1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mặt trời nhà Scorta - Laurent Gaudé (Prix Goncourt 2004)

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi liebe215, 20/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Anh em nhà Scorta ra sức kiếm bằng được cái tài sản họ ước muốn. Họ mua một chỗ trên corso Garibaldi. Đó là một tầng trệt, một gian trống lớn, khoảng ba mươi mét vuông. Họ cũng mua cả tầng hầm để làm kho. Sau đó là hết sạch tiền. Buổi tối hôm mua gian hàng, Carmela rầu rầu, chẳng nói chẳng rằng.
    ?oCó chuyện gì vậy? Domenico hỏi.
    _ Chúng mình không còn lấy một xu để mua giấy phép, Carmela đáp.
    _ Cần bao nhiieeu? Giuseppe hỏi.
    _ Giá giấy phép thì chẳng bao nhiêu, nhưng phải có đủ tiền để ?ochăm sóc? tay trưởng phòng cấp giấy phép. Quà cáp cho ông ta. Hằng tuần. Cho đến khi nào ta cấp giấy phép cho chúng ta. Chúng ta không đủ tiền để làm việc đó.?
    Domenico và Giuseppe ngớ ra. Một trở ngại mới mà họ không dự kiến và không biết vượt qua bằng cách nào. Raffaele nhìn cả ba và nhẹ nhàng nói:
    ?oTiền thì mình có. Và mình sẽ đưa cho các cậu. Mình chỉ yêu cầu có một điều. Đừng hỏi mình số tiền ấy ở đâu ra. Và mình có nó từ bao giờ. Cũng đừng hỏi tại sao mình chưa bao giờ nói với các cậu về món tiền ấy. Hẵng biết là mình có tiền. Chỉ điều đó là đáng kể thôi.?
    Và gã đặt lên một xấp giấy bạc nhàu nát. Đó là tiền của cha Bonzzoni. Raffaele đã bán chiếc đồng hồ. Cho đến nay, gã vẫn luôn luôn mang món tiền đó trong người, không biết dùng làm gì, không dám vứt đi cũng chẳng dám tiêu. Ba an hem nhà Scorta mừng rú lên, nhưng ngay cả lúc đó, Raffaele vẫn chẳng hề cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm đi chút nào. Cái bóng của Bonzzoni vẫn nhảy nhót trong tâm trí gã và làm ruột gã quằn quại hối hận.
    Với món tiền của Raffaele, họ chạy vạy để xin cho được giấy phép. Trong sáu tháng ròng, cứ nửa thánh một lần, Domenico cưỡi lừa rời Montepuccio đến tận San Gioccondo. Ở đó có một văn phòng của Monopolio di Stato (cơ quan quản lý việc độc quyền kinh doanh thuốc lá ở Italia). Gã mang đến cho viên trưởng phòng nào giăm bong, nào cacao-cavalli (loại phó mát hình trái lê, điển hình của vùng Pouilles), vài chai limoncello (rượu chua). Cứ thế đi đi về về không biết mệt. Toàn bộ số tiền dốc vào mua những đồ ăn thức uống đó. Sau sáu tháng, yêu cầu được chấp thuận. Anh em nhà Scorta, cuối cùng, đã sở hữu một giấy phép. Nhưng tiền thì hết nhẵn. Không một xu dự trữ. Chỉ còn độc bốn bức tường của một gian nhà trống và một mảnh giấy nhỏ cho quyền được kinh doanh. Chẳng còn gì để mua thuốc lá. Những hòm thuốc lá đầu tiên, họ phải mua chịu. Domenico và Giuseppe đi lấy thuốc ở San Giocondo. Hộ chất tất cả lên lưng lừa và lần đầu tiên trong đời, trên đường về làng, họ cảm thấy rằng, rốt cuộc, một cái gì đã thực sự khởi đầu. Cho tới lúc đó, họ chỉ toàn bị động. Mọi lựa chọn đều là áp đặt đối với họ. Lần đầu tiên, họ sắp sửa đấu tranh cho bản thân mình và cái triển vọng ấy khiến họ mỉm cười sung sướng.
    Họ bày thuốc lá lên những hộp các-tông. Những tút thuốc xếp thành từng chồng. Lúi xùi như chỗ bán hàng lậu. Không quầy, không két thu ngân, chỉ có hàng đặt ngay dưới đất. Điều duy nhất cho thấy đây chính thức là một đại lí bán thuốc lá, là tấm biển gỗ treo trên cửa với dòng chữ: Tabaccheria Scorta Mascalzone Riven***a no. 1. Đại lí thuốc lá đầu tiên của Montepuccio đã ra đời. Và đó là của họ. Từ giờ trở đi, họ sẽ lao mình, cả thể xác lẫn tâm hồn, vào cuộc sống đẫm mồ hôi, vất vả mệt nhọc đến gãy lưng này. Một cuộc sống không biết đến giấc ngủ. Số phận an hem nhà Scorta sẽ gắn với những hòm thuốc lá mà họ dỡ trên lưng lừa xuống mỗi sớm tinh mơ, trước khi những người nông dân ra đồng và những người dân chài từ biển trở về. Toàn bộ cuộc đời họ sẽ gắn với những thanh nho nhỏ màu trắng kẹp giữa những ngón tay đàn ông và teo dần trước gió trong êm dịu của những chiều hè. Một cuộc sống đẫm mồ hôi và mù mịt khói. Bắt đầu từ đây. Cuối cùng, cơ may thoát khỏi cảnh khốn cùng mà cha họ đã khép họ vào, đã đến. Tabaccharia Scorta Mascalzone Riven***a no.1.
  2. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bọn con ở lại đảo Ellis chín ngày. Chúng con chờ một con tàu đủ chuyến để trở về. Chín ngày, don Salvatore, để ngắm cái đất nước mà chúng con bị cấm vào. Chín ngày ở cổng thiên đường. Chính tại đây, lần đầu tiên con suy ngẫm lại về cái khoảnh khắc cha con trở về trại sau đêm xưng tội, cái khoảnh khắc ông lùa tay vào mái tóc con. Con có cảm giác như lại có một bàn tay luồn vào mái tóc con. Vẫn cái bàn tay ngày xưa. Bàn tay của cha con. Bàn tay của ngọn gió chết tiệt trên khu đồi vùng Pouilles. Bàn tay ấy nhắc con nhớ tới nó. Đó là bàn tay khô cằn của bất hạnh xưa nay vẫn buộc hàng bao thế hệ chỉ được lũ nhà quê nhọ đít sống và chết dưới nắng thiêu, ở cái xứ sở mà cây ô liu được yêu chiều hơn con người này.
    Chúng con lên con tàu hổi hương và cuộc đáp tàu lần này chẳng có gì giống với lần ở Napoli diễn ra trong ồn ào, trong tiếng người í ới. Lần này, tất cả chúng con lặng lẽ kiếm chỗ yên vị với bước chân chậm rãi của kẻ tội đồ. Đám người lên tàu là lớp cặn bã của trái đất. Những người bệnh của toàn châu Âu. Những người nghèo nhất trong những người nghèo. Đó là một con tàu của nỗi buồn cam phận. Con tàu của những kẻ không may, những người khốn khổ trở về nước với nỗi nhục dai dẳng là đã thất bại. Người thông dịch đã không nói dối, chuyến này mà miễn phí. Dù sao đi nữa, cũng chẳng ai có đủ tiền mua một suất vé về. Nếu nhà chức trách không muốn đám ăn mày tràn ngập Ellis thì họ chả còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự tổ chức lấy những chuyến tàu. Nhưng mặt khác, đừng hòng họ thuê tàu đến từng nước, từng nơi cụ thể. Con tàu chở những kẻ bị từ chối sẽ qua Đại Tây Dương và một khi đến châu Âu, sẽ lần lượt ghé các cảng chính để đổ mớ hàng-người xuống bến.
    Cuộc hành trình này, don Salvatore, quả là dài vô tận. Giờ khắc trên con tàu này qua đi như trong một bệnh viện, theo nhịp nhỏ giọt của ống truyền dịch. Người ta chết trong những khoang ngủ. Người ta hấp hối vì bệnh tật, vì tuyệt vọng, vì cô đơn. Những con người bị tất cả ruồng bỏ này khó mà kiếm ra một lí do tồn tại để bám víu vào. Họ thường tự buông mình trôi tuột vào cái chết với một nụ cười mơ hồ, thực ra họ sung sướng vì đã chấm dứt được cái chuỗi thử thách và nhục nhằn là cuộc đời họ.
