1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trời nhà Scorta - Laurent Gaudé (Prix Goncourt 2004)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi liebe215, 20/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Rocco lớn lên và trưởng thành. Hắn có một cái tên mới, pha trộn họ của cha đẻ với họ của những người dân chài đã nhận nuôi hắn, một cái tên mới chẳng bao lâu đã im đậm trong tâm trí của mọi người ở Gargano: Rocco Scorta Mascalzone. Cha hắn xưa là một tên vô lại, một tên du đãng sống bằng những vụ cướp vặt, còn hắn thì là một tên cướp đích thực. Hắn chỉ trở về Montepuccio khi đến tuổi đem lại kinh hoàng cho nơi này. Hắn bắt những người nông dân trên đồng. Đánh cắp gia súc, sát hại những tay phú hộ lạc đường. Hắn cướp các nông trại, bắt đám ngư dân và thương gia nộp tiền chuộc. Nhiều lính sen đầm được phái đi truy tìm hắn nhưng đều bỏ xác lại ven đường với một viên đạn trong sọ, quần tụt xuống, hoặc bị quẳng như những con búp bê vào những bụi xương rồng. Hắn hung bạo và tham lam vô độ. Người ta ước hắn có khoảng hai chục đàn bà. Khi tiếng tăm đã vững vàng và đã thống ngự toàn vùng như một lãnh chúa trên lãnh địa của mình, hắn mới trở lại Montepuccio như một người chẳng có gì phải tự trách mình, ngang nhiên phơi mặt ra, trán ngẩng cao. Qua hai mươi năm, các phố không hề thay đổi. Dường như tất cả đều phải y nguyên là Montepuccio không suy xuyển. Ngôi làng vẫn là cái đám nhà xúm xít bên nhau. Những cầu thang dài ngoằng ngoèo xuôi về phía biển. Có hang ngàn lối đi qua những lối bong bong đầy những ngõ ngách. Các cụ già đi tới đi lui từ cảng đến làng, lên lên xuống xuống các cầu thanh cao, lừ đừ như những con la tiết kiệm sức dưới nắng, trong khi từng đám trẻ con ào ào lao xuống các bậc thang không biết mệt. Ngôi làng ngắm biển. Nhà thờ quay mặt về phía những ngọn song. Gió và nắng, năm này qua năm khác, ngọt ngào mài bong những phiến đá hoa cương trên đường phố. Rocco đóng luôn ở cao điểm của làng. Hắn chiếm một khu đất rộng hiểm trở và cho xây trên đó một trại lớn, nguy nga. Rocco Scorta Mascalzone giờ đã trở nên giàu có. Đôi khi có người van xin hắn để cho dân làng yên và đi trấn lột ở các vùng lân cận, hắn đều một mực đáp: ?oIm đi, đồ khốn kiếp. Ta là sự trừng phạt của bọn ngươi.?
    Chính vào một mùa đông trong thời kì đó, hắn đến gặp don Giorgio. Đi cùng hắn có hai gã đàn ông mặt mày dữ dằn và một người đàn bà trẻ với ánh mắt sợ sệt. Hai gã đàn ông mang sung ngắn và sung trường. Rocco gọi don Giorgio à, và khi vị cha xứ đến trước mặt hắn, đề nghị ông làm lễ thành hôn cho hắn. Don Giorgio thuận theo. Đến giữa chừng, ông hỏi tên cô gái, Rocco mỉm cười ngượng nghịu và khẽ nói: ?oCon không biết, thưa cha.? Và khi thấy vị cha xứ đứng ngây ta đó, miệng há hốc, tự hỏi liệu có phải mình đang công nhận bằng hôn lễ một cuộc bắt cóc. Rocco nói thêm: ?oNó vừa câm vừa điếc.?
    _ Không biết cả tên lẫn họ? don Giorgio hỏi gặng.
    _ Quan trọng gì, Rocco trả lời. Chẳng bao lâu, nó sẽ là thành viên của dòng họ Scorta Mascalzone thôi mà.
    Cha xứ tiếp tục hành lễ, lòng canh cánh lo mình phạm phải một lỗi nặng mà giờ đây sẽ phải trở lời trước Chúa. Nhưng cha vẫn ban phước cho cuộc hôn phối và cuối cùng buông đánh thược một tiếng ?oamen?, như người ta nói ?ophó-mặc-cho-Chúa? khi gieo mớ xúc sắc trên bàn cờ bạc.

    Vào lúc tốp người sắp nhảy lên yên đi khỏi, don Giorgio thu hết can đảm gọi chú rễ mới:
    ?oRocco, cha nói, ở lại với cha một chút, cha muốn nói chuyện với con.?
    Im lặng hồi lâu, Rocco ra hiệu cho hai gã làm chứng đưa vợ hắn đi trước, không phải chờ hắn. Don Giorgio lúc này đã lấy lại được minh mẫn và can đảm. Có một cái gì nơi gã trai này khiến cha phải suy nghĩ và cha cảm thấy có thể nói chuyện được với hắn. Cái tên cướp làm cả vùng run sợ này vẫn giữ một kiểu sung kính nào đó đối với cha, tuy mông muội nhưng là có thật.
    ?oCon sống như thế nào, cha Zampanelli bắt đầu nói, cả con và cha, chúng ta đều biết. Cả vùng này đầy chuyện kể về những tội ác của con. Đàn ông nhìn thấy con là tái mét mặt, còn đàn bà nghe nhắc đến tên con là làm dấu thánh giá. Con đi đến đâu là gây sợ hãi đến đó. Rocco, tại sao con gieo rắc kinh hoàng cho dân làng Motepuccio?
    _ Con điên khùng, gã trai trả lời
    _ Điên khùng?
    _ Vâng, một thằng con hoang điên khùng khốn khổ. Cha biết rõ điều đó hơn bất kì ai. Con sinh ra từ một cái thây ma và một gái già. Chúa đã coi rẻ con.
    _ Chúa không coi rẻ các sinh linh của người, con trai ạ.
    _ Người đã tạo nên con trái ngược với tự nhiên, thưa cha. Cha không nói điều đó ra miệng bởi vì cha là người của Nhà Thờ, nhưng trong bụng cha cũng nghĩ thế, giống như mọi người khác. Con điên khùng. Phải. Một con thú đáng lẽ chẳng nên sinh ra đời.
    _ Con thông minh. Con có thể chọn những cách khác để khiến người ta kính trọng mình.
    _ Giờ đây, con giàu có, thưa cha. Giàu hơn bất cứ kẻ nào trong số bọn ngu si đần độn ở Montepuccio này. Và chúng kính nể con vì lẽ đó. Thật điên khùng hơn cả bọn chúng. Con làm bọn chúng sợ nhưng đó không phải là điều cốt yếu. Trong thâm tâm, điều chúng cảm thấy không phải nỗi sợ mà là thèm muốn và kính nể. Bởi vì con giàu có. Chúng chỉ nghĩ đến cái đó thôi. Tiền. Tiền. Mà tiền thì con có nhiều hơn tất cả bọn chúng cộng lại.
    _ Con có tất cả số tiền bạc đó là bởi con đánh cắp của họ.
