1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trời gần hay xa?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi haidelft, 16/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Àh tranh thủ nghỉ tay một chút xem "Ronandihô" đá tớ dịch cái bài này từ trang của Nasa cho các bác hiểu thêm
    http://science.nasa.gov/headlines/y2005/20jun_moonillusion.htm
    Bài này viết vào 20-6-2005 nhân dịp thời điểm trăng tròn ở vị trí gần chân trời nhất kể từ năm 1987. Vì trăng tròn vào này 22 còn ngày hạ chí là 21 ( bàn thêm thì lạm sang thiên văn.-> mời các bác sang box TVH)
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    "Summer Moon Illusion"
    Có những lúc đừng tin vào mắt mình. Tuần này sẽ là một lần như thế.
    ---
    Chúng ta đã biết điều này từ vài ngàn năm truớc: Mặt trăng khi gần chân trời có vẻ to một cách bất thường. Mắt ta cho là vậy nhưng máy quay phim thì không. Đó thực sự là một ảo giác.
    [​IMG]
    Một chuỗi hình ảnh được ghi lại khi mặt trăng lên cao trên bầu trời thành phố Seattle. Với Camera, Mặt trăng cho thâý có kích thuớc như nhau bất chấp nó ở vị trí nào trên bầu trời.
    (Có cre*** với Copyright hè nhưng nhìn giống là có xử lý bằng photoshop !!!)
    ....
    Khi bạn nhìn mặt trăng, những tia sáng từ mặt trăng sẽ hội tụ và tạo nên một hình ảnh có độ rộng 0.15mm lên võng mạc. Trăng trên cao hay gần chân trời đều tạo ra hình ảnh hội tụ có kích thuớc như nhau. Vậy tại sao mà não chúng ta lại có thể nghĩ rằng một cái to hơn cái còn lại? Sau rất nhiều năm, các nhà khoa học vẫn không biết rõ là tại vì sao.
    Một ảo giác tương tự được khám phá vào năm 1913 bởi Mario Ponzo. Xem hình ảnh. vạch vàng ở bên trên có vẻ dài hơn vạch ở bên duới. Điều này chứng tỏ cảnh quang xung quanh là yếu tố đánh lừa mắt chúng ta.
    [​IMG]
    Nhưng lại có một vấn đề khác. các phi công khi bay rất cao trên bầu trời đôi khi cũng thấy ảo giác mặt trăng mặc dù không có vật thể nào chi phối cảnh quan. Vậy cái gì đã đánh lừa mắt của họ.
    Có lẽ là do hình dạng của bầu trời. Con người cảm nhận thấy bầu trời giống như một mái vòm dẹt, với thiên đỉnh ở gần hơn so với các chân trời. Nó gây ra cảm giác: Chim bay qua đầu, thì gần hơn khi thấy chim bay ở chân trời. Khi mặt trăng ở gần chân trời, não của bạn đã quen với nhận thức như trong truờng hợp chim bay. đã tính nhầm khoảng cách cũng như kích thuớc của Mặt trăng.
    [​IMG]
    ---
    Có nhiều cách giải thích khác ở trang này http://facstaff.uww.edu/mccreadd/
    nghiên cứu của tiến sĩ Don McCready, khoa tâm lý học Đại học University of Wisconsin
    ----
    Một kiểm chứng vui: đo kích thuớc của MT bằng cách uớc lượng khỏang cách giữa ngón trỏ và ngón cái. Hay nhìn trăng tròn gần chân trời qua một ống giấy cuộn lại khi đó có thể bạn sẽ không bị ảo giác do cảnh vật xugn quanh chi phối."
    ------------------------
    --------
    Hè đọc bài này nhớ lại ngày xưa quá ngày xưa tớ cũng thử làm như vậy. Khi nào có trăng tròn mấy bác thử kiểm chứng xem.
