưng độ chói lại giảm đi hoàn toàn hợp lý. Nếu bạn từng dùng photoshop hay corel chắc không lạ hiệu ứng này.
    Có một câu trả lời khác rằng vị trí tương đối của bạn, tầng khí quyển và mặt trời sẽ tạo nên những thấu kính quang học khác nhau. Trường hợp bình minh nó sẽ là thấu kính hội tụ, còn khi mặt trời đứng bóng nó là một thấu kính phân kì. Do vậy nên... oài mỏi tay quá.Nhưng chắc chắn câu trả lời không tìm đến box tâm lý đâu nhé. Theo tôi hiện tượng này quá cơ bản , trong chương trình vl phổ thông các giáo viên cũng nói nhiều.
    Có gì sai sót các bạn cứ góp ý, thanks.
    World cup cái đã, England rules

    mi?nh cufng nghif la? do hiện tượng na?y
    Được tungsin_tpg sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 18/06/2006
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Cách giải thích của bạn Royalgia tôi có thể yên tám với World Cup rồi, chắc là do tác dụng của thấu kính khí quyển thôi. Dùng phương pháp hình học vẽ ra chắc rõ ngay thôi. Thanks
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Oah, tôi không chấp nhận kết quả giải thích của cậu. Nói tóm lại cậu tìm thấy lời giải thích ở chỗ ảo giác của con người hay là hiện tượng tâm lý phải không. Chứng tỏ cậu chưa từng chờ mặt trời mọc ở bãi biển nhỉ. Tôi thì nhìn nhiều rồi. Mặt trời khi mới nhô khỏi đường chân trời to đến bất ngờ. Lần đầu tôi còn không tin vào mắt nữa. To như một cái thúng. Cảm giác như nó nuốt chửng mấy cái thuyền đậu ngoài xa cơ. Khi mặt trời lặn cũng vậy.
    Vậy hiện tượng gì xảy ra?
    Có lẽ tôi phải thay thế cụm từ ảo giác của cậu bằng cụm từ ảo ảnh hay ảnh ảo. Câu trả lời tìm thấy ở tầng khí quyển của chúng ta.
    Có một câu trả lời rằng khi mặt trời ở "là là" mặt đất, hành trình của các tia sáng đi xuyên qua lớp khí quyển chứa hơi sương nhiều hơn. Các hạt nước có tác dụng làm khuếch tán tia sáng, do đó hình ảnh của mặt trời bị nhoè đi, bạn sẽ thấy nó to hơn nhưng độ chói lại giảm đi hoàn toàn hợp lý. Nếu bạn từng dùng photoshop hay corel chắc không lạ hiệu ứng này.
    Có một câu trả lời khác rằng vị trí tương đối của bạn, tầng khí quyển và mặt trời sẽ tạo nên những thấu kính quang học khác nhau. Trường hợp bình minh nó sẽ là thấu kính hội tụ, còn khi mặt trời đứng bóng nó là một thấu kính phân kì. Do vậy nên... oài mỏi tay quá.
    Nhưng chắc chắn câu trả lời không tìm đến box tâm lý đâu nhé. Theo tôi hiện tượng này quá cơ bản , trong chương trình vl phổ thông các giáo viên cũng nói nhiều.
    Có gì sai sót các bạn cứ góp ý, thanks.
    World cup cái đã, England rules
    [/QUOTE]
    Àh cái này thì, tôi cũng có nhiều kỉ niệm. Quê tôi lúc truớc là vùng đồng quê, với những cánh đồng. Khi ngắm mặt trời hay mặt trăng lặn gây ra cảm xúc khó tả, quả thực là nó rất to. Tôi cũng không tin nó là do ảo giác nhưng quả thực là có điều kiện bạn thử đo xem sao, kết quả rất bất ngờ. Còn bảo là do phải xuyên qua bầu khí quyển thì cũng là giả thuyết để lý giải. Nhưng điều cốt lõi ở đây, chính là nó đã được kiểm nghiệm qua đo đạc. Như tôi nói sử dụng thước đo góc thì sẽ nắm đuợc vấn đề là nó chẳng to hay nhỏ hơn. Theo đo đựoc thì đường kính của MTrăng là 0.5 độ. chính các nhà thiên văn cổ đại cũng đã đề cập đến vấn đề này, một ảo giác rất nổi tiếng.
    Ngày sưa tôi đo bằng cách vươn thẳng hết sức cánh tay với một thuớc mm. kết quả thì chỉ ngắm chừng thôi nhưng cũng đủ thấy nhận xét dó là một ảo giác.
    Như tôi nói các bạn cứ search thử "moon illusion" dịch là ảo giác mặt trăng. Thì sẽ thấy có rất nhiều bàn luận tại sao mắt người lại khiến não có những nhận định sai lầm vậy. Có cả luận văn hẳn hoi.
    một số link
    http://facstaff.uww.edu/mccreadd/
    http://www.lhup.edu/~DSIMANEK/3d/moonillu.htm
    nhiều lắm
    Còn nhận định của royalgia cũng đã bàn luận rất nhiều và rút ra nhận xét là bầu khí quyển chỉ có tác động thay đổi màu sắc chứ không làm MT to ra
    bạn có thể đọc ở viki http://en.wikipedia.org/wiki/Moon_illusion
    Ở đây tôi xin dịch một đoạn
    "It is common belief that the moon appears larger near the horizon due to a magnification effect caused by the Earth''''s atmosphere. This is not true. Although the atmosphere does change the color of the moon, it does not magnify or enlarge the moon. The true angular diameter of the Moon is about 1.5% smaller when it is near the horizon than when it is high in the sky, because it is further away by up to one Earth radius."