    Lạ thay, con thì lại phục hồi. Hết sốt. Chẳng bao lâu, con đã có thể đi đi lại lại trên boong. Xuống các cầu thang. Đi dọc các hành lang. Đến khắp chỗ. Từ nhóm này sang nhóm khác. Trong vài ngày, con đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người ?" bất kể tuổi tác và ngôn ngữ của họ. Ngày ngày, con giúp họ những việc vặt. Mạng bít tất. Lấy nước cho ông già người Ailen. Tìm khách mua cho bà Đan Mạch, bà ta muốn bán chiếc mề đay bạc để đổi lấy một cái chăn. Con biết tên hoặc biệt danh của tất cả mọi người. Con thấm mồ hôi trán cho những người bệnh. Con làm thức ăn cho những cụ già. Người ta gọi con là ?ocô bé?. Con bắt các anh con cũng phải góp phần. Chỉ bảo cách thức cho các anh. Phân công các anh đưa những người ốm lên trên boong những ngày đẹp trời hoặc phân phát nước trong những khoang ngủ. Anh em con lần lượt làm các chức năng liên lạc, lái buôn, hộ lí, linh mục nghe xưng tội. Và dần dà, chúng con đã thành công trong cố gắng cải thiện số phận của mình. Chúng con kiếm được chút ít tiền, chút ít đặc quyền. Tiền ấy từ đâu ra? Phần lớn từ những người chết. Nhiều người đã chết trên tàu. Đương nhiên, chút của cải ít ỏi họ để lại thuộc về cộng đồng. Thật khó mà giải quyết cách khác. Đa phần những người bất hạnh ấy trở về một đất nước mà ở đó không ai chờ họ nữa. Họ đã để lại những người thân ở Mỹ hoặc ở những vùng đất mà họ chẳng hề có ý định đặt chân trở lại. Liệu có nên gửi mấy đồng bạc còm họ giấu trong quần áo đến một địa chỉ mà chúng sẽ chẳng bao giờ tới được? Vậy những di sản được phân phối lại ở trên tàu? Thường thường đám thủy thủ xài trước. Chính trong tình thế này, chúng con phải can thiệp. Chúng con cố xoay xở sao cho thủy thủ đoàn biết muộn nhất, và chúng con chia chác trong bóng tối của hầm tàu. Đó là những cuộc thương lượnh kéo dài. Nếu người chết có gia đình trên tàu thì tất cả sẽ được giao lại cho những người còn sống, nhưng trong hoàn cảnh ngược lại ?" mà đa số trường hợp là thế - thì cố gắng chia cho công bằng. Đôi khi chúng con mất hàng giờ mới nhất trí được về việc ?othừa kế? ba đoạn dây và một đôi giày. Con không bao giờ săn sóc một người bệnh mà bụng thì lại nghĩ đến cái chết sắp tới của người ấy cùng những lợi lộc con có thể kiếm được từ đó. Con thề với cha thế. Con làm vậy bởi vì con muốn chiến đấu và đó là cách duy nhất con đã tim được.
    Con đặc biệt quan tâm đến một ông già Ba Lan mà con rất yêu quý. Con không bao giờ phát âm được đầy đủ tên của ông Korniewski hay Korzeniewki. Con chỉ gọi ông là ?oKorni?. Người ông thấp bé và khô đét. Chắc ông phải đến bảy mươi tuổi. Thể xác cứ dần dà từ bỏ ông. Ở quê nhà, lúc đi, người ta đã khuyên ông không nên thử vận may, giải thích rằng ông đã quá già. Quá yếu. Nhưng ông cứ khăng khăng một mực. Ông muốn nhìn thấy cái đất nước mà mọi người đều nhắc đến ấy. Sức lực ông mau chóng suy tàn. Mắt ông vẫn cười, nhưng người ông gầy đi trông thấy. Thi thoảng ông thì thầm vào tai con những câu mà con chẳng hiểu gì cả nhưng vẫn làm con phì cười vì những thanh âm ấy giống đủ mọi thứ ngoại trừ ngôn ngữ.
    Korni. Chính ông đã cứu bọn con khỏi cái lầm than gặm nhấm đời chúng con. Ông đã chết trước khi tàu đến nước Anh. Ông chết vào một đêm song lắc lư nhè nhẹ. Vào lúc cảm thấy mình sắp ra đi, ông gọi con đến và đưa cho con một gói vải nhỏ buộc kín bằng dây. Ông nói một câu gì con không hiểu, rồi đầu ngật ra trên chỗ nằm, mắt vẫn mở, ông bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng La-tinh. Con cũng cầu nguyện cùng ông cho đến khi cái chết cướp đi hơi thở cuối cùng của ông.
    Trong gói vải, có tám đồng tiền vàng và một cây thánh giá bằng bạc. Chính số tiền đó đã cứu chúng con.
    Ít bữa sau khi ông già Korni chết, tàu bắt đầu ghé các cảng của châu Âu. Đầu tiên là Luân Đon, rồi La Harve, sau đó lại ra Địa Trung Hải, lần lượt cập bến Barcelone, Marseille và cuối cùng là Napoli. Ở mỗi bến đỗ, tàu lại trút bớt đám hành khách nhếch nhác và chất thêm hàng hóa. Bọn con lợi dụng những chặng dừng ấy để buôn bán. Ở mỗi chặng, tàu lưu lại bến hai ba ngày, đủ thời gian để chất hàng và để thủy thủ giã cơn say. Bọn con lợi dụng những giờ phút quý báu ấy để mua một số hàng. Trà. Xoong chảo. Thuốc lá. Bọn con chọn những gì điển hình nhất của địa phương để bán lại ở chặng dừng tiếp theo. Đó là một kiểu buôn bán cò con bằng những món tiền còm cõi, nhưng bọn con đã gom dần từng tí cái kho tang nhỏ nhoi này. Và bọn con đã trở về tới Napoli giàu có hơn lúc ra đi. Đó là điều đáng kể, don Salvatore ạ. Đó là niềm kiêu hãnh của con. Chúng con trở về giàu có hơn lúc ra đi. Con phát hiện ra là mình có một năng khiếu, năng khiếu thương mại. Các anh con rất ngạc nhiên. Chính cái kho tang nhỏ bé giành giật từ hoàn cảnh nhếch nhác bằng cách xoay xở tháo vát đã giúp bọn con khỏi chết như lũ súc vật giữa đám đông dày đặc của Napoli khi bọn con trở về.
  3. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    V
    Bữa tiệc
    Đêm đã buông. Carmela kéo cửa rèm sắt. Nàng không muốn bị quấy rầy. ?oChắc vẫn còn một số khách muộn, nàng tự nhủ, nhưng nếu họ thấy mặt cửa hàng đã hạ xuống một nửa, may ra họ sẽ không cố gặng.? Dù sao đi nữa, nếu họ gọi hoặc gõ cửa, nàng cũng nhất quyết không trả lời. Nàng có việc phải làm và không muốn bị quấy rầy. Nàng tới sau quầy và bồn chồn đưa hai tay chụp lấy cái hộp gỗ nàng dung làm két thu ngân. ?oBình thường ra, đáng nhẽ phải tính toán xong rồi,? nàng nghĩ. Nàng mở hộp và vục tay vào cái đống vô số những tờ bạc nhỏ nhàu nát, cố vuốt cho phẳng, xếp gọn lại để đếm. Những ngón tay vục vào mớ giấy đó với sự háo hức của người nghèo. Cử chỉ của nàng chứa đựng nỗi lo âu. Nàng sợ hãi chờ đợi một quyết án. Liệu có đủ không đây? Thông thường, khi về nhà, nàng mới kiểm tiền. Không chút nôn nóng. Chỉ cần ước tính, nàng cũng biết hôm đó có bán tốt hay không và nàng không hề cảm thấy nóng vội muốn thấy ước đoán của mình được xác nhận bởi tổng số chính xác những tờ giấy bạc. Nhưng tối nay thì khác. Tối nay, phải, nàng kiểm két bạc của mình trong tranh tối tranh sáng của cửa hàng như một tên trộm kiểm đồ đánh cắp được.
    ?oNăm mươi nghìn lire,? cuối cùng, nàng thì thầm khi một tệp giấy bạc đã được xếp ngay ngắn trước mặt. Nàng cầm xấp giấy bạc bỏ vào một phong bì, rồi trút số còn lại trong hộp gỗ vào cái túi vải nàng vẫn dung để mang tiền thu nhập hàng ngày về nhà.
    Chỉ đến lúc ấy nàng mới đóng hẳn cửa hàng thuốc lá bằng những động tác gấp gáp và bồn chồn của kẻ đang thực hiện âm mưu.
    Nàng không theo đường về nhà mà rẽ vào phố dei Martiri, bước chân hối hả. Đã một giờ kém mười sáng. Phố xá vắng teo. Khi tới sân trước nhà thờ, nàng hài lòng nhận thấy mình là người đến trước. Nàng không muốn ngồi xuống một cái ghế băng công cộng. Nàng chỉ đủ thời gian dạo quanh mấy bước. Cuối cùng, một người tiến lại gần. Carmela cảm thấy mình như một bé gái đứng trước gió. Người đàn ông gật đầu chào nàng rất lịch sự. Nàng thì bồn chồn. Nàng không muốn cuộc gặp gỡ này kéo dài, sợ nhỡ ai thấy họ vào cái giờ trái khoáy này, dân làng sẽ lời ra tiếng vào. Nàng rút chiếc phong bì đã chuẩn bị sẵn, đưa cho người đối thoại.
    ?oCủa ông đây, don Cardella. Như đã thỏa thuận.?
    Người đàn ông mỉm cười và đút chiếc phong bì vào túi quần bằng vải lanh.
    ?oÔng không đếm?? nàng ngạc nhiên hỏi.
    Người kia mỉm cười ?" dấu hiệu chứng tỏ y không cần phải cẩn thận thế - rồi chào nàng và biến mất.
    Carmela đứng đó. Trên sân trước nhà thờ. Tất cả chỉ kéo dài vài giây đồng hồ. Giờ đây, nàng chỉ còn lại một mình. Mọi sự đã chấm dứt. Cái cuộc hẹn đã ám ảnh nàng hàng tuần lễ, cái hạn nợ đã làm mất ngủ bao đêm ròng vừa qua đi mà không có gì trong gió khuya hay trong tiếng động phố phường điểm một dấu ấn đặc biệt nào lên khoảnh khắc đó. Vậy mà nàng cảm thấy rõ là số phận mình vừa rẽ sang một bước ngoặc mới.
    Được liebe215 sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 10/05/2009
    Được liebe215 sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 10/05/2009
  4. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Anh em nhà Scorta đã phải vay rất nhiều tiền để duy trì cửa hàng thuốc lá. Từ khi lao vào cuộc phiêu lưu này, họ không ngừng mắc nợ. Chính Carmela là người lo phần tài chính. Không nói gì với các anh, nàng đã nhào vô cái vòng luẩn quẩn của cảnh vay nặng lãi. Thời đó ở Montepuccio, các tay cho vay lấy lãi hành nghề một cách đơn giản. Người ta thỏa thuận với nhau về một khoản vay, về lãi suất và về hạn trả nợ. Tới ngày đã định, mang tiền đến trả. Không phải giấy tờ, giao kèo gì cả. Cũng chẳng cần người làm chứng. Chỉ bằng vào lời hứa, lòng tin ở thiện chí và sự lương thiện của đối tác. Bất hạnh cho kẻ nào vỡ nợ. Những cuộc chiến gia đình là bất tận và đẫm máu.
    Don Cardella là chủ nợ cuối cùng của Carmela. Nàng đã cầu viện đến y mấy tháng trước đây để trả món tiền vay của người chủ tiệm café trên corso. Don Cardella là chỗ trông cậy cuối cùng của nàng. Y đã giúp nàng khỏi thế bí, nhờ đó thu lại hơn gấp đôi số tiền y cho nàng mượn, nhưng đó là lệ và Carmela không thấy có gì cần phản đối.
    Nhìn nhìn người chủ nợ cuối cùng của mình đi khuất ở góc phố và mỉm cười. Đáng ra nàng có thể rú lên và nhảy múa. Lần đầu tiên, cửa hàng thuốc lá thuộc hẳn về an hem nàng, lần đầu tiên nó là của riêng họ. Nguy cơ bị tịch thu lùi xa rồi. Không phải cầm cố gì nữa. Từ nay trở đi, họ làm việc cho mình. Và mỗi đồng lire kiếm được sẽ là một đồng lire cho anh em Scorta. ?oChúng ta không còn nờ nận gì nữa.? Nàng cứ nhắc đi nhắc lại như thế hoài với mình đến độ cảm thấy gần như chóng mặt. Tựa như lần đầu tiên được tự do.
    Nàng nghĩ đến các anh trai mình. Họ đã làm việc không tính toán. Giuseppe và Domenico lo phần xây. Họ đã xây một cái quầy. Trát lại nền. Quét vôi trường bên trong. Dần dà, năm này qua năm khác, cửa hàng đã định hình và sống động lên. Như thể cái nơi xây bằng đá cũ lạnh lẽo này được nuôi dưỡng bằng mồ hôi người đã nở hoa. Họ càng lao động, cửa hàng thuốc lá càng đẹp thêm. Con người cảm nhận được điều này. Dù là buôn bán, hay làm ruộng, hay chở thuyền, bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ khó hiểu giữa người với công cụ của mình, một mối liên hệ bao hàm cả tôn trọng lẫn căm ghét. Anh chăm lo cho công cụ của anh. Anh chăm chút nó từng li từng tí và ban đêm, anh chửi rủa nó. Nó làm anh hao mòn. Nó quật anh mệt đến gãy đổi người. Nó cướp đi của anh những ngày chủ nhật và cuộc sống gia đình, thế mà dù có đánh đổi bất cứ cái gì trên đời, anh cũng không chịu rời nó. Giữa cái cửa hàng thuốc lá và anh em nhà Scorta cũng vậy. Cùng một lúc, họ vừa nguyền rủa vừa tôn kính nó, như người ta tôn kính những gì mang lại miếng ăn cho mình và như người ta nguyền rủa những gì làm cho mình già đi trước tuổi.
    Carmela nghĩ đến các anh trai mình. Họ đã hi sinh thời gian và giấc ngủ của mình. Và món nợ đó, nàng biết nàng sẽ không bao giờ trả được. Món nợ đó, không gì đền bù lại được.
    Thậm chí nàng cũng không thể bộc bạch với họ những khoản nợ mà nàng đã vay, những nguy cơ mà nàng đã liều chấp nhận, mà nàng thì không muốn thế. Nhưng nàng muốn mau chóng ở bên họ. Ngày mai, chủ nhật, nàng sẽ gặp tất cả. Raffaele đã đưa ra một lời mời kì lạ. Một tuần trước, anh đã ghé qua để mời cả hội ?" phụ nữ, trẻ em, tất tật cả - đến một nơi gọi là Sanacore. Anh không cho biết lí do của lời mời này. Nhưng ngày mai, chủ nhật, họ sẽ gặp nhau tất cả ở đó. Nàng tự hứa với mình sẽ chăm sóc những người thân chu đáo hơn bao giờ hết. Nàng sẽ có một cử chỉ đối với từng người, bao bọc họ bằng tình thương mến của mình. Tất cả những người đã cống hiến thì giờ cho nàng. Các anh trai nàng. Các chị dâu nàng. Tất cả những người đã đóng góp một phần sức lực cho cửa hàng thuốc lá sống.
  5. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Về tới trước nhà mình, trước khi đẩy cửa vào nhà gặp lại chồng và hai con trai, nàng tạt vào cái lán cũ kĩ cạnh nhà dùng làm chuồng lừa. Con lừa già ở đó, trong không khí ấm nóng của cái khoang tối mò này. Con lừa mà họ đã mang về từ Napoli và không bao giờ muốn rời bỏ. Họ dùng nó để chuyên chở thuốc lá từ San Giocondo về Montepuccio. Con vật già làm việc không biết mệt và hoàn toàn thích nghi với bầu trời vùng Pouilles, với cuộc sống mới của mình. Đến mức anh em nhà Scorta để cho nó hút thuốc. Con vật trung hậu rất khoái hút và cảnh tượng ấy làm bọn trẻ con ở Montepuccio cũng như ở Giocondo thích mê; hễ thấy lừa tới là bọn chúng ùa ra tháp tùng, vừa chạy vừa la: ?oE arrivato l?Tasino fumatore! L?Tasino fumatore! (Con lừa hút thuốc tới rồi! Con lừa hút thuốc!)?. Nhưng không phải là những điếu thuốc lá thật, như thế khác nào cho lợn ăn yến ?" mà anh em nhà Scorta thì chắt chiu từng điếu thuốc lá một. Không. Trên đường đi, họ ngắt những cọng cỏ khô dài, quấn thành một bó bự bằng ngón tay, rồi châm lửa cho lừa ta vừa đi vừa rít. Hoàn toàn tỉnh bơ. Nhả khói đằng mũi. Khi ?ođiếu thuốc? ngắn dần và trở nên quá nóng, nó nhổ phì cái đầu mẩu một cách hiên ngang; điều đó bao giờ cũng làm an hem Scorta cười rũ rượi. Vì lẽ đó, họ đặt tên cho con lừa là ?oMarratti?, con lừa hút thuốc của Montepuccio.
    Carmela vỗ vỗ vào sườn con vật và thì thầm vào tai nó: ?oCảm ơn, Murrtti. Cảm ơn, caro (cưng). Cả chú nữa, chú cũng đổ mồ hôi vì bọn ta.? Và lừa ta ngoan ngoãn để cho nàng vuốt ve như thể nó hiểu rằng anh em nhà Scorta mở hội ăn mừng tự do của họ và từ nay trở đi, những ngày lao động sẽ vĩnh viễn không còn cái trọng lượng nhọc nhằn của kiếp nô.
    Khi Carmela vào nhà và đưa mắt nhìn chồng, nàng thấy ngay là chàng đang ở trong một trạng thái xáo động khác thường. Trong một thoáng, nàng đã tưởng chàng biết chuyện vay tiền don Cardella mà không hỏi ý kiến chàng, nhưng không phải thế. Mắt chàng long lanh niềm phấn khích của trẻ thơ chứ không phải cái ánh xấu xí của trách móc. Nàng mỉm cười ngắm chồng và ngay cả trước khi chàng nói ra, nàng hiểu rằng chàng đang phấn khởi vì một dự định mới.
    Chồng nàng, Antonio Manuzio, là con trai của don Manuzio, luật sư và cố vấn của thành phố. Một thân hào ở Montepuccio. Giàu có. Chủ nhân của hàng mấy trăm hecta ô liu. Don Manuzio ở trong số những người đã bị Rocco Scorta Mascalzone cướp bóc nhiều lần. Nhiều thủ hạ của ông đã bị giết vào thời kì ấy. Khi biết con trai mình có ý định lấy con gái của tên tội phạm đó làm vợ, ông đã ra lệnh cho chàng chọn lựa giữa gia đình và ?ocon đĩ? ấy. Ông đã nói putana (con đĩ), cái chữ ấy ở miệng ông cũng chướng như một vết cà chua trên một chiếc áo trắng tinh vậy. Antonio chọn và lấy Carmela, bằng cách đó cắt đứt với gia đình, khước từ đời sống trưởng giả nhàn nhã đang đợi chàng. Chàng cưới Carmela không chút tài sản. Không một xu nhỏ. Chỉ đơn giản với một cái tên.
    ?oCó chuyện gì thế?? Carmela hỏi để cho Antonio có được cái thú kể cho vợ nghe những gì đang làm giậm giựt đầu môi chàng. Mặt Antonio bừng lên mọt ánh tri ân và chàng kêu lên.
    ?oMiuccia, anh có một ý tưởng, chàng nói, anh đã nghĩ về nó suốt ngày. Thực ra, anh đã nghĩ về nó từ lâu rồi, nhưng hôn nay, anh mới xác định chắc chắn và anh đã quyết định. Chính bởi nghĩ đến các anh trai của em mà anh nảy ra ý ấy.?
    Mặt Carmela hơi sầm xuống. Nàng không thích Antonio quay sang nói về các anh trai nàng. Nàng ắt thích hơn nếu chàng năng nói về hai con trai nàng, Elia và Donato, nhưng chàng chả làm thế bao giờ.
    ?oCó chuyện gì thế? Nàng nhắc lại câu hỏi, với một thoáng mệt mỏi trong giọng nói.
    _ Phải biến hóa đi.?
    Carmela không trả lời gì cả. Giờ thì nàng biết chồng mình sắp nói gì. Tất nhiên không biết thật cụ thể, nhưng đại thể, nàng cảm thấy rằng đó sẽ là một trong những ý tưởng mà nàng không thể chia sẻ, và điều đó khiến nàng buồn và cau có. Nàng đã lấy một người đàn ông trong đầu đầy gió, mắt sáng ngời, nhưng lãng đãng trong đời như người làm xiếc đi trên dây. Điều đó khiến nàng buồn. Và bực bội. Nhưng Antonio đang đà và giờ đây chàng phải giãi bày tất cả.
    ?~Phải biến hóa thôi, Miuccia, Antonio nói tiếp, hãy nhìn các anh trai của em xem. Chính họ có lí. Domenico có cái tiệm bar của anh ấy. Peppe và Faelucc?T có nghề chài. Mình phải nghĩ đến cái gì khác hơn là những điếu thuốc lá chết tiệt ấy.
    _ Chỉ có thuốc lá là phù hợp với gia đình Scorta?, Carmela trả lời ngắn gọn.
    Ba anh trai nàng đã lấy vợ và cả ba, đồng thời với việc lấy vợ, đã có một cuộc sống mới. Vào một ngày đẹp trời tháng 6 năm 1934, Domenico đã cưới Maria Faratella, con gái một nhà buôn khá giả. Đó là một cuộc hôn nhân không xuất phát từ đam mê nhưng nó mang lại cho Domenico một đời sống tiện nghi anh chưa bao giờ được hưởng. Vì vậy, đối với Maria, anh cảm thấy một niềm biết ơn giống như là tình yêu. Có Maria, anh tránh khỏi cảnh nghèo. Gia đình Faratella không sống trong xa hoa, nhưng họ sở hữu nhiều cánh đồng ô liu, ngoài ra còn có một tiệm bar trên corso Garibaldi nữa. Từ nay, Domenico chia sẻ thời gian giữa cửa hàng thuốc lá và tiệm bar, làm việc tùy từng ngày ở nơi nào cần đến anh nhiều hơn. Còn Giuseppe và Raffaele lấy con gái ngư dân và nghề biển cũng chiếm phần lớn thời gian và sức lực của họ. Phải, các anh nàng đã cách xa cửa hàng thuốc lá, nhưng đó là cuộc đời, và việc Antonio dùng cái từ ?obiến hóa? để định tính sự thay đổi số phận làm Carmela bực mình. Nàng thấy nó sai trật và gần như dơ bẩn.
    ?oCửa hàng thuốc lá là cây thập ác của chúng ta, Antonio tiếp tục khi Carmela im tiếng. Hoặc giả nó sẽ trở thành như thế nếu chúng ta không cố tìm cách thay đổi. Em đã làm điều cần phải làm và em đã làm điều đó tốt hơn ai hết, nhưng bây giờ phải nghĩ đến tiến triển. Với thuốc lá, em làm ra tiền, nhưng em sẽ không bao giờ có cái thực sự đáng kể: quyền lực.
    _ Thế anh đề xuất cái gì?
    _ Anh sẽ ứng cử thị trưởng.
    _ Và ai sẽ bầu anh? Carmela không nhịn được, cười phá lên. Thậm chí đến cả sự ủng hộ từ phía gia đình anh, anh cũng chẳng có. Domenico, Faelucc?T và Peppe. Thế đấy. Anh có thể trông cậy vào ba phiếu ấy, độc trọi thế thôi.
    _ Anh biết, Antonio nói, phật ý như một đứa trẻ, nhưng biết nhận xét ấy là đúng. Anh phải chứng tỏ mình. Anh đã nghĩ đến điều đó. Những kẻ ngu dốt ở Montepuccio chẳng biết thế nào là chính trị và không biết nhận ra giá trị của con người. Anh phải chiếm được sự kính trọng của họ. Vì vậy mà anh ra đi.
    _ Đi đâu? Carmela hỏi, ngạc nhiên thấy đức ông chồng trẻ quyết tâm đến thế.
    _ Sang Tây Ban Nha, chàng đáp. Duce (thủ lĩnh, chỉ Mussolini, lãnh tụ phát-xít Ý) đang cần những người Italia ưu tú. Sẵn sàng cống hiến tuổi xuân để đè bẹp bọn đỏ. Anh sẽ là một trong số đó. Và khi anh trở về, ngực đầy huân chương, họ sẽ nhận ra ở anh người xứng đáng với cương vị thị trưởng.?
    Carmel aim lặng một lát. Nàng chưa bao giờ nghe nói đến cái cuộc chiến ở Tây Ban Nha ấy. Cũng như về những dự định của vị Duce liên quan đến bộ phận này của thế giới. Một cái gì trong nàng bảo rằng chỗ của những người đàn ông trong gia đình nàng không phải ở đó. Một cái gì như một linh cảm từ gan ruột. Cuộc chiến đấu thực sự của gia đình Scorta phải được định đoạt ở đây. Ở Montepuccio chứ không phải ở Tây Ban Nha. Vào cái ngày này của năm 1936, cũng như mỗi ngày khác của năm, họ cần toàn bộ thành viên của họ tộc. Duce và cuộc chiến Tây Ban Nha của ông ta có thể kêu gọi những người đàn ông khác. Nàng nhìn chồng hồi lâu và chỉ đơn giản nhắc lại bằng một giọng nhỏ nhẹ:
    ?oChỉ có cửa hàng thuốc lá là phù hợp với dòng họ Scorta.?
    Nhưng Antonio không nghe. Hay đúng hơn, chàng đã quyết định và mắt chàng đã long lanh như mắt đứa trẻ mơ đến những miền đất xa xôi.
    ?oVới dòng họ Scorta thì có thể, chàng nói. Nhưng anh là một người mang họ Manuzio. Và cả em nữa, từ khi em lấy anh.?
    Antonio Manuzio đã hạ quyết tâm. Chàng nhất quyết sang Tây Ban Nha. Để chiến đấu bên cạnh bọn phát-xít. Chàng muốn hoàn thiện giáo dục chính trị của mình và bước vào một cuộc phiêu lưu mới.
    Chàng còn giải thích đến tận khuya, nào là tại sao cái ý tưởng này lại chói ngời, nào là ngày về, trên đầu chàng tất yếu sẽ rạng rở hào quang của vị anh hung. Carmela không nghe nữa. Nàng ngủ thiếp đi trong khi đức ông chồng trẻ của nàng tiếp tục nói về vinh quang phát-xít.
  6. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm sau, nàng trở dậy, hốt hoảng. Có hàng ngàn việc phải làm. Thay đồ. Mặc quần áo cho hai con. Búi tóc cho mình. Kiểm tra xem cái áo sơ-mi trắng Antonio chọn mặc đã là chưa. Xịt gôm và bôi nước hoa cho Elia và Donato cho hai đứa nó đẹp như những đồng xu mới. Nhớ đừng quên cái quạt vì hôm nay sẽ nóng bức, không khí chắc chắn sẽ ngột ngạt. Nàng thấy bồn chồn như thể trước lễ rửa tội của các con trai hay lễ cưới của chình mình vậy. Có bao nhiêu việc phải làm. Không được quên gì hết. Và cố sao đừng có đến trễ. Nàng đi lăng xăng trong nhà, tay chầm bàn chải, miệng ngậm chiếc trâm cài, tìm giày tất và rủa thầm chiếc váy áo dường như chật lại khiến nàng khó khăn lắm mới cài khuy được.
    Cuối cùng cả gia đình đã sẵn sàng xuất phát. Antonio hỏi lại lần nữa chỗ hẹn ở đâu và Carmela nhắc lại ?oSanacore?. ?oNhưng rồi anh ta đưa chúng ta tới đâu?? Antonio có vẻ lo lắng. ?oEm không biết, nàng đáp, anh ấy muốn dành cho chúng ta một bất ngờ.? Vậy là họ lên đường, rời điểm cao ở Montepuccio để men theo đường ven biển đển chỗ nói trên. Tới đây, họ đi vào một con đường hẻm dẫn đến một thứ nền đất đắp cao trấn ngự bờ biển. Họ dừng lại ở đó một lúc, đang phân vân chưa biết đi tiếp ngả nào thì phát hiện thấy một tấm pano bằng gỗ trên đó ghi Trabucco Scorta với mũi tên chỉ tới một cầu thang. Xuống hết cái cầu thang hồ như bất tận ấy, họ tới một sàn gỗ rộng, cheo leo nơi vách đá nhô ra trên mặt song. Đó là một trong những Trabucco (nền đất đắp cao nhô ra biển, trên đó có dựng sàn đánh cá) rải rác dọc bờ biển vùng Pouilles. Những sàn đánh cá ấy giống như những bộ khung gỗ lớn. Những tấm ván bạc phếch đi bởi thời gian níu bám vào đá, tưởng như không sao tồn tại nổi qua bão tố. Vậy mà chúng vẫn đấy. Từ bao giở bao giờ. Vươn những cột trên mặt nước. Chống chọi với gió cùng cơn cuồng nộ của song. Ngày xưa, người ta dùng chúng để đánh cá mà không cần ra biển. Nhưng rồi người ta đã bỏ chúng và chúng chỉ còn là những chòi gác trừng mắt dõi sóng mà vặn mình răng rắc trước gió. Nom cứ tưởng chúng được dựng bằng những thứ tạp nham, vậy mà những cái tháp chông chênh ấy chống chọi được với tất cả. Trên mặt sàn, ngổn ngang một mớ bòng bong những dậy dợ, tay quay và ròng rọc. Khi người ta thao tác trên đó, tất cả đều căng ra và kêu răng rắc. Trabucco léo lưới lên ung dung và uy nghi tựa một người cao gầy vục tay xuống nước rồi từ từ đưa lên như thế đang bê những kho báu của biển vậy.
    Trabucco này là tài sản của gia đình nhà vợ Raffaele. Điều đó thì anh em nhà Scorta biết. Nhưng cho đến nay, đó chỉ là một cấu trúc bỏ hoang không được việc gì cho ai cả. Một đống ván và cột mọt rỗng. Từ mấy tháng nay, Raffaele đã bắt tay vào phục chế trabucco. Anh làm việc vào buổi chiều tối sau buổi đánh cá ban ngày. Hoặc vào những ngày biển động. Luôn luôn giấu mọi người. Anh làm hung hịc và để vượt lên những khoảnh khắc nản chí trước khối lượng công việc mênh mông, anh nghĩ đến vẻ ngạc nhiên của Domenico, Giuseppe và Carmela khi họ bất ngờ thấy nơi này mới tinh khôi và hoàn toàn đắc dụng.
    Anh em nhà Scorta rất đỗi sửng sốt. Không những một cảm giác vững chắc toát ra từ đống gỗ này, mà tất cả con được trang trí rất có ?ogu? và đỏm dáng nữa. Nỗi ngạc nhiên của họ càng tăng lên khi họ tiến thêm mấy bước và phát hiện thấy sừng sững giữa đám dây và lưới ở ngay trung tâm sàn bằng một cái bàn to tướng trên phủ một chiếc khăn bàn đẹp thêu tay trắng tinh. Từ một góc của trabucco, bốc lên mùi cá và lá nguyệt quế nướng. Raffaele thò đầu ra từ một khoang gia cố, nơi anh đặt một cái lò đun củi và một cái vĩ nướng, mặt nở toác một nụ cười khoáng đạt và hét to: ?oNgồi vào bàn đi! Hoan nghênh đến trabucco! Ngồi đi!? Và với mỗi câu hỏi mà mọi người đặt ra khi ôm hôn anh, anh đều cười với cái vẻ bí bí mật mật của kẻ âm mưu. ?oMà anh đã xây cái lò này từ bao giờ thế?? ?oAnh kiếm đâu ra cái bàn này?? ?oLẽ ra anh nên bảo bọn em mang đến vài thứ gì chứ?? Raffaele mỉm cười và chỉ đáp: ?oNgồi đi. Không phải làm cái gì hết. Ngồi vào đi.?
    Carmela và chồng con là những người đến đầu tiên, nhưng họ vừa ngồi thì đã nghe thấy í ới ở chỗ cầu thang nhỏ. Vợ chồng Domenico đến cùng với hai con gái, theo sau là vợ chồng Giuseppe và hai đứa con nhỏ Vittorio. Tất cả mọi người đã có mặt. Họ ôm hôn nhau. Cánh phụ nữ khen trang phục của nhau trang nhã. Cánh đàn ông mời nhau thuốc lá và bế bổng những đứa cháu trai cháu gái lên làm chúng sướng rú lên trong những vòng tay hộ pháp. Carmela ngồi tách ra một lát. Để có thì giờ ngắm cảnh sum vầy của cái tiểu cộng đồng này. Tất cả những người nàng yêu thương đều ở đó. Rờ rỡ trong ánh sáng một ngày chủ nhật với những tà áo dài của phái nữa ve vuốt màu trắng những chiếc áo sơmi của đám mày râu. Biển dịu êm và sung sướng. Nàng nở một nụ cười hiếm hoi. Nụ cười của niềm tin vào cuộc đời. Cái nhìn của nàng lướt trên từng người trong bọn họ. Giuseppe và Mattea vợ anh, con gái một ngư dân, ông này đã thay hẳn từ ?ođàn bà? trong từ vựng riêng của mình thành từ ?ođĩ?; đến mức không hiếm khi người ta thấy ông oang oang chào một người bạn gái ?oCiao puttana!? ngày giữa phố, làm những người qua đường cười phá lên. Luồng mắt của Carmela dịu dàng dừng lại trên lũ trẻ: Lucrezia và Nicoletta, hai đứa con gái của Domenico mặc áo váy trắng; Vittoria, con trai Giuseppe và Mattea đang ngậm vú mẹ - mẹ nó thì thầm: ?oUống đi, thằng cún, uống đi, tất cả cho con đấy thôi?; và Michele, thành viên cuối cùng của bộ tộc đang oe oe trong bọc tã, mà tất cả cánh phụ nữ đang náo nức truyền tay nhau. Nàng ngắm họ và tự nhủ rằng tất cả sẽ có thể sung sướng. Phải, sung sướng, đơn giản thế thôi.
    Tiếng Raffaele hô lớn: ?oVào bàn! Vào bàn!? kéo nàng ra khỏi dòng suy nghĩ. Nàng đứng dậy và làm cái điều nàng đã tự hứa với mình. Săn sóc những người thân. Cười với họ. Ôm hôn họ. Bao bọc họ. Lần lượt đến với từng người, tao nhã và hạnh phúc.
  7. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Khoảng mười lăm người ngồi quanh bàn ăn. Họ nhìn nhau một lúc để ngỡ ngàng nhận thấy bộ tộc mình đã phát triển biết bao. Mặt Raffaele ngời ngời hạnh phúc và đầy vẻ háu ăn. Anh đã xiết bao mơ tưởng đến giây phút này. Tất cả những người anh yêu thương đều ở đây, tại cơ ngơi của anh, trên trabucco của anh. Anh lăng xăng từ góc này đến góc kia, từ lò đến bếp, từ đống lưới đánh cá đến bàn ăn, không lúc nào ngơi, phục vụ từng người sao cho không ai thiếu thứ gì.
    Cái ngày này còn khắc ghi mãi trong trí nhớ các thành viên của bộ tộc Scorta. Bởi vì đối với tất cả, người lớn cũng như trẻ con, đây là lần đầu tiên họ ăn với nhau như thế này. Bác Faelucc?T làm mọi thứ thật hoành tráng. Vào đợt khai vị, Raffaele và Giuseppina bày lên bàn cả chục đĩa thức ăn. Những con trai to bằng ngón tay cái nhồi trứng, ruột bánh mì và pho mát trộn với nhau. Những khúc cá trồng ướp mặn, thịt chắc và êm lừ như tan ra dưới lưỡi. Những đầu vòi bạch tuộc. Một món salat cà chua và rau diếp xoắn. Vài lát cà tím nướng. Cá trồng rán. Người ta chuyền cho nhau các món ăn từ đầu bàn này sang đầu bàn kia. Ai nấy sưng sướng ăn thỏa thích đủ các thứ, không cần lựa chọn.
    Khi các đĩa đã hết nhẵn, Raffaele bưng ra hai cái âu lớn nghi ngút khói. Một cái đựng đầy troccoli; món đặc sản pa-tê tẩm mực cá mực truyền thống của vùng này. Âu kia là món cơm thủy sản Ý. Tất cả ồ lên một tiếng ?oHu-ra? đón mừng, là đầu bếp Giuseppenia đỏ mặt vui sướng. Đây là lúc bắt đầu ngon miệng, khiến người ta tưởng có thể ăn ngày này qua ngày khác. Raffaele cũng đặt lên năm chai rượu vang địa phương. Một thứ vang đỏ xù xì và thẫm như máu chúa Jesus. Lúc này đã nóng đến cực độ. Các thực khách được che nằng bằng một chiếc chiếu rơm, nhưng bằng vào làn không khí hầm hập, người ta cảm thấy đến cả lũ thằn lằn cũng phải đổ mồ hôi.
    Chuyện trò râm ran ?" đôi lúc ngắt quãng bởi một câu hỏi của bọn trẻ hay một cốc rượu đổ vỡ. Giuseppenia tả cách làm pa-tê và nấu cơm Ý. Như thể khi đang ăn mà nói về món ăn thì càng thú hơn nữa. Bàn luận. Cười vui. Mỗi người đều trông chừng không khi nào để cho đĩa của người bên cạnh hết thức ăn.
    Khi những đĩa lớn cạn hết thì mọi người cũng đã no. Họ cảm thấy bụng đầy căng. Thỏa thuê. Nhưng Raffaele vẫn chưa nói lời cuối cùng. Anh mang tới bàn năm đĩa to đùng đầy các loại cá đánh được ngay trong buổi sáng hôm ấy. Nào là cá sói, cá tráp. Nào tôm hồng to gộc nướng bằng lửa củi. Một âu đầy cá mực rán. Lại cả mấy con tôm rồng nữa. Cánh phụ nữ thấy mang thêm đồ ăn, liền thề rằng họ sẽ không đụng đến. Rằng thế là quá nhiều. Rằng ăn nữa thì chết mất. Nhưng phải ăn để tôn vinh Raffaele và Giuseppenia chứ. Và không phải chỉ tôn vinh riêng họ, mà cả cuộc đời đã cho toàn tộc bữa tiệc không thể nào quên này. Ở miền Nam, người ta ăn theo kiểu thèm khát nghiến ngấu, ăn như điên. Chừng nào còn có thể thì cứ ăn. Như thể sau đó là trời sập. Như thế đấy là bữa ăn cuối cùng vậy. Nên cứ phải ăn chừng nào còn có cái ăn trước mặt. Đó là một thứ bản năng hoảng sợ. Và dù có ngã bệnh vì ăn, cũng kệ. Phải ăn một cách vui vẻ và thái quá.
    Những đĩa cá xoay vòng và mọi người say sưa thưởng thức. Họ không ăn vì cái bụng nữa, àm vì vị giác. Nhưng dù rất muốn, họ vẫn không sao ăn hết được món cá mực tươi. Và điều đó khiến Raffaele ngập tràn một cảm giác khinh khoái đến chóng mặt. Thức ăn phải còn thừa lại trên bàn, nếu không thì có nghĩa là khách ăn chưa đủ. Cuối bữa, Raffaele quay sang vỗ vỗ vào bụng Giuseppe mà rằng: ?oPancia piena? (Dạ dày căng chứ??. Và tất cả vừa cười vừa nới thắt lưng hoặc rút quạt ra để quạt. Đã bớt nóng nhưng những thân thể no nê bắt đầu vã mồ hôi vì số lượng thức ăn nhồi nhét đầy tễ, vì cả cuộc ?olao động? hàm nhai vui vẻ này. Raffaele bèn mang café ra cho cánh đàn ông kèm theo ba chai rượu tiêu cơm: một chai grappa, một chai limoncello và một chai nguyệt quế. Khi đã rót rượu cho tất cả, anh nói:
    ?oAnh chị em mình biết đấy, cả làng gọi chúng ta là lũ ?omiệng hến?. Người ta bảo chúng ta là con Mụ Câm và cái miệng chẳng có ích gì cho chúng ta ngoài việc ăn, chứ chẳng bao giờ dùng để nói. Ta hãy lấy điều đó làm tự hào. Nếu cái đó có thể đẩy xa bọn tò mò và khiến bọn đít thớt tức điên, thì miệng hến cũng được. Nhưng sự im lặng đó là dành cho họ chứ không phải cho chúng ta. Tôi đã không sống trải tất cả những gì các anh chị em ta đã sống trải. Rất có thể là tôi sẽ chết ở Montepuccio mà không bao giờ được thấy gì trên thế giới ngoài những ngọn đồi kho khốc của vùng này. Nhưng anh và hai em thì đã tới đó. Và biết được nhiều điều hơn tôi. Hãy hứa với tôi là sẽ kể cho các con tôi. Kể cho chúng nghe những gì anh và các em đã thấy. Để cho những gì anh và hai em đã gom góp được trong chuyến đi New York sẽ không chết cùng với anh và các em. Hãy hứa với tôi là mỗi người sẽ kể một chuyện cho các con tôi. Một điều đã học được. Một kỉ niệm. Một tri thức. Hãy làm điều đó trong nội bộ chúng ta. Chúc bác cô dì truyền cho các cháu. Một điều bí mật giữ kín, không thổ lộ với ai khác. Nếu không làm vậy, con cái chúng ta sẽ vẫn là dân Montepuccio như những người khác. Mù tịt về thế giới. Chẳng biết gì khác ngoài sự im lặng và cái nóng thiêu của mặt trời.?
    Anh em Scorta tán đồng. Phải. Nên như thế. Mỗi người phải nói chí ít một lần trong đời. Cho một đứa cháu gái hay một đứa cháu trai. Kể cho nó nghe những điều mình biết trước khi chết. Nói một lần. Để cho một lời khuyên, truyền đạt những gì mình biết. Nói. Để không phải chỉ là loài gia súc sống và chết dưới mặt trời câm lặng này.
  8. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Bữa ăn đã xong. Bốn giờ sau khi ngồi vào bàn, cánh đàn ông ngả người trên ghế, trẻ con ra chơi ở đống dây dợ và phụ nữ bắt đầu dọn dẹp.
    Lúc này, tất cả đều mệt lử như sau một trận đánh. Mệt lử và sung sướng. Bởi trận đánh này, hôm nay, đã kết thúc thắng lợi. Họ đã cùng nhau hưởng một chút cuộc sống. Họ đã tạm tách ra khỏi sự nhọc nhằn hàng ngày. Bữa ăn này sẽ còn lại mãi trong kí ức tất cả như là bữa đại tiệc của dòng họ Scorta. Đó là lần duy nhất cả ?obộ tộc? gặp nhau đông đủ. Nếu có một cái máy ảnh, thì hẳn họ đã bất tử hóa cái buổi chiều xum họp này. Tất cả đều có mặt ở đây. Bố mẹ, vợ chồng, con cái. Đây là tuyệt đỉnh của ?otộc đoàn?. Và đáng ra phải y nguyên không có gì thay đổi.
    Vậy mà, sự thể chẳng bao lâu đã xấu đi, đất sớm nứt dưới chân họ và những chiếc áo dài xanh lơ của các thành viên nữ mau chóng chuyển sang màu đen xấu xí của tang tóc. Antonio Manuzio sang Tây Ban Nha và chết ở đó vì một vết thương tệ hại ?" chẳng chút vinh quang, không kèn không trống ?" để lại nàng góa Carmela và hai đứa con trai. Đó là tấm khăn tang đầu tiên trùm lên hạnh phúc của gia đình họ. Domenico, Giuseppe và Raffaele quyết định để lại cửa hàng thuốc lá cho riêng cô em gái, nagf chỉ có cái đó và phải nuôi hai miệng ăn. Làm sao cho Elia và Donato không xuất phát từ số không, tránh cho chúng khỏi phải nếm trả cảnh bần hàn như các bác chúng.
    Bất hạnh sắp làm rạn nứt cuộc sống đầy đặn của những người nam và nữ này, nhưng giờ đây không ai nghĩ tới nó. Antonio Manuzio tự rót cho mình một li grappa nữa. Họ đang hết mình tận hưởng niềm hạnh phúc của họ dưới con mắt độ lượng của Raffaele, mà cái cảnh tượng họ thưởng thức món cá do chính tay anh nướng khiến anh vui thích đến phát khóc.
    Cuối bữa, họ no căng bụng, ngón tay nhớp nháp, áo sơ mi vấy bẩn, trán vã mồ hôi, nhưng ngất ngay sung sướng. Họ rời trabucco trở về với cuộc sống riêng của mình mà lòng đầy luyến tiếc.
    Rất lâu về sau, đối với họ, cái mùi ngào ngạt và ấm nóng của lá nguyệt quế nướng vẫn mãi là mùi của hạnh phúc.
  9. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Vậy cha hiểu tại sao hôm qua con đã run sợ khi nhận thấy mình đã quên cái tên Korni. Nếu con quên con người đó, dù chỉ là trong một giây, tức là mọi thứ đã chao đảo. Con còn chưa kể hết, don Salvatore ạ. Nhưng hãy cho con chút ít thời gian. Cha hút thuốc đi. Bình thản mà hút.
    Khi bọn con về tới Montepuccio, con bắt các anh con thề không bao giờ nói về chuyện thất bại ở New York. Chúng con đã thổ lộ với Raffaele tối hôm chúng con chôn Mẹ Câm vì anh đã yêu cầu chúng con kể lại chuyến đi và không ai trong chúng con muốn nói dối anh ấy. Anh ấy là người trong nhà. Anh ấy đã cùng thề với hai anh con. Và tất cả đã giữ lời. Con không muốn ai biết cả, với cả làng Montepuccio, bọn con đã đến New York và sống mấy tháng ở đó. Đủ thời gian để kiếm được ít tiền. Ai hỏi rại sao lại trở về mau thế, chúng con đều trả lời rằng để mẹ chúng con ở lại đây trơ trọi một mình sao đành. Rằng chúng con đâu có biết là bà đã mất. Chừng nấy là đủ. Người ta không hỏi thêm nữa. Con không muốn người ta biết rằng anh em nhà Scorta sang tới đó đã bị từ chối. Những gì người ta nói về anh, điều mà người ta tin là chuyện của anh, cái đó mới là quan trọng. Con muốn người ta tin rằng anh em nhà Scorta đã ở New York. Rằng chúng con không còn là một gia đính sa sút hoặc khố rách áo ôm nữa. Con biết những người ở đây. Họ ắt bàn tán về vận rủi luôn giáng xuống đầu bọn con. Họ ắt nhắc đến lời nguyền của Rocco. Và bọn con sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi cái đó. Chúng con đã trở về giàu hơn khi ra đi. Chỉ có điều đó là đáng kể. Con không bao giờ kể với các con trai con. Không đứa nào trong đám con cái chúng con biết cả. Con đã bắt các anh con thề vậy và họ đã giữ lời. Phải làm sao cho tất cả mọi người tin là bọn con đã ở New York. Thậm chí chúng con còn làm hơn thế nữa. Chúng con kể về thành phố và cuộc sống của chúng con ở đó. Tỉ mỉ đến từng chi tiết. Sở dĩ chúng con làm được thế là vì ông già Korni đã làm thế với chúng con. Trong chuyến tàu trở về, ông đã kiếm được một người biết tiếng Ý nhờ dịch cho chúng con nghe những bức thư của em trai ông gửi cho ông. Bọn con đã nghe nhiều đêm ròng. Con vẫn còn nhớ một số trong loạt thư đó. Em trai ông già Korni nói về cuộc sống của ông ta, về khu phố của ông ta. Ông tả các đường phố, những người ở cùng cư xá. Korni đã bắt bọn con nghe những bức thư đó, tuy nhiên đó không phải là một sự tra tấn, mà trái lại, nó mở cửa thành phố New York cho bọn con. Chúng con dạo chơi trong đó. Chúng con cư trú tại đó trong ý nghĩ. Nhờ có những bức thư của ông già Korni mà con kể được cho các con trai con nghe về New York. Giuseppe và Domenico cũng làm như thế. Chính vì thế, trình cha don Salvatore, mà con mang đến cho cha vật tạ ơn ?oNapoli-NewYork? này. Con xin cha hãy treo nó ở gian giữa nhà thờ. Một tấm vé một chiều đi New York. Con muốn nó có ở trong nhà thờ làng Montepuccio. Với những ngọn nến thắp cho hương hồn ông già Korni. Đó là một lời nói dối. Nhưng cha hiểu chứ, đó đâu phải là man trá, đúng không thưa cha? Cha sẽ làm thế chứ? Con muốn dân làng Montepuccio tiếp tục tin rằng bọn con đã tới đó. Khi Anna đến tuổi, cha sẽ tháo tấm vé xuống và trao cho nó. Nó sẽ đặt nhiều câu hỏi và cha sẽ trả lời nó. Nhưng trong khi chờ đợi, con những muốn mắt của các thành viên của dòng họ Scorta long lanh cái ánh sáng của thành phố thủy tinh.
  10. liebe215

    liebe215 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    VI
    Những kẻ ăn mặt trời
    Một buổi sáng tháng tám năm 1946, một người đàn ông cưỡi lừa vào làng Montepuccio. Mũi dài thẳng , mắt nhỏ đen nháy, một bộ mặt không thiếu vẻ quý phái. Trẻ, có lẽ khoảng hai mươi lăm tuổi, nhưng khuôn mặt dài gầy guộc có một vẻ nghiêm nghị khiến anh ta nom gì đi. Những người già nhất trong làng lại nghĩ đến Luciano Mascalzone. Người khác lạ tiến với nhịp bước chậm rãi của định mệnh. Có lẽ đó là một hậu duệ của ai đó. Nhưng anh ta đi thẳng đến nhà thờ và trước cả khi dỡ bỏ đồ đoàn, cho lừa ăn hoặc rửa ráy, ngay cả trước khi uống chút nước và vươn vai, trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người, anh ta going chuông liên hồi. Montepuccio đã có cha xứ mới, don Salvatore, mà chẳng bao lâu, người ta đặt cho cái biệt danh là Người xứ Calabre (tên một tỉnh niềm Nam Italia).
    Ngay hôm tới, don Salvatore đã làm lễ trước ba bà già bị thói tò mò kích thích bước vào nhà thờ. Các bà muốn xem cha xứ mới ra sao. Hành xử của người trẻ tuổi này khiến các bà sững sờ và loan truyền tin đồn là cha đã xổ ra một bài thuyết giáo dữ dằn chưa từng thấy. Điều đó là dân làng Montepuccio đâm tò mò. Hôm sau, có thêm năm người nữa đến và cứ như thế cho tới ngày chủ nhật đầu tiên. Hôm đó, nhà thờ chật kín. Các gia đình đến đầy đủ. Tất cả đều muốn xem thử cha xứ mới có phải là người thích hợp hay lại phải dành cho ông ta cái số phận của người tiền nhiệm. Don Salvatore dường như không hề sợ hãi. Đến lúc thuyết giảng, ông dõng dạc lên tiếng, đầy quyền uy:
    ?o Các người tự xưng là tín đồ Thiên Chúa giáo, ông nói, và các người đến tìm an ủi bên Đức Chúa Trời vì các người biết rằng Người tốt và công bằng trong mọi sự, nhưng các người bước vào nhà của Chúa mà chân lấm bê bết và hơi thở nồng nặc. Ta không nói đến tâm hồn các ngươi vốn đen ngòm như mực của cá mực. Những kẻ có tội. Các ngươi bẩm sinh đã là những lẻ có tội như tất cả chúng ta, nhưng các ngươi thích thú trong trạng thái ấy như lũ lợn thích thú trong vũng bùn. Có một lớp bụi dày trên các ghế băng của giáo đường này khi ta bước vào đây mấy hôm trước. Đây là cái thứ làng gì mà để bụi phủ đầy ngôi nhà của Chúa? Các người tưởng mình là ai mà dám quay lưng lại với Chúa? Và đừng có nói với ta là tại các ngươi nghèo. Đừng có nói với ta rằng các ngươi phải làm lụng ngày đêm, rằng công việc đồng áng để lại cho các ngươi quá ít thời gian. Ta đến từ những vùng đất mà ở đó những cánh đồng của các ngươi có thể coi như vườn Địa Đàng. Ta đến từ những vùng đất mà ở đó kẻ nghèo nhất trong số các người có thể được xem như một ông hoàng. Không, hãy thú nhận đi, các ngươi tiêu vong rồi. Ta thừa biết những thứ lễ nghi nông dân của các ngươi. Nhìn mặt các ngươi, ta cũng đoán ra. Những phép trừ tà của các ngươi. Những tượng gỗ của các ngươi. Ta biết những trò bỉ ổi của các ngươi chống lại Đáng Toàn Năng, những lễ thức vô đạo của các ngươi. Hãy thú nhận và ăn năn sám hối đi, lũ nông dân kia. Nhà thờ có thể tha thứ cho các ngươi và cải tạo các ngươi thành những người Cơ Đốc thành tâm và lương thiện, điều mà các ngươi chưa bao giờ đạt tới. Nhà Thờ có thể làm được điều đó vì Nhà thờ đầy thiện tâm, nhưng phải thông qua ta và ta đến đây làm cho các ngươi điêu đứng. Nếu các ngươi vẫn một mực giở trò điếm nhục ấy, nếu các người trốn tránh nhà thờ và coi khinh linh mục của nhà thờ, nếu các ngươi tiếp tục lao vào những nghi lễ mọi rợ ấy, thì hãy nghe đây và chớ có nghi ngờ gì về điều sẽ xảy tới: trời sẽ đầy mây và sẽ mưa ròng rã ba mươi ngày, ba mươi đêm trong mùa hạ. Cá sẽ tránh mành lưới của các ngươi. Ô liu sẽ mọc toàn rễ. Lừa sẽ đẻ ra toàn mèo mù. Và chẳng bao lâu, làng Montepuccio sẽ tiêu tan chẳng còn gì hết. Bởi vì đó sẽ là ý Chúa. Hãy cầu xin Người mở lượng từ bi. Amen?.
    Đám người dự lễ chầu sững sờ. Thoạt đầu còn nghe thấy những tiếng làu bàu, khe khẽ phản đối. Nhưng dần dần im lặng trở lại, một im lặng mê đắm và than phục. Tan lễ ra về, tất cả đều nhất trí nhận định: ?oTay này có bản lĩnh. Chẳng giống cái tay người Milan đít trắng hếu một chút nào.?
    Don Salvatore được chấp nhận. Người ta đã yêu mến khẩu khí long trọng của ông. ÔMg có cái thô cứng của đất miền Nam và cái nhìn đen láy của những người không biết sợ.
    Vài tháng sau khi tới, don Salvatore phải đối mặt với cuộc thử lửa đầu tiên: chuẩn bị cho hội Thánh Elia. Suốt một tuần lễ, cha không ngủ. Hôm trước tuần lễ hội, cha còn tong tả chạy hết chỗ này đến chỗ khác, lông mày nhíu lại. Các phố treo đèn, kết hoa đón mừng lễ hội. Sáng ra, theo tiếng gà gáy, một loạt đại bác làm rung chuyển tường vách mọi nhà. Tất cả đã sẵn sàng. Niềm hứng khởi dâng lên. Trẻ con giậm giựt chân tay. Cánh phụ nữ đã chuẩn bị thực đơn cho những ngày hội. Trong những căn bếp nóng đổ mồ hôi, họ rán từng lát cà cho món parnigiana. Nhà thờ đã được trang hoàng. Những pho tượng thánh bằng gỗ, được mang ra giới thiệu cho giáo dân trong xứ đạo: Thánh Elia, Thánh Rocco và Thánh Michele. Theo tục lệ, các tượng được phủ đầy đồ trang sức: dây chuyền và mề đay bằng vàng cùng những đồ cúng tế lấp lánh trong ánh nến.
    Vào lúc chiều muộn, trong khi cả làng Montepuccio ở trên corso, đang bình yên uống nước mát hoặc ăn kem ngon lành, bỗng người ta nghe thấy một tiếng rú man rợ và don Salvatore xuất hiện, tái nhợt, mắt lộn tròng như sắp ngất xỉu. Cha gào lên như con thú bị thương: ?oCó kẻ đánh cắp mề đay của Thánh Michele. Bị đánh cắp. Tại đây. Trong làng Montepuccio này. Không thể có chuyện ấy được.
    Bấy giờ, đột nhiên, im lặng chuyển thành một tiếng lào xào giận dữ và tất cả cánh đàn ông đứng dậy. Ai? Kẻ nào có thể phạm một tội ác như vậy. Ai? Đó là một sự xúc phạm đối với cả làng. Không ai nhớ đã từng có chuyện tương tự như thế xảy ra bao giờ. Ăn cắp của Thánh Michele! Ngay trước ngày hội! Điều đó sẽ đem lại vận rủi cho tất cả dân làng Montepuccio. Một tốp đàn ông quay lại nhà thờ, đặt nhiều câu hỏi với những người đã đến đây cầu nguyện. Họ có thấy kẻ lạ mặt nào lảng vảng quanh đấy không? Có thấy cái gì bất thường không? Người ta tìm khắp nơi. Người ta kiểm tra thấy quả thực là mề đay không rơi xuống chân tượng. Chẳng có gì hết. Chẳng ai thấy gì cả. Don Salvatore tiếp tục nhắc đi nhắc lại: ?oTai họa! Tai họa! Cái làng này là một đám tội phạm!? Cha muốn hủy bỏ tất cả. Đám rước. Lễ chầu. Tất tần tật.
    Ở nhà Carmela, nỗi bàng hoàng cũng giống như ở mọi nơi khác. Giuseppe đến ăn tối. Suốt bữa, Elia không ngừng ngọ nguậy trên ghế. Cuối cùng, khi mẹ nó thu dọn đĩa, nó mới reo lên:
    ?oDù sao đi nữa! Cả nhà có nhìn thấy bộ mặt của don Salvatore xớn xác như thế nào không??
    Và nó cười phá lên, một điệu cười khiến mẹ nó tái mặt. Nàng hiểu ran gay.
    ?oMày phải không, Elia? Có phải mày không?? nàng hỏi, giọng run lên.
    Và thằng bé lại cười cái cười cuồng dại mà các thành viên gia đình Scorta biết rất rõ. Phải. Chính nó. Dù sao cũng là một kiểu đùa quái lạ. Bộ mặt don Salvatore. Và cả làng mới hoảng loạn làm sao!
    Mặt Carmela tái dại. Nàng quay về phía anh trai và nói bằng một giọng yếu lả như sắp chết:
    ?oEm đi đây. Còn anh, anh hãy giết nó đi.?
    Nàng đứng dậy và đóng sập cửa. Đi đến nhà Domenico, kể hết choa nh trai nghe. Về phần mình, Giuseppe để cho cơn giận dâng lên trong lòng. Anh nghĩ đến những điều dân làng sẽ nói. Anh nghĩ đến nỗi nhục sẽ dồn trút lên gia đình anh. Khi cảm thấy máu trong người sôi lên, anh đứng dậy và sửa cho thằng cháu một trận như chưa một ông chú hoặc ông bác nào từng làm thế với cháu ruột. Anh đánh nó toạc mày, rách môi. Rồi anh ngồi xuống cạnh nó. Cơn giận đã xẹp, nhưng anh không cảm thấy nguôi ngoai chút nào. Một nỗi đau buồn mênh mông tràn ngập tim anh. Anh đã đánh, nhưng rốt cuộc, kết quả vẫn thế, không có lối thoát. Bấy giờ, anh bèn quay sang bộ mặt sưng vù của thằng cháu, nói:
    ?oĐó mới là cơn giận của một ông bác. Ta để mày đấy cho cơn giận của làng xóm.?
    Anh đang định ra ngoài, để mặc thằng bé với số phận của nó, thì chợt nhớ ra một điều.

Chia sẻ trang này