    Còn về nhận định do hiệu ứng thấu kính thì mấy bác nên đọc qua bài này. Hồi đó bạn gái tớ cũng nói vậy nên tớ xem cũng khá nhiều bài về vấn đề này.
    http://www.space.com/scienceastronomy/top5_myths_020903-2.html
    Tặng mấy bác mấy hình ảnh ảo giác
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 19/06/2006
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ______________________
    Chào Fairydream,
    Tôi muốn nói 2 điểm. Thứ nhất nếu bạn bảo bầu khí quyển không có tác dụng của 1 thấu kính thì tôi không đồng ý bởi vì khí quyển có chiết suất chắc chắn hơn chân không và nó lại có dạng hình cầu (rỗng). Chúng ta chưa chứng minh được là có hay không tác dụng thấu kính đó.
    Thứ 2 nếu chỉ bảo mặt trăng to khi mới mọc là do tâm lý ảo giác thì không thuyết phục. Chắc chắn sẽ có nhiều người nghĩ giống tôi.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đôi khi não của con người lại có những nhận định hết sức sai lầm. Tôi đã đo thử rồi, và rất nhiều nhà thiên văn học từ truớc đến nay đều đã thử đo qua rồi.
    Cam đoan rằng bác chưa ngó qua các trang "moon illusion" mà tôi đưa ra. trong đó có rất nhiều nhận xét kể cả thống kê của các nhà tâm lý học với nhận định của dân chúng. gần như 100% người đều có nhận định như bác và cả tôi truớc đây vậy.
    Nhưng sự thật là sự thật tiếc rằng bây giờ không đúng vào ngày rằm để có thể kiểm chứng.
    Tôi đã vận động một thí nghiệm nho nhỏ với các bạn trong CLB thiên văn học. trong đó có bạn có cả kính thiên văn với CCD chụp ảnh. Chác khi có kết quả đo đạc từ nhiều người thì nhận định sẽ khác đi.
    Còn hiện tượng thấu kính thì bác chác hẳn cũng chưa xem qua trang này. Xem rồi bác sẽ thấy hiện tuợng thấu kính có tác động như thế nào đối với sự thay đổi kích thuớc.
    http://www.space.com/scienceastronomy/top5_myths_020903-2.html
    copy một đọan:
    ----------------------------------------------------
    The Moon looks bigger on the horizon because the air acts like a lens, magnifying it
    It''s true that the Earth''s air is thicker near the horizon. When you look up, you are looking through the thinnest part of the atmosphere, and the closer you look toward the horizon, the more air you look through.
    However, the air actually compresses the Moon''s image, instead of magnifying it. Have you noticed that the Moon looks noticeably squashed when it''s right on the horizon? That''s because the varying thickness of the air near the horizon distorts the Moon''s shape, making it smaller top-to-bottom.
    It turns out this effect of the Moon looking larger near the horizon, called the Moon Illusion, really is an illusion. You can see this for yourself, by comparing the rising Moon''s size with some household object (say, the tip of a pencil eraser held at arm''s length), and then wait a few hours and do it again. You''ll find the size hasn''t changed appreciably.
    This illusion is convincing, but it''s not real
    ---------------------------------------------------------------------------
    Dịch sơ qua: hiệu ứng thấu kính quả là có nhưng nó nén hình ảnh của Mặt trăng thay vì phóng đại nó lên làm cho mặt trăng dẹt đi. Thực ra kích thuớc Mt chẳng to hay nhỏ đi chút nào.
    --------------------------------
    Vấn đề này là một trong những vấn đề cơ bản khi quan sát bầu trời. Tôi sẽ đề nghị các bạn bên thiên văn quan sát
    Chừng hơn nửa tháng nữa là có trăng rằm. Lúc đó hi vọng bác sẽ cùng thực nghiệm với bọn tôi
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy Fairydream à , tôi không ngờ vấn đề nhỏ như vậy mà bao năm vẫn chưa giải quyết thỏa đáng. Thử vào mấy trang web moon illusion (nhiều vô kể) thì thấy tụi Tây nó cũng cãi nhau quá trời. Có đến hàng trăm năm!, nếu tính từ thời Khổng Tử thì vài nghìn năm. Mà có khi còn lâu hơn bởi vì tôi chắc là từ khi con người nhìn thấy mặt trăng hay mặt trời thì họ đã có nhận xét như vậy rồi. Có lẽ chúng ta cụng đầu vào tường.