    ----------------
    "Có nhận định cho rằng mặt trăng to hơn khi ở gần chân trời là do hiệu ứng thấu kính gây ra bởi bầu khí quyển của trái đất. Điều này không đúng. bầu khí quyển chỉ có tác dụng thay đổi màu của mặt trăng, nó không phóng đại hoặc làm to hơn MT. Đường kính góc của MT thực ra giảm 1.5% khi nó gần chân trời bởi vì khoảng cách từ Mặt trăng đến người quan sát xa hơn thêm 1 lương bằng bán kính trái đất"
    ----------------
    Thú vị thật thực tế đuờng kính góc của MTr lại nhỏ hơn 1.5% so với nó lên đỉnh đầu. Vậy thì cái gì đang xảy ra. các bạn nếu muốn rõ hơn thì nên tìm hiểu "moon illusion". Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 18/06/2006
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Àh cái này thì, tôi cũng có nhiều kỉ niệm. Quê tôi lúc truớc là vùng đồng quê, với những cánh đồng. Khi ngắm mặt trời hay mặt trăng lặn gây ra cảm xúc khó tả, quả thực là nó rất to. Tôi cũng không tin nó là do ảo giác nhưng quả thực là có điều kiện bạn thử đo xem sao, kết quả rất bất ngờ. Còn bảo là do phải xuyên qua bầu khí quyển thì cũng là giả thuyết để lý giải. Nhưng điều cốt lõi ở đây, chính là nó đã được kiểm nghiệm qua đo đạc. Như tôi nói sử dụng thước đo góc thì sẽ nắm đuợc vấn đề là nó chẳng to hay nhỏ hơn. Theo đo đựoc thì đường kính của MTrăng là 0.5 độ. chính các nhà thiên văn cổ đại cũng đã đề cập đến vấn đề này, một ảo giác rất nổi tiếng.
    Ngày sưa tôi đo bằng cách vươn thẳng hết sức cánh tay với một thuớc mm. kết quả thì chỉ ngắm chừng thôi nhưng cũng đủ thấy nhận xét dó là một ảo giác.
    Như tôi nói các bạn cứ search thử "moon illusion" dịch là ảo giác mặt trăng. Thì sẽ thấy có rất nhiều bàn luận tại sao mắt người lại khiến não có những nhận định sai lầm vậy. Có cả luận văn hẳn hoi.
    một số link
    http://facstaff.uww.edu/mccreadd/
    http://www.lhup.edu/~DSIMANEK/3d/moonillu.htm
    nhiều lắm
    Còn nhận định của royalgia cũng đã bàn luận rất nhiều và rút ra nhận xét là bầu khí quyển chỉ có tác động thay đổi màu sắc chứ không làm MT to ra
    bạn có thể đọc ở viki http://en.wikipedia.org/wiki/Moon_illusion
    Ở đây tôi xin dịch một đoạn
    "It is common belief that the moon appears larger near the horizon due to a magnification effect caused by the Earth''''''''s atmosphere. This is not true. Although the atmosphere does change the color of the moon, it does not magnify or enlarge the moon. The true angular diameter of the Moon is about 1.5% smaller when it is near the horizon than when it is high in the sky, because it is further away by up to one Earth radius."
    ----------------
    "Có nhận định cho rằng mặt trăng to hơn khi ở gần chân trời là do hiệu ứng thấu kính gây ra bởi bầu khí quyển của trái đất. Điều này không đúng. bầu khí quyển chỉ có tác dụng thay đổi màu của mặt trăng, nó không phóng đại hoặc làm to hơn MT. Đường kính góc của MT thực ra giảm 1.5% khi nó gần chân trời bởi vì khoảng cách từ Mặt trăng đến người quan sát xa hơn thêm 1 lương bằng bán kính trái đất"
    ----------------
    Thú vị thật thực tế đuờng kính góc của MTr lại nhỏ hơn 1.5% so với nó lên đỉnh đầu. Vậy thì cái gì đang xảy ra. các bạn nếu muốn rõ hơn thì nên tìm hiểu "moon illusion". Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 18/06/2006
    [/QUOTE]
    ________________________
    Tôi không phủ nhận tính hiệu quả của Wikipedia, nhưng lấy thông tin để dẫn chứng thì bạn nên cẩn thận mới được. Xin mời bạn xem trang này:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/06/3B9EAF07/
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    ùh cái viki tào lao lắm đặc biệt là viki tiếng việt. Có bài nói về hiện tượng thuỷ triều rất bậy bạ. Nhưng khi cần đáp án nhanh cho một vấn đề gì tôi hay thường dùng viki english, vì thường nó có rất nhiều link trích dẫn đi kèm. dùng để check nhanh khá hiệu quả.
    Riêng vấn đề này chắc bạn vẫn chưa thoả mãn. Vì truớc kia tôi cũng như vậy. bạn cứ đọc những trang nói về "ảo giác mặt trăng" chắc sẽ tìm được câu trả lời riêng cho mình.
    Để dẫn chứng cho tính tào lao của viki xin các bạn xem bài này. Tôi định sửa lại nhưng để làm dẫn chứng vậy.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_tri%E1%BB%81u
    "Thủy triều cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía với Trái Đất - lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức triều lên đạt cực tiểu"

Chia sẻ trang này