1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trời nhà Scorta - Laurent Gaudé (Prix Goncourt 2004)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi liebe215, 20/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Họ đi vào Montepuccio vào lúc ban đêm. Corso Garibaldi nằm đó, trước mặt họ, y nguyên như khi họ rời xa nó cách đây mười tháng. Nhưng lúc này nó trống trơn. Gió ùa vào và rít trên đầu lũ mèo uốn công lưng chạy nháo nhác. Không còn thấy một bóng người. Làng ngủ vùi và tiếng vó lừa vang lên âm thanh chính xác của cô đơn.
    Domenico, Giuseppe và Carmela tiến bước, hai hàm răng nghiến chặt. Họ chẳng còn bụng dạ nào mà nhìn ngắm. Chẳng còn bụng dạ nào mà trò chuyện. Họ giận mình sao lại ngây thơ bám vào cái hi vọng ngu xuẩn ấy ?" những chiếc đèn ***g? đèn ***g chết tiêct nào chứ?... ?" để rồi bây giờ chỉ còn biết câm lặng nắm chặt tay lại.
    Họ đi qua cái chỗ mà khi họ ra đi vẫn còn là tiệm tạp hóa của Luigi Zacalonia. Hiển nhiên là đã xảy ra chuyện gì rồi ?" tấm biển hiệu rơi xuống đất, các ô kính cửa vỡ toang. Nơi đây chả còn gì để mua hoặc bán. Điều đó chẳng dễ chịu gì đối với họ. Chẳng phải vì họ đã từng là khách hàng trung thành của cửa hiệu này, nhưng đối với họ, mọi thay đổi ở Montepuccio đều có vẻ như là điềm gở. Họ muốn thấy lại tất cả y nguyên như khi họ ra đi. Rằng thời gian không làm hư hại gì trong khi họ vắng mặt. Nếu như Luigi Zacalonia không duy trì được cửa hiệu tạp hóa của mình thì có mà trời biết còn có những điều đáng thất vọng nào khác đang chờ đợi họ.
    Đi sâu thêm chút nữa vào corso, họ trông thấy một dáng đàn ông ngủ gục ở một chân tường, giữa những luồng gió thông thốc. Thoạt đầu, họ tưởng là một người say rượu, nhưng khi còn cách vài bước, Giuseppe bỗng kêu lên: ?oRaffaele! Đúng là Raffaele!? Tiếng kêu làm gã trai giật mình. Gã đứng bật dậy. An hem nhà Scorta mừng rú lên. Mắt Raffaele long lanh sung sướng nhưng gã không ngớt tự trách mắng mình. Gã lấy làm nhục vì nỗi đã để lỡ một cách thảm hại giây phút các bạn gã về tới nơi. Gã đã chuẩn bị cho cái khoảnh khắc này, tự hứa với mình sẽ thức suốt đêm nếu cần, ấy thế rồi dần dà kiệt sức ngue thiếp đi lúc nào không biết.
    ?oCác cậu đã ở đây?, gã nói, nước mắt lưng tròng, Mimi, Giuseppe? các cậu đã ở đây rồi? Các bạn tôi, để cho mình ngắm nhìn các bạn nào! Miuccia! Thế mà mình lại quay ra ngủ. Mình thật vô tích sự. Mình đã muốn nhìn thấy các cậu từ xa đi tới kia.?
    Họ ôm hôn nhau, sờ nắn nhau, vỗ vỗ vào lưng nhau. Chí ít cũng có một điều không thay đổi ở Montepuccio bởi chừng Raffaele đã ở đây. Gã trai trẻ mừng quýnh không biết làm gì. Thậm chí gã cũng không để ý đến con lừa và đống hành lý nó thồ trên lưng. Ngay lập tức gã đã sững sờ vì vẻ đẹp của Carmela và điều đó càng khiến gã thêm bối rối và lắp bắp.
    Cuối cùng Raffaele mới nói gãy gọn được vài câu. Gã đề nghị các bạn về nhà gã. Đêm đã khuya. Làng ngủ vùi. Cuộc tái ngộ giữa an hem nhà Scorta với Montepuccio có thể chờ đến ngày mai. An hem nhà Scorta nhận lời mời và phải tranh đấu để ngăn không cho Raffaele vác tất cả các bọc và va-li lên lưng. Hiện nay, gã ở một căn nhà nhỏ, thấp lè tè gần cảng. Một căn nhà tồi tàn khoét vào đá, quét vôi trắng. Raffaele đã chuẩn bị một bất ngờ. Từ lúc được tin an hem nhà Scorta sắp về, gã đã ráo riết bắt tay vào việc. Gã đã mua mấy ổ bánh mỳ trắng to tướng. Hầm một nồi sốt thịt. Làm món bột viên. Gã muốn đón bạn bằng một bữa đại tiệc.
    Khi tất cả đã ngồi vào quanh chiếc bàn gỗ nhỏ và Raffaele mang một đĩa lớn orechiette làm bằng tay, ngập trong nước sốt cà chua đặc, thì Giuseppe bắt đầu khóc. Nó gặp lại những vị của làng quê. Nó gặp lại thằng bạn cũ. Nó chẳng cần gì hơn thế nữa. Những ngọn đèn ***g, nếu có, cũng chẳng làm nó sung sướng hơn cái đĩa orechiette đầy tú ụ nghi ngút khói này mà nó sắp nghiến ngầu.
    Họ ăn. Họ nhai rau ráu những miếng bánh mỳ trắng mà Raffaele đã phết cà chua, muối và dầu ô liu. Họ để những viên bột đẫm nước sốt tan trong miệng. Họ mải ăn không thấy Raffaele ngắm họ với vẻ rầu rầu. Một lát sau, Carmela mới nhận thấy gã lặng thinh.
    ?oCó chuyện gì vậy, anh Raffaele?? cô bé hỏi.
    Raffaele mỉm cười. Gã không muốn nói trước khi họ ăn xong. Điều gã định nói có thể chờ thêm lát nữa. Gã muốn thấy các bạn mình ăn cho xong. Muốn thấy Giuseppe khoái khẩu. Để nó thư thả và khoan khoái liếm đĩa thức ăn với vẻ thỏa mãn.
    ?oRaffaele? Carmela gặng hỏi.
    _ Vậy chứ New York nó thế nào, kể mình nghe xem.?
    Gã bật ra câu hỏi với một vẻ háo hức giả vờ. Gã tìm cách nấn ná hoãn binh. Carmela không mắc lừa.
    ?oAnh trước, Raffaele. Hãy nói điều anh cần nói đi đã.?
    Domenico và Giuseppe ngẩng đầu lên khỏi đĩa thức ăn của mình. Giọng cô em gái cảnh báo cho họ là có một cái gì bất ngờ đã xảy ra. Tất cả nhìn Raffaele. Mặt gã tái nhợt.
    ?oĐiều mình cần nói với các cậu?? gã thì thầm, không nói nổi hết câu. Ba anh em nhà Scorta không động đậy. ?oMẹ các cậu ? Bà Câm?, gã nói tiếp? mất cách đây hai tháng rồi.?
    Gã cúi đầu xuống. Ba anh em nhà Scorta không nói gì. Họ chờ. Raffaele hiểu là mình phải nói rõ thêm. Phải kể tất cả. Gã bèn ngước mắt lên và cái giọng đưa ma của gã khiến căn phòng ngập trong buồn thảm.