    _ Cha muốn yêu cầu con để cho bọn nhà quê ở Montepuccio của cha được yên, nhưng cha không biết làm cách nào vì cha chẳng tìm ra những lí lẽ vững vàng để thuyết phục con. Và cha đã có lí, cha ạ. Chẳng có lí do gì khiến con phải để chúng yên thân. Ngày xưa, chúng đã sẵn sang giết một đứa hài nhi. Giờ con là hình phạt của chúng. Vậy thôi.
    _ Vậy thì đáng ra lúc bấy giờ, ta cứ để họ làm thế, cha xứ vặn lại ?" ý nghĩ đó vẫn hành hạ ông già. Ngày nay, con trộm cướp và giết hại bọn họ, thật cứ như chính ta làm thế. Ta đã cứu con để cho con làm những điều đó.
    _ Xin cha đừng bảo con phải làm gì.
    _ Ta bảo con những gì Chúa muốn con làm.
    _ Thì Chúa cứ việc trừng phạt con nếu con là một nỗi sỉ nhục cho Người. Thì Người cứ việc giải thoát cho Montepuccio khỏi sự hiện diện của con.
    _ Rocco?
    _ Tai ương, don Giorgio ạ. Cha hãy nhớ đến những tai ương và hãy hỏi Chúa Trời tại sao thỉnh thoảng Người lại phá hại trái đất bằng những trận lụt và hạn hán. Còn con là một nạn dịch, cha ạ. Không hơn. Một đám mây châu chấu. Một vụ động đất, một chứng bệnh truyền nhiễm. Tất cả lộn tùng phèo. Con là thằng điên khùng. Hóa dại. Con là dịch sốt rét. Và nạn đói. Cha hãy hỏi Chúa Trời xem. Con hiện diện ở đây. Và con sẽ hoàn tất thời của mình.?
    Rocco ngừng lời, lên ngựa và đi khỏi. Ngay chiều hôm ấy, trong trai phòng, cha Zampanelli hỏi Chúa Trời với tất cả sức mạnh niềm tin của mình. Cha muốn biết khi cứu đứa bé, cha có hành động đúng hay không. Cha van xin trong lời cầu nguyện, nhưng chỉ có im lặng của bầu trời trả lời cha.
  2. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ở Montepuccio, huyền thoại về Rocco Scorta Mascalzone cứ được phóng đại lên mãi. Người ta kể rằng sở dĩ hắn lấy một ả vợ câm làm vợ - vừa câm lại vừa chẳng đẹp đẽ gì ?" là cốt để thỏa mãn những cơn dâm dục thú vật của mình. Để ả không kêu được khi hắn đánh ả và cưỡng hiếp. Người ta còn kể rằng sở dĩ hắn chọn con người tội nghiệp này, là để ả không nghe được bất cứ điều gì trong những âm mưu của hắn mà kể cho ai khác. Một ả câm, phải, để chắc chắn không bao giờ bị phản. Thật đúng là quỷ sứ.
    Nhưng người ta cũng phải công nhận rằng từ ngày cưới vợ, Rocco thôi không đụng đến một sợi tóc của những cư dân Montepuccio. Hắn triển khai những hoạt động của mình ở xa hơn, trong những vùng đất miền Pouilles. Và Montepuccio lại sống bình yên, thậm chí còn hãnh diện là nơi cư trú của một nhân vật trứ danh như thế. Don Giorgio không quên tạ ơn Chúa về sự bình yên trở lại này mà ông coi là ân sủng của Đáng Quyền Lực Tối Cao đáp lại lời cầu nguyện của mình.
    Rocco làm cho ả câm sinh ba đứa con: Domenico, Giuseppe và Carmela. Dân làng Montepuccio hầu như không gặp hắn nữa. Hắn luôn luôn rong ruổi trên đường, tìm cách mở rộng khu vực hoạt động. Hắn thường trở về trại vào ban đêm. Người ta nhìn thấy những ánh nến qua các khung cửa sổ. Người ta nghe thấy những tiếng cười, những tiếng động của tiệc tùng. Điều đó kéo dài mấy ngày, rồi im lặng trở lại. Rocco không bao giờ xuống làng. Mấy lần tin lan truyền là hắn chết hoặc bị bắt, để rồi lại được phủ định bởi sự ra đời của một đứa hài nhi mới. Rocco vẫn sống sờ sờ. Bằng chứng là ả Câm vẫn đi lại mua bán và lũ con hắn vẫn đuổi nhau trong những ngõ ngách của ngôi làng cũ. Rocco vẫn hiện diện như một bóng ma. Đôi khi, có những người lạ mặt đi qua làng không nói một câu. Họ dẫn đầu từng đoàn la chở đầy hòm xiểng và hàng hóa. Tất cả những của cải đó đổ về cái trại lớn im ắng trên đỉnh đồi và chất đống ở đó. Phải, Rocco vẫn đấy, hắn chẳng đang cho chuyển về nơi ở cơ man nào là đồ ăn cắp đó sao?
    Còn bọn trẻ con nhà Scorta thì qua phần lớn thời gian dưới làng. Nhưng chúng bị tẩy chay một cách lịch sự. Người ta cùng lắm mới nói với chúng. Dặn trẻ con trong làng không chơi với chúng. Không biết bao nhiêu lần các bà mẹ ở Montepuccio đã bảo con cái: ?oCon không được chơi với những đứa ấy.? Và khi đứa bé ngây thơ hỏi lại tại sao thì người ta trả lời: ?oĐó là những đứa thuộc dòng dõi Mascalzone.? Ba đứa nhỏ, rốt cuộc, đành phải ngầm chấp nhận tình trạng đó. Chúng đã nhận thấy hễ có thằng bé nào trong làng mon men đến gần chúng ra ý muốn chơi cùng là y như rằng một người đàn bà không biết từ đâu lao ra túm lấy cánh tay nó, tát tai và quát: ?oĐồ khốn nạn, tao đã bảo mày thế nào?? và thằng bé tội nghiệp vừa khóc vừa lảng ra xa. Thế là chúng chỉ còn nước chơi với nhau thôi.
    Đứa trẻ duy nhất hòa với tốp chúng nó là Raffaele, nhưng mọi người đều gọi nó bằng cái tên tắt Faelucc?T. Đó là con trai một trong những gia đình ngư dân nghèo nhất Montepuccio. Raffaele đã trở thành bạn thân của bọn trẻ nhà Scorta và không rời chúng ra nữa, bất chấp sự ngăn cấm của bố mẹ. Chiều chiều về nhà, khi bị bố tra hỏi đã la cà với ai, bao giờ nó cũng trả lời: ?oVới các bạn con.? Thế là chiều nào, bố nó cũng cho nó no đòn, vừa đánh vừa nguyền rủa trời đất sao lại cho mình một đứa con ngu si đần độn như vậy. Những hôm bố vắng nhà thì mẹ là người đặt câu hỏi đã thành thủ tục ấy. Và mẹ còn dữ đòn hơn. Raffaele chịu đựng như thế một tháng trời. Mỗi chiều một trận đòn. Nhưng thằng bé thật thà không biết nói dối và nó không thể nghĩ ra cách nào khác để qua ngày ngoài việc đi theo tụi bạn ấy. Sau một tháng, bố mẹ nó đánh mãi cũng mệt, thôi không hỏi nữa. Họ xổ toẹt thằng con trai, coi như không thể trông chờ gì được ở cái thứ con cái như vậy. Từ giờ trở đi, mẹ nó coi nó là đồ vô lại. Đến bữa ăn, mẹ nó bảo nó: ?oÊ thằng tội đồ, đưa bánh cho tao.? Nói ráo hoảnh không cười, không ra ý giễu cợt, chỉ đơn giản như một ghi nhận. Thằng bé này bỏ đi rồi và tốt nhất là không coi nó là con trai mình nữa.
  3. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Một ngày tháng hai năm 1928, Rocco xuất hiện ở chợ. Hắn đi cùng với ả Câm và ba đứa con diện như đi dự hội. Sự xuất hiện ấy làm cho cả làng sửng sốt. Từ bao lâu rồi, không ai còn thấy hắn. Giờ đây, hắn là một người đàn ông ngoại ngũ tuần. Vẫn còn cường tráng. Hắn mang một bộ râu muối tiêu che kín đôi má hóp. Cái nhìn không hề thay đổi. Vẫn thỉnh thoảng lộ ra cái gì hừng hực cuồng nhiệt. Y phục quý phái và trang nhã. Hắn qua cả ngày trong làng. Đi từ quán café này sáng quán khác. Nhận những món quà người ta tặng. Lắng nghe những yêu cầu người ta đề đạt. Hắn bình thản và cái vẻ khinh bỉ đối với dân làng Montepuccio dường như đã biến mất. Rocco đó, dạo chơi từ sạp hàng này sang sạp hàng khác ?" và mọi người đều nhất trí rằng xét cho cùng, con người như vậy có thể làm một xã trưởng tốt.
    Ngày mau chóng tàn. Một cơn mưa nhỏ, lạnh, tí tách trên hè phố. Gia đình Scorta Mascalzone quay trở lại trang trại ?" để lại đám dân làng tha hồ bàn tán về sự xuất hiện bất ngờ đó. Khi đêm xuống, mưa nặng hạt lên. Lúc này trời rét và biển động. Những con sóng xô bờ dọc theo vách đá.
    Don Giorgio ăn tối với món súp khoai tây. Cha cũng đã già đi. Lưng còng xuống. Những công việc cha xiết bao yêu thích ?" cuốc xới mảnh đất nhỏ của mình, làm mộc trong nhà thờ - tất cả những công việc dung đến thể lực ấy trong đó cha tìm thấy một trạng thái yên bình, giờ đây đã thành cấm kị đối với cha. Cha đã gầy đi rất nhiều. Như thể thần chết, trước khi bắt người ta đi, cần làm cho họ nhẹ bớt. Cha đã thành một cụ già nhưng dân xứ đạo còn rất mực tận tụy với cha, cả thể xác lẫn tâm hồn, và ắt chẳng ai trong số họ nghe tin cha Zampanelli bị thay mà không bất bình nhổ xuống đất.
    Có người gõ cửa nhà thờ. Don Giorgio giật mình. Thoạt đầu, cha tưởng nghe lầm ?" có khi là tiếng mưa cũng nên ?" nhưng tiếng gõ trở nên riết róng hơn. Cha lật đật ra khỏi giường; chắc có người hấp hối cần lễ xức dầu cuối cùng, cha nghĩ.
    Đứng trước mặt cha là Rocco, ướt sũng từ đầu đến chân. Don Giorgio đứng sững hồi lâu, đủ để nhìn dõi vào mặt con đường này và nhận thấy năm tháng trôi qua đã làm thay đổi diện mạo hắn biết bao. Cha đã nhận ra hắn, nhưng cha muốn quan sát kĩ tác phẩm của thời gian ?" như người ta xem xét tỉ mỉ kết quả công việc của một thợ kim hoàn.
    ?oThưa cha, cuối cùng Rocco nói.
    _ Vào đi, vào đi, don Giorgio nói. Con đến có việc gì vậy??
    Rocco nhìn thẳng vào mắt vị cha xứ già và bằng một giọng nhỏ nhẹ nhưng kiên quyết, hắn đáp:
    ?oCon đến xưng tội.?
    Như thế đó, trong nhà thờ làng Montepuccio, bắt đầu cuộc đối mặt giữa don Giorgio mà Rocco Scorta Mascalzone. Năm mươi năm sau khi người thứ nhất cứu mạng người thứ hai. Họ không hề gặp lại nhau kể từ khi vị cha xứ làm lễ thành hôn cho tên cướp. Và đêm dường như không đủ dài để chứa hết tất cả những gì hia con người này cần nói với nhau.
    ?oKhông có chuyện ấy đâu, don Giorgio đáp.
    _ Thưa cha?
    _ Không.
    _ Thưa cha, Rocco nói tiếp, rất quả quyết, khi cha và con nói chuyện xong, con sẽ về nhà, nằm xuống và chết. Hãy tin con. Con nói đích thị điều sẽ xảy tới. Cha đừng hỏi tại sao. Như vậy đấy. Giờ khắc của con đã tới. Con đứng đây, đối mặt với cha, con muốn cha nghe con và cha sẽ phải nghe con vì cha là một đầy tớ của Chúa và cha không thể thế chỗ của Chúa được.?
  4. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Don Giorgio ngỡ ngàng trước ý chí và sự bình tĩnh toát ra từ kẻ đối thoại với mình. Chẳng còn cách nào khác là ưng thuận. Rocco quỳ xuống trong bóng tối của nhà thờ và đã đọc một bài kinh Cha Chúng Ta. Rồi hắn ngẩng đầu lên và bắt đầu nói. Hắn kể lại tất cả. Từng tội ác. Từng hành động phi nghĩa. Không giấu một chi tiết nào. Hắn đã giết người. Hắn đã cướp của. Hắn đã cướp vợ người khác. Hắn đã sống bằng lửa đạn và khủng bố. Đời hắn chỉ toàn những thứ đó. Trộm cắp và bạo lực. Trong đêm tối, don Giorgio không nhìn rõ nét mặt hắn, nhưng cha để lòng mình hứng trọn đầy tiếng hắn, đón nhận bài phú tràng giang đại hải đầy những tội lỗi và tội ác tuôn ra từ miệng con người này. Cha phải nghe tất cả. Rocco Scorta Mascalzone lần lượt điểm danh sách các tội ác của hắn hàng mấy giờ liền. Khi hắn nói xong, vị cha xứ chóng cả mặt. Im lặng trở lại và cha không biết nói gì. Cha có thể làm gì sau những điều cha đã nghe? Hai tay cha run lên.
    ?oCon trai, ta đã nghe con, cuối cùng cha thì thầm, và trước đây, ta không bao giờ nghĩ là mình lại có ngày phải nghe một thứ ác mộng như vậy. Con đã đến với ta. Ta đã mở lòng nghe con. Ta không được quyền khước từ không nghe một sinh linh của Chúa, nhưng xá tội thì không thể. Con sẽ tới trình diện Chúa, con trai ạ, và phải phó mặc cho cơn thịnh nộ của Người thôi.
    _ Con là một con người, ?oRocco đáp, và don Giorgio không hiểu hắn nói thế là để tỏ ra không sợ gì cả hay là để tự biện hộ về những tội lỗi của mình. Vị cha xứ già đã mệt lử. Ông thấy buồn nôn sau tất cả những gì đã nghe và ông muốn được một mình. Nhưng giọng Rocco lại cất lên.
    ?oChưa hết, thưa cha.
    _ Còn gì nữa? don Giorgio hỏi.
    _ Con muốn hiến tặng nhà thờ.
    _ Hiến gì?
    _ Tất cả, thưa cha. Tất cả những gì con sở hữu. Tất cả những của cải tích lũy năm này qua năm khác. Tất cả những gì làm cho con ngày nay trở thành người giàu nhất Montepuccio.
    _ Ta sẽ không nhận bất cứ cái gì nơi con. Tiền của con rỉ máu. Làm sao con dám đề nghị thế? Sau tất cả những gì con vừa nói với ta. Hãy trả nó cho những người đã bị con cướp đoạt nếu sự ăn năn hối lỗi làm con mất ngủ.
    _ Cha thừa biết điều đó là bất khả. Phần lớn những người bị con cướp đoạt đều đã chết. Còn những người khác, làm sao con tìm được họ?
    _ Con chỉ việc đem tiền đó phân phát cho dân làng Montepuccio. Cho những người nghèo. Cho đám dân chài và gia đình họ.
    _ Đó chính là điều con muốn làm bằng cách giao nó cho cha. Cha là nhà thờ và dân làng Montepuccio là con cái của cha. Cha đứng ra làm việc phân chia. Nếu con tự mình làm điều đó khi còn sống, thì con sẽ cho họ đồng tiền bẩn và khiến họ trở thành đồng lõa với những tội ác của con. Nhưng nếu cha làm thì hoàn toàn khác. Trong tay cha, tiền đó sẽ là tiền thánh.?
    Con người này là thế nào nhỉ? Don Giorgio sững sốt trước cách diễn đạt của Rocco. Thông minh biết bao. Sáng sủa biết bao. Đối với một người không được học hành gì. Cha bỗng mơ mộng hình dung Rocco lẽ ra đã có thể trở nên như thế nào. Một con người khả ái. Có sức thu hút quần chúng. Với một thứ ánh sáng trong mắt nó khiến ta muốn đi theo anh ta đến cuối đất cùng trời.
    ?oThế còn các con của con? Vị cha xứ hỏi. Con định thêm vào danh sách tội ác của con một tội nữa là tước bỏ hết của chúng sao??
    Rocco mỉm cười và dịu dàng đáp?
    ?oĐể cho chúng hưởng những của cải ăn cắp đâu phải là một món quà. Đó sẽ là khuyến khích chúng phạm tội.?
    Lập luận này, thậm chí quá hay là đằng khác. Don Giorgio cảm thấy tất cả những cái đó chỉ là mĩ tự. Rocco vừa nói vừa tủm tỉm cười, thực bụng hắn không nghĩ như hắn vừa nói ra miệng.
    ?oLý do thực sự là thế nào?? vị cha xứ hỏi bằng một giọng mạnh mẽ lẫn chút giận dữ.
    Chính lúc đó Rocco phá lên cười. Tiếng cười quá lớn làm ông cha xứ già tái mặt. Hắn cười như một con quỷ.
    ?oDon Giorgio, Rocco nói giữa hai nhịp cười, cha hãy để con chết với đôi điều bí mật chứ.?
  5. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Tiếng cười ấy, về sau cha Zampanelli suy ngẫm nhiều về nó. Tiếng cười ấy nói lên tất cả. Đó là một khao khát trả thù lớn lao không gì có thể thỏa mãn nổi. Nếu Rocco có thể làm cho những người thân của mình biến mất thì chắc hắn đã làm thế. Tất cả những gì thuộc về hắn phải cùng chết với hắn. Tiếng cười đó là tiếng cười điên dại của một người tự cắt bỏ những ngón tay. Đó là tiếng cười của tội ác quay lại chống chính nó.
    ?oCon có biết như thế là con buộc chúng phải thế nào không?? vị cha xứ gặng hỏi, muốn đẩy tới cùng.
    ?oCó, Rocco lạnh lung đáp. Phải sống. Không chút thư thái.?
    Don Giorgio cảm thấy nỗi mệt mỏi của kẻ chiến bại.
    ?~Được, ông nói. Ta nhận quà công đức của con. Tất cả những gì con siwr hữu. Toàn bộ tài sản của con. Được. Nhưng con đừng tưởng như thế là có thể chuộc tội.?
    ?oKhông, thưa cha, con không mua sự thư thái của mình đâu. Điều đó không thể có được. Đổi lại, con muốn đôi điều. ?o
    _ Là cái gì? Cha xứ hỏi, lúc này đã kiệt lực.
    ?oCon hiến cho nhà thờ tài sản lớn nhất mà Montepuccio từng thấy. Đổi lại, con kính cẩn xin là những người thân của con, mặc dù từ nay phải sống nghèo hèn, sẽ được chon cất như những ông hoàng bà chúa. Chỉ thế thôi. Những người trong gia đình Scorta, sau con, sẽ sống trong cảnh khốn cùng bởi con chẳng để lại gì cho chúng. Nhưng đám tang của chúng phải xa hoa hơn mọi đám tang khác. Nhà thờ này, nơi mà con đã trao cho tất cả, có trách nhiệm tôn trọng lời hứa. Nhà thờ phải lần lượt tổ chức lễ tang cho chúng con thành những đám rước. Don Giorgio, xin cha đừng hiểu lầm, không phải vì sỉ diện mà con xin điều này đâu. Đó là vì Montepuccio. Dòng dõi con sẽ là một lũ đói khát. Chúng sẽ bị khinh rẻ. Con thừa biết dân Montepuccio. Chúng chỉ kính trọng tiền bạc. Hãy làm cho chúng câm miệng bằng cách đưa tang những kẻ nghèo nhất trong bọn chúng với những nghi lễ long trọng dành cho các lãnh chúa. Những kẻ chót hạng sẽ là những người hàng đầu. Để cho điều này chí ít cũng thành sự thật ở Montepuccio. Từ đời này sang đời khác. Mong sao nhà thờ nhớ lời thề của mình. Và mong sao cả Montepuccio ngả mũ trước đám rước ?"tang của những người thuộc dòng dõi Mascalzone.?
    Mắt Rocco bừng lên cái ánh điên dại khiến người ta tưởng như không có gì có thể cưỡng lại hắn. Vị cha xứ già kiếm một tờ giấy và ghi lên đó những điều khoản của thảo thuận. Khi mực đã khô, ông đưa tờ giấy cho Rocco, làm dấu thánh giá và nói: ?oCầu sao như vậy.?
  6. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nắng đã sưởi ấm mặt tiền nhà thờ. Ánh sáng tràn ngập vùng quê. Rocco Scorta và don Giorgio đã nói chuyện suốt đêm. Họ chia tay nhau lặng lẽ không lời. Không ôm hôn. Như thể họ sẽ phải gặp lại nhau ngay chiều hôm ấy.
    Rocco về nhà. Cả gia đình đã dậy. Lão không nói một lời. Lão lùa tay vào tóc con gái; bé Carmela ngạc nhiên vì cái cử chỉ âu yếm chưa từng thấy đó, giương tròn mắt chăm chú nhìn bố. Rồi Rocco lên giường nằm. Không trở dậy nữa. Gạt phắt không cho người nhà mời thầy thuốc đến. Khi bà Câm cảm thấy phút lâm chung đã tới gần, định đi tìm cha xứ, lão nắm cánh tay bà giữ lại và bảo: ?oĐể cho don Giorgio ngủ. Cha vừa qua một đêm khó khăn.? Cùng lắm. Lão chỉ đồng ý để để vợ mời hai bà già đến để giúp bà túc trực bên lão ban đêm. Chính hai bà này đã loan tin đi. ?oRocco Scorta đang hấp hối. Rocco Scorta sắp chết.? Dân làng không tin. Ai nấy đều nhớ là mới gặp lão ta hôm qua, sang trọng, sảnh khoái và cường tráng. Làm sao cái chết có thể len vào phủ tạng lão ta nhanh đến thế?
    Lúc này, tin đồn đã lan đi khắp nơi. Dân làng Montepuccio, nổi máu tò mò, cuối cùng, kéo nhau lên trại. Họ muốn biết đích xác, không còn bán tín bán nghi. Một đoàn dài những kẻ hiếu kì chen chúc nhau quanh ngôi nhà. Một lúc sau, những người táo tợn nhất vào hẳn bên trong. Và chẳng mấy chốc, tất cả những người khác cũng theo chân họ. Một đám đông hiếu kì đổ xô vào nhà, không thể xác định được đó là để tỏ lòng tôn kính với người sắp chết hay, trái lại, để vui mừng kiểm tra cho chắc là lão ta đang hấp hối thật.
    Khi nhìn thấy đám người tò mò kéo vào, Rocco nhỏm dậy trên giường. Lão tập trung chút tàn lực cuối cùng. Mặt lão trắng bệch, người khô đét. Lão quan sát đám đông trước mặt. Có thể thấy những ánh giận dữ trong mắt lão. Không ai dám nhúc nhích. Bấy giờ, người hấp hối bèn cất tiếng:
    ?oTa đang xuống mồ đây. Danh sách những tội ác của ta là một cái tà áo dài kéo lê quấn lấy bước chân ta. Ta là Rocco Scorta Mascalzone. Ta mỉm cười kiê hãnh. Các ngươi chờ đợi ta hối hận. Các ngươi chờ đợi ta quỳ gối và cầu nguyện xin được cứu chuộc. Chờ đợi ta van nài sự khoan dung của Chúa và xin lỗi những kẻ đã bị ta xúc phạm. Ta nhổ toẹt xuống đất. Sự từ bi của Chúa là một thứ nước nhạt thếch để cho bọn hèn nhát vục vào rửa mặt. Ta chẳng xin gì hết. Ta biết những gì ta đã làm. Ta biết các ngươi nghĩ gì. Các ngươi đi nhà thờ. Các ngươi ngắm những bức bích họa về cảnh địa ngục mà người ta vẽ ở đó để nát cái thứ đầu óc cả tin của các ngươi. Những con quỷ nhỏ nắm chân những vong hồn nhơ bẩn, kéo sềnh sệch. Những con quái vật có sừng chĩa nhánh, chân dê, hoan hỉ lột da những kẻ chịu tội. Quất roi lên mông họ. Cắn xé. Vặn xoắn họ như những con búp bê. Đám tử tù xin tha tội, quỳ gối, van lạy như đàn bà. Nhưng lũ quỷ mắt thú vật đâu có biết thương xót là gì. Và những cảnh ấy làm các ngươi thích thú. Vì mọi sự tất sẽ phải như thế. Cái đó làm các ngươi thích thú và các ngươi thấy đó là công bằng. Ta đang xuống mồ và cái dốc bất tận đầy tiếng la thét cùng những cực hình ấy chính là nơi các ngươi muốn đày ta xuống. Các ngươi tự nhủ: Rocco sắp phải chịu hình phạt như trên các bich họa ở nhà thờ. Và vĩnh viễn như thế. Ấy thế mà ta không hề run sợ. Ta vẫn mỉm cười, cái nụ cười đã từng làm các ngươi lạnh toát xương sống vào thời ta còn sống. Ta không sợ những bích họa của các người. Lũ quỷ con chưa bao giờ ám ảnh giấc ngủ của ta. Ta đã phạm nhiều tội lỗi. Ta đã giết chóc và cưỡng hiếp. Ai ngăn cánh tay ta? Ai ném ta vào hư không để xóa sạch sự hiện diện của ta khỏi mặt đất? Chẳng ai cả. Những đám mây vẫn tiếp tục bay ngang bầu trời. Những hôm tay ta vấy máu, trời rất đẹp. Đẹp ngời ngời với cái ánh sáng dường như là một thỏa ước giữa thế gian với Thượng Đế. Liệu có thể có một thỏa ước nào ở một thế giới trong đó ta đang sống? Không, bầu trời trống trơn và ta có thể mỉm cười mà chết. Ta là một con quái vật năm chân. Ta có cặp mắt của loài linh cẩu và đôi tay của kẻ giết người. Ta đi đến đâu cũng khiến Thượng Đế phải lùi bước. Người né ra tránh lối cho ta đi, giống như các ngươi đã từng làm thế trên các đường phố Montepuccio trong khi ghì chặt lũ con vào lòng. Hôm nay trời mưa và ta từ bỏ thế gian không một lần nhìn lại. Ta đã uống. Ta đã hưởng lạc. Ta đã ợ lên khoái trá trong im lặng của các giáo đường. Ta đã ăn ngấu nghiến tất cả những gì ta có thể giành được. Hôm nay lẽ ra phải là một ngày hội. Bầu trời lẽ ra phải mở toang ra và tiếng kèm đồng của các thượng đẳng thiên sứ lẽ ra phải vang ầm để đón mừng tin ta chết. Thế nhưng chẳng có gì hết. Trời đổ mưa. Tưởng như Thượng Đế buồn vì thấy ta biến mất. Tầm phào. Ta đã sống lâu bởi vì thế giới này giống hệt ta. Tất cả đều lộn tùng phèo. Ta là một con người. Ta chẳng hi vọng gì hết. Ta ăn những gì ta có thể ăn. Rocco Scorta Mascalzone. Và các ngươi, những kẻ khinh bỉ ta, những kẻ muốn đày ta xuống hỏa ngục chịu những cực hình kinh khủng khiếp nhất, rốt cuộc các ngươi đã đọc tên ta một cách than phục. Một phần lớn là do số tiền bạc của cải mà ta đã tích lũy được. Bởi vì nếu các ngươi nhổ vào những tội ác của ta thì ngược lại, các ngươi cũng không thể dẹp nổi cái sự tôn kính thâm căn cố đế thối tha của con người đối với vàng. Phải, vàng thì ta có. Có nhiều hơn bất kì ai trong số các ngươi. Ta có vàng. Và ta chẳng để lại gì hết. Ta biến mất cùng với những dao sung, những nhịp cười cưỡng dâm của ta. Ta đã làm những gì ta muốn. Suốt cả đời ta. Ta là Rocco Scorta Mascalzone. Hãy vui mừng đi, ta chết đây.?
  7. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Nói xong những lời cuối, lão ngã vật ra trên giường. Chút sức tàn đã rời bỏ lão. Lão chết mắt mở trừng trừng. Giữa sự im lặng của những người Montepuccio sững sờ. Lão không thở khò khè. Không rên. Lão chết, mắt nhìn thẳng.
    Tang lễ được định vào ngày hôm sau. Chính khi đó, người ta chứng kiến điều bất ngờ lớn nhất của Montepuccio. Từ trang trại của gia đình Scorta trên đồi cao, vang lên tiếng nhạc rước da diết và chẳng bao lâu dân làng thấy xuất hiện một đám tang dài, đi đầu là cha Zampanelli tay lắc một chiếc bình xông hương đẹp bằng bạc, khiến đường phố ngào ngạt một mùi hương đậm đặc và thiêng liêng. Linh cữu do sáu người khiêng. Cả tượng Thánh Elia, vị thánh bảo hộ của làng, cũng được đem ra, do mười người khác khiêng. Các nhạc công chơi những bài buồn thảm nhất của xứ sở theo bước chậm rãi. Ở Montepuccio, xưa nay chưa từng có ai được chon cất với nghi lễ long trọng như vậy. Đám rước ngược lên corso, dừng lại một chút ở quảng trường trung tâm, ngụp vào những phố hẹp của ngôi làng cổ, đi vòng vèo trong đó. Sau đó, lộn trở về quảng trường, dừng lại một lần nữa, rồi lại đi theo corso và cuối cùng, vào nhà thờ. Rồi sau một nghi lễ ngắn trong đó cha xứ thông báo rằng Rocco Scorta Mascalzone đã hiến tài sản cho nhà thờ, làm mọi người sửng sốt và xôn xao bàn tán, đám rước lại chuyển động theo tiếng kèn đồng thống thiết. Chuông nhà thờ điểm nhịp cho những giai điệu não nề của ban nhạc. Cả làng đều có mặt. Và tâm trí mọi người đều chộn rộn những câu hỏi chung: có phải là toàn bộ tài sản của lão không? Tổng cộng là bao nhiêu? Cha xứ sẽ sử dụng tài sản đó như thế nào? Mụ Câm sẽ ra sao? Và ba đứa trẻ nữa? Họ nhìn soi dõi sắc diện bà Câm để cố đoán xem bà ta có biết gì về những ý nguyện cuối cùng của chồng bà không, nhưng không một chút gì lộ ra trên nét mặt người quả phụ. Cả làng đều có mặt và Rocco Scorta mỉm cười trong mồ của mình. Lão đã bỏ cả một đời ra đeo đuổi nhưng lão đã đạt tới cái điều lão khao khát suốt kiếp sinh tồn của mình: khiến cả làng Montepuccio phải phủ phục dưới chân. Nắm cả làng trong tay. Bằng tiền bạc bởi chưng tiền bạc là phương tiện duy nhất. Và khi, rốt cuộc bọn nhà quê này tưởng đã khoanh được lão, khi họ thậm chí đã bắt đầu mến lão và gọi lão bằng ?odon Rocco?, khi họ bắt đầu tôn vinh tài sản của lão và hôn tay lão, thì lão tung hê tất cả trong một nhịp cười lớn. Đó chính là điều lão đã xiết bao mong muốn. Phải, Rocco mỉm cười trong mồ của mình, chẳng còn bận tâm đến những gì lão để lại sau lưng.
    Đối với dân làng Montepuccio, điều này thật rõ rang: Rocco đã thay đổi điều rủa nguyền giáng vào dòng giống của mình. Dòng họ Mascalzone là một dòng họ con hoang không thể thoát khỏi điên khùng. Rocco là kẻ đầu tiên những chắc chắn đám tiếp theo sẽ còn tệ hại hơn. Bằng việc hiến tài sản của mình, Rocco Scorta muốn thay đổi rủa nguyền đó: con cháu lão, từ nay, sẽ không bị điên khùng, nhưng sẽ nghèo khó. Và cả Montepuccio thấy điều đó là đáng trọng. Rocco Scorta không né tránh. Giá phải trả là cao nhưng chính đáng. Từ nay, lão đem lại cho con cái cái khả năng trở nên những người Cơ Đốc tốt.
    Ba đứa trẻ nép vào nhau trước mộ cha. Raffaele cũng ở đó, nắm tay Carmela. Chúng không khóc. Không đứa nào cảm thấy thực sự đau đớn về cái chết của cha. Không phải nỗi buồn làm chúng nghiến chặt răng, mà là lòng căm giận. Chúng hiểu rằng chúng đã bị tướt đoạt tất cả và từ nay, chúng chỉ có thể trông cậy vào chính sức mình. Chúng hiểu rằng một ý chí man rợ khép chúng vào cảnh khốn cùng và đó là ý chí của cha chúng. Domenico, Giuseppe và Carmela nhìn trân trân vào cái huyệt dưới chân chúng và cảm thấy như đang chôn cả đời mình. Ngày mai, chúng sẽ sống bằng gì? Bằng tiền nào? Và ở đâu, bởi cả nhà trại cũng đã được hiến? Lấy sức đâu để lao vào những cuộc chiến đấu đang chờ đợi chúng? Chúng đứng nép sát vào nhau, lòng đầy căm giận đối với những ngày sắp tới. Chúng đã hiểu cả. Chúng đã cảm thấy qua những cái nhìn người ta ném về phía chúng: từ nay, chúng sẽ nghèo khó. Nghèo đến độ chết vì nghèo.
  8. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Con thích đến đây. Con đã đến đây bao lần. Đó là một bãi đất cũ mọc toàn cỏ dại lay phay trước gió. Vẫn còn thấy vài ánh đèn từ phía làng. Thấp thoáng thôi. Và cả phần trên gác chuông nhà thờ đằng kia nữa. Ở đây thì chẳng có gì. Ngoài cái thứ đồ gỗ cũ kĩ này mà nửa phần đã lún xuống đất. Đó chính là nơi con muốn chúng ta cùng ngồi. Cha có biết cái đồ gỗ này là gì không? Đó là chiếc ghế xưng tội của nhà thờ, được dung vào thời don Giorgio. Nó đã được cha tiền nhiệm của cha thay thế. Đám người thu dọn đã mang nó ra khỏi nhà thờ và vứt nó ở đây. Chẳng ai động đến nó. Nó đã hư nát. Tróc hết sơn. Chất gỗ suy thoái. Nó đã lún sâu xuống đất. Con thường đến đây ngồi. Nó cùng thời với con mà.
    Don Salvatore, xin cha đừng tưởng nhầm, con không xưng tội đâu. Nếu con đưa cha đến đây và đề nghị cha ngồi cạnh con trên chiếc ghế băng cũ kĩ này, đó không phải là để xin cha ban phước. Những người thuộc dòng họ Scorta không xưng tội. Cha con là người cuối cùng làm điều đó. Cha đừng cau mày, con đâu có lăng nhục cha. Con chỉ đơn giản là con gái của Rocco và cho dù từ lâu con đã ghét ông ấy, điều đó cũng chẳng thay đổi gì hết. Máu huyết ông ấy chảy trong con.
    Con nhớ lúc ông ấy nằm trên giường lâm chung. Người ông bóng loáng mồ hôi. Nước da ông tái nhợt. Cái chết đã lẩn vào dưới làn da ông. Ông chậm rãi nhìn tất cả mọi thứ xung quanh. Cả làng chen chúc nhau trong căn phòng nhỏ. Cái nhìn của ông lướt trên mặt vợ con và lia sang đám đông những kẻ đã từng bị ông làm cho kinh hồn táng tởm và ông nói với nụ cười của kẻ hấp hối: ?oHãy vui mừng đi, ta chết đây.? Những lời đó đã làm con bỏng rát như một cái tát vào mặt. ?oHãy vui mừng đi, ta chết đây.? Dân làng Montepuccio vui mừng, đó là cái chắc, nhưng còn ba chúng con đứng bên giường, chúng con nhìn ông với cặp mắt thao láo trống rỗng. Liệu rồi chúng con sẽ nếm trải niềm vui nào? Tại sao chúng con lại phải vui mừng với cái chết của ông? Câu đó nhằm tất cả người, kể cả bọn con, không phân biệt. Rocco bao giờ cũng một mình đối mặt với phần còn lại của thế giới. Lẽ ra lúc bấy giờ con đã phải ghét ông ấy. Chỉ dành cho ông ấy lòng can ghét của những đứa con bị lăng nhục. Nhưng con đã không thể, don Salvatore. Con nhớ đến một cử chỉ ông đã làm. Đúng trước lúc về giường nằm để chết, ông đã lùa tay vào mái tóc con. Không nói một lời. Trước đó, ông chưa bao giờ làm thế. Ông đã lướt bàn tay nam nhi của ông lên đầu con, và con không biết cái cử chỉ ấy là một rủa nguyền phụ hay dấu hiệu trìu mến. Con không sao xác định được. Cuối cùng, con cứ coi như ông ấy đã làm cả hai điều cùng một lúc. Ông đã vuốt ve con như một người cha vuốt ve con gái mình và ông đã đặt tai họa lên đầu con như một kẻ thù. Chính bởi cái cử chỉ ấy mà con là con gái của cha con. Ông đã không làm thế với các anh trai con. Con là đứa duy nhất mang dấu ấn đó. Toàn bộ sức nặng đã đè lên con. Con là đứa duy nhất chịu phận là con gái của cha con. Domenico và Giuseppe được sinh ra nhẹ nhàng theo dòng năm tháng. Như thế chẳng có cha mẹ nào hoài thai ra họ. Với con thì có cái cử chỉ ấy. Ông ấy đã chọn con. Con tự hào về điều đó và cho dù ông có làm thế để nguyền rủa con thì cũng chẳng thay đổi được gì. Liệu cha có thể hiểu được điều đó không?
    Con là con gái của Rocco, don Salvatore. Cha đừng chờ đợi ở con một lời xưng tội. Thỏa ước giữa nhà thờ và dòng họ Scorta đã chấm dứt. Con đã đưa cha đến cái ghế xưng tội lộ thiên này là vì con không muốn gặp cha trong nhà thờ. Con không muốn nói với cha, đầu cúi gằm, với cái giọng run run của kẻ sám hối. Chính một nơi như thế này mới hợp với người họ Scorta. Gió thổi. Đêm bao quanh chúng ta. Chẳng ai nghe thấy chúng ta ngoài những hòn đá trên đó nảy thia lia tiếng nói của chúng ta. Chúng ta ngồi trên một cái ghế gỗ dãi dầu năm tháng. Những miếng ván vẹc-ni này đã nghe biết bao lời xưng tội đến độ những nỗi đau của thế gian đã phủ lên chúng một lớp láng gỉ. Hàng ngàn giọng nói rụt rè đã thầm kể những tội ác, đã thú những lỗi lầm, đã bộc lộ những xấu xa của bản thân. Chính tại đây don Giorgio đã ngồi nghe những lời xưng tội đó. Chính tại đây don Giorgio đã nghe cha con đến phát lộn mửa, vào cái buổi tối ông ấy đến xưng tội. Don Salvatore, tất cả những lời đó đã ngấm vào những ván gỗ này. Vào những chiều nổi gió như hôm nay, con nghe thấy chúng lại trỗi dậy. Hàng ngàn tiếng thì thầm tội lỗi tích lại theo dòng năm tháng, những tiếng khóc kìm lại, những lời xưng tội tủi hổ, tất cả lại trào ra. Như những màn sương mù dằng dặc khổ đau mà gió đem phủ thơm nức những trái đồi. Những cái đó hỗ trợ cho con. Con chỉ có thể nói ở đây. Trên chiếc ghế băng cũ kĩ này. Con chỉ có thể nói ở đây. Nhưng con không xưng tội đâu. Bởi vì con không chờ đợi ở cha một sự ban phước nào. Con không tìm cách rửa sạch lỗi lầm của mình. Những lỗi lầm đó trụ ở đây, bên trong con. Con sẽ mang chúng vào cõi chết. Nhưng con muốn mọi chuyện được nói ra. Rồi con sẽ ra đi. Có thể sẽ còn lại một mùi hương trong gió, những chiều hè. Mùi hương của một cuộc đời, quyện vào những mùi đá và cỏ dại.
  9. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    III
    Bọn khố rách áo ôm trở về
    ?oKhoan, Giuseppe hét, chờ đã!?
    Domenico và Carmela dừng bước, ngoảnh lại nhìn Giuseppe đang nhảy lò cò trên một chân cách đó vài mét.
    ?oCó chuyện gì thế? Domenico hỏi.
    _ Em có một hòn sỏi trong giày.?
    Nó ngồi xuống vệ đường và bắt đầu cởi dây giày.
    ?oNó hành em ít nhất hai tiếng đồng hồ rồi, nó nói thêm.
    _ Hai tiếng đồng hồ? Domenico hỏi.
    _ Phải, Giuseppe xác nhận.
    _ Thế mày không cố chịu được thêm một tí nữa sao? Sắp đến nơi rồi.
    _ Anh muốn em tập tễnh trở về làng sao??
    Bằng một giọng dứt khoát, Domenico buông một câu ?oMa ca fan?T culo? (chửi bậy) dõng dạc làm đứa em gái cười phá lên.
    Họ dừng lại nghỉ bên vệ đường và thực ra, họ lấy làm sung sướng có được cơ hội này để lấy lại hơi và ngắm đoạn đường còn lại. Họ cảm ơn cái hòn sỏi nhỏ đã hành Giuseppe vì đó chính là cái cớ mà họ chờ đợi. Giuseppe đã cởi giày rất chậm rãi như đế nhấm nháp cái khoảnh khắc này. Điều cốt yếu nằm ở chỗ khác kìa. Montepuccio giờ đã ở dưới chân họ. Họ ngắm ngôi làng chôn rau cắt rốn của mình với đôi mắt thèm khát trong đó ánh lên chút lo sợ. Nỗi sợ sâu kín ấy là nỗi sợ của kẻ di trú vào giờ phút trở về. Cái nỗi sợ cố hữu không sao dẹp nổi, rằng mọi cái đã mất tăm trong khi mình đi vắng. Rằng phố xá không còn y nguyên như lúc mình ra đi. Rằng những người quen đã biến mất hoặc tệ hơn nữa, đón tiếp mình bằng một cái bĩu môi ghê tởm và cặp mắt độc địa như muốn nói: ?oChà, bọn bay đấy ư?? Cái nỗi sợ ấy là điều họ chia sẻ khi dừng lại bên vệ đường và viên sỏi trong giày Giuseppe là công cụ của ý trời. Bởi vì mỗi người trong bọn họ đều muốn có thời gian để đưa mắt nhìn bao quát ngôi làng, để lấy lại hơi và làm dấu thánh giá trước khi bắt đầu đi xuống.
    Chưa đầy một năm trôi qua từ khi họ rời làng, vậy mà họ đã già hẳn đi. Mặt họ đanh lại. Tia nhìn của họ có một sức mạnh dữ dằn. Cả một cuộc đời đã trôi qua, một cuộc đời cùng quẫn, xoay xở, với những niềm vui bất ngờ.
    Domenico, mà mọi người đều gọi là ?oMimi va fan?Tculo? vì câu nào của gã cũng kết thúc bằng những chữ đệm ấy mà gã phát âm bằng một giọng lè nhè như thể đó không phải là một lời chửi tục mà là một kiểu chấm câu mới, Domenico đã trở thành một người đàn ông hẳn hoi. Người ta dễ đoán gã già trội lên cả mười niên so với cái tuổi thật mười tám của gã. Mặt thô, không đẹp, cái nhìn xuyên thấu như được phú bẩm để nhận định giá trị của kẻ đối thoại với mình. Gã cường tráng, hai bàn tay to rộng, nhưng tất cả năng lượng gã dồn vào điều này: làm sao có thể xác định nhanh nhất mình đang phải ứng phó với ai. ?oLiệu có thể tin cậy được người này không??, ?oCó cách nào để kiếm được ít tiền trong chuyện này không?? những câu hỏi như thế không còn được lập ngôn trong đầu gã nữa mà như đã chuyển vào trong máu.
    Giuseppe thì còn giữ được nét trẻ thơ. Kém anh trai hai tuổi, nó có khuôn mặt tròn, bầu bĩnh. Trong cái nhóm nhỏ ba an hem, nó rang hết mình, một cách bản năng, để hòa giải mọi xung đột. Nó luôn luôn vui vẻ và đầy lòng tin vào anh trai và em gái đến nỗi họa hoằn lắm người ta mới thấy nó mất hi vọng vào ngày mai. Người ta mệnh danh nó ?oPeppe pancia piena (Peppe dạ dày căng)? bởi vì dạ dày căng là trạng thái nó thích nhất trên đời. Được ăn đúng lúc đói, và dư dả nữa, là điều luôn ám ảnh nó. Hôm nào có được một bữa ăn đáng gọi là bữa, nó tuyên bố hôm đó là ngày đặc biệt khiến Giuseppe chìm ngập trong một trạng thái hồ hởi có thể kéo dài trong mấy hôm liền. Đã bao nhiêu lần, trên đường từ Napoli về Montepuccio, phải, đã bao nhiêu lần nó đã mỉm cười một mình khi nhớ lại món gnocchis hay món bột viên vừa được ngốn hôm trước. Và thế là, trong bụi đường mù mịt, nó bắt đầu nói một mình, mỉm cười ngây ngất như không còn cảm thấy mệt, tìm lại được một sức mạnh vui vẻ bên trong khiến nó đột nhiên hú lên: ?oMadonna, che pasta! (Mẹ ơi, cái món bột viên!)? và thèm thuồng hỏi thằng anh: ?oAnh có nhớ không, Mimi?? Thế rồi tiếp theo, thao thao bất tuyệt mô tả món bột viên đó, nào là vân nó ra sao, vị nó ra sao, nước sốt đi kèm ra sao, rồi lại gặng hỏi: ?oMimi, anh có nhớ không, chấm nước sugo đỏ tươi, cảm thấy rõ vị thịt ninh bên trong, anh nhớ không?? và cuối cùng, Mimi, sốt ruột vì cái kiểu mê mê sảng sảng ấy, liền văng: ?oMa va fan?T culo, cả mày lẫn món bột viên của mày!? Đó là một cách nói rằng đường thì xa, chân thì mỏi, nào biết đến bao giờ mới lại được ăn món bột viên ngon như thế.
  10. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Carmela ?" được các anh ******** bằng cái tên âu yếm là Miuccia ?" thì vẫn còn là một đứa bé. Về cả thân hình lẫn giọng nói. Nhưng mấy tháng vừa qua đã làm nó thay đổi nhiều hơn hai anh nó. Chính nó đã là nguyên nhân của những bất hạnh lớn nhất và những niềm vui lớn nhất mà cái nhóm nhỉ này đã từng nếm trải trong cuộc lữ hình của họ. Chẳng ai vì thế mà trách nó bao giờ, nhưng nó hiểu: tất cả đều do lỗi tại nó. Và cũng nhờ nó mà chung cuộc, tất cả đều được cứu vãn. Điều đó đã làm nảy sinh nơi nó một ý thức trách nhiệm và một trí thông minh hiếm thấy ở lứa tuổi nó. Thường nhật, nó vẫn là một bé gái, cười khanh khách khi nghe những câu đùa cợt của các anh, nhưng đến lúc gay go gian khó, thì nó nghiến răng ra lệnh. Chính nó, trên đường trở về làng, đã cầm cương điều khiển lừa. Hai thằng anh giao phó vào tay nó tất cả những gì chúng có. Con lừa và cả mớ đồ vật linh tinh chất trên lưng nó. Mấy chiếc va-li. Một ấm pha trà. Những chiếc đĩa sứ Hà Lan. Một chiếc ghế đan. Cả một dàn xoong chảo bằng đồng. Chăn mền. Con lừa mang gánh nặng của mình rất có lương tâm. Tách riêng từng cái, không một thứ nào trong số những đồ vật ấy có giá trị lớn, nhưng gộp cả lại, đó là cái gò của đời họ. Cũng chính con bé là người giữ cái hầu bao trong đó họ bỏ số tiền tích lũy được trong cả chuyến đi. Carmela trông coi kho báu ấy với nỗi khát thèm của những kẻ nghèo khó.
    ?oAnh có nghĩ là họ sẽ thắp đèn ***g đón chúng ta không??
    Tiếng Giuseppe vang lên trong im lặng của núi đồi. Ba hôm trước, một người cưỡi ngựa đã vượt lên trước bọn họ. Sau một lát trao đổi, an hem nhà Scorta giải thích rằng họ đang trên đường trở về nhà ở Montepuccio. Bấy giờ người kị sĩ bèn hứa sẽ báo tin họ trở về. Giuseppe đang nghĩ đến điều ấy. Thắp đèn ***g dọc corso Garibaldi như vào những ngày những người di trú trở về. Thắp đèn ***g để mừng sự trở về của những ?ongười Mỹ.?
    ?oTất nhiên là không, Domenico đáp. Đèn ***g? ?o, gã nhún vai nói thêm. Và một lần nữa, im lặng lại bao lọc lấy họ.
    Tất nhiên là không rồi. Đừng hòng có đèn ***g cho anh em nhà Scorta. Trong một thoáng, Giuseppe có vẻ buồn. Domenico đã nói vậy với một giọng hồ như không thể bàn cãi. Nhưng chính gã cũng đã nghĩ đến điều đó. Phải, đèn ***g. Cho riêng họ. Và cả làng sẽ có mặt. Cô bé Carmela cũng nghĩ đến điều đó. Tiến vào Corso Garibaldi và nhận ra những gương mặt quen thuộc, tươi cười và đầy nước mắt. Cả ba đều mơ tưởng đến điều đó. Phải. Dù sao, những cây đèn ***g? Nếu vậy thì thật là đẹp.
    Gió đã nổi, tung hê những mùi của núi đồi. Những ánh sáng cuối ngày nhẹ nhàng tắt. Bấy giờ, không một lời, họ lại nhất tề cất bước, như thể bị sức hút nam châm của ngôi làng, cùng một lúc vừa nôn nóng vừa sợ sệt.

Chia sẻ trang này