    Tuy nhiên để đỡ bực mình, chờ hết wourdcup, tôi thử tìm công thức chứng minh dạng thấu kính xem sao (có ý tưởng rồi), sau sẽ post lên diễn đàn nhờ anh em chỉ giáo.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bác àh câu trả lời tốt nhất có lẽ là thực nghiệm thôi. Tiếc rằng giờ không có trăng tròn. còn Mặt trời thì không thể chụp ảnh được. Kính thiên văn thì phải có kính lọc.
    Chờ hơn nửa tháng nữa tôi sẽ huy động anh em trong box thiên văn những người có máy ảnh kiểm chứng điều này.
    Nhưng nhận xét rút ra từ chuyện này là Mtrăng Mtrời chẳng to hơn hay nhỏ hơn. Người ta đã đo đạc rồi , chỉ có điều những người chưa tận tay làm chuyện này thì không tin thôi. Nên có ý kiến là bác đừng nên phí công vào việc chứng minh hiện tượng thấu kính. Truớc hết hãy thực nghiệm đã. Khi có kết quả giả dụ như nó to hơn thì hãy đi tìm lời giải thích.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    hiển nhiên có sự khúc xạ ánh sáng trong khí quyển, nhưng khi Mặt trăng (hay Mặt Trời) gần chân trời hơn, ánh sáng của nó đi qua lớp khí quyển dày hơn thì không có nghĩa là nó được phóng đại lên. Nếu nói về độ "chéo" của khí quyển khi ở góc độ đấy thì ánh sáng sẽ bị bẻ về phía mặt đất, tia nào đi qua lớp khí quyển càng dày sẽ càng bị bẻ nhiều hơn, nếu thế thì có khi nó còn phân kì thì đúng hơn. Nên cách giải thích theo khí quyển tôi cho là không hợp lí.
    Cách giải thích như của bác Fairy thì theo tôi là chính xác, bạn haidelft nên về đo thử lại bằng các dụng cụ đo chính xác hơn, tôi cũng đã từng dùng thước đo góc kiểm tra và kết quả là hoàn toàn tương đương giữa các vị trí khác nhau.
  7. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0

    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 17:39 ngày 20/06/2006
  8. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao... bấm sửa bài mà ra trả lời....
    Tôi xin lỗi ...
    Được vat_ly_vui sửa chữa / chuyển vào 02:45 ngày 21/06/2006
  9. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Dự định là vào dịp trăng rằm sẽ kiểm chứng điều này cho các bác thấy, vậy mà quên mất. Tối nay vác xe ra khỏi nhà nhìn thấy trăng rằm vừa nhô lên giật mình nhớ ra, may là có cái máy ảnh mượn hôm CN chưa trả lấy ra để làm bằng chứng khoa học vậy
    [​IMG]
    Ảnh 1: chụp vào lúc 7:00 trăng lên cao khoảng 15 độ từ chân trời (lên đến đỉnh là 90 độ) tức khoảng hơn nóc nhà "không có" tầng một chút. Tròn vành vạnh có màu vàng tro và "to dã man".
    [​IMG]
    Ảnh 2: Tiếc rằng phải đem trả máy ảnh nên không chờ đến khuya được. Tớ chụp vào lúc 9:30 trăng lên khỏang 29 độ gần gấp đôi độ cao lúc 7h. Nó đã vuợt lên khoảng không khá cao so với các nóc nhà cao tầng. Không còn bị che bởi bất kỳ vật cản nào nữa. Lúc này nhìn nó quá "tầm thường nhỏ bé". So sánh về cảm nhận thì kích thước chỉ là 7/10 so với lúc mới mọc
    Mắt người là vậy đó vậy đối với máy ảnh thì sao ? Khi nhìn lại trên ảnh chụp mặt trăng với cùng độ zoom vào 2 khoảng thời gian khác nhau trên ảnh mà không bị chi phối bởi cảnh quan => không bị ảo giác thì sẽ như thế nào.
    Đây là kết quả ! các bạn hãy tự rút ra kết luận cho mình
    [​IMG]

Chia sẻ trang này