    Bà Câm bị sốt rét. Trong những tuần đầu sau khi các con bà ra đi, bà đã cầm cự, nhưng rồi bà xuống sức rất nhanh. Bà cố giành giật thời gian. Bà hi vọng trụ vững được đến khi các con trở về. Chí ít cũng đến ngày có tin chúng, nhưng bà không trụ nổi và đã gục ngã sau một cơn sốt ác tính.
    ?oDon Giorgio có cử hành tang lễ long trọng cho bà không?? Domenico hỏi.
    Câu hỏi rơi tõm hồi lâu không được giải đáp. Raffaele như đang chịu cực hình. Điều gã phải nói ra làm gã đau thắt ruột. Nhưng li rượu đắng này, phải uống đến cặn thôi và không được giấu điều gì hết.
    ?oDon Giorgio mất trước mẹ các cậu khá lâu. Cha chết già, với nụ cười trên môi, tay chắp trên mình.
    _ Mẹ chúng tôi được chôn cất như thế nào? Carmela hỏi, cô cảm thấy rằng nếu Raffaele không trả lời câu hỏi kia thì chắc hẳn sự im lặng đó che dấu một tai họa phụ nữa.
    _ Mình chẳng thể làm gì được, Raffaele thì thầm. Mình đến muộn quá. Mình ra khơi hai hôm liền. Khi về thì bà đã được chôn rồi. Việc ấy là do cha xứ mới phụ trách. Họ đã chôn bà vào huyệt chung. Mình chẳng thể làm gì được.?
    Mặt ba an hem nhà Scorta lúc này đanh lại vì cuồng giận. Hàm răng nghiến chặt. Tia nhìn tối sầm. Hai tiếng ?ohuyệt chung? vang lên trong đầu họ như một cái tát.
    ?oCha xứ mới tên là gì? Domenico hỏi.
    _ Don Carlo Bozzoni, Raffaele trả lời.
    _ Ngày mai, bọn mình sẽ đến tìm ông ấy.?
    Domenico cả quyết. Nghe giọng gã, tất cả đều cảm thấy rằng gã đã biết mình sẽ hỏi nhưng tối nay, gã chưa muốn nói vội.
    Họ đi nằm, bỏ dở bữa ăn. Không ai đủ sức nói thêm gì. Thôi đành im lặng và để cho đau thương tang tóc xâm chiếm tâm hồn.
  2. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm sau, Carmela, Giuseppe, Domenico, Raffaele dậy từ sáng sớm. Họ gặp cha xứ mới trong không khí lạnh giá của buổi sớm mai.
    ?oThưa cha, Domenico nói.
    _ Phải, các con, ta có thể làm gì cho các con?, cha xứ đáp, giọng ngọt lừ.
    _ Chúng con là con bà Câm.
    _ Con ai?
    _ Bà Câm.
    _ Đó không phải là một cái tên, don Carlo nói, một nụ cười thoáng trên môi.
    _ Đó là tên bà, Carmela cộc cằn ngắt lời.
    _ Ta hỏi các con tên rửa tội của bà ta.
    _ Bà không có tên nào khác.
    _ Ta có thể giúp gì các con?
    _ Bà mất cách đây vài tháng. Domenico nói. Cha đã chôn bà ấy ở huyệt công cộng.
    _ Ta nhớ rồi. Phải. Xin hết lòng phân ưu với các con. Đừng buồn, mẹ các con giờ đây đang ở bên Đức Chúa Trời.
    _ Chúng con đến gặp cha chính vì chuyện tang lễ, một lần nữa Carmela ngắt lời.
    _ Chính các con vừa nói bà ta đã được chôn cất tử tế.
    _ Đó là một thanh viên nữ của dòng họ Scorta.
    _ Phải. Một thành viên nữ của dòng họ Scorta. Được. Tốt lắm. Các con thấy đó, thật ra thì bà ta cũng có tên họ đấy thôi.
    _ Phải chôn cất bà đúng nghi lễ dành cho một người thuộc dòng họ Scorta, Carmela nói tiếp.
    _ Chúng ta đã chôn cất bà ta như một người Cơ Đốc?, don Carlo đính chính.
    Mặt Domenico trắng bệch ra vì giận dữ. Gã nói bằng một giọng đanh thép:
    ?oKhông, thưa cha. Phải như một thành viên nữ của dòng họ Scorta. Điều đó đã được ghi rõ ở đây.?
    Gã chìa cho don Bozzoni tờ giấy trên đó Rocco và don Giorgio đã kí thỏa thuận. Cha xứ lặng lẽ đọc. Sự phẫn nộ làm má ông đỏ bừng và ông quát:
    ?oCái này nghĩa là thế nào, những thứ như vậy? Thật không thể tưởng tượng được! Trò mê tín dị đoan, thế đấy! Trò ma thuật. Nhân danh cái gì mà cái ông don Giorgio ấy đã kí cho nhà thờ? Một kẻ tà đạo, đúng thế. Một thành viên nữ của dòng họ Scorta! Hay hớm nhỉ. Vậy mà các ngươi tự nhận mình là Cơ Đốc. Một lũ vô đạo đầy những nghi lễ lén lút, những người ở đây là thế đó. Một thành viên nữ của dòng họ Scorta ư? Thì bà ta đã được chôn xuống đất như những người khác đấy thôi. Và đó là tất cả những gì bà ta có thể hi vọng.
    _ Thưa cha?, Giuseppe cố trình bày. Nhà thờ đã có một thỏa thuận với gia đình chúng con.?
    Nhưng ông xa xứ không để cho gã nói. Ông đã gầm lên.
    ?o Thật là điên rồ. Một thỏa thuận với gia đình Scorta. Các ngươi mê sảng chắc??
    Ông gạt phắt tay, rẽ lối đi về phía cửa nhà thờ rồi biến mất.
    Sự vắng mặt của an hem nhà Scorta khiến họ không thể làm tròn một bổn phận thiêng liêng: tự tay đào huyệt chôn mẹ mình. Lòng hiếu thảo đòi hỏi những người con trai làm cái cử chỉ cuối cùng này. Giờ đây, khi đã trở về, họ quyết định phải tôn vinh thi hài mẹ mình. Sự cô đơn, cái huyệt công cộng, thỏa thuận bị chà đạp, thật quá nhiều xúc phạm. Họ nhất trí này ngay đêm nay sẽ đem cuốc xẻng đến khai quật thi thể bà Câm lên. Để bà yên nghỉ trong một cái huyệt của riêng mình, do các con trai mình đào. Và cho dù có ở ngoài khu nghĩa trang cũng chẳng sao. Thà như thế còn hơn phải vĩnh viễn nằm dưới lớp đất không tên của một cái huyệt công cộng.
    Đêm xuống, họ tập hợp như đã hẹn. Raffaele mang cuốc xẻng tới. Trời rét. Họ lẻn vào bên trong tường rào nghĩa trang như những tên trộm.
    ?oMimi? Giuseppe hỏi.
    _ Gì thế?
    _ Anh chắc là chúng mình không phạm một tội ác nào chứ??
    Trước cả khi Domenico kịp trả lời, giọng Carmela đã vang lên:
    ?oChính cái huyệt công cộng này mới là một tội phạm thánh.?
    Giuseppe bèn cầm xẻng lên, vẻ quả quyết và kết luận:
    ?oEm có lí. Không việc gì phải phân vân nữa.?
    Họ lặng lẽ đào vào lớp đất lạnh của cái huyệt công cộng. Càng đào sâu xuống, càng thấy khó xúc. Họ có cảm giác là bất kì lúc nào cũng có nguy cơ làm cho vô số vong hồn thức giấc. Họ cố không run sợ. Họ cố không lảo đảo trước những luồng tử khí lộn mửa bốc lên từ lòng đất.
  3. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng, những lưỡi xẻng va vào nắp gỗ của một cỗ quan tài. Họ phải huy động một sức mạnh ngoan cường mới trục được nó lên. Trên nắp ván bằng gỗ thông, có chữ ?oScorta? khắc bằng dao. Mẹ của họ ở đó. Trong chiếc hòm xấu xí này. Bị chôn như một kẻ khốn cùng. Không bia đá hoa cương, không nghi lễ. Họ nhấc bà lên vai như những tên kẻ trộm và ra khỏi nghĩa trang. Họ men theo tường rào cho tới khi đến một khu đất ở đó không ai trông thấy họ được. Đó là nơi họ đặt bà yên nghỉ. Chỉ còn việc đào một cái huyệt. Cầu cho bà Câm cảm thấy hơi thở của các con trai bà trong đêm. Đúng lúc họ sắp sửa bắt đầu, Giuseppe quay sang Raffaele hỏi:
    ?oCậu cùng đào với bọn mình chứ??
    Raffaele ngớ ra. Điều Giuseppe hỏi không phải chỉ đơn thuần là yêu cầu giúp một tay, đó không phải là chia sẻ mồ hôi với họ, không, đó là an tang bà Câm như thể gã đích thị là một trong những con trai của bà vậy. Mặt Raffaele trắng nhợt như tờ giấy. Domenico và Giuseppe nhìn gã, chờ câu trả lời. Hiển nhiên, Giuseppe đặt câu hỏi đó là nhân danh cả ba anh em nhà Scorta. Không ai thấy bất ngờ cả. Họ chờ Raffaele lựa chọn. Trước mộ của bà Câm. Raffaele nắm lấy một cái xẻng, nước mắt lưng tròng. ?oTất nhiên rồi,?, gã nói. Kể như đến lượt gã trở thành một người thuộc dòng họ Scorta. Như thể cái xác của người đàn bà đáng thươn này ban phước cho gã với tư cách là mẹ. Giờ đây gã là an hem ruột của họ. Y như là cùng một dòng máu chảy trong cả bọn họ. An hem ruột thịt. Gã xiết chặt cán xẻng để khỏi nấc lên. Đúng lúc bắt đầu đào, gã ngẩng đầu lên và cặp mắt gã bắt gặp Carmela. Cô đứng đó. Kề bên họ. Không động đậy và lặng lẽ. Cô nhìn họ làm việc. Gã cảm thấy nhói một cái ở tim. Một nuối tiếc sâu sắc dâng lên mắt gã. Miuccia. Em đẹp biết bao. Miuccia. Từ nay anh phải nhìn em bằng cặp mắt thằng anh trai. Gã nuốt vào tận đáy sâu lòng mình niềm tiếc nuối ây, cúi đầu và dồn hết sức lực vào lưỡi xẻng.
    Khi công việc đã hoàn tất và cổ quan tài lại được phủ đất lên, họ đứng im lặng một lát. Họ không muốn đi mà không dành một phút mặc niệm cuối cùng. Một quãng lặng dài trôi qua rồi Domenico lên tiếng:
    ?oChúng ta không còn cha mẹ. Chúng ta là những người mang dòng họ Scorta. Cả bốn. Chúng ta đã quyết định như vậy. Chính cái họ ấy từ nay sẽ ủ ấm tim chúng ta. Cầu xin mẹ Câm thư thứ cho chúng ta, chính hôm nay là ngày chúng ta thực sự ra đời.?
    Trời rét. Họ còn đứng hồi lâu cúi đầu trước nấm mộ mới, nép sát vào nhau. Và quả thật cái họ Scorta đủ để sưởi ấm cho họ. Raffaele khóc nhẹ nhàng. Gã đã được ban cho một gia đình. Hai an hem trai và một em gái, gã sẵn sang hy sinh đời mình vì họ. Từ nay trở đi, phải, gã là thành viên thứ tư của gia đình Scorta, gã thề vậy trước mộ bà Câm. Gã sẽ mang họ đó. Raffaele Scorta. Và sự khinh bỉ của dân làng Montepuccio sẽ chỉ khiến gã mỉm cười. Raffaele Scorta, để chiến đấu với cả thể xác lẫn tâm hồn bên cạnh những người gã yêu thương mà gã đã tưởng mất hút trong thời gian họ đi Mỹ để lại gã một mình ở Montepuccio, cô đơn như một thằng điên. Raffaele Scorta. Phải. Gã thề sẽ tỏ ra xứng đáng với cái họ mới này.
  4. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Don Salvatore, con đến để kể cha nghe về chuyến đi New York của bọn con đây. Và nếu không phải là ban đêm thì chắc con sẽ không dám kể. Nhưng bóng tối bao quanh chúng ta, cha từ tốn hút thuốc và con phải hoàn thành nhiệm vụ của con.
    Sau đám tang cha chúng con, don Giorgio cho gọi chúng con đến để trình bày kế hoạch của cha. Cha đã tìm được một ngôi nhà nhỏ trong làng, ở đó mẹ chúng con, bà Câm, có thể sống bần hàn mà thanh bạch. Bà sẽ dọn đến đó ngay khi nào có thể. Ngược lại, đối với bọn con thì phải tìm một giải pháp khác. Cuộc sống ở đây, ở Montepuccio, không dành chút gì cho bọn con. Bọn con sẽ phải kéo lê kiếp nghèo đói trong những ngõ ngách của làng với nỗi phẫn uất của những kẻ bị số phận giáng truất khỏi ngôi vị của mình. Chẳng có gì tốt đẹp có thể nảy sinh từ tình cảnh ấy. Don Giorgio không muốn bọn con phải chịu một cuộc sống bất hạnh và dơ dáy. Cha đã nghĩ đến một phương án tốt hơn. Cha đã xoay xở kiếm được ba chiếc vé trên một con tàu biển qua lại giữa Napoli và New York. Tiền vé do nhà thờ trả. Bọn con sẽ đi đến cái vùng đất ở đó những người nghèo xây cất những ngôi nhà cao hơn trời cao, ở đó vận hội đôi khi làm đầy túi những kẻ khố rách áo ôm.
    Bọn con lập tức đồng ỳ. Con nhớ là ngay tối hôm đó, những hình ảnh hoang đường và những thành phố tưởng tượng đã xoáy lộn trong đầu con và con không ngớt nhắc đi nhắc lại như một câu kinh cái địa danh làm mắt con long lanh: New York?
    Lúc chúng con rời Montepuccio để đi Napoli, cùng với don Giorgio (cha muốn tháp tùng bọn con đến tận bến tàu), con có cảm giác như đất gầm gừ dưới chân chúng con, như thể mẹ đất làu bàu mắng những đứa con táo tợn dám bỏ lại mẹ. Chúng con đã rời vùng Gargano, xuống vùng đồng bằng Foggia rộng và buồn, chúng con đã đi suốt chiều ngang nước Italia cho tới tận Napoli. Chúng con đã mở to mắt nhìn cái mê cung toàn những la thét, nhớp bẩn và nóng nực ấy. Thành phố lớn sực mùi lán trại và cá ươn. Các ngõ của khu Spaccanapoli đầy trẻ con bụng ỏng, răng sún.
    Don Giorgio đưa chúng con đến tận cảng và chúng con xuống một trong những con tàu được đóng để đưa những kẻ sắp chết đói từ điểm này sang điểm khác của địa cầu? Chúng con kiếm chỗ trên boong gần những người cùng cảnh ngộ. Những kẻ bần hàn của châu Âu với con mắt đói ăn. Cả gia đình hay đơn lẻ từng đứa bé. Như tất cả những người khác, bọn con nắm chặt tay nhau để khỏi lạc giữa đám đông. Như tất cả những người khác, đêm đầu tiên, bọn con không sao ngủ được, chỉ sợ một bàn tay độc ác nào lột mất tấm chăn mà bọn con đắp chung. Như tất cả những người khác, bọn con đã khóc khi con tàu lớn rời vịnh Napoli. ?oCuộc đời bắt đầu đây,? Domenico lúc đó đã thì thầm vậy. Nước Italia biến mất khỏi tầm mắt. Như tất cả những người khác, bọn con hướng về châu Mỹ, mong ngóng cái ngày thấy bờ biển hiện ra, hy vọng trong những giấc mơ kì lạ rằng ở nơi đó, mọi thứ đều khác, màu, mùi, luật pháp, con người. Tất thảy. To hơn. Êm đềm hơn. Trong cuộc hành trình xuyên biển, bọn con bám vào lan can tàu hàng giờ liền, mơ tưởng tới cái châu lục ấy ?" không biết nó ra thế nào mà ở đó, đến cả bọn người bẩn thỉu như chúng con cũng được hoan nghênh. Ngày nối ngày dài lê thê, nhưng cái đó không quan trọng, vì những giấc mơ của bọn con cần nhiều giờ liền để phát triển trong tâm trí bọn con. Bất kể những ngày dài, bọn con sung sướng để mặc chúng trôi qua bởi chưng thế giới đang bắt đầu. Cuối cùng, một hôm, chúng con vào vịnh New York. Con tàu lừ lừ tiến về phía hòn đảo nhỏ Ellis Island. Don Salvatore, niềm vui của ngày hôm ấy, con sẽ chẳng bao giờ quên. Chúng con nhày múa, chúng con hò reo. Cả boong tàu náo động như điên. Ai nấy đều muốn trông thấy miền đất mới. Chúng con hoan hô mỗi chiếc tàu đánh cá chúng con vượt qua. Tất cả đều chỉ trỏ những khu chung chư của Manhattan. Chúng con ngốn ngấu bằng mắt từng chi tiết của bờ biển.
  5. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Khi, rốt cuộc, tàu cập bến, chúng con xuống đất liền trong tiếng ồn ào vui vẻ và nôn nóng. Đám đông tràn đầy sảnh lớn của hòn đảo nhỏ. Cả thế giới ở đây. Bọn con nghe thấy những thứ ngôn ngữ mà thoạt đầu bọn con tưởng là tiếng Milano hay tiếng Roma, nhưng sau đó, bọn con phải thừa nhận rằng những gì diễn ra ở đây rộng lớn hơn nhiều. Cả thế giới bao quanh chúng con. Lẽ ra chúng con đã có thể cảm thấy lạc lỏng. Chúng con là những kẻ xa lạ. Chúng con không hiểu gì cả. Nhưng, don Salvatore, một cảm giác kì lạ xâm chiếm bọn con. Bọn con tin chắc mình ở đây là đúng chỗ. Nơi đây, giữa những con người lạc lỏng này, giữa láo nháo các giọng nói và các thứ âm sắc, bọn con lại thấy như ở nhà mình. Những người xung quanh là anh em của bọn con bởi lớp cáu ghét trên mặt họ. Bởi nỗi sợ làm ruột họ thắt lại hệt như bọn con. Don Giorgio đã có lí. Đây chính là chỗ của bọn con. Trên cái đất nước chẳng giống nước nào khác này. Chúng con đang ở Mỹ và không gì làm chúng con sợ nữa. Từ giờ, cuộc sống của bọn con ở Montepuccio có vẻ như xa vời và xấu xí. Bọn con đang ở Mỹ và đêm nào bọn con cũng mơ những giấc mơ vui vẻ và đói thèm.
    Don Salvatore, xin cha đừng để tâm nếu như giọng con vỡ ra và mắt con cụp xuống, con sắp kể cho cha nghe những điều mà không một ai từng biết. Không một ai ngoài những người trong gia đình Scorta. Cha nghe nhé. Đêm rộng mênh mông và con sắp kể tất cả đây.
    Khi tới bến, chúng con phấn khởi xuống khỏi tàu. Chúng con vui vẻ và nôn nóng. Phải nhẫn nại chờ thôi. Nhưng điều đó đối với chúng con chẳng quan trọng gì. Chúng con xếp hàng dài dằng dặc. Chúng con chạy vạy làm những động thái kỳ lạ mà chúng con chẳng hiểu gì cả. Tất cả đều chậm rề rề. Người ta hướng dẫn bọn con đến một quầy, rồi lại sang một quầy khác. Bọn con bám sát vào nhau cho khỏi lạc. Hàng bao nhiêu giờ qua đi mà đám đông không hề giảm sút. Tất cả giậm chân tại chỗ. Domenico vẫn đi đầu. Đến một lúc, anh ấy bảo bọn con sắp được các bác sĩ khám, phải thè lưỡi ra, thở sâu nhiều lần và đừng sợ cởi cúc áo nếu người ta yêu cầu. Phải tuân thủ tất cả những điều đó nhưng chuyện ấy chẳng mấy quan trọng, bọn con sẵn sàng chờ cả ngày nếu cần. Cái đất nước ấy đây rồi. Ngay trong tầm tay.
    Khi con tới trước mặt thầy thuốc, ông tar a hiệu cho con dừng lại. Ông ta xem xét mắt con rồi, chẳng nói chẳng rằng, lấy phấn đánh dầu vào bàn tay con. Con định hỏi tại sao nhưng người tar a hiệu cho con đi tiếp sang một phòng khác. Một thầy thuốc khám xem mạch con. Lâu hơn. Đặt mấy câu hỏi nhưng con không hiểu nên không biết trả lời ra sao. Hồi ấy, con còn bé, don Salvatore, phải, một con bé con, và đầu gối con run lên trước những người lạ mặt ấy, họ cúi xuống xem xét con như một con vật trong bầy gia súc vậy. Một lúc sau, các anh con mới kịp tới con. Các anh ấy phải đấu tranh mới được để cho qua.
    Phải đến lúc có một thông dịch viên tới, chúng con mới hiểu ra vấn đề. Con bị nhiễm dịch. Quả thật, con đã bị ốm mấy ngày khi ở trên tàu. Sốt, ỉa chảy, mắt đỏ ngầu, nhưng con nghĩ rồi sẽ qua đi thôi. Con là một bé gái đi New York và con tin là không một chứng bệnh nào có thể quật ngã con. Người kia nói hoài nói hụy, con chỉ hiểu mỗi một điều là đối với con, chuyến đi đã kết thúc ở đây. Đất như sụt dưới chân con. Don Salvatore, con đã bị từ chối. Tất cả thế là hết. Con xấu hổ, cúi gằm mặt để khỏi giao mắt với các anh con. Hai anh lặng thinh đứng cạnh con. Con ngắm hàng dài người trú tiếp tục qua trước mặt chúng con và con chỉ nghĩ đến một điều: ?oTất cả đều qua, cả cái bà ốm yếu kia và cả cái ông già nọ chắc chỉ sống nổi hai tháng nữa, tất cả những người này đều trot lọt, thế mà mình đây, tại sao mình lại không??
    Người thông dịch lại nói: ?oEm sẽ trở về? đi tàu miễn phí? không có vấn đề gì? miễn khí? ,? ông ta chỉ có mỗi chữ ấy ở miệng. Chính lúc đó Giuseppe đã đề xuất là Domenico cứ tiếp tục một mình. ?oMimi, anh cứ qua đi. Em ở lại với Miuccia.?
    Con chẳng nói gì. Cuộc đời bọn con định đoạt ở đây. Trong cuộc bàn cãi giữa hai gian phòng này. Cuộc đời trong những năm sắp tới của bọn con, vậy mà con chẳng nói gì cả. Con không thể. Con chẳng còn sức nào. Con xấu hổ. Chỉ còn biết xấu hổ thôi. Con chỉ có thể nghe và trông cậy ở các anh con. Cuộc đời của ba chúng con được. mất là ở đây. Do lỗi của con. Tất cả phụ thuộc vào điều hai anh sắp quyết định. Giuseppe nhắc lại; ?oThế là tốt nhất, Mimi. Anh cứ qua đi, Anh sẽ xoay xở một mình được. Con em ở lại với Miuccia. Chúng em sẽ quay về nước và sẽ liệu cách thử một chuyến nữa.?
    Một thời gian bất tận trôi qua. Xin cha hãy tin con, don Salvatore, chỉ trong một phút ấy, con đã già đi mấy tuổi. Tất cả treo lơ lửng. Con chờ đợi. Có lẽ trong thời gian đó, định mệnh cân nhắc ba cuộc đời của anh em con để lựa chọn phương án ưng ý nhất. Thế rồi Domenico lên tiếng và anh nói: ?oKhông. Chúng mình cùng đến thì cùng về.? Giuseppe còn muốn gặng thêm, nhưng Domenico cắt đứt. Anh đã quyết định. Anh nghiến chặt hai hàm răng và chem. Tay một cái, cử chỉ ấy con không bao giờ quên: ?oHoặc cả ba, hoặc không ai cả. Họ không muốn chúng ta. Mặc xác họ.?
    Được liebe215 sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 07/05/2009
  6. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    IV
    Cửa hàng thuốc lá của bọn miệng hến

    Việc khai quật thi thể bà Câm để đem chôn lần thứ hai đã gây một cơn chấn địa ở Montepuccio. Từ giờ trở đi, có một cái gò đất mới bên ngoài nghĩa trang tạo thành một cái mụn cóc không thể chấp nhận trên gương mặt của làng, mà không ai có thể làm ngơ. Dân làng Montepuccio sợ thiên hạ biết chuyện. Sợ tin lan truyền rộng và cả vùng chỉ trỏ chê cười. Sợ thiên hạ nói rằng ở Montepuccio, người chết không được chôn cất tử tế. Rằng ở Montepuccio, đất nghĩa trang cũng bị xới lộn như đất ruộng. Nấm mồ mông muội này, cách biệt với các ngôi mộ khác, tựa như một lời quở trách thường trực. Don Carlo không lúc nào ngớt giận. Đi đâu ông cũng lu loa chửi bới bọn vị phạm mộ phần. Đối với ông, anh em nhà Scorta đã vượt quá mọi giới hạn. Đào đất và moi xác một người ra khỏi nơi yên nghỉ cuối cùng là một cử chỉ của bọn vô đạo. Ông không thể tin rằng những kẻ man rợ như thế lại tồn tại ở Italia.
    Một đêm, chịu không nổi, ông đi đến chỗ nhổ cây thập tự bằng gỗ mà anh em nhà Scorta đã cắm trên cái gò đất và bẻ gãy nó bằng một động tác điên khùng. Nấm mồ nằm trơ như vậy mấy ngày. Rồi cây thánh giá lại xuất hiện. Vị cha xứ mới chuẩn bị một cuộc chinh phạt thứ hai, nhưng mỗi lần nhổ một cây thánh giá, lại có cây khác xuất hiện. Don Carlo tưởng mình chiến đấu chống anh em nhà Scorta. Ông đã lầm. Ông đã vung cánh tay sắt với cả làng. Mỗi ngày, những bàn tay vô danh, bất bình vì thấy nấm mộ khốn khổ không bia không đá hoa cương, lại dựng lại cây thập tự gỗ. Sau vài tuần của trò chơi ú tim đó, một ngày phái đoàn của dân làng đến gặp don Carlo để tìm cách thuyết phục ông thay đổi quyết định. Người ta xin ông tiến hành một nghi lễ cho bà Câm trở lại nghĩa trang. Thậm chí người ta còn đề nghị đập tường rào nghĩa trang và xây lại sao cho bao quanh luôn cả nấm mồ bị rút phép thông công, để khỏi phải khai quật người đàn bà khốn khổ một lần nữa. Don Carlo nhất định không chịu. Sự khinh bỉ của ông đối với cư dân làng này chỉ càng tăng lên. Ông trở nên bẳn tính và thường có những cơn thịnh nộ dữ dội.
    Từ đó trở đi, cha Bonzzoni bị cả làng Montrpuccio ghét. Dân làng lần lượt thề sẽ khhông đặt chân vào nhà thờ chừng nào cái lão cha xứ đốn mạt người miền Bắc ấy còn hành lễ. Điều mà anh em nhà Scorta đến yêu cầu, mọi người trong làng đều chờ đợi thế. Họ đã biết tin bà Câm chết và họ đã nghĩ ngay rằng tang lễ tráng lệ như đám tang của Rocco. Quyết định của don Carlo đã làm họ bất bình. Cái tay cha xứ gốc gác không phải ở đây tưởng mình là cái thá gì mà dám thay đổi những quy tắt bất dịch của làng? Quyết định của ?otay mới? (đám phụ nữ ngoài chợ, mỗi khi nhắc đến don Carlo, toàn gọi thế) bị coi như một sự lăng nhục đối với hương hồn của don Giorgio yêu quý. Và điều đó, không ai có thể tha thứ. ?oTay mới? này coi khinh các tập tục. Từ nơi cha căng chú kiết nào đến mà lại muốn áp đặt luật lệ của mình. Dòng họ Scorta đã bị lăng nhục. Và qua họ, cả làng bị lăng nhục. Chưa ai từng thấy một đám tang nào như vậy. Con người này, mặc dù là cha xứ, chẳng tôn trọng gì hết và Montepuccio không muốn ông ta. Nhưng phản ứng man dại này còn có một lý do khác. Đó là nỗi sợ. Nỗi kinh hoàng xưa, chưa bao giờ dứt hẳn, đối với Rocco Scorta Mascalzone. Với việc chôn cất người đàn bà đã từng là vợ lão quấy quả như vậy, don Carlo khiến làng này phải gánh chịu cơn thịnh nộ của Rocco. Người ta nhớ đến những tội ác của lão thưở sinh thời và người ta run sợ nghĩ tới những gì vong hồn lão có thể làm. Chắc chắn một tai họa sắp giáng xuống Montepuccio. Một trận động đất. Hay một cơn hạn hán tệ hại. Hơi thở của Rocco Scorta Mascalzone đã phảng phất trong không trung. Người ta đã cảm thấy nó đâu đây, trong gió chiều.
    Mối quan hệ được duy trì giữa Montepuccio và anh em nhà Scorta được tạo nên bởi một sự hỗn trộn không thể phân biệt tách bạch của khinh rẻ, tự hào và sợ hãi. Lúc bình thường thì làng đâu cần biết đến Carmela, Domenico và Giuseppe. Đó chỉ là ba đứa đói khát, con cái bọn đầu trộm đuôi cướp. Nhưng hễ ai định đụng đến một sợi tóc của chúng, hoặc xúc phạm đến hương hồn Rocco Man Rợ thì một thứ nhiệt huyết tựa như tình mẫu tử lại sôi sục khắp làng và người ta bảo vệ chúng như sói cái bảo vệ bầy con mới đẻ. ?oAnh em nhà Scorta là đồ vô lại, nhưng chúng là thân quyến của ta,? đa phần dân làng Montepuccio nghĩ vậy. Với lại chúng đã từng đến New York. Điều đó đem lại cho chúng một cái gì thiêng liêng khiến chúng trở nên không thể động đến trước mắt những người dân Montrpuccio.
  7. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Trong mấy ngày, nhà thờ vắng teo. Không ai đến chầu lễ. Gặp don Carlo ngoài phố, người ta không chào nữa. Người ta khoác cho ông một cái biệt danh tựa như quyết án tử hình: ?ongười Milan.? Montrpuccio ngụp vào một thứ đâ thần giáo thưở xa xưa. Người ta tiến hành mọi thứ nghi lễ núp bóng nhà thờ. Người ta nhảy điệu tarentelle trên đồi. Đám ngư dân cúng các thánh tượng mang đầu cá, hỗn hợp của các thánh bảo hộ với các thủy thần. Các bà già, vào mùa đông, gọi hồn người chết ở chỗ sâu kín trong nhà. Nhiều lần, người ta tiến hành giải tà cho những kẻ ngây độn mà người ta nghĩ là bị ma ám. Người ta bắt gặp những xác súc vật trước cửa một số nhà. Cuộc nổi dậy đang ầm ầm rung chuyển.
    Vài tháng qua đi, cho đến một hôm, vào cuối buổi sáng, Montepuccio bỗng nhốn nháo khác thường. Một tin đồn lan truyền, làm các gương mặt ngỡ ngàng. Người ta xì xào bàn tán. Các bà già làm dấu thánh giá. Một sự gì đã xảy ra sáng nay, trên đầu môi mọi người thuần là chuyện đó. Cha Bonzzoni đã chết. Và đó chưa phải là điều tệ hại nhất: ông ta chết một cách kì lạ mà sự tế nhị khiến người ta không thể nói trắng ra. Trong nhiều giờ liền, người ta không biết gì thêm. Rồi dần dà, khi ngày mỗi lúc tỏ và nắng đã sưởi ấm những mặt tiền nhà, tin đồn trở nên cụ thể. Don Carlo được tìm thấy trong khu đồi vào một ngày phiên chợ ở Montrpuccio, trần như nhộng, lưỡi thè lè như con bê con. Làm sao có thể thế được nhỉ? Don Carlo đi một mình lên đồi, cách xa xứ đạo của mình đến thế, để làm gì? Tất cả những câu hỏi ấy, mọi người, cả đàn ông lẫn đàn bà, đặt đi đặt lại, từ nhóm này sang nhóm khác, trong khi ngồi uống tách café sáng chủ nhật. Nhưng còn có điều phi thường hơn nữa. Vào quãng mười một giờ, người ta được biết thân thể cha Bonzzoni bị lửa mặt trời thiêu cháy. Toàn thân, kể cả mặt, mặc dù ông nằm úp mặt xuống đất khi người ta tìm thấy thi hài ông. Phải công nhận sự thật rành rành: ông đã trần truồng trước khi chết. Ông đã đi như thế dưới mặt trời hàng tiếng đồng hồ cho đến khi rộp cả da và chân tướp máu, rồi chết gục vì mệt và mất nước. Chỉ còn điều bí ẩn chủ yếu: tại sao ông ta lại tới khu đồi một mình như thế vào những giờ nắng thiêu? Câu hỏi này thành đầu đề trò chuyện cho những người dân Montrpuccio trong nhiều năm sau. Nhưng ngày hôm ấy, để dừng lại, chí ít là tạm thời, ở một điểm xác thực, người ta khẳng định: hiển nhiên là sự cô đơn đã khiến ông hóa dại và hẳn là một buổi sáng, thức dậy giữa cơn điên khùng, ông đã quyết định rời ngôi làng mà ông ghét cay ghét đắng này, bằng mọi cách có thể. Mặt trời đã hạ gục ông. Và cái chết xiết bao kệch cỡm, sự trần truồng xiết bao tục tĩu này đối với một người của nhà thờ lại càng củng cố thêm cảm giác của dân làng; rõ rang cái lão don Carlo này chẳng đáng giá gì.
  8. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Khi nghe tin này, Raffaele tái mét mặt. Gã đề nghị người báo tin nhắc lại lần nữa và không thể rời khỏi quảng trường nơi những lời bàn tán xoay đi xoay lại không dứt như gió quẩn quanh trong ngõ hẻm. Gã cần biết thêm, nắm rõ những chi tiết và chắc chắn rằng mọi điều đó là thật. Gã có vẻ đau buồn vì tin này, khiến những ai biết gã đều ngạc nhiên. Gã là một thành viên của gia đình Scorta cơ mà. Lẽ ra gã phải vui mừng vì cái chết này chứ. Raffaele lang thang mãi ở những hiên ngoài của các tiệm café không sao dứt nổi. Rồi khi buộc phải công nhận sự thật rành rành, khi không còn chút nghi ngờ gì về chuyện ông cha xứ đã chết, gã nhổ toẹt xuống đất và lẩm bẩm: ?oCái lão đốn mạt ấy đã tìm ra cách để làm mình cũng toi luôn cùng với lão.?
    Hôm trước, hai người đã gặp nhau trên một con đường mòn trong khu đồi. Raffaele từ dưới biển lên, còn don Carlo thì đi dạo một mình. ĐI bách bộ trên những con đường mòn quanh vùng đã trở thành trò tiêu khiển duy nhất của ông. Sự tẩy chay của dân làng thoạt đầu đã làm ông tức điên, rồi, qua nhiều tuần lễ, dìm ông vào một nỗi cô đơn dày đặc. Tâm trí ông lạc nẻo. Ông hoang mang hẫng hụt trước sự cô lập quá tải ấy. Ở lại trong làng trở nên một cực hình. Ông chỉ còn tìm thấy một chút nguôi ngoai trong những cuộc đi dạo như thế này.
    Chính Raffaele là người khơi mào. Gã nghĩ có thể nắm lấy cơ hội này để tiến hành một cuộc thương lượng tối hậu.
    ?oDon Carlo, gã nói, cha đã xúc phạm chúng con. Đã đến lúc cha nên sửa lại quyết định của mình đấy.
    _ Chúng bay là một lũ thoái hóa, vị cha xứ gầm lên thay vì trả lời. Chúa nhìn thấy cả và chính Người sẽ ra tay trừng phạt bọn bay.?
    Cơn giận bốc lên đầu Raffaele nhưng gã cố nén và nói tiếp:
    ?oCha ghét bọn con. Thôi cũng được. Nhưng người mà cha trừng phạt chẳng liên can gì. Bà Câm có quyền nằm trong đất nghĩa trang.
    _ Mụ ấy đã nằm trong đó trước khi bọn bay khai quật mụ lên. Mụ chỉ được những gì xứng với mụ, bởi muh đã phạm tội đẻ ra một lũ vô đạo.?
    Raffaele giận tái mặt. Gã có cảm giác chính những ngọn đồi cũng ra lệnh cho gã phải trả miếng sự lăng nhục ấy.
    ?oBonzzoni, ông không xứng đáng với bộ đồ ông đang mặc. Ông nghe thấy tôi không? Ông là một con chuột cống núp dưới áo thầy tu. Hãy trả lại bộ đồ đó, trả lại ngay kẻo tôi ghết ông đấy.?
    Và gã nhảy bổ tới vị cha xứ, gầm gừ như một con chó. Gã túm lấy cổ áo ông, và bằng một động tác điên cuồng, giật phăng chiếc áo thầy tu. Ông cha xứ vô cùng sửng sốt. Ông nghẹn ngào bất lực. Raffaele không chịu buông. Gã gầm lên như hóa dại: ?oLột truồng cái xác thối này, lột truồng ngưoi ra!? và với tất cả sức lực, gã vừa xé toạc áo quần của cha xứ vừa đánh ông túi bụi.
    Gã chỉ nguôi giận khi đã hoàn toàn lột trần cha Bonzzoni. Don Carlo đã đầu hàng. Ông ta khóc như một đứa trẻ, xòe đôi bàn tay mũm mĩm che thân. Ông lầm rầm cầu kinh như thể đang đối diện với một bọn tà giáo. Raffaele hoan hỉ với tất cả cái bạo liệt của sự báo thù: ?oTừ giờ trở đi, ông sẽ phải đi lại trần như nhộng thế này. Ông không có quyền mang bộ đồ này. Nếu tôi lại thấy ông mặc nó, tôi sẽ giết ông, nghe rõ chưa??
    Don Carlo không trả lời. Ông cất bước, vừa đi vừa khóc rồi khuất dạng. Không bao giờ trở lại. Cái màn vừa rồi đã làm ông chao đảo hẳn. Ông lang thang trong khu đồi như một đứa trẻ lạc. Chẳng kể gì mệt mỏi và nắng thiêu. Ông lang thang rất lâu trước khi kiệt sức gục xuống giữa cái vùng đất phía Nam mà ông ghét cay ghét đắng này.
    Raffaele nán lại một lúc ở cái chỗ gã đã nện ông cha xứ. Gã đứng yên không động đậy, chờ cho tắt cơn giận, trấn tĩnh lại để có thể trở về làng mà không lộ gì trên nét mặt. Dưới chân gã, tả tơi chiếc áo dài của vị linh mục. Gã không thể rời mắt khỏi nó. Một tia nắng làm gã chớp mắt. Một vật gì lấp lánh trong ánh sáng. Gã không nghĩ ngợi cứ thế cúi xuống. Nhặt lên một chiếc đồng hồ vàng. Giá như lúc đó gã bỏ đi luôn thì có lẽ gã đã ném chiếc đồng hồ đi một cách ghê tởm, nhưng gã vẫn không động đậy. Gã cảm thấy mình chưa đi đến cùng. Gã lại cúi xuống lần nữa và, một cách chậm rãi, thận trọng, gã nhặt chiếc áo thấy tu rách bươm lên và lục lọi các túi. Gã dốc sạch ví tiền của don Bonzzoni và quẳng nó cách đó một quãng, trên đường mòn, mở toang như một cái xác bị tháo khớp xương. Gã nắm chặt trong tay tệp giấy bạc và chiếc đồng hồ vàng với một nụ cười xấu xí của điên loạn.
  9. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    ?oCái lão đốn mạt ấy đã tìm ra cách để làm cho mình cùng toi luôn với lão.? Raffaele vừa hiểu ra rằng cuộc cãi lộn ấy đã dẫn đến một cái chết và mặc dù gã có tự nhủ đến bao nhiêu lần rằng gã chẳng hề giết ai, gã vẫn cảm thấy rằng cái chết này sẽ mãi mãi đè nặng lên lương tâm gã. Gã thấy lại hình ảnh ông cha xứ trần truồng, khóc như một đứa trẻ, cất bước đi trong khu đồi như một sinh linh tội nghiệp bị kết tội lưu đày. ?oThế là mình đâm mắc tội, gã nghĩ thần. Mắc tội bởi cái tên bẩn thỉu không đáng một bãi nước bọt.?
    Vào quãng trưa, thi thể cha Bonzzoni được chở về Montepuccio trên lưng lừa. Người ta đã đắp lên cái xác một tấm mền. Để tránh cho đàn bà, trẻ con khỏi bị sốc vì sự lõa lồ của vị cha xứ hơn là để chống ruồi bâu.
    Vừa về tới Montepuccio, lại xảy ra chuyện bất ngờ. Chủ nhân của con lừa, một nông dân ít nói, đặt cái xác xuống trước cửa nhà thờ rồi lớn tiếng tuyên bố dõng dạc rằng bác ta đã làm xong nhiệm vụ và bây giờ phải trở ra đồng. Cái xác nằm đó, quấn trong tấm mền lấm lem đất. Người ta đứng nhìn. Không ai nhúc nhích. Dân Montepuccio vốn tính thì dai. Không ai muốn chôn ông ta. Không ai sẵn sàng dự lễ tang hoặc khiêng cữu. Vả lại, ai sẽ lo chuyện hành lễ. Cha xứ của làng San Giocondo đang đi Bari. Đợi đến khi ông về thì xác don Carlo đã rữa. Qua một thời gian, sức nóng mặt trời trở nên hừng hực, rốt cuộc, người ta phải thừa nhận rằng nếu cứ để thi thể ?olão Milan? ở đó, chẳng mấy chốc nó sẽ bốc mùi như một cái xác thối. Nếu vậy thì sẽ là một đòn báo thù quá đẹp cho lão ta. Làm cho Montepuccio thối hoăng lên. Gây ra bệnh tật- tại sao không nhỉ? Không được, phải chôn lão ta thôi. Không phải để cho đúng phép tắc hay vì lòng từ thiện, mà để cầm chắc là lão không gây hại được nữa. Người ta nhất trí là sẽ đào một cái huyệt đằng sau nghĩa trang. Bên ngoài tường rào. Bốc thăm chọn ra bốn người. Họ hạ thổ cái xác chẳng làm lễ gì hết. Lặng lẽ. Don Carlo được chôn như một kẻ vô đạo, không có lấy một câu kinh để xoa dịu vết cắn của mặt trời.
    Cái chết này, đối với người dân Montepuccio, là một sự kiện lớn, nhưng rõ ràng là phần còn lại của thế giới thì chẳng mấy bận tâm đến nó. Sauk hi don Carlo mất, một lần nữa, làng bị giám mục đoàn bỏ quên. Điều đó hóa ra lại tiện cho dân Montepuccio. Họ quen rồi. Thậm chí, thỉnh thoảng đi ngang qua nhà thờ, họ còn thì thầm với nhau: ?oChẳng có ai, còn hơn là một lão Bonzzoni mới.? Họ rất sợ người ta lại phái đến, như một sự trừng phạt của Chúa, một người miền Bắc khác, người này sẽ lại gọi họ là lũ vô đạo, coi khinh những phong tục của họ và từ chối không làm lễ rửa tôi cho con cái họ.
    Có vẻ như trời đã nghe thấy ước muốn của họ. Không ai được cử đến và nhà thờ vẫn đóng cửa im ỉm như những tòa lâu đài của những gia đình lớn đùng một cái biến mất, chỉ để lại chút hương danh gia vọng tộc cùng mùi đá già khô.
  10. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Anh em nhà Scorta lại tiếp tục cuộc sống khốn khổ của mình ở Montepuccio. Cả bốn người chen chúc trong căn phòng duy nhất của nhà Raffaele. Mỗi người đều đã kiếm được một nghề để mang về chút gì đó nuôi miệng ?" thế thôi, không hơn. Raffaele là ngư dân. Gã không có thuyền riêng, nhưng sáng sáng ở cảng, vẫn có người này người nọ mướn lên thuyền làm công nhật ?" trả bằng một phần mẻ cá đánh được. Domenico và Giuseppe làm thuê cho các điền chủ. Hái cà chua hoặc ô liu. Chẻ củi. Cả ngày dãi nắng, cặm cụi trên một mảnh đất chẳng mang lại lợi lộc gì. Còn Carmela thì nấu nướng cho ba anh, giặt giũ quần áo trong nhà và làm những đồ thêu vặt vãnh cho dân làng.
    Họ không đụng đến cái mà họ gọi riêng với nhau là ?otiền New York?. Trong một thời gian dài, họ tính rằng số tiền ấy phải được sử dụng có lợi để mua một ngôi nhà. Hiện giờ, phải thắt lưng buộc bụng và kiên nhẫn, nhưng hễ có cơ hội là mua liền. Họ có đủ tiền để mua một ngôi nhà thật đàng hoàng vì ở Montepuccio thời kì này, đã chẳng đáng giá là bao. Dầu ô-liu còn quý hơn nhiều mẫu đá ở vùng này.
    Tuy nhiên, một bữa tối, Carmela đang ăn bỗng ngẩng đầu lên khỏi đĩa súp và tuyên bố:
    ?oPhải làm khác đi thôi.
    _ Cái gì? Giuseppe hỏi.
    _ Tiền New York ấy, cô giải thích, phải dung vào việc khác chứ đừng mua nhà.
    _ Rõ thật kì, Domenico nói. Thế thì chúng ta sẽ ở đâu?
    _ Vậy nếu chúng ta mua nhà, Carmela vặn lại, cô đã suy nghĩ về điều này hàng giờ liện, thì các anh vẫn cứ tiếp tục đổ mồ hôi lao động quần quật như những con vật để kiếm miếng ăn hàng ngày. Vẫn sẽ chẳng trông cậy vào cái gì khác. Rồi năm tháng sẽ qua đi? Không. Chúng ta có tiền, cần phải mua cái gì ích lợi hơn.
    _ Chẳng hạn như cái gì nào? Domenico hỏi.
    _ Em chưa biết, nhưng em sẽ tìm ra.?
    Lập luận của Carmela làm cho ba người anh bối rối. Cô có lí. Rành là thế. Mua một ngôi nhà, rồi sao? Nếu ít ra họ có đủ tiền để mua hẳn bốn ngôi nhà, nhưng đâu có được thế. Phải tìm cách khác thôi.
    ?oNgày mai alf chủ nhật, Carmela nói tiếp, các anh đưa em đi cùng. Em muốn thấy những gì các anh thấy, làm những gì các anh làm. Cả ngày. Em sẽ quan sát. Và em sẽ tìm ra.?
    Một lần nữa, các ông anh chẳng biết trả lời ra sao. Ở Montepuccio, phụ nữ thường không ra khỏi nhà, hoặc chỉ ra ngoài vào những thời điểm thật cụ thể trong ngày. Buổi sáng, rất sớm: đi chợ. Đi lễ chầu ?" nhưng từ khi don Carlo chết, việc này không còn tồn tại nữa. Thời điểm hái ô liu, mùa gặt ngoài đồng. Và các dịp lễ tôn vinh các thánh bảo hộ. Thời gian còn lại, họ ở lì trong nhà, cấm cung sau những bức tường dày, ẩn tránh mặt trời và sự thèm muốn của đàn ông. Điều Carmela đề nghị đi ngược lại nền nếp sinh hoạt của làng, nhưng từ khi ở Mỹ trở về, các anh trai tin tưởng hoàn toàn vào linh giác của cô em gái.
    ?oĐồng ý,? Domenico nói.
    Hôm sau, Carmela diện chiếc áo dài đẹp nhất ra khỏi nhà với sự tháp tùng của ba anh trai. Họ đến tiệm café và, theo thông lệ mỗi ngày chủ nhật, uống một suất café đặc đến cồn cào ruột gan và chộn rộn nhịp tim. Rồi họ ngôi vào một cái bàn kê trên vỉa hè, bắt đầu đánh bài. Carmela cũng ở đó. Tách ra một chút. Ngồi rất thẳng trên ghế. Nhìn mọi người qua lại. Cô quan sát sinh hoạt của làng. Sau đó, họ đến thăm mấy người bạn ngư dân. Chiều đến, thả bộ dọc corso Garibaldi, hết xuôi lại ngược con phố, chào hỏi những người quen, nghe ngóng tin tức trong ngày. Lần đầu tiên trong đời, Carmela qua trọn một ngày trên các đường phố của làng, giữa cái thế giới của nhưunxg người đàn ông cứ chằm chằm nhìn cô với vẻ kinh ngạc. Cô nghe thấy những lời bàn tán đằng sau lưng mình. Người ta hỏi nhau về sự hiện diện của cô. Người ta bình phẩm về cách ăn mặc của cô. Nhưng cô bất cần những cái đó, cứ tập trung vào nhiệm vụ của mình. Buổi tối, về đến nhà, cô cởi giày như trút gánh nặng. Chân cô đau êm ẩm. Domenico đứng trước mặt cô, lặng lẽ nhìn cô.
    ?oThế nào?? cuối cùng gã hỏi. Giuseppe và Raffaele ngẩng đầu lên, im lặng để nghe cho rõ câu trả lời của cô, không sót tiếng nào.
    ?oThuốc lá, cô bình thản đáp.
    _ Thuốc lá?
    _ Vâng. Phải mở một cửa hàng bán thuốc lá ở Montepuccio.?
    Mặt Domenico sáng lên, Một cửa hàng bán thuốc lá. Cái này ở Montepuccio chưa có. Người ta có thể mua vài ba điếu lẻ ở cửa hàng thực phẩm khô cũng như ở chợ, nhưng một cửa hàng bán thuốc lá thì chưa hề có. Đúng thế. Montepuccio chưa có cái ấy. Carmela đã quan sát sinh hoạt của cánh đàn ông suốt ngày và điều duy nhất chung cho cả lớp dân chài ở làng cô lẫn đám trưởng giả trên corso, là tất cả những gã đàn ông đều rít những điếu thuốc lá nhỏ một cách thèm thuồng. Trong bóng râm, vào lúc làm một li khai vị, hoặc ngay cả dưới nắng chang chang, trong khi làm việc, tất cả đều hút thuốc. Ở điểm này, có cái gì cần khai thác. Một cửa hàng bán thuốc lá. Phải. Trên corso. Một cửa hàng bán thuốc lá. Carmela nói chắc như đinh đóng cột. Sẽ không lúc nào vắng khách.

Chia sẻ